Thứ Hai, 03 Tháng Chín, 2012

Tìm hiểu về Bổng Lễ

TÌM HIỂU NHỮNG QUI ĐỊNH CỦA GIÁO LUẬT VỀ BỔNG LỄ

Bổng lễ là số tiền một người nào đó trao cho linh mục ngỏ ý xin dâng lễ cầu nguyện theo ý mình, là lệ phí tượng trưng mà giáo luật cho phép linh mục được nhận mỗi khi cử hành thánh lễ theo ý người xin. .

1. Bổng lễ là gì ?

    Bổng lễ là số tiền một người nào đó trao cho linh mục ngỏ ý xin dâng lễ cầu nguyện theo ý mình, là lệ phí tượng trưng mà mà giáo luật cho phép linh mục được nhận mỗi khi cử hành thánh lễ theo ý người xin. Khi dâng lễ cầu cho ai, linh mục dâng lễ ấy được phép nhận một bổng lễ theo mức qui định.Bộ giáo luật 1983 dành ra tất cả 14 điều (945-958) để đề cập đến vấn đề bổng lễ.

   Xem thư 1 Côrintô 9, 9-14

 2. Số tiền bổng lễ theo qui định là bao nhiêu ?

 Bộ Giáo luật 1983 không qui định về bổng lễ là bao nhiêu.

 Tuy nhiên, Gíao Luật 1983 điều 952, triệt 1, 2, 3 nói như sau  : 

 - Công đồng tỉnh hay hội đồng giám mục giáo tỉnh phải ra nghị định ấn định bổng lễ phải dâng để áp dụng thánh lễ trong giáo tỉnh. Tư tế không được đòi bổng lễ cao hơn mức ấn định. Tuy nhiên, tư tế được phép nhận bổng lễ cao hơn khi người ta tự nguyện dâng cúng, cũng như cũng được phép nhận bổng lễ thấp hơn.

  -Nơi nào không có nghị định đã nói, thì phải theo tập tục hiện hành trong địa phận.

  - Các phần tử thuộc bất cứ dòng tu nào phải giữ nghị định hay thói quen của địa phương nói ở trên.

 - Rõ ràng linh mục dâng lễ không được phép đòi người xin lễ số tiền cao hơn mức qui định của công đồng tỉnh hay hội đồng giám mục giáo tỉnh (hội đồng giám mục địa phương hoặc theo tập tục hiện hành trong địa phận) và không được gây ngộ nhận là xin lễ với bổng lễ to thỉ được ích lợi thiêng liêng nhiều hơn.Nếu giáo dân tự ý đưa số tiền cao hơn mức qui định thì linh mục được phép nhận mà không có lỗi gì.

 Nên lưu ý rằng : ân sủng của Chúa ban cho con người là nhưng không, nghĩa là không thể mua, bán được bằng tiền của vật chất.

 Do đó, ai căn cứ vào tiền để hứa hẹn người dâng cúng sẽ được bao nhiêu ơn huệ thiêng liêng là mắc tội simonia vì muốn dùng tiền của để mua ân phúc thiêng liêng.

3.Tiền dâng cúng cho các cơ quan từ thiện hay cho giáo xứ khác với việc xin lễ như thế nào ?

 Chúng ta không nên so sánh việc dâng cúng tiền bạc cho các cơ quan từ thiện cho các giáo xứ, nhà dòng, chủng viện với tiền xin lễ. Tiền xin lễ là bổng lễ dâng theo qui định của giáo quyền để trả công trượng trưng cho thừa tác viên của hành thánh lễ trong tinh thần mà Chúa Giêsu đã dạy nơi Tin Mừng Thánh Lc 10, 3-8 và Mt 10, 42

 Một tư tế cử hành thánh lễ được phép nhận bổng lễ để áp dụng theo một ý chỉ rõ rệt. Không một linh mục nào được phép tự ấn định về các bổng lễ. Tuy nhiên, không nên đặt ra các luật lệ riêng (về việc nhận hay không nhận bổng lễ) sợ rằng sẽ gây ra những  hoàn cảnh khó xử cho các linh mục khác. Vậy, khi người xin lễ không có tiền để dâng theo mức qui định, thì bất cứ linh mục nào cũng đều được khuyên “dâng lễ theo ý chỉ của các tín hữu, nhất là những người nghèo, cả khi không có bổng lễ” (GL điều 945, triệt 3)  

 Điều 945, triệt 1 : Theo tập tục đã được giáo hội công nhận, một tư tế cử hành hay đồng tế thánh lễ được phép nhận bổng lễ để áp dụng theo một ý chỉ rõ rệt.

 Triệt 2 :Hết sức khuyên nhủ các linh mục hãy dâng lễ theo ý chỉ của các tín hữu, nhất là những người nghèo, cả khi không có bổng lễ.

 Điều 848 :Khi ban các bí tích thừa tác viên không được đòi thêm cái gì khác  ngoài số tiền thù lao mà nhà chức trách có thẩm quyền đã ấn định; và phải cẩn thận đừng để những người nghèo không được lãnh nhận bí tích vì lý do  túng thiếu.

 Ơn Chúa ban qua thánh lễ cho người còn sống hay đã qua đời không đương nhiên lệ thuộc vào bổng lễ nhiều hay ít mà linh mục dâng lễ được hưởng.

 Xin một lễ không bổng lễ hay có bổng lễ (có giá trị vật chất khác nhau) không có giá trị để ua ơn Chúa nhiều hay ít.

 Điều 946 : Khi dâng bổng lễ để thánh lễ được áp dụng theo ý chỉ của mình, các tín hữu đóng góp vào thiện ích của Giáo hội; bằng việc dâng cúng ấy, họ góp phần nâng đỡ các thừa tác viên và các hoạt động của Giáo hội.

 Điều 947 : Trong vấn đề bổng lễ, phải xa tránh hoàn toàn mọi hình thức buôn bán hay thương mại.

 Điều 948 : Phái áp dụng từng thánh lễ cho mỗi ý chỉ vì đó mà bổng lễ đã được dâng và nhận, cho dù bổng lễ đã nhận là bé nhỏ.

 Điều 949: Ai có nghĩa vụ phải dâng lễ và áp dụng thánh lễ theo ý chỉ của  người dâng bổng lễ vẫn còn trách nhiệm ấy cả khi bổng lễ bị mất không tại lỗi của mình.

 Điều 950 : Nếu người ta dâng một món tiền xin lễ mà không nói rõ số lễ phải làm, thì số ấy sẽ được chỉ định dựa theo giá bổng lễ hiện hành tại nơi người xin lễ cư trú, trừ khi có lý do phỏng đoán hợp lệ là họ có hảo ý khác.

 Điều 951 triệt 1 Khi tư tế dâng nhiều thánh lễ trong một ngày, có thể áp dụng mỗi thánh lễ theo ý chỉ có bổng lễ dâng. Tuy nhiên, đừng kể ngày lễ Giáng sinh, tư tế chỉ được hưởng một bổng lễ thôi, còn những bổng lễ khác  phải nhường về  các mục đích do bản quyền quy định, tuy rằng đương sự có thể nhận một phần thù lao vì danh nghĩa ngoại tại.

 Triệt 2 Tư tế đồng tế thánh lễ thứ hai trong một ngảy, không có quyền nhận bổng lễ nữa dưới bất cứ danh nghĩa nào.

 Điều 953: Không ai được phép nhận cho mình nhiều bổng lễ đến độ không thể chu tất trong vòng một năm.

 Điều 956: Tất cả và mỗi người quản trị các thiện ý hay có trách nhiệm nào đó về việc lo dâng lễ, dù là giáo sĩ hay giáo dân, đều buộc phải chuyển về bản quyền của mình những ý lễ không làm hết trong một năm, theo cách thế bản quyền đã qui định.

Linh mục Giuse Võ Tá Hoàng

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art