Chủ Nhật, 10 Tháng Sáu, 2012

Phi vụ tìm hiểu Bắc cực thuộc quốc gia nào ?

Bắc Băng Dương rộng khoảng hơn 14 triệu cây số vuông và độ sâu trung bình khoảng 1.038 thước, là một kho tàng quý giá vô tận chứa dầu, khí thiên nhiên và những khoáng quý như vàng, kim cương, bạc, đồng, .v.v.. , bao quanh bởi Canada, Đan Mạch (Groenland), Na uy, Nga và Hoa kỳ (Alaska). Thể theo Công Ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc ký năm 1982, mỗi quốc gia này có chủ quyền trên vùng Bắc Băng Dương không vượt quá 200 dặm dọc theo lãnh thổ của mình. Trong hải phận thuộc chủ quyền của mình, quốc gia đó có quyền "muốn làm gì thì làm" như thực hiện những nghiên cứu về khoa học hoặc có mục đích kinh tế. Thế còn những tài nguyên quý giá nằm sâu dưới đáy Bắc Băng Dương xa quá 200 dặm, nằm giữa hải phận của hai quốc gia đối diện nhau chẳng hạn, thì thuộc sở hữu của ai? Chính những tài nguyên quý giá này là đầu mối của những tranh chấp từ nhiều năm nay giữa 5 cường quốc. Với hiện tượng thay đổi nhiệt độ toàn cầu hiện nay, vùng Bắc Băng Dương đang từ từ tan chẩy làm lộ dần những tài nguyên quý giá, nên sự tranh chấp chủ quyền tại Bắc Cực lại bùng nổ mãnh liệt hơn trước. Một sự kiện gây nhiều xôn xao và chống đối năm 2007 là lá cờ của chiếc tiềm thủy đỉnh Nga (ngang nhiên) cắm dưới đáy Bắc Băng Dương để thể hiện chủ quyền của Nga tại Bắc Cực. 

        Muốn xác định rõ xem ai có chủ quyền trên Bắc Băng Dương, Canada vừa quyết định thực hiện những phi vụ khởi hành từ đảo Ellesmere (thuộc Canada) và từ Groenland với chiếc máy bay được trang bị đặc biệt để có thể vẽ bản đồ ranh giới chính xác, dựa vào các phân tích những dao động của lực hấp dẫn (gravitation) từ những đỉnh gờ đất nằm trong lòng Bắc Băng Dương. Theo giải thích của các khoa học gia Canada, sự hình thành địa lý của các núi trong lòng biển tạo ra những vùng có lực hút gravitation mạnh thấy rõ nên những phân tích lực hút từ các Lomonosov và Alpha ridges dưới đáy biển sẽ xác định rõ ràng tới đâu là ranh giới 200 dặm từ thềm lục địa. Nếu cho rằng những chuyến bay khảo nghiệm này chưa đủ hữu hiệu để vẽ bản đồ ranh giới trên Bắc Bình Dương thì vào đầu năm 2010, chính phủ Canada sẽ đặt mua 2 chiếc tiềm thủy đĩnh tí hon đi thám thính Bắc Băng Dương để ranh giới được xác định rõ ràng hơn nữa.
Bích Vân
26/03/2009  

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art