Thứ Năm, 28 Tháng Sáu, 2012

2/3 số người bị tiểu đường không biết mình mắc bệnh

2/3 số người bị tiểu đường không biết mình mắc bệnh

Việt Nam hiện có xấp xỉ 2 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Trong đó, khoảng 65% không hề biết mình có bệnh này. Đây là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh rất dễ gặp các biến chứng như mù lòa, tàn phế, đột quỵ…

Tiến sĩ Tạ Văn Bình, Giám đốc bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, từ năm 1990 đến nay, tỷ lệ tiểu đường đã tăng 10 lần ở các thành phố lớn. Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng, tốc độ phát triển tiểu đường ở Việt Nam còn cao hơn cả mức dự đoán của họ. Bệnh này thường xuất hiện ở tuổi ngũ tuần, nhưng hiện đang có xu hướng trẻ hóa. Rất nhiều thanh niên, thậm chí trẻ em cũng bị tiểu đường.

Các triệu chứng của tiểu đường là luôn thấy khát, đi tiểu nhiều, mệt mỏi, sút cân đột ngột, hay bị nhiễm trùng (nhất là da, sinh dục và tiết niệu) và các vết thương lâu lành. Tuy nhiên, các triệu chứng ở bệnh nhân tiểu đường type 2 thường không điển hình. Vì vậy, rất nhiều người có bệnh mà không hề biết. Theo tiến sĩ Bình, sự chủ quan và thiếu hiểu biết của người dân về bệnh là trở ngại lớn nhất trong điều trị tiểu đường hiện nay. Những người có nguy cơ cao tuy đã được cảnh báo nhưng vẫn chưa thực sự quan tâm, không kiểm tra sức khỏe định kỳ dể phát hiện và điều trị sớm. Thậm chí nhiều người đã được xác định có bệnh cũng không đi khám đều, tự ý dùng thuốc hoặc bỏ thuốc, khi đến bệnh viện thường đã có biến chứng, chẳng hạn như tai biến mạch máu não, rối loạn tuần hoàn ngoại vi, hoại tử bàn chân, thậm chí phải cắt cụt chân, suy thận, liệt dương, mù lòa..

“Hãy kiểm tra đường huyết để biết mình ở trong vùng an toàn hay nguy hiểm, vì có thể đường huyết của bạn đang ở mức đáng sợ ngay cả khi bạn cảm thấy hoàn toàn bình thường” - tiến sĩ Bình nói. Chỉ số này cao hay thấp quá đều đem lại nỗi bất hạnh, dẫn đến hôn mê và thậm chí cả cái chết. Đường huyết tăng cao trên 8 mmol/dl có thể dẫn đến tổn thương tại nhiều bộ phận quan trọng như tim, mạch

Ai dễ bị tiểu đường?

- Tuổi trên 45.

- Có người trong gia đình bị tiểu đường.

- Cao huyết áp.

- Thừa cân, béo phì.

- Có rối loạn mỡ máu.

- Có rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường máu lúc đói.

- Từng sinh con quá 4 kg hoặc bị tiểu đường thai kỳ.

máu, mắt, thận, thần kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong 10 ca tử vong do tiểu đường type 2, có 7 người gặp biến chứng tim mạch, chủ yếu là đột quỵ và tai biến mạch máu não. Tiểu đường là một trong các nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối, mùa lòa do bệnh võng mạc.

Giáo sư Lê Ngọc Trọng, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết, tiểu đường là căn bệnh đe dọa nghiêm trọng đến tính mang và gây nhiều biến chứng (cứ 2 bệnh nhân thì một có biến chứng). Từ thế kỷ 18 trở về trước, hầu hết người bị tiểu đường tử vong trong một thời gian ngắn do không có thuốc điều trị. Từ đầu thế kỷ 19, Fredric Banting đã khám phá ra insulin và loại thuốc này đã giành giật cuộc sống từ tay tử thần cho bênh nhân tiểu đường. Ngày sinh của ông (14/11) được chọn là ngày phòng chống tiểu đường thế giới.

Nhận biết bệnh đái tháo nhạt

Nên nghĩ đến bệnh đái tháo nhạt nếu tiểu tiện quá nhiều, khoảng 4-8 lít/ngày; nước tiểu nhạt màu, không có đường. Việc uống ít nước chỉ làm bệnh nhân khó chịu chứ không làm giảm tiểu tiện.

Hoóc môn ADH có tác dụng chống lợi tiểu, được sản xuất từ vùng dưới đồi, dự trữ ở thùy sau tuyến yên rồi bài tiết vào cơ thể. Khi nồng độ ADH trong máu giảm, khả năng chống lợi tiểu giảm hoặc mất, người bệnh sẽ tiểu tiện nhiều, uống nhiều và gặp các rối loạn toàn thân do một lượng nước tiểu lớn bị đào thải ra ngoài. Đó là bệnh đái tháo nhạt. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào, hay gặp ở tuổi thiếu niên, nam nhiều hơn nữ.

Đái tháo nhạt có thể là tiên phát do rối loạn quá trình sinh ADH hoặc thứ phát do vùng dưới đồi tuyến yên bị tổn thương. Các ca thứ phát thường do khối u, chiếm tới 30-50% các trường hợp bị bệnh. Tất cả khối u vùng dưới đồi tuyến yên hoặc khối u di căn từ nơi khác đến đều có thể gây đái tháo nhạt. Cũng có khi gặp đái tháo nhạt ở những người bị dị dạng hoặc phát triển không bình thường vùng dưới đồi. Lúc này bệnh nhân có kèm theo các triệu chứng chậm phát triển thần kinh và sinh dục, béo, viêm võng mạc sắc tố...

Nhiễm khuẩn do viêm mạn tính hoặc di chứng của viêm màng não, viêm não, chấn thương vùng đáy sọ hay các phẫu thuật gần tuyến yên và vùng dưới đồi cũng có thể gây đái tháo nhạt. Dị dạng hoặc phát triển không bình thường vùng dưới đồi thường gặp ở trẻ em, kèm theo các rối loạn khác như chậm phát triển tinh thần và sinh dục, béo, viêm võng mạc sắc tố và đa dính ngón.

Đái tháo nhạt tiên phát là do di truyền, thường xuất hiện sớm, có thể có tính gia đình hay tản phát; cũng có khi là di truyền liên quan đến giới tính. Đái tháo nhạt chưa rõ nguyên nhân chiếm đến 30% các trường hợp.

Cơ chế sinh bệnh: Bình thường, ống thận có chức năng tái hấp thu nước, làm nước tiểu bị cô đặc trước khi được bài xuất ra ngoài. Khi thiếu ADH, sự tái hấp thu nước ở các ống thận không được bình thường, do đó thận không cô đặc được nước tiểu. Cơ thể bài xuất một số lượng lớn nước ra ngoài khiến bệnh nhân phải tiểu tiện nhiều gây mất nước trong cơ thể và tế bào, làm cho bệnh nhân cảm thấy khát, phải uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất.

Bệnh điển hình với các biểu hiện sau (có thể xuất hiện từ từ hay đột ngột ngay sau nhiễm khuẩn, chấn thương): Tiểu tiện nhiều 4-8 lít/ngày, có những trường hợp nặng có thể lên tới 40 lít/ngày; đối với trẻ nhỏ là 1-2 lít/ngày. Nước tiểu nhạt màu, không có đường, không có protein, tỷ trọng rất thấp. Việc uống ít nước chỉ làm bệnh nhân khó chịu, không giảm tiểu tiện, tỷ trọng nước tiểu không tăng. Uống nhiều: do tiểu nhiều bệnh nhân rất khát nên uống rất nhiều.

Trẻ em thường kêu khóc đòi uống nước, khi cho uống đủ nước thì nín. Lượng nước vào gần tương đương với lượng tiểu ra. Các triệu chứng toàn thân: Lúc đầu thường ít thay đổi, ngoại trừ ở trẻ nhỏ có thể thấy dấu hiệu mất nước mạn tính, rối loạn tiêu hóa, nôn, tiêu chảy, táo bón. Da người bệnh khô, xanh và ít ra mồ hôi, trẻ không thấy tăng cân, suy dinh dưỡng, sốt cao không rõ nguyên nhân... Nếu không được cung cấp nước đầy đủ, bệnh nhân có thể mất nước, trụy tim mạch.

Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ như ở trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện có chuyên khoa nội tiết để được làm xét nghiệm, chẩn đoán xác định, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị thích hợp.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường?

Triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường khi không được điều trị liên quan đến sự tăng đường trong máu, xuất hiện đường trong nước tiểu.

Ðường có nhiều trong nước tiểu sẽ làm lượng nước mất nhiều hơn, làm cho người bệnh khát nước và uống nhiều nước. Mất khả năng sử dụng glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính, làm cho người bệnh sụt cân, mặc dù ăn ngon miệng và ăn nhiều. Nếu không được điều trị, người bệnh sẽ mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa.

Người bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng da, bàng quang, vùng âm đạo. Sự dao động đường máu có thể gây ra nhìn mờ. Khi lượng đường trong máu tăng quá cao người bệnh có thể bị hôn mê dần (hôn mê do tiểu đường ).

Tiểu đường là gì ?

Tiểu đường là xuất hiện đường trong nước tiểu ( bình thường không có), làm cho nước tiểu có vị ngọt. Ðây là bệnh lý nội khoa mãn tính, có mức đường tăng bất thường trong máu. Ðường trong máu tăng làm xuất hiện đường trong nước tiểu.

Bình thường, đường trong máu được kiểm soát bằng insulin, là một nội tiết tố của tuyến tuỵ. Insulin có tác dụng làm giảm đường trong máu. Khi đường máu tăng (chẳng hạn sau khi ăn), insulin sẽ đưa mức đường huyết trở về bình thường. Ở người bị tiểu đường do sự sản xuất insulin không đủ, đó là nguyên nhân làm tăng đường huyết.

Tiểu đường là một bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Về lâu dài, bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương mạch máu, thần kinh, suy thận. Bệnh tiểu đường cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng làm tăng tình trạng xơ vữa động mạch, đột quị, bệnh mạch vành tim và gây ra các bệnh lý mạch máu khác trong cơ thể.

Bệnh tiểu đường chiếm tỷ lệ khá cao và tỷ lệ thuận với tình trạng dinh dưỡng. Có rất nhiều người bị bệnh tiểu đường mà không hề hay biết. Chi phí trực tiếp và gián tiếp cho điều trị bệnh tiểu đường cũng khá cao, vì bệnh tiểu đường phải điều trị suốt đời. Tử vong do bệnh tiểu đường đứng hàng thứ ba sau bệnh tim và ung thư.

Sự khác biệt của bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2

Có hai loại bệnh tiểu đường chính, gọi là tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2. Tiểu đường loại 1 còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trẻ. Trong bệnh tiểu đường loại 1, là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tuỵ bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tuỵ không còn khả năng sản xuất insulin nữa.

Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh tiểu đường loại 1. Kháng thể này bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân bị tiểu đường loại 1 muốn sống được cần phải chích insulin mỗi ngày.

Trong bệnh lý miễn dịch, cũng như ở bệnh nhân bị tiểu đường loại 1, hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể trực tiếp chống lại chính mô của người bệnh. Bệnh tự miễn này thường gây bệnh tiểu đường loại 1, mặt khác bệnh này không phải do di truyền.

Gen gây bệnh tiểu đường loại 1 có nhiễm sắc thể số 11 giống nhau (nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tuỵ tiết insulin.

Tiểu đường loại 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi. Tuy nhiên ở bệnh nhân trẻ còn có dạng tiểu đường do cơ hội. Tiểu đường loại 1 chiếm khoảng 10%, còn tiểu đường loại 2 chiếm 90%.

Tiểu đường loại 2 còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trưởng thành. Trong tiểu đường loại 2, tuỵ người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất insulin, nhưng không đủ. Trong một số trường hợp,sau khi ăn tuỵ sản xuất một lượng insulin nhiều hơn bình thường. Ða số bệnh nhân tiểu đường loại 2, tế bào cơ thể vẫn còn nhạy cảm với insulin ( đặc biệt là tế bào mỡ và tế bào cơ), lượng lớn insulin được sản xuất được tế bào nhận diện.

Tóm lại vấn đề tăng kháng insulin, sự phóng thích insulin từ tuỵ cũng có thể bị thiếu, gây ra tình trạng tăng glucose máu. Hầu hết tiểu đường loại 2 xảy ra ở người trên 30 tuổi, và tỷ lệ tiểu đường tăng theo tuổi. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiểu đường loại 2. Một số yếu tố khác như mập phì cũng là nguy cơ bị tiểu đường. Có mối liên quan trực tiếp giữa béo phì và tiểu đường loại 2.

Tiểu đường có thể xảy ra thoáng qua trong quá trình thai kỳ. Sự thay đổi đáng kể về hormone trong quá trình mang thai thường làm tăng mức đường trong máu ở một số người. Trong trường hợp này người ta gọi là tiểu đường do thai kỳ. Tiểu đường do thai kỳ sẽ khỏi sau khi sanh. Tuy nhiên, có khoảng 40-50% phụ nữ tiểu đường do thai kỳ sẽ bị tiểu đường thật sự sau này.

Ðặc biệt những người cần insulin trong suốt thai kỳ và những người này quá trọng. Ở bệnh nhân tiểu đường do thai kỳ cần phải làm test dung nạp glucose 6 tuần sau khi sanh nhằm xem sau này họ có thể bị tiểu đường hay không.

Tiểu đường "thứ phát" là sự tăng đường trong máu xảy ra sau khi dùng một số thuốc. Tiểu đường thứ phát chỉ xảy ra khi mô tuỵ không sản xuất được insulin do mô tuỵ bị phá huỷ do bệnh lý như viêm tuỵ mãn ( viêm tuỵ do tác dụng độc của rượu khi uống nhiều rượu ), do chấn thương, do phẫu thuật cắt bỏ tuỵ.

Tiểu đường cũng có thể do rối loạn các chất nội tiết tố khác như việc bài tiết quá nhiều hormon tăng trưởng ( bệnh to đầu chi) và hội chứng Cushing. Trong bệnh to đầu chi là do u tuyến yên nằm ở đáy não sản xuất quá nhiều hormon tăng trưởng, đưa đến tăng đường huyết. Trong hội chứng Cushing, tuyến thượng thận sản xuất ra quá nhiều cortisol, làm khởi phát sự tăng đường huyết. Nói tóm lại, một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát đường huyết hay không che đậy bệnh tiểu đường tìm ẩn. Tiểu đường do thuốc thường gặp nhất khi dùng thuốc corticoid ( như prednisone ).

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường loại 1 là do thiếu insulin. Do tuỵ sản xuất không đủ insulin ( thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối so với nhu cầu của cơ thể ) hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, làm tăng đường huyết và tiểu đường.

Thường bị ảnh hưởng nhất là tế bào cơ và mô mỡ, kết quả của quá trình này được gọi là " kháng insulin". Kháng insulin là vấn đề chính trong bệnh tiểu đường loại 2. Glucose là loại đường đơn có trong thức ăn. Glucose là chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể hoạt động. Sau khi ăn, thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày và ruột.

Sau khi ăn vào, glucose trong thức ăn sẽ được hấp thu ở ruột bởi những tế bào của ruột, sau đó nó được vận chuyển trong máu đi đến các tế bào của cơ thể. Tuy nhiên glucose không thể vào trong tế bào một mình được, mà nó phải nhờ đến insulin để đưa vào trong tế bào. Nếu không có insulin, tế bào không sử dụng được năng lượng từ glucose, và như vậy làm cho nồng độ glucose trong máu tăng. Làm cho glucose bị thải nhiều qua nước tiểu.

Insulin là một nội tiết tố được tế bào đặc biệt của tuyến tuỵ bài tiết ra. Nó có tác dụng giúp đưa glucose vào trong tế bào, cũng như insulin giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa glucose máu. Tuỵ là một cơ quan nằm sâu trong bụng, phía sau bao tử.

Sau khi ăn, glucose trong máu tăng lên. Ðể đáp ứng với sự tăng này, tuỵ sẽ bài tiết ra insulin giúp đưa glucose vào trong tế bào và như thế sẽ làm mức đường trong máu trở về bình thường. Khi glucose trong máu thấp, tuỵ sẽ ngưng bài tiết insulin.

Ở người bình thường, với hệ thống điều hoà như vậy giúp kiểm soát được mức đường trong máu. Còn ở bệnh nhân bị tiểu đường, chất insulin bị thiếu hụt ( tiểu đường loại 1) hoặc bài tiết không đủ cho nhu cầu của cơ thể ( tiểu đường loại 2 ). Cả hai nguyên nhân này đều làm tăng lượng đường trong máu.

Bệnh tiểu đường làm tổn thương mắt

Bệnh đái tháo đường (hay tiểu đường ) là một bệnh nội tiết phổ biến hiện nay trên thế giới, xã hội càng phát triển thì bệnh càng xuất hiện nhiều và là mối quan tâm của xã hội hiện nay.

Bệnh đái tháo đường nếu điều trị không tốt sẽ gây nhiều biến chứng ở tim mạch, thần kinh, thận, nhiễm trùng… Trong đó bệnh võng mạc do đái tháo đường là 1 trong những biến chứng của nó. Đó là những tổn thương của võng mạc dưới ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường.

Ở người lớn tuổi, bệnh võng mạc đái tháo đường thường xuất hiện sớm hơn ở người trẻ (ở người trẻ thường khoảng sau 10 năm mắc bệnh mới có biến chứng võng mạc).

Triệu chứng mà người bệnh nhận biết được là giảm thị lực nhưng nó thường xuất hiện muộn khi mà đáy mắt đã bị tổn thương, do đó bệnh nhân đái tháo đường phải thường xuyên đi khám đáy mắt hàng năm, chụp cắt lớp đáy mắt, chụp mạch máu đáy mắt có bơm thuốc cản quang để phát hiện sớm biến chứng và điều trị kịp thời.

Người ta chia bệnh võng mạc đái tháo đường làm 2 loại là bệnh hoàng điểm và bệnh võng mạc tăng sinh (là bệnh tổn thương ở võng mạc gây sinh ra những mạch máu mới ở võng mạc).

Hiện nay, người ta thường điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường bằng tia laser bằng cách dùng năng lượng tập trung tại 1 điểm nhỏ của tia laser để tác động vào vùng bị tổn thương của võng mạc, điều trị này hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân. Sau khi điều trị, tái khám để chụp mạch máu võng mạc có cản quang 2 – 4 tháng sau nếu là bệnh võng mạc tăng sinh hoặc 6 tháng sau nếu là bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh.

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy

 Một cuộc nghiên cứu tại Mỹ mới đây cho biết những người trung niên và người già mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy gây chết người cao hơn.

Ba năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, các bệnh nhân có nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến tụy cao gấp 8 lần, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm ung thư chuyên khoa Mayo phát hiện.

“Ung thư tuyến tụy khó bị phát hiện cho đến khi nó đã ở giai đoạn phát triển thuận lợi, do đó có rất ít hy vọng cho các bệnh nhân”, bác sĩ Suresh Chari, trưởng nhóm nghiên cứu nói. “Nghiên cứu này rất quan trọng, nó dẫn chúng ta tiến đến gần hơn việc chẩn đoán và điều trị bệnh sớm hơn”, Chari nhận định. Ung thư tuyến tụy gần như đã giết 32.000 người được chẩn đoán mắc nó tại Mỹ, trở thành căn bệnh ung thư gây tử vong cao thứ tư. Điều này một phần cũng do nó có rất ít triệu chứng trước khi đã phát triển thuận lợi.

Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc ung thư ruột kết cao hơn 40% so với những người không mắc bệnh

Bệnh nhân tiểu đường dễ bị ung thư ruột kết

 Một nghiên cứu mới đây cho thấy bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết cao hơn so với những người khác. Các nhà khoa học khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên khám định kỳ sức khỏe đường ruột để sớm phát hiện bệnh.

Tiến sĩ Donald Garrow, thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Trường ĐH Y Nam Carolina cho biết: “Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết là do các thụ thể insulin cũng có trên các mô ruột kết. Nếu lượng insulin cao, nó sẽ tấn công niêm mạc ruột kết và dẫn tới những thay đổi có thể trở thành ung thư ruột kết”

Nghiên cứu cũng cho rằng lượng đường trong máu cao, đặc trưng thường thấy ở bệnh nhân tiểu đường, cũng là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của ung thư ruột kết.

Để có bằng chứng trực tiếp về mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và ung thư ruột kết, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 227.000 người trong vòng 6 năm, trong đó có khoảng 6% có tiền sử mắc bệnh tiểu đường. Sau khi điều chỉnh các yếu tố như tuổi tác, chủng tộc, giới tính, bệnh béo phì, rượu, thuốc lá và hoạt động thể chất, nhóm nghiên cứu nhận thấy bệnh nhân tiểu đường dễ mắc ung thư ruột kết cao hơn 40% so với người không mắc bệnh này. Những yếu tố nguy cơ khác là trên 50 tuổi, da trắng và hút thuốc lá.

Garrow cho biết nhóm ông đang tiếp tục đánh giá thời điểm phát triển sớm ung thư ruột kết ở bệnh nhân tiểu đường và tìm hiểu xem việc kiểm soát glycemic có làm giảm nguy cơ này hay không.

Viêm nha chu: Biến chứng thứ sáu của tiểu đường

 Bệnh nhân tiểu đường nên vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, bởi nếu xem thường có thể dẫn đến nhiều rắc rối cho sức khỏe.

Ngày 1-7, Bệnh viện (BV) Răng Hàm Mặt TPHCM tiếp nhận bệnh nhân H.T.B.T, 61 tuổi, trong tình trạng sưng đau vùng má phải, không ăn uống được, sốt cao, lên cơn lạnh run, tim đập nhanh, suy hô hấp.

Qua chẩn đoán, các bác sĩ tại Khoa Cấp cứu ghi nhận bệnh nhân T. bị áp-xe quanh răng hàm dưới má phải. Trước đó 10 ngày, bà T. bị sưng đau má phải và đã tự dùng thuốc kháng sinh giảm đau nhưng bệnh càng diễn tiến nặng hơn. Qua xét nghiệm máu, bác sĩ phát hiện đường huyết lên đến 248 mg/lít và máu bị nhiễm độc từ vết loét trong miệng.

Suýt tử vong do nhiễm độc máu cấp tính

Đây là một trong những bệnh nhân đến điều trị nhiễm trùng răng miệng tại BV Răng Hàm Mặt được tình cờ phát hiện bệnh tiểu đường. Bác sĩ Nguyễn Chí Cường, Phó Khoa Hàm Mặt BV Răng Hàm Mặt, cho biết để ngăn chặn tình trạng nhiễm độc máu cấp tính diễn tiến có thể gây tử vong, bệnh nhân T. đã được các bác sĩ tiến hành rạch tháo mủ nhanh, rửa ô-xy già vết loét. Đây là trường hợp nhiễm độc máu cấp tính trên cơ địa tiểu đường nhưng bệnh nhân không ý thức được mình bị bệnh. Trước đó, bệnh nhân không kiểm soát đường huyết nên tình trạng nhiễm trùng diễn tiến nặng rất nhanh.

Trung bình mỗi tháng BV Răng Hàm Mặt tiếp nhận điều trị cho 5 trường hợp nhiễm trùng răng miệng trên cơ địa tiểu đường, hầu hết đều ở giai đoạn nặng và được phát hiện tiểu đường tình cờ qua xét nghiệm máu.

Nguy cơ viêm nhiễm vùng miệng cao

Từ trước đến nay, những biến chứng chủ yếu của bệnh tiểu đường được ghi nhận là bệnh võng mạc ở mắt, suy thận, bệnh thần kinh, bệnh ở các mạch máu lớn, biến chứng bàn chân tiểu đường. Theo TS–BS Nguyễn Cẩn, Phó Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt TPHCM, hiện nay y văn thế giới đã công nhận viêm loét trong miệng (cụ thể hơn là viêm nha chu) là biến chứng thứ sáu của bệnh tiểu đường.

Khảo sát của Khoa Răng Hàm Mặt Đại học Y Dược TPHCM cho thấy bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị viêm nha chu cao gấp 2,8 đến 3,4 lần người không bị tiểu đường. Ở nhiều người, vi khuẩn gây viêm nướu và viêm nha chu có trong mảng bám và trong cao răng với số lượng lớn, chờ thời cơ để gây viêm nhiễm. Tuy nhiên trong trường hợp suy giảm miễn dịch hoặc ở bệnh nhân tiểu đường, dù với số lượng nhỏ vi khuẩn vẫn có thể gây bệnh nặng, vết loét lan rộng nhanh chóng dễ dẫn đến tử vong do nhiễm độc máu.

Không những bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng lớn đến tình trạng viêm nhiễm răng miệng, ngược lại nguy cơ mắc bệnh răng miệng cũng tác động đến việc kiểm soát đường huyết. Khảo sát của Khoa Răng Hàm Mặt Đại học Y Dược cũng ghi nhận 7 trong 9 bệnh nhân tiểu đường sau khi được điều trị viêm nha chu thì đường huyết giảm đáng kể, có trường hợp đường huyết trở lại bình thường. TS–BS Nguyễn Cẩn khuyên bệnh nhân tiểu đường cần quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, cạo cao răng và làm láng chân răng, phẫu thuật nha chu và trám răng...

Bệnh tiểu đường ngày càng nguy hiểm

Theo tiến sĩ Tạ Văn Bình, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết (Hà Nội), chi phí điều trị bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) rất tốn kém, với hơn 70% người bệnh gặp khó khăn trong điều trị. Một điều tra mới đây ghi nhận có khoảng 22% bệnh nhân phải bán tài sản, hơn 51% bệnh nhân phải vay mượn để có tiền điều trị.

Điều đáng nói là căn bệnh này chỉ có thể điều trị để hạn chế các biến chứng chứ không thể chữa khỏi.

Tỷ lệ người dân mắc bệnh tiểu đường cũng tăng nhanh trong những năm gần đây. Những năm 90, khoảng 0,96-2,52% người dân thành phố bị mắc, nay đã tăng đến 4,4%; trên toàn quốc tỷ lệ này hiện đã ở mức 2,7% dân số. Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Ngọc Trọng cho biết đây là căn bệnh ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe con người, nhất là đối với tim mạch, não, mắt, chi, da, răng hàm mặt và đặc biệt làm suy giảm đến chất lượng giống nòi do bệnh có yếu tố gia đình.

Bệnh tiểu đường có "họ hàng" với ung thư

Những yếu tố dẫn tới căn bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tụy.

Viện Ung thư quốc gia Mỹ vừa phát hiện sự gia tăng về insulin và tình trạng kháng insulin - những yếu tố gây bệnh tiểu đường - có liên quan tới sự hình thành ung thư, trong đó đáng kể nhất ung thư tuyến tuỵ. Đó là kết quả phân tích dữ liệu của khoảng 29.000 nam giới hút thuốc lá ở Phần Lan trong vòng 16 năm. Những người có nồng độ glucose, insulin và mức kháng insulin cao nhất dễ bị ung thư tuyến tuỵ nhất.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, có thể hạn chế nguy cơ hình thành ung thư ở bệnh nhân tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống, giảm cân, tăng cường hoạt động thể chất và có chế độ dinh dưỡng ít chất béo no.

Đột phá mới về thuốc điều trị tiểu đường

Các nhà khoa học thuộc Đại học Unxtơ (Anh) đã phát triển được 2 loại dược phẩm mang tính đột phá trong điều trị bệnh tiểu đường, một trong những thách thức y tế lớn nhất trong thế kỷ 21. 2 dược phẩm mới này được phát triển từ phân tử GIP, một phân tử được kết hợp từ các axít amin trong ruột và thường được tiết vào máu sau các bữa ăn. Các thử nghiệm tiền lâm sàng cho thấy 2 loại dược phẩm mới này có tác dụng làm tăng lượng insulin trong máu hoặc kích thích hoạt động của insulin và vì vậy làm giảm lượng đường trong máu.

Những số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới hiện đã lên tới 150 triệu người và sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm tới.

Theo Tiến sĩ Nevin Mark Clenagan - Người chủ trì nghiên cứu trên - công nghệ sinh học từ phân tử GIP đã mở ra một hướng điều trị hiệu quả và ổn định lâu dài bệnh tiểu đường, tiến tới kiểm soát hoàn toàn căn bệnh này trong thế kỷ 21.

Có thể ngăn chặn bệnh tiểu đường type I

 Insulin có thể là mục tiêu của các hoạt động từ hệ miễn dịch ở bệnh tiểu đường type I. Phát hiện này có thể giúp các bác sĩ hành động trước để tấn công và ngăn chặn được bệnh này.

Bệnh tiểu đường type I xuất hiện khi các tế bào T của hệ miễn dịch nhận dạng sai các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy và tiêu diệt chúng.

Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học Mỹ đã vận dụng các yếu tố di truyền để tạo ra những con chuột dễ bị tiểu đường – chúng bị thiếu các gen insulin thông thường - thay vào đó, họ cấy vào chúng gen insulin đã được thay đổi mà chức năng thông thường như một hormone nhưng thiếu đặc điểm cấu trúc của insulin, thường được nhận dạng bởi hệ miễn dịch.

Mặc dù những con chuột này mang tất cả các phân tử như nhau – ngoại trừ insulin – như họ hàng của chúng, chúng đã không phát triển bệnh tiểu đường. Điều này cũng có nghĩa insulin là mục tiêu tấn công chính của hệ tự miễn dịch.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường cũng cho thấy có hệ tự miễn dịch tương tự như vậy có thể chống lại insulin. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu cách chống lại hệ miễn dịch có phản ứng không thích hợp với insulin.

“Chúng tôi sẽ chế tạo một loại thuốc buộc cơ quan nhận cảm nhận dạng insulin trên các tế bào T, ngăn chúng tăng cường các phản ứng đối với insulin”, nhà nghiên cứu Lisa Spain tuyên bố.

Bố bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường?

Hỏi: Chồng tôi 26 tuổi, bị bệnh tiểu đường gần 1 năm nay. Khi chưa bị bệnh anh ấy nặng 52kg, cao 1,63m, nhưng nay chỉ còn 48kg. Xin hỏi có biện pháp nào để cân nặng của chồng tôi trở lại như trước? Con chúng tôi sinh sau này bị ảnh hưởng gì khi anh ấy mắc bệnh này?

Trả lời: Tiểu đường là bệnh mà người bệnh chưa được điều trị thì có lượng nước tiểu gia tăng rất nhiều đồng thời trong nước tiểu có chứa một lượng đường khá lớn.

Thông qua các món ăn, thức uống cơ thể con người có được chất glucose. Ðường glucose này trước hết vào máu rồi mới vào các tế bào của cơ thể, tại đây glucose phát huy vai trò tạo năng lượng. Cơ thể muốn biến glucose thành năng lượng hay tồn trữ glucose đều phải nhờ chất insulin. Khi chất insulin thiếu hay tác dụng của nó suy giảm có thể dẫn tới đường huyết cao, nước tiểu có đường, năng lượng dự trữ của cơ thể bị phóng thích dẫn đến tình trạng giảm trọng lượng. Nước tiểu gia tăng dẫn đến đi tiểu nhiều. Vì nước tiểu gia tăng nên cơ thể cần có nhiều nước để bù đắp nên miệng có cảm giác khát nước.

Chồng chị có thể bị bệnh tiểu đường nhóm 1, là loại tiểu đường phụ thuộc insulin. Bệnh có thể phát sinh ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp ở lứa tuổi còn trẻ dưới 30 tuổi. Nhóm bệnh này phải điều trị bằng insulin.

Ngày nay cả hai phái nam và nữ mắc bệnh tiểu đường nhóm 1 đều có thể sinh sản bình thường. Tuy nhiên nếu một trong hai người bị bệnh tiểu đường nhóm này thì con cái mang bệnh cùng loại có tỷ lệ 1% (thường phát bệnh từ 5-12 tuổi).

Nếu cả hai cha mẹ đều mắc bệnh tiểu đường thuộc nhóm 1 thì con cái họ có khả năng mắc bệnh này với tỷ lệ khoảng 10%.

Nếu một trong hai người bị bệnh tiểu đường nhóm 2 (không phụ thuộc insulin) thì con cái bị bệnh tiểu đường với tỷ lệ 20%, thông thường phải 40-60 tuổi mới phát hiện bệnh.

Nếu cả hai cha mẹ đều bị tiểu đường nhóm 2 thì con cái có khả năng phát bệnh với tỷ lệ khoảng 70%.

Có phải ai bị tiểu đường cũng… yếu?

Tôi có người bạn gái, cô ấy tuyên bố những ai bị tiểu đường là gạt khỏi danh sách theo đuổi vì chuyện đó "yếu" lắm. Xin cho hỏi có phải ai bị bệnh tiểu đường cũng bị yếu sinh lý? Đây có phải là triệu chứng phát hiện bệnh tiểu đường?

Trả lời: Theo những thống kê ở nước ngoài thì tình trạng rối loạn dương cương chiếm khoảng từ 20-71% ở những người đàn ông bị bệnh tiểu đường. Nguy hại hơn nữa khi các nhà chuyên môn thấy rằng những người bị tiểu đường hay bị rối loạn dương cương cao gấp 3 lần và tình trạng rối loạn này lại nặng hơn so với những người không bị bệnh tiểu đường.

Tình trạng rối loạn cương dương ở những bệnh nhân bị tiểu đường xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn và ngay trong giai đoạn sớm của bệnh. Có tới 56% số bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn cương dương ngay trong 5 năm đầu tiên của bệnh và có rất nhiều trường hợp rối loạn dương cương là triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường. Người bệnh khi đi khám tại một phòng khám nam khoa được xét nghiệm về đường máu và đường niệu mới biết mình có bị tiểu đường hay không.

Một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của tình trạng rối loạn cương dương ở bệnh nhân tiểu đường là tuổi tác: bệnh nhân càng lớn tuổi, tình trạng bệnh càng nặng nề. Ở những bệnh nhân tiểu đường trẻ tuổi có thể bị rối loạn cương dương khi sử dụng một số loại thuốc trị bệnh như: thuốc chống tăng huyết áp, thuốc tâm thần, thuốc chống co giật, thuốc nội tiết...

Ngoài ra, còn có những yếu tố nguy cơ khác thường thấy là: thời gian bị bệnh tiểu đường càng bị lâu càng dễ bị rối loạn cương dương; việc kiểm soát đường huyết không tốt do bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị không đúng quy cách; bệnh nhân hút thuốc lá, nghiện rượu, trầm cảm hay bị các bệnh khác đi kèm.

Dinh dưỡng và bệnh tiểu đường

1.Ðại cương về dinh dưỡng và bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường là một bệnh nội tiết thông thường nhất, không những của người Mỹ da trắng và da đen mà còn xảy ra rất nhiều cho người Việt Nam chúng ta.

(Bệnh nhân bị tiểu đường nên uống nhiều nước rất tốt cho sức khoẻ).

3. Các chất dinh dưỡng căn bản:

Trong thức ăn có ba loại chất căn bản cung cấp cho chúng ta năng lượng:

Chất đạm (Protein): Protein là thành phần căn bản của các loại trứng, tôm cua, bò.. thường độ 0,8 gr cho mỗi ký lô cân nặng hay 50-100 gram cho mỗi người. Không cần phải ăn thịt nhiều hơn người bình thường. Ðôi khi ăn nhiều chất thịt còn có thể gia tăng bệnh suy thận nếu bệnh nhân đã có biến chứng thận. Chúng ta nên chọn thịt nạc để tránh ăn thêm mỡ và cholesterol có sẵn trong thịt. Người bị bệnh tiểu đường dễ bị cứng mạch máu thường nên dùng mỡ không bão hoà có trong dầu thực vật hơn là mỡ bão hoà có trong mỡ động vật, tổng cộng khoảng 70-80 gam chất mỡ và giới hạn cholesterol 300mg (tương đương với một lòng đỏ trứng gà) mỗi ngày. Nếu bệnh nhân đã có bệnh xơ cứng mạch máu thì phải giảm chất mỡ nhiều hơn.

Chất đường (glucose): Chữ đường ở đây phải hiểu là glucose tức là thành phần căn bản của ngũ cốc. Người Tây Phương thường ít dùng ngũ cốc hơn nên sau này ADA cho phép gia tăng mức độ đường sử dụng hàng ngày hơn mức độ cũ rất hạn chế đường.

Mục đích của chủ trương bớt hạn chế mức đường để người bệnh có đủ năng lượng và chất bổ dưỡng. Ðối với người Á Ðông vốn đã dùng nhiều ngũ cốc, nên chúng ta vẫn phải giảm bớt chất đường nhưng ở mức vừa phải khoảng 200 đến 220 gam đường mỗi ngày. Ngoài ra chúng ta nên dùng thêm chất sợi (fiber) như các loại rau, các loại hạt đậu, trái cây (nhưng đừng ăn nhiều trái cây ngọt có thể tăng đường huyết), khoảng ba bốn chục gram mỗi ngày. Dùng thức ăn có chất sợi có thể làm giảm đường huyết và tăng tác dụng insulin.

4. Những trường hợp đặc biệt trong bệnh tiểu đường:

Khi bị bệnh tật: khi bị bệnh, bị thương hay giải phẫu, mức đường có thể tăng cao hơn và phải dùng nhiều insulin hơn nữa. Người bị bệnh tiểu đường dễ trở nặng nếu không được chữa đúng mức, vừa do thuốc chữa, vừa do dinh dưỡng.

Trường hợp hạ đường huyết (hypoglycemia): những người đang chữa bệnh tiểu đường phải cẩn thận vì có khi bị giảm đường huyết. Những lúc đó người ta thấy yếu sức chóng mặt toát mồ hôi, hồi hộp và cảm thấy đói. Nếu có sẵn máy đo phải đo đường huyết ngay. Nếu thấp dưới 70 mg/dL phải ăn chất đường ngay, cơ thể dùng 2 hay 3 viên thuốc đường (glucose tablet), một tách nước trái cây ngọt hay ngậm vài cục kẹo. Ðộ 15 phút sau là thấy người khoẻ lại ngay. Nếu không có máy đo thì cũng cử (cứ hay cữ) dùng chất đường thì cũng tránh được nguy hiểm, sau đó đi nhà thương hay đến phòng mạch bác sĩ gia đình để kiểm lại.

Vận động: vận động làm cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn, cho nên phải uống nước thường xuyên khi vận động để tránh tình trạng thiếu nước có thể ảnh hưởng đến đường huyết. Ngoài ra cũng nên để ý tránh làm chân tay bị tổn thương khi vận động, đừng đi giầy quá chật, hay đừng vận động nếu đường quá cao trên 300 hay dưới 100. Ðang tập thể dục thấy triệu chứng giảm đường huyết như trên thì phải ăn hay uống chất đường ngay.

Phụ nữ đang mang thai: Phụ nữ có thai bị bệnh tiểu đường từ trước không phải ít - khoảng 0,1% đến 0,5% phụ nữ mang thai, cộng thêm 2,5% mới phát ra khi mang thai. Phụ nữ có thai bị bệnh tiểu đường có thể có nhiều biến chứng, chẳng hạn gia tăng tỷ lệ hư thai, dị tật bẩm sinh, cơ quan của thai nhi bị phì đại (macrosomia), thai nhi bị giảm đường huyết, hay bị hội chứng suy hô hấp. Không nên tiết chế ăn uống thái quá có thể tổn hại cho thai nhi và cho người mẹ. Nhưng ăn thế nào cho đủ là vấn đề không phải đơn giản, nhiều khi cần có sự hướng dẫn chặt chẽ của bác sĩ phụ khoa phối hợp với bác sĩ nội tiết nếu cần làm thế nào để tăng thêm độ 300kcal mỗi ngày để đạt mức tăng cân nặng khoảng 7 đến 13kg (15 đến 30lbs) trong mỗi lần có thai.

Ðường hoá học (sweeteners): để tránh gia tăng lượng đường, chúng ta thường dùng loại đường đặc biệt thường được gọi là “đường hoá học”. Trên thị trường, người ta thấy nhiều loại đường hoá học khác nhau, có thể được phân chia thành hai loại chính:

Loại đường tạo năng lượng: gồm tất cả những loại đường nào tạo năng lượng giống đường thường dùng như sorbitol, fructose, dextrose, manitol và xylol. Người bị tiểu đường nên dùng hạn chế loại đường này vì nó có thể tăng đường huyết và tăng lượng mỡ (triglyceride).

Loại đường không tạo năng lượng: đây mới là loại đường người bị bệnh tiểu đường thường dùng thay thế cho đường thường. Loại đường hoá học này cho vị ngọt cao nên chỉ dùng một lượng rất nhỏ không làm gia tăng năng lượng. Có nhiều loại đường hoá học khác nhau nhưng có ba loại được FDA (Bộ Thực và Dược phẩm) công nhận Saccharine, Aspartane (Nutrasweet hoặc Equal) và Acesulfam K (Sunette hoặc Sweet o¬ne). Ðường hoá học tương đối an toàn cho người bị tiểu đường, tuy nhiên không nên dùng đường hoá học cho trẻ em, phụ nữ có thai hay cho con bú và không được dùng đường hoá học trong một vài trường hợp bệnh biến dưỡng (Phenylketonuria).

5. Sự phân phối năng lượng hằng ngày cho người bị bệnh tiểu đường:

Một cách tổng quát, theo đề nghị của hiệp hội tiểu đường Hoa kỳ (American Diabetes Association, gọi tắt là ADA), năng lượng (tính theo Calories, viết tắt là Cal) do thức ăn cung cấp được phân chia như sau: 12-20% Cal từ chất đạm (protein), 20-30% Cal từ mỡ và 55% đến 60% Cal đến từ đường (glucose).

Tổng số năng lượng hàng ngày thay đổi theo từng trường hợp:

Từ 1200 đến 1600 Cal mỗi ngày nếu là người nhỏ bé đang tập thể dục hay muốn giảm cân.

Từ 1600 đến 2000 Cal mỗi ngày nếu là người trung bình.

Từ 2000 đến 2400 Cal nếu là người to lớn vận động nhiều hay làm công việc nặng nhọc.

6. Những cách tính lượng đường trong thức ăn:

Ðối với người Việt Nam chúng ta, thức ăn chính là tinh bột như cơm, bún, bánh cuốn, mì sợi v.v.. đó là những thức ăn chứa nhiều đường. Cho nên chúng ta cũng nên nói thêm về đường trong thức ăn một cách rõ ràng cụ thể hơn.

• Lượng đường trong một số thức ăn chính:

Phần lớn chúng ta không có ý niệm về trữ lượng đường trong thức ăn. Có người nghĩ rằng kiêng cữ đường có nghĩa là chỉ giảm ăn hay uống thức ăn ngọt như uống nước ngïọt, ăn chè. Thực sự ra “đường” ở đây là “glucose” có trong mọi thức ăn với nồng độ khác nhau. Sau đây là một vài ví dụ về trữ lượng đường trong thức ăn:

Ngũ cốc 25 gam đường tương đương với:

1 chén cơm hay bắp hoặc đậu (150gram)

1 củ khoai tây thường (độ 120 gram) hoặc 80 gram khoai chiên

2 khoanh bánh mì (50gram)

1 bánh sừng bò (croissant)

4 bánh bích quy

Trái cây: 15 gram đường tương đương với:

1 trái lê, đào

1 trái cam, hai trái quýt, 1/4 trái thơm , 1 trái bưởi

20 trái dâu

nửa trái chuối, một chùm 15 trái nho.

Sữa: 10 gram đường tương đương với:

1 ly sữa lớn (200ml)

1 ly yogurt hoặc sữa tươi

2 muỗng canh sữa bột.

Nồng độ của đường trong một số thức ăn chính:

Tính theo % tức là 100 gram thức ăn có bao nhiêu gam đường.

Ngoại trừ ngũ cốc là phần thức ăn chính người ta bắt buộc phải ăn, còn những trái cây và thức ăn nào cho nồng độ đường trên 10% nên tránh đừng ăn hay ăn ít thôi. Ðể ý đến gạo chưa nấu nồng độ đường là 80%, khi nấu thành cơm nồng độ đường giảm còn 30% hay 1/3 trọng lượng đó thôi, và đường nào cũng là đường, nếu ăn cơm thì bớt mì, bớt khoai hay ngược lại. Xin cũng nhắc nhở đây chỉ là những con số hướng dẫn để chúng ta hiểu những gì cần ăn và ăn bao nhiêu cho thích hợp. Mức đường trong cơ thể còn lên xuống tuỳ thuộc nhiều yếu tố khác nữa mà chúng ta không chủ động kiểm soát được chứ không chỉ do thức ăn.

Bệnh tiểu đường là một bệnh nội tiết rất thường xảy ra, có mức gây hại cao vì những biến chứng, cần phải chữa trị lâu dài và bền chí. Vấn đề trị liệu thành công nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sự hiểu biết và hợp tác của bệnh nhân và bác sĩ rất nhiều. Bác sĩ thẩm định mức độ nặng nhẹ của từng người bệnh và cho trị liệu khác nhau tuỳ trường hợp.

Người bệnh luôn luôn tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ không những về thuốc men, và còn cả về sự vận động. Ngoài ra trừ khi bị bệnh quá nặng, hay đang nằm bệnh viện, sự kiêng cữ ăn uống cũng nên ở mức vừa phải và phối hợp với thuốc men làm sao để người bệnh đừng sống quá khác biệt với cuộc sống bình thường, có như thế người bệnh mới tránh được mặc cảm bệnh hoạn ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.

Một điều quan trọng cuối cùng là khi đã tìm được lượng thực phẩm thích hợp cho mình, chúng ta nên luôn luôn ăn uống giống như thế, không thay đổi cân lượng cho mỗi bữa ăn, dĩ nhiên cũng không phải mỗi lần ăn lại lấy cân mà cân cho đúng. Ðối với nhiều vị cao niên, hằng ngày ăn uống chẳng bao nhiêu nếu họ ăn dưới mức phải kiêng cữ, để tránh suy dinh dưỡng, dĩ nhiên họ phải theo dõi thường xuyên với bác sĩ gia đình.

Thức ăn phù hợp cho người bệnh tiểu đường

Nhiều bệnh nhân tiểu đường thường băn khoăn vì chế độ ăn quá khắt khe. Trong các bữa tiệc chỉ có dự mà không dám ăn, cuộc sống ẩm thực không còn gì là thú vị nữa... Thế nhưng, theo các bác sĩ, không hẳn phải bi quan đến như vậy...

Chọn thức ăn để giữ đường huyết ổn định

Theo bác sĩ Ngô Văn Quỹ và bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng (Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng thành phố), ăn uống phù hợp giúp giữ được tỷ lệ đường huyết ổn định, không lên xuống bất thường; giữ cho các chất béo trong máu ở mức độ vừa phải, phòng ngừa được các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, béo phì,... Đối với bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc insuline (týp 1), sau bữa ăn, tỷ lệ đường huyết sẽ tăng lên nên thường được giải quyết bằng phương pháp tiêm insuline (trước khi ăn) và dùng một lượng thực phẩm bổ sung phù hợp.

Người bệnh chỉ nên sử dụng đường trong các món nấu nướng như: canh chua, kho cá, thịt, pha nước mắm,... hoặc chỉ nửa muỗng cà phê trong tách cà phê sáng. Nên ưu tiên sử dụng chất bột đường phức tạp như đậu, khoai, gạo, mì, nui, các loại rau xanh và trái cây ít ngọt. Các chất này được cơ thể hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết và nhiều chất xơ cần thiết.

Trong số những người bệnh tiểu đường, có đến 2/3 bệnh nhân không phụ thuộc insuline (týp 2) và cũng là những người mập phì, có số cân nặng dư thừa, một điều không tốt cho sức khỏe.

Theo các bác sĩ, chỉ riêng việc giảm cân đã là cách điều trị có hiệu quả, không cần dùng đến thuốc hoặc dùng với liều lượng rất ít và chỉ trong thời gian ngắn. Trong chế độ ăn giảm cân, người bệnh tăng cường lượng rau xanh, trái cây ít ngọt, thịt nạc thay cho cơm và các thức ăn chiên, quay; nên uống các loại nước trái cây, sữa đã lọc bỏ bơ, cà phê đen không đường... Tuy nhiên, luyện tập thể dục ở mức độ vừa phải (đi bộ, lao động hằng ngày, chạy xe đạp, bơi lội,...) cũng giúp hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Có thể chủ động thay thế các món ăn

Theo bác sĩ Kim Hưng, người bệnh tiểu đường cần biết cách tổ chức các bữa ăn cho mình và cho cả gia đình. Đừng để gia đình phải “chịu đựng” vì chế độ ăn kiêng của mình. Hơn nữa, cách ăn uống của người tiểu đường cũng là cách ăn uống tốt nhất cho tất cả mọi người trong gia đình. Có đến hàng trăm, hàng nghìn món ăn khác nhau để ta lựa chọn và thay đổi. Khi đi ăn tiệc hay công tác, người tiểu đường nắm được những nguyên tắc chính trong chế độ ăn uống sẽ dễ chủ động trong việc chọn món ăn phù hợp. Những thức ăn thông dụng nhất có thể xem là “thức ăn mẫu” và được chọn trong các bữa ăn hằng ngày ở nước ta là: cơm - thịt heo nạc - rau xanh - dầu ăn.

Khi đã xác định số lượng calo phù hợp với nhu cầu hằng ngày của mình (2.000 calo cho người lao động nhiều, người bệnh suy kiệt, phụ nữ mang thai; khoảng 1.600 calo cho người làm việc nhẹ, người đang thực hiện giảm cân,...) thì người bệnh có thể thay thế hàng trăm món khác vào “công thức mẫu” trên - Điều mà xưa nay nhiều người bệnh vốn không biết hoặc “thà nhịn chứ không dám ăn mạo hiểm”. Đối với cơm, ta có thể thay thế bằng xôi, bún, nui luộc, bánh phở, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang, khoai mì, khoai môn, bánh mì, bánh chưng, mì ăn liền,...

Trong khi đó, thịt nạc có thể thay thế bằng: thịt bò, cá nạc, lươn, gà, chim, tôm tép tươi, ếch, cua, tàu hũ, trứng, chả lụa, tim, gan, nghêu, sò, sữa bò, sữa đậu nành. Dầu ăn có thể chọn đậu phộng, mè, nước cốt dừa, ít mỡ heo... Về rau, người bệnh có thể chọn: rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, khổ qua, dưa leo, củ cải trắng, đậu bắp,... Nhiều bác sĩ khuyên nên dùng nhiều rau xanh trong ngày nếu thích, có thể hơn mức 400g (tương đương 2-3 bó rau). Ở trái cây, người bệnh có thể chọn các loại: đu đủ, dưa hấu, chuối già, chuối sứ, cam, quít, xoài, chôm chôm, thanh long, táo, bưởi, ổi, mận, vú sữa...

Tuy nhiên, người tiểu đường nên chia số lượng thức ăn trong ngày ra làm 4 hay 6 bữa, phù hợp với nếp sống và thời gian sinh hoạt, làm việc. Thông thường, chia 2/3 lượng thức ăn vào 3 bữa chính: sáng, trưa và chiều. Số còn lại dùng giữa các bữa chính và tối trước khi đi ngủ.

Ăn uống dành cho người bệnh tiểu đường

Từ cây lô hội (nha đam): Dùng 200gr lô hội tươi, rửa sạch, gọt vỏ, bỏ gai, giã nát, thêm vào 200ml nước chín, ép lấy nước cốt uống trong ngày, hoặc xay bằng máy xay sinh tố để tủ lạnh uống cả ngày.

+ Từ cây đậu bắp: Mỗi ngày dùng 500gr cây đậu bắp tươi hoặc 100 gr cây khô, thái nhỏ nấu với 2 lít nước còn lại 1 lít. Uống cả ngày.

+ Từ hạt trái trâm: Dùng trái trâm chín bóc bỏ vỏ, phơi khô, giã nát. Mỗi ngày dùng 100gr, nấu nước uống cả ngày.

+ Từ bào ngư: Mỗi ngày dùng 200gr bào ngư để nấu nước uống cả ngày.

+ Từ hoa đậu ván trắng: Hoa đậu ván loại trắng (30gr), nấm mèo (30gr). Cả 2 vị phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn, trộn đều. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 10gr (2 muỗng cà phê), pha với nước chín.

+ Từ dây khổ qua, ô rô, lô hội: Mỗi loại 20gr (dùng loại khô), nấu nước để uống cả ngày.

+ Từ hạt me: Dùng 1kg hạt me chín, cho vào nồi bằng gang, đổ ngập nước, đun đến chín. Tiếp tục đun cho đến cạn nước, rồi sao cho khô, vàng thơm. Để nguội, tán bột mịn. Mỗi lần dùng 10gr với nước chín. Ngày 3 lần, trước khi ăn.

+ Từ táo đỏ và kén tằm: Táo đỏ 7 quả, kén tằm 7 con. Nấu nhừ với 1 lít nước sôi. Để nguội dùng trong ngày.

+ Từ râu bắp và cọng rau muống: cọng rau muống (60gr), râu bắp (30gr). Rửa sạch nấu chung để lấy nước uống.

+ Từ rau cần tây: 500gr rau cần tây, rửa sạch, giã nát, thêm vào 200 ml nước chín, vắt lấy nước cốt. Uống cả ngày.

+ Từ rau cải soong và kê nội kim: rau cải soong (200 ), kê nội kim (15gr), cộng với 20gr nấm mèo. Bỏ chung 3 loại vào nấu nước để uống trong ngày.

+ Từ lá ổi non: Dùng 100gr lá ổi non còn tươi, nấu nước uống cả ngày.

+ Từ vỏ bí đao, vỏ dưa hấu và thiên hoa phấn: Mỗi thứ 20gr, bỏ chung vào nấu sôi với 1 lít nước trong vòng 10 phút. Dùng cả ngày.

+ Từ củ mài, bí đao: Củ mài 50gr, bí đao còn tươi dùng cả vỏ và hạt 100 gr cộng với 50 gr lá sen. Nấu nước để uống cả ngày.

+ Từ vỏ củ khoai lang trắng: Dùng 50gr vỏ tươi củ khoai lang trắng nấu nước uống cả ngày.

+ Từ đậu đũa: Mỗi ngày ăn 300gr đậu đũa luộc, bớt đi một lượng cơm.

Những món ăn cần tránh đối với người bệnh tiểu đường

Kiêng dùng thức ăn chứa nhiều đường như bánh, mứt, kẹo, chocolate, chè ngọt, bánh bông lan, đường trắng, nước trái cây, khoai lang, sữa đặc có đường (có thể uống sữa đậu nành không đường, sữa tươi không đường)... Khống chế lượng đường đưa vào là mấu chốt của người bệnh tiểu đường điều trị bằng chế độ ăn uống.

Do chức năng tụy tạng không bài tiết đủ lượng tương đối hay tuyệt đối insulin, các kích tố khác tương ứng tăng cao, vì thế lượng đường đầu vào phải được khống chế, một số người bệnh tiểu đường nặng, tổng lượng đường dùng hằng ngày không vượt quá 250mg, lượng đường cụ thể này tùy theo bệnh trạng mà quy định.

Những thức ăn giàu tinh bột (bánh mì, bún, phở, bánh bao...) thì cần điều chỉnh, tiết chế theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Hạn chế thức ăn chứa nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt mỡ (mỡ bò, mỡ heo...), nội tạng động vật (bộ đồ lòng), mực, óc động vật, gan...

Các loại trái cây ngọt có nhiều đường như: Nhãn, sapôchê, sầu riêng (rất kỵ), xoài chín, nho, vải... vì sau khi ăn, lượng đường huyết sẽ tăng cao.

Đối với người bệnh nặng, chức năng thận bị rối loạn, tuyệt đối hạn chế chất đạm.

Tuyệt đối kiêng rượu và thuốc lá.

Cá nhiều mỡ có thể gây tiểu đường

Hấp thụ lượng cao POP (tên gọi nhóm chất độc organochlorine) có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường týp 2. POP gồm các chất polychlorinated biphenyl (PCBs) và thuốc trừ sâu DDT, thường có trong các loại cá nhiều mỡ như cá hồi, cá thu...

Đó là kết quả một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển. 6% số đàn ông và 5% số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong cơ thể có hàm lượng cao đối với hai hóa chất này. Những chất độc như POP có thể làm giảm khả năng hấp thu glucose của tế bào hoặc gây ra một loạt phản ứng phức tạp làm rối loạn khả năng phân hủy chất béo của cơ thể.

Uống trà để tránh tiểu đường

Các nhà khoa học Mỹ đã đi đến kết luận trên sau một cuộc nghiên cứu trên những con chuột bị bệnh tiểu đường.

Nhóm nghiên cứu đã cho những con chuột này uống trà xanh, trà đen, trà ô long với chưa đến 5 tách/ngày, trong vòng 3 tháng và sau đó theo dõi các thành phần hóa học trong máu cũng như thị giác của chúng. Kết quả cho thấy, việc uống trà thường xuyên giúp gia tăng hoạt động của insulin ở những con chuột này gấp 15 lần so với bình thường, từ đó giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường cũng như những biến chứng rắc rối của căn bệnh này, chẳng hạn như bệnh đục nhân mắt.

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tiểu đường

Tiểu đường ở giai đoạn nhẹ có thể điều chỉnh bằng chế độ ăn

 Bệnh đái đường gồm 3 loại:

1. Đái đường Insulin (týp 1) hay gặp ở trẻ em và những người trẻ tuổi, do thiếu hụt Insulin nội sinh, tuy nhiên cũng có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào do cơ thể không tiết được Insulin.

2. Đái đường không phụ thuộc Insulin (týp 2) thường gặp ở người ngoài 30 tuổi, phần lớn ở những người béo phì, chế độ ăn, dinh dưỡng dư thừa.

3. Các loại đái đường khác (thứ phát) như bệnh lý của tuyến tụy, hội chứng Curshing...

Như vậy tiểu đường có thể xảy ra ở bất kỳ lừa tuổi nào, chỉ khác nhau về nguyên nhân gây bệnh và cách thức điều trị.

Ở người lớn tuổi, kết quả điều trị đái duờng phụ thuộc vào nhiều yếu tố; týp đái đường, mục tiêu điều trị, giai đoạn của bệnh, đã có biến chứng chưa , có hay bị stress không…, nếu nhẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn là đã có kết quả. Vì vậy phải định kỳ kiểm tra đường máu, phát hiện sớm bệnh thì tiên lượng thường tốt và điều trị cho kết quả khả quan.

Đậu phộng giúp ngừa bệnh tiểu đường týp 2

Chị em nào thường xuyên ăn đậu phộng hoặc bơ lạc ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2 hơn so với những người khác. Các nhà khoa học thuộc Đại học Y Harvard (Mỹ) đã rút ra kết luận này sau khi nghiên cứu trên gần 84.000 người ở độ tuổi 34-59 trong 16 năm.

Những ai ăn 140g đậu phộng hay bơ lạc mỗi tuần đã giảm được 27% nguy cơ mắc bệnh. Trong đậu phộng có chứa chất béo chưa bão hòa giúp cải thiện độ ổn định của insulin và đường máu. Ngoài ra, do giàu các chất chống oxy hóa và nhiều thành phần dinh dưỡng khác nên những loại thực phẩm này còn giúp ngừa bệnh tim nhờ làm giảm lượng cholesterol trong máu.

Lạc phòng ngừa bệnh tim mạch và tiểu đường

Do có hàm lượng acid béo cao nên lạc từng bị coi là một thực phẩm không tốt, có thể gây béo phì và tiểu đường. Nhưng các nhà khoa học ở Đại học Harvard (Mỹ) đã kết luận, chính acid béo và các chất khác trong lạc đã làm hàm lượng cholesterol trong máu trở về mức vừa phải.

Theo các nhà khoa học, arginine trong lạc có tác dụng tích cực trong phòng và điều trị các bệnh tim mạch. Trong tương lai, arginine có thể sẽ được sử dụng như một “vũ khí” hữu hiệu giúp phòng và chữa bệnh tim mạch. Ngoài ra, arginine cũng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất oxit nitơ (NO) - một chất đóng vai trò quan trọng trong việc huy động khả năng đề kháng của hệ miễn dịch, thông qua tăng cường sản xuất các đại thực bào. Người ta tin rằng, tình trạng thiếu NO khiến một số người trở nên nhạy cảm hơn với vi khuẩn. Các nhà khoa học đã chứng minh, có sự liên hệ giữa nhiễm trùng và nguy cơ mắc bệnh đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Vì vậy, có thể đây cũng là một trong những khả năng tích cực của lạc với căn bệnh tim mạch.

Các nhà khoa học của Đại học Linkoeping đã nghiên cứu trên 120 bệnh nhân lao cấp tính ở Ethiopia. Họ được chia làm hai nhóm. Một nhóm dùng arginine dưới dạng thuốc (với hàm lượng 1 g/ngày, tương đương ăn 30 g lạc) và nhóm thứ 2 dùng giả dược. Tất cả đều được điều trị bằng hóa chất chống lao. Kết quả thu được sau 4 tuần: Ở nhóm dùng arginine, triệu chứng ho giảm nhanh hơn so với nhóm dùng giả dược. Hàm lượng vi khuẩn lao trong đờm của nhóm 1 cũng thấp hơn so với nhóm 2.

Ăn lạc giúp ngăn chặn được bệnh đái tháo đường. Đây là kết quả nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng Harvard trên 83.000 phụ nữ ở độ tuổi 34-59 và được theo dõi trong 16 năm. Phụ nữ ăn lạc ít nhất 5 lần mỗi tuần làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tới 20% so với những người ăn ít hoặc không ăn lạc và sản phẩm chế biến từ lạc. Theo các nhà nghiên cứu, điều này cũng đúng với cả nam giới.

Trong lạc có sắt và magne, giúp cân bằng lượng insulin và glucose trong cơ thể, phòng đái tháo đường. Bác sĩ Fennell (thuộc nhóm nghiên cứu) cho rằng, chúng ta nên ăn lạc thay vì ăn các loại hạt đã được tinh chế bởi lạc rất tốt cho cơ thể, giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Ông còn nhấn mạnh: “Điều đó không có nghĩa là chúng ta phải ngừng ăn các loại thức ăn khác và chỉ ăn lạc, trái lại cần phải biết điều hòa thì mới mong có được một cơ thể khỏe mạnh và không bệnh tật”.

Một nghiên cứu mới đây cho biết, bơ lạc rất có lợi cho tim, vì chúng sẽ thay thế cho những lipid có hại và những lipid chưa bão hòa. Ngoài ra, nó còn cung cấp chất dinh dưỡng bổ ích cho máu. Ron Eitenmiller, nhà nghiên cứu của Đại học Georgia, đã phát biểu: “Bơ lạc chứa lượng vitamin E cao như tất cả các loại đậu sống khác, thành phần dầu chủ yếu trong bơ lạc cũng có tác dụng tốt vì giữ được hàm lượng vitamin". Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng: khi được rang lên, lạc sẽ mất đi một lượng vitamin E. Nhưng với bơ lạc, lượng vitamin này lại được xay nhuyễn, còn những lượng bị mất đi sẽ được bổ sung bằng những chất ổn định và những thành phần khác trong lúc được sản xuất.

Tuy nhiên, trong lạc mốc có chứa độc chất có thể gây ung thư. Vì vậy, cần chú ý lựa chọn lạc và các sản phẩm chế biến từ lạc để tránh ăn phải lạc mốc.

Đậu xanh nấu bí đỏ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Món ăn từ đậu giúp phòng chống bệnh tiểu đường. Đậu xanh, đậu ván, đậu tương... có hàm lượng đạm rất cao, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi. Vì thế, các món ăn từ đậu rất thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, giúp hạ đường huyết và thanh nhiệt chỉ khát.

Bài 1: dùng cho người bị tiểu đường có biểu hiện khô họng khát, chóng mặt, buồn nôn, khả năng tiêu hóa và hấp thụ kém. Bài thuốc gồm: biển đậu 100 g, cà chua 150 g, thịt lợn nạc 50 g, dầu đậu nành 10 g, xì dầu và gia vị vừa đủ. Cà chua rửa sạch, bổ nhỏ, thịt lợn thái miếng, biển đậu bỏ gân xơ, bẻ đoạn. Cho dầu đậu nành vào chảo, đun nóng già rồi cho thịt lợn vào xào trước, tiếp đó cho biển đậu và gia vị vào, đun nhỏ lửa cho đến khi các vị mềm, cuối cùng cho cà chua vào, đun to lửa, đảo đều một lúc là được.

Bài 2: giúp tư âm nhuận táo, bổ trung ích khí, dùng thích hợp cho người bị tiểu đường, ho khan, suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng. Bài thuốc gồm đậu rựa 800 g, cải bẹ 50 g, một ít gừng tươi, dầu vừng hoặc dầu lạc và gia vị vừa đủ. Cách chế: đậu rựa bỏ hai đầu và gân xơ, bẻ nhỏ, rau cải loại bỏ tạp chất, rửa sạch, thái vụn, gừng băm nhỏ. Bỏ đậu rựa vào xào trước, rau cải xào sau, nêm gia vị, cho đến khi mềm là được.

Bài 3: công dụng kiện tỳ dưỡng huyết, làm giảm đường huyết, rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường. Mộc nhĩ đen 60 g, biển đậu 60 g. Hai thứ sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Uống mỗi ngày 2,3 lần, mỗi lần 9 g.

Bài 4: bổ trung ích khí, thành nhiệt và làm hết khát. Bài thuốc gồm bí đỏ 450 g, đậu xanh 200 g, bỏ ruột và hạt đậu, thái miến, đậu xanh đãi sạch cho vào nồi, hầm cùng với bí đỏ cho thật nhừ, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong này.

Bài 5: có tác dụng thanh nhiệt chỉ khát, làm hạ đường huyết, dùng cho bệnh nhân tiểu đường thuộc thể táo nhiệt với triệu chứng như miện khô họng khát, gầy yếu, bị sốt nhẹ về chiều…Cần đậu phụ 100 g, mướp đắng 150 g, dầu lạc và gia vị vừa đủ. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột và hạt, thái miếng, xào với dầu lạc, đến khi gần chín cho tiếp đậu phụ vào, đun to lửa một lát là được. Ăn nóng mỗi ngày 1 lần.

Bài 6: công dụng bổ trung ích khí, cường thận ích vị, làm giảm mỡ máu và hạ huyết áp, dùng cho người bệnh tiểu đường thể chất hao gầy, ăn nhiều mau đói. Cần đậu đen 30 g, hoàng tinh 30 g, mật ong 10 g. Đậu đen rửa sạch, hầm kỹ trong 2 giờ, cho mật ong vào quấy đều là được. Ăn mỗi ngày 2 lần mồi lần 1 bát nhỏ.

Bài 7: công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dương vị, trừ mỡ giảm béo, phù hợp với người bị tăng huyết áp và bệnh động mạch vành tim. Cần đậu tương 100 g, nấm rơm 100 g, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ. Đậu phụ thái miếng, nấm rơm rửa sạch. Cho dầu đậu tương vào chảo nóng già rồi cho đậu phụ và nấm vào xào to lửa, ăn nóng.

Bài 8: công dụng tư âm nhuận táo, ích khí hòa huyết, dùng cho bệnh nhân tiểu đường, tiêu hóa kém, táo bón. Cần đậu phụ khô 100 g, rau cải xoăn 500 g, dầu đậu tương. Đậu phụ thái miếng, rau cải rửa sạch cắt đoạn. Đem xào hai thứ với dầu đậu tương, chế đủ gia vị, làm thức ăn hằng ngày.

Chữa tiểu đường bằng dược thảo

Để điều trị hiệu quả chứng tiêu khát, với các triệu chứng chủ yếu như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu tiện nhiều (y học hiện đại gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin- type 2), y học cổ truyền dùng nhiều bài thuốc với các dược thảo dễ kiếm sau đây.

(Bột mướp đắng khô giúp bệnh nhân tiều đường hạ đường máu).

Bạch truật có tác dụng hạ đường máu trên động vật đã được gây đái tháo đường (ÐTÐ) thực nghiệm. Trong y học cổ truyền, bạch truật được dùng phối hợp với một số dược thảo khác để trị ÐTÐ. Các hoạt chất gây hạ đường máu là các atractan A, B và C.

Bài thuốc: Bạch truật 12g, hoàng kỳ 65g, đảng sâm 25g, hoài sơn 15g, phục linh 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Mỗi đợt điều trị 2 tháng.

Cam thảo đất Hoạt chất amellin trong cam thảo đất có tác dụng làm giảm đường máu và các triệu chứng của bệnh ÐTÐ, sự giảm nồng độ đường trong máu và nước tiểu diễn ra dần dần. Nó làm tăng mức dự trữ kiềm bị hạ thấp ở bệnh nhân ÐTÐ và giảm hàm lượng các chất tạo ceton trong máu.

Câu kỷ có tác dụng hạ đường máu trên động vật ÐTÐ và tác dụng ức chế men aldose reductose. Men này gây tích lũy sorbitol trong tế bào, là nguyên nhân quan trọng sinh những biến chứng nghiêm trọng của ÐTÐ như bệnh về võng mạc, thần kinh và thận. Câu kỷ được dùng phối hợp với các vị khác trong y học cổ truyền để làm thuốc chống ÐTÐ.

Bài thuốc: Câu kỷ 12g, thục địa 20g, hoài sơn 20g, thạch hộc 12g, mẫu đơn bì 12g, sơn thù 8g, rễ qua lâu 8g, sa sâm 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu bởi một số chất vẫn thường gây ÐTÐ trên động vật thí nghiệm. Trên lâm sàng, cho bệnh nhân ÐTÐ uống dịch ép hành tây đã có tác dụng làm giảm đường máu. Hành tây sống cho vào thức ăn hàng ngày của bệnh nhân ÐTÐ không phụ thuộc insulin đã có tác dụng hiệp đồng và làm giảm liều thuốc cần thiết để điều trị bệnh.

Ðể làm giảm đường máu, cho bệnh nhân ÐTÐ uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.

Quả mướp đắng còn xanh có tác dụng hạ đường máu trên động vật đã được gây ÐTÐ thực nghiệm. Khi cho động vật uống hàng ngày trong thời gian dài, nó làm chậm sự phát triển bệnh võng mạc và đục thủy tinh thể của mắt. Mướp đắng có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ những gốc tự do - là một trong những nguyên nhân gây ÐTÐ. Quả mướp đắng có tác dụng làm tăng khả năng dung nạp glucose của bệnh nhân ÐTÐ.

Trên lâm sàng, cho bệnh nhân ÐTÐ type 2 uống đều đặn hàng ngày bột quả mướp đắng đã có tác dụng hạ đường máu, tác dụng này có tính chất tích lũy và tăng dần. Ðường máu hạ xuống gần mức bình thường sau 4-8 tuần điều trị. Sau đó, tác dụng hạ đường máu được duy trì với liều mướp đắng bằng một nửa liều ban đầu.

Hoạt chất chính trong mướp đắng có tác dụng hạ đường máu là charantin, glycosid steroid.

Bài thuốc: Dùng quả mướp đắng đã phát triển to nhưng còn xanh, thái mỏng, phơi nắng cho khô. Khi dùng tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 12-20g, chia làm 2-3 lần, sau bữa ăn, chiêu với nước. Sau khoảng 2 tháng dùng thuốc, khi đường máu hạ xuống gần mức bình thường, giảm liều thuốc xuống một nửa để duy trì.

Nếu có nhu cầu dự trữ mướp đắng khô lâu ngày để dùng dần thì để nơi khô mát, thỉnh thoảng đem phơi hay sấy khô để tránh mốc mọt.

Nhân sâm có tác dụng hạ đường máu trên động vật đã được gây ÐTÐ thực nghiệm. Trong thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân ÐTÐ, nhân sâm có tác dụng hiệp đồng với thuốc hóa dược. Nếu dùng nhân sâm phối hợp với thuốc hóa dược thì có thể giảm bớt liều thuốc này, thời gian hạ đường máu được kéo dài hơn. Trong y học cổ truyền, nhân sâm được dùng phối hợp với một số dược thảo khác chữa ÐTÐ.

Bài thuốc: Nhân sâm 15g, thiên môn 30g, sơn thù 25g, câu kỷ 15g, sinh địa 15g. Sắc riêng nhân sâm và cô thành 30ml cao, sắc chung 4 dược liệu còn lại và cô thành 170ml cao lỏng, trộn lẫn hai cao này. Mỗi lần uống 20ml, ngày dùng 2-3 lần trước bữa ăn.

Sinh địa có tác dụng hạ đường máu trên động vật ÐTÐ. Hoạt chất hạ đường máu là các glycosid iridoid A, B, C và D. Sinh địa cũng có tác dụng làm chậm sự phát triển biến chứng đục thể thủy tinh ở mắt và giảm các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ÐTÐ. Sinh địa được dùng phối hợp với các vị khác trong y học cổ truyền để trị ÐTÐ.

Bài thuốc:

- Sinh địa 800g, hoàng liên 600g. Giã sinh địa vắt lấy nước, tẩm vào hoàng liên, phơi khô rồi lại tẩm, làm như vậy cho đến hết nước sinh địa. Tán nhỏ hoàng liên, làm thành viên. Mỗi lần uống 10g, ngày dùng 2-3 lần.

- Sinh địa, hoài sơn, phục linh, mỗi vị 15g; Sơn thù, trạch tả, ngưu tất, mỗi vị 10g; Hạt mã đề, mẫu đơn bì, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

Thiên môn

Trong y học cổ truyền, thiên môn được dùng phối hợp với các dược thảo khác trị ÐTÐ.

Bài thuốc: Thiên môn 12g, thạch cao 20g; Sa sâm, mạch môn, hoài sơn, bạch biển đậu, ý dĩ, mỗi vị 12g; Tâm sen 8g. Sắc uống ngày 1 thang

Hãy chăm sóc kỹ đôi chân nếu bị tiểu đường

Nhiều bệnh nhân tiểu đường phải cắt cụt cả bàn chân hay cẳng chân do biến chứng nhiễm trùng, hoại tử. Căn bệnh này khiến chân bạn vừa thiếu sự nuôi dưỡng, vừa mất cảm giác nên nếu không để ý, chúng sẽ loét dần và khi bạn nhận ra thì đã quá muộn.

Người mắc tiểu đường bị tổn thương đa dây thần kinh lan tỏa đến tận bàn tay, bàn chân, mà biểu hiện khởi đầu là cảm giác tê rần chân tay, đôi khi thấy quá nóng hoặc quá lạnh, châm chích... Nhiều người bị giảm hoặc mất cảm giác đau ở chân nên khi bị một vết thương, có thể họ không nhận biết được.

Bệnh nhân tiểu đường còn dễ bị xơ cứng mạch máu, khiến sự tưới máu nuôi dưỡng ở những vùng xa như tay chân giảm đi; hậu quả là quá trình lành vết thương ở đây diễn ra rất chậm và khó khăn.

Trong tất cả các nguyên nhân trên, mất cảm giác là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến biến chứng loét bàn chân ở người bị tiểu đường. Do không còn cảm giác đau nên họ mất khả năng nhận biết và chăm sóc khi đạp chân lên gai, mảnh chai hoặc vật sắc nhọn, khiến vết thương ngày một nặng hơn. Thậm chí nhiều người còn không biết mình bị loét chân, cho đến khi mủ từ vết thương bục ra thấm qua giày dép. Những vết loét này là cơ hội cho sự nhiễm trùng.

Việc điều trị nhiễm trùng ở người bệnh đái tháo đường là hết sức khó khăn, vì thường có 3-4 loại vi trùng, rất khó trị bởi những thuốc kháng sinh thông thường. Bệnh lý về mạch máu làm giảm sự nuôi dưỡng vết thương cũng khiến việc điều trị trở nên nan giải. Nếu không được quan tâm săn sóc đúng mức, chân sẽ bị hoại tử và phải tháo đi.

Cách chăm sóc đôi chân

Luôn luôn đi giày: Nếu đi chân không, bạn có thể đạp lên mảnh chai, vật sắc nhọn mà không hay biết. Nên mang giày có đế vững vàng và độ đàn hồi tốt, vừa chân, tránh bó hẹp. Một số chuyên gia lưu ý không nên mang sandal, guốc hay dép, và cần thay đổi giày sau khi mang liên tục 4-5 giờ.

Khi đi giày phải luôn có tất: Mang tất là điều cần thiết, giúp tạo thêm một lớp đệm giữa giày và các mấu xương gồ lên của bàn chân, ngăn ngừa sự xây xát tạo ra vết thương gây nhiễm trùng. Tốt nhất nên dùng loại tất làm từ sợi vải hay sợi len. Cần thay đổi nhiều lần nếu bàn chân thường ra mồ hôi.

Luôn giữ vùng da bàn chân sạch sẽ: Da chính là hàng rào bảo vệ ngăn cản sự xâm nhập của vi trùng. Để đảm bảo vệ sinh vùng da bàn chân, cần rửa nước ấm và xà phòng hàng ngày để tránh nhiễm trùng. Lưu ý không được ngâm chân trong nước vì sẽ làm da mềm và bở, dễ gây trầy xước. Da khô là biểu hiện thường gặp của người bệnh đái tháo đường, cũng là yếu tố dễ làm bàn chân nứt nẻ, nhất là vùng gót. Các vết nứt nẻ này là nguy cơ của sự nhiễm trùng nghiêm trọng. Vùng da khô cần được bôi thuốc giữ ẩm. Hiện nay có một số loại kem bôi ngoài da có tác dụng giữ ẩm cho vùng da khô như Bridge Heel Balm...

Phải quan tâm đến các vết chai (vùng da dày cộm) ở bàn chân: Vết chai thường được tạo ra do sự ma sát giữa giày và bàn chân, hay gặp ở mu bàn chân. Còn các cục chai cứng thường có ở gan bàn chân do sự tì đè của cơ thể lên chỗ xương gồ ghề. Những vết chai và cục chai cứng dễ tạo ra các bóng nước (nốt phồng) ở bên cạnh, khi vỡ sẽ gây nhiễm trùng. Để khắc phục, tốt nhất nên mang giày vừa chân. Khi đã có vết chai, cần cắt tỉa thường xuyên để ngăn ngừa bóng nước và nứt nẻ. Nếu đã xuất hiện những bóng nước, cần chú ý săn sóc để tránh nhiễm trùng.

Chăm sóc chu đáo các vết loét bàn chân: Đôi khi, dù đã rất cố gắng phòng ngừa nhưng loét vẫn xảy ra ở một vài điểm trên bàn chân. Việc chăm sóc chúng hết sức khó khăn. Muốn đạt hiệu quả tốt, bạn phải có kỹ thuật chuyên môn, kết hợp giữa điều trị nhiễm trùng thật tốt và can thiệp phẫu thuật kịp thời đối với các vết loét có nguy cơ gây hoại tử, viêm tủy xương... Một khi đã có vết loét xuất hiện, ngoài việc tự chăm sóc, bạn cần có sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc.

Hầu hết các vết loét chân ở bệnh nhân đái tháo đường thường là do áp lực tì đè của cơ thể, làm cho vùng da chân bị phá vỡ, nứt nẻ... Muốn vết thương mau lành và tránh nặng thêm, cần loại trừ việc tạo áp lực lên vết thương. Tốt nhất người bệnh nên dùng nạng hay xe lăn khi di chuyển.

Chăm sóc móng chân và tránh các trầy xước: Không được sử dụng bấm móng tay hay các dụng cụ sắc bén như dao, kéo để cắt móng, nên dùng dụng cụ dũa móng, tốt nhất là dùng loại dũa móng làm bằng giấy nhám. Cần tư vấn bác sĩ và điều trị ngay tình trạng nấm móng hoặc móng không phát triển. Chăm sóc ngay các vết trầy xước bằng cách rửa nước ấm và xà phòng hoặc chất sát trùng, sau đó băng vô trùng che vết thương.

Bệnh nhân tiểu đường nên kiểm tra huyết áp ban đêm

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học New Zealand cho thấy, đối với bệnh nhân tiểu đường type 1, việc không hạ huyết áp ban đêm có thể là dấu hiệu báo trước bệnh nhân sẽ bị suy thận. Khoảng 40% trường hợp suy thận là do tiểu đường gây ra.

Ở người bình thường, huyết áp giảm xuống vào ban đêm. Ở nhiều bệnh nhân tiểu đường type 1, chỉ số huyết áp được giữ nguyên vào thời điểm này, đồng thời hàm lượng albumin trong nước tiểu cũng tăng cao. Albumin chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh suy thận.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, kết quả trên có thể cũng đúng đối với bệnh nhân tiểu đường type 2.

“Bát vị tri bá gia giảm” chỉ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

PGS-TS Tạ Văn Bình, giám đốc BV Nội tiết trung ương, khẳng định cho tới nay chưa có một bài thuốc tây y hay đông y nào được công nhận có tác dụng điều trị khỏi bệnh đái tháo đường type 2.

Vừa qua, nhiều cơ quan báo chí thông tin về việc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 bằng bài thuốc “Bát vị tri bá gia giảm” tại Bệnh viện Y học cổ truyền (BVYHCT) tỉnh Hải Dương. Là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở VN - các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng”, PGS-TS Tạ Văn Bình cho biết: trong đề tài nói trên có một nhánh nghiên cứu về “điều trị hỗ trợ bệnh đái tháo đường bằng bài thuốc y học cổ truyền” được tiến hành tại BVYHCT trung ương với dạng thuốc khác dạng thuốc sử dụng tại BVYHCT Hải Dương. Nhóm bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu cũng không đồng nhất với nhóm bệnh nhân của BVYHCT Hải Dương.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tác dụng bài thuốc chỉ dừng ở mức hỗ trợ điều trị cho một số người bệnh đái tháo đường type 2 thể nhẹ, chưa có biến chứng, không có tác dụng chữa khỏi bệnh.

Xịt Exubea thay vì tiêm insulin

Thay vì tiêm insulin mỗi ngày, nay người bệnh tiểu đường có hy vọng dùng một loại thuốc xịt vào họng có tên Exubea. Các cố vấn y tế liên bang Mỹ hôm qua đã đề nghị chính phủ chấp nhận loại insulin dạng xịt đầu tiên mang tên Exubera. Ống xịt insulin này sẽ giúp người bị bệnh tiểu đường không còn khốn khổ khi phải tiêm insulin hàng ngày.

Trong quá trình thử nghiệm các bác sỹ cho biết, ống xịt insulin cho tác dụng như tiêm trong việc nâng cao lượng đường trong máu. Một số bệnh nhân dùng ống xịt chỉ hơi bị ho và thở kém hơn khi hít insulin chứ không bị tác động tiêu cực nào.

Hiện giờ, chỉ những người bị bệnh về phổi và hay hút thuốc lá là không được sử dụng loại ống xịt insulin này. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn tiếp tục kiểm tra những tác động dài hạn của việc cung cấp thêm insulin cho cơ thể thông qua đường hô hấp.

Các công ty dược cho biết họ sẽ tiếp tục nghiên cứu về tác động của phương pháp chữa tiểu đường mới này đến tận năm 2019. Họ tin tưởng vào tương lai của việc sử dụng ống xịt insulin và cho rằng số lượng người sử dụng ống xịt thuốc sẽ nhiều không kém gì lượng người tiêm insulin.

Bệnh tiểu đường gây liệt dương

 Những biến chứng của đái tháo đường là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh liệt dương ở nam giới. Theo các số liệu thống kê, ở tuổi 70, cứ 10 người thì có một người mắc bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (ta thường gọi là bệnh đái tháo đường type 2). Tỷ lệ bệnh đái tháo đường type 2 tăng dần theo tuổi và lên đến khoảng 10% vào tuổi 70.

Bệnh thường bị chẩn đoán trễ trung bình khoảng 7 năm kể từ khi mắc. Đó là vì đái tháo đường không lệ thuộc insulin là một bệnh âm thầm, không có triệu chứng trong một thời gian dài. Vì vậy, khi chẩn đoán được bệnh, các biến chứng thường đã xảy ra và có đến 50% trường hợp bị tổn thương mạch máu lớn. Biến chứng ở mạch máu lớn bắt đầu từ giai đoạn không dung nạp glucose.

Những tổn thương gây ra do đái tháo đường

1. Trên mạch máu

Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Các tai biến mạch máu não, bệnh thiếu máu cục bộ tim và viêm động mạch chi dưới trên bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 2-6 lần so với những người không bị đái tháo đường.

Các bệnh ở mạch máu lớn chiếm 50 - 80% số ca tử vong (3/4 các trường hợp là do bệnh mạch vành, 1/4 do tai biến mạch máu não hoặc viêm động mạch).

2. Trên hệ thần kinh

Bệnh lý thần kinh cũng là một biến chứng thường gặp của đái tháo đường, tỷ lệ bệnh lý thần kinh lâm sàng ước tính vào khoảng 50% sau 25 năm diễn biến.

Những tổn thương này có thể là nguyên nhân gây mù lòa, bệnh lý tim mạch, kể cả tình trạng giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ và liệt dương ở nam giới.

Tại các nước châu Á, có khoảng 100 triệu nam giới than phiền bị rối loạn cương dương vật (ED) ở những mức độ khác nhau.

- 52% ở lứa tuổi từ 40-70, tuổi trung bình hay gặp nhất là 48 tuổi.

- Tỷ lệ mắc bệnh ED ở Trung Quốc là 25%; Indosenia là 21%.

- Đa số nghiện thuốc lá.

Biến chứng của bệnh đái tháo đường là làm tổn thương các mạch máu, tổn thương dây thần kinh, khiến sự dẫn truyền thần kinh bị xáo trộn, làm thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh, hậu quả là gây rối loạn cương dương vật và đưa đến bệnh liệt dương.

Triệu chứng

Những triệu chứng lâm sàng gợi ý đái tháo đường gồm: Hội chứng uống nhiều - tiểu nhiều, nhiễm trùng tái diễn ngoài da hoặc ở bộ phận sinh dục, những biến chứng bệnh lý vi mạch, bệnh xơ vữa mạch máu giai đoạn sớm hoặc đã nặng. Giảm thị lực, suy giảm chức năng tình dục, giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm, sức cương của dương vật không còn như trước, bất lực và dẫn đến tình trạng liệt dương tuyệt đối.

Điều trị

Có vài phương pháp để điều trị biến chứng của đái tháo đường gây liệt dương:

- Uống thuốc và dùng thuốc tại chỗ.

- Tiêm thuốc vào dương vật.

- Giải phẫu mạch máu.

- Dùng dụng cụ bơm chân không.

Trong điều trị bệnh đái tháo đường, quan trọng nhất là phải thường xuyên theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn chặn hay làm chậm lại các biến chứng thần kinh, thận và mạch máu.

Bài viết khác