Thứ Bảy, 11 Tháng Năm, 2013

Một vài thắc mắc về bí tích Thánh Thể

MỘT VÀI THẮC MẮC VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ

Hỏi : Xin cha giải thích 2 câu hỏi sau đây:

1- Có luật nào cho phép linh mục truyền phép Mình Thánh ngoài Thánh Lễ không?

2- Tại sao người ngoài Công Giáo không được phép rước Lễ, kể cả những người không kết hôn trong Giáo Hội?

Trả lời:

Trước hết, xin được nói thêm về Thánh lễ và bí tích Thánh Thể.

Thánh lễ Misa hay Lễ Tạ Ơn (The Eucharist) chính là cử hành bí tích Thánh Thể và Hy tế thập giá của Chúa Kitô qua phụng vụthánh của Giáo Hội. Gọi là Lễ Tạ Ơn vìđây chính là việc chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa trước tiên của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly khi Người “cầm bánh trong tay thánh thiện khả kính, ngước mắt lên trời, nhìn Chúa là Cha toàn năng của Người, tạ ơn Chúa, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ mà nói: TẤT CẢ CÁC CON HÃY NHẬN LẤY MÀ ĂN…” (Kinh Nguyện Thánh Thể (Tạ Ơn) 1).

Như thế, mỗi khi cử hành Lễ Tạ Ơn, Giáo Hội lại làm sống lại “Bữaăn của Chúa, vì Thánh Thể là bữa tiệc ly của Chúa Kitô và các môn đệ Ngài trước ngày Chúa chịu khổ hình, và cũng để nói lên hình ảnh đi trước của ‘Tiệc Cưới của Chiên Con’ (Kh 19:9) tại Giêrusalem trên trời…” (x. SGLGHCG số 1329). Nói khác đi, Thánh lễ Tạ Ơn là cử hành bí tích Thánh Thể qua đó Chúa Kitô lại một lần nữa tạ ơn Chúa Cha và biến bánh và rượu thành chính mình và máu thánh Người cho chúng ta ngày nay ăn và uống nhưcác Tông đồ đã ăn và uống lần đầu tiên trong bữa ăn cuối cùng của Chúa cách nay trên 2000 năm.

Mặt khác, cũng trong Thánh Lễ Tạ Ơn, Chúa Kitô, qua tác vụ của tư tế thừa tác (Giám mục và Linh mục), lại hiện diện cách bí tích để diễn lại Hy Tế cứu chuộc mà một lần Người đã dâng trên thập giá năm xưa. Và mỗi lần Hy Tế thập giá này được cử hành trên bàn thờ, nhờ đó “Chúa Kitô, chiên vượt qua của chúng ta chịu hiến tế (1 Cor 5,7) thì công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện.” ( x. LG. 3). Nghĩa là mỗi lần Thánh Lễ Tạ Ơn hay Lễ Misađược cử hành thì Giao Ước mới ký bằng máu Chúa Kitô lại được canh tân, nhờ đóơn cứu độ của Chúa lại được ban phát cho chúng ta ngày nay như đã ban phát cho con người lần đầu tiên khi Chúa dâng Hy Tế của Người lên Chúa Cha trên thập giáđể xin ơn tha tội cho cả và loài người đáng bị phạt vì tội lỗi.

Như thế, Thánh Lễ Tạ Ơn không phải là việc tưởng niệm (commemoration) một biến cố của quá khứ mà là một hành động làm sống lại hay hiện thực hoá (actualization) qua phụng vụ thánh những gì Chúa Kitô đã làm trong bữa ăn sau cùng tối thứ năm và sau đó trên thập giá ngày thứ sáu hôm sau để hoàn tất công cuộc cứu chuộc nhân loại của Người.

Đây cũng là việc phụng thờ cao trọng nhất mà Giáo Hội dâng lên Chúa Cha nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần. Thánh Công Đồng Vaticanô II, trong Hiến ChếTín lý Lumen Gentium, đã dạy rằng: “Thánh Thể là nguồn mạch và là đỉnh cao củađời sống Giáo Hội” (LG. 11), vì“Thánh Thể chứa đựng tất cả kho báu thiêng liêng của Giáo Hội, tức chính bản thân Chúa Kitô, Lễ Vượt Qua của chúng ta” (x. SGLGHCG, số 1324).

Nói tóm lại, cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn là cử hành bí tích Thánh Thể, làm sống lại bữa tiệc ly và Hy Tế thập giá của Chúa Kitô trên bàn thờ ngày nay.

Trọng tâm của Thánh Lễ là phút linh thiêng khi tư tế chủ tế đọc lại chính lời của Chúa Kitô để biến bánh và rượu thành Mình và Máu thật của Chúa như Giáo Hội tin khi cử hành phụng vụ thánh để“nhớ đến Thầy” đúng theo lời truyền dạy của Chúa Kitô cho các Tông Đồ hiện diện trong Bữa Tiệc Ly. Như vậy việc truyền phép thánh thể (consecration) phải được thực hiện trong khuôn khổ bữa tiệc ly tức là thánh lễ tạ ơn với đầy đủ nghi thức phụng vụ như Lễ Qui Roma đã ấn định, gồm hai phần chính là phụng vụ lời Chúa và phụng vụ thánh thể.

1- Như vậy, để trả lời câu hỏi thứ nhất, Giáo luật số 927 cấm tư tế chỉ truyền phép một chất thể (bánh hoặc rượu), hoặc truyền phép cả hai chất thể ngoài thánh lễ. Nghĩa là chỉ được và phải truyền cảhai chất thể trong thánh lễ mà thôi. Ngoài ra giáo luật cũng qui định: khi cửhành hay giúp cử hành thánh Lễ, “Tư tế và phó tế phải mặc lễ phục thánh như chữ đỏ qui định.” (cf.can. 929).

Tuy nhiên, trong trường hợp các linh mục bịtù đầy, không có đầy đủ phương tiện để cử hành trọn vẹn thánh lễ, thì các ngài chỉ có thể cử hành phần phụng vụ thánh thể, tức là chỉ truyền phép thánh thểtheo công thức còn nhớ thuộc lòng mà thôi. Dĩ nhiên đây chỉ là trường hợp rất hạn hữu, bất khả kháng được phép. Thông thường thì thánh lễ phải được cử hành trọn vẹn theo đúng Lễ Qui Roma và phải có ít là một vài giáo dân tham dự. (cf.can.907)

Cũng cần nói thêm về tầm quan trọng của việc hiệp lễ (communion = rước lễ). Hiệp lễ là hành động cụ thể kết hợp ta với Chúa Kitô và với toàn thể Giáo Hội là chi thể của Chúa. Hiệp lễ là cao điểm của Thánh lễ vì qua việc rước Chúa Kitô vào lòng, chúng ta được kết hiệp mật thiết với Chúa như Người đã phán hứa: “...Thầy sống nhờ bởi Chúa Cha thì ai ăn Thầy cũng sống nhờ Thầy như vậy.” (Ga 6:57).

Như thế còn gì cao trọng hơn được kết hiệp mậtthiết với Chúa Kitô trong phép Thánh Thể qua hiệp lễ hay ruớc lễ mỗi khi tham dự thánh lễ tạ ơn. Nhưng việc này cũng phải làm trong khuôn khổ thánh lễ mà thôi. Nghĩa là mọi tín hữu được mời gọi sốt sắng tham dự thánh lễ và rước Mình Máu Chúa trong thánh lễ, trừ trường hợp bất khả kháng không tham dự thánh lễ được vì bệnh hoạnphải nằm ở nhà hay ở bệnh viện. Trường hợp này thì được phép rước Mình Thánh Chúa ngoài thánh lễ, nhưng vẫn phải giữ nhữngđiều kiện về sạch tội trọng và giữ chay tối thiểu.

2- Liên quan đến câu hỏi thứ 2, xin nhắc lại giáo lý của Giáo Hội về điều kiện phải có để được rước Mình Thánh Chúa như sau:

Thánh Thể, về một chiều kích, là bí tích hiệp nhất giữa Chúa Kitô và toàn thể những ai tin và nhận công nghiệp cứu chuộc của Chúa. Rước Mình Thánh Chúa trong Thánh lễ là gia tăng sự hiệp nhất ấy với Chúa Kitô để được hưởng lời Chúa hứa ban: “Ai ăn thịt và uống máu Ta thì được sống muôn đời và Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết.” (Ga 6:54).

Như vậy, chỉ có những tín hữu đang hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo mới được phép lãnh nhận các bí tích của Giáo Hội, cách riêng bí tích Thánh Thể mà thôi. Những người ngoài Công Giáo, trừ anh em Chính Thống Đông Phương, không chia sẻ niềm tin với Giáo Hội về nhiều phương diện, đặc biệt là về chức Linh mục và phép Thánh Thể, nên không được mời rước Mình Máu Chúa nếu họ có vì xã giao mà tham dự Thánh Lễ.

Người Công giáo, nếu xét mình có tội trọng, cũng không được phép rước lễ. (x.giáo luật số 916; SGLGHCG, số 1385). Ngoài ra, cũng không được phép rước Thánh Thể những ai đang sống chung như vợ chồng mà chưa hề kết hôn hợp pháp trong Giáo Hội, kể cả những người đã ly dị ngoài toà nhưng chưa được tháo gỡ hôn phối theo giáo luật mà lại sống chung như vợ chồng với người khác.

Đây là gương xấu phải tránh vì khi hôn phối cũ chưa được tháo gỡ (annulled) thì vẫn còn hiệu lực dù đã ly dị ngoài toà dân sự. Do đó, sống với người khác thì coi như công khai phạm tội ngoại tình và đó là lý do tạm thời không thể lãnh các bí tích hoà giải và Thánh Thể được.

Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art