Thứ Hai, 11 Tháng Sáu, 2012

Chuột rút

Trong đời, hẳn bạn thỉnh thoảng cũng từng bị “chuột rút”, bà con phía Nam gọi là “vọp bẻ”, chỗ này bị “rút lên thì chỗ khác bị “bẻ” xuống, rất khó chịu”. Vậy chuột rút là gì?
        Ðó là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, thường xuất hiện ở một bắp chân hay vai, gây cảm giác đau, tê, cứng đến mức không cử động được. Phần cơ co lại gống như “chuột” và “rút” ngắn như khi cậu Tý ở tư thế nằm nên bà con người mình gọi là “chuột rút”. Bệnh thường xảy ra vào ban đêm, khi đang ngủ, với những người bị bệnh tiểu đường, Parkinson, bệnh tuyến giáp, bệnh thận.
        Ðặc biệt, với những người đang bơi bỗng dưng bị co rút bắp chân, thì thật nguy hiểm vì không htể tiếp tục bơi được nữa. Lại có người lao động trong môi trường nhiệt độ cao, đổ mồ hôi nhiều, thiếu muối và một số chất điện giải, đang làm bỗng cứng đơ một chân, phải ngồi xuống xoa, nắn, bóp. Những vận động viên (VÐV) tập luyện với cường độ cao, acid lactic ứ lại làm cơ co bất thường; có người đang chạy phải dừng lại vì không thể chạy nổi nữa. Báo cáo cho thấy một nửa số VÐV chạy marathon bị chứng bệnh này. Những người thừa cân, béo phì, chân bị quá tải vì thể trọng bên trên đè ép xuống, máu ứ ở vùng dưới, chẳng những giãn tĩnh mạch mà cơ cũng bị co rút bất thường. Phụ nữ có thai cũng thường bị chuột rút.
        Nhìn chung, trong cơ thể bạn có sự biến động, mất cân bằng là sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự co giãn của cơ và thế là chuột rút xuất hiện.

        Vì sao bị chuột rút?
        Ba nghiên cứu gần đây về cảm thụ ở da, về phản xạ tủy và đo điện hoạt động của cơ 
(electromyography, EMG) đều thống nhất rằng: khi sự dẫn truyền thần kinh cơ bị rối loạn, thì lẽ ra cơ ở trạng thái giãn, lại tiếp tục co dẫn đến chứng (Scwellnus và cộng sự). Nếu đã do thần kinh cơ thì tế bào cơ cũng như những tế bào khác vận hành theo một quy luật chung: chúng co giãn nhịp nhàng là nhờ sự cân bằng của các ion (Na, CA, Kali, Mg...)
        Di truyền bên trong và bên ngoài cơ. Khi cân bằng này bị rối loạn do thiếu hay do vận đông không hợp lý sẽ gây ra sự co cứng.
        Hầu hết những VÐV bị chuột rút “cắn, rút” đều có mối liên quan đến phản xạ tủy, đó là các tế bào thần kinh vận động alpha. Sự mệt mỏi của tế bào vận động alpha xuất hiện ở reception cảm thụ đến cơ và ức chế cả sự vận hành ở gân của cơ. Nhận xét nữa khi bị lạnh (chảy xuống nước lạnh buổi sáng khi chưa làm ấm cơ thể) rất dễ bị chuột rút. Có một yếu tố phải kể đến là sự co cứng cơ đột ngột (chuột rút) cũng có tính chất gia đình. Nếu cha mẹ bạn bị chuột rút thì bạn cũng sẽ được kế thừa các chứng bệnh khó chịu này và khi đi bơi nhớ đi cùng với một vài người bạn phòng khi một bên “mái chèo” “chết máy” bất tử.

        Phòng và chữa chuột rút.
        Thường chuột rút không kéo dài và không gây hậu quả trầm trọng, nhưng nếu bạn đang làm việc hay đang vận động thì tai nạn có thể xảy ra.
        Chuột rút ở cẳng chân: bạn ngồi xuống, dùng tay kéo nhẹ các ngón chân cái. Nếu bạn đang chạy marathon, bị co cơ bắp đùi thì lập tức bác sĩ của bạn hoặc đồng nghiệp giúp kéo thẳng chân, ấn đầu gối xuống để cơ hết co, sau đó tiếp tục dùng dầu nóng xoa bóp. Nếu bạn bị giãn tĩnh mạnh chi dưới lại hay bị chuột rút, cần mang vớ (bít tất) có tác dụng đàn hồi để đè ép máu tĩnh mạch giúp chúng trở về tim tốt hơn, tránh ứ đọng. Phụ nữ nên mang giày thấp để không gây quá tải cho chi dưới.
        Muốn phòng bệnh, điều đơn giản là uống nước đủ bởi khi thiếu nước, sự chuyển hóa vật chất trong tế bào bị rối loạn sẽ gây ra biến động nhẹ đầu tiên là co rút cơ. Nếu bạn làm việc trong môi trường nóng nực, đổ mồ hôi nhiều, nên bổ sung chút muối trong nước uống. Người già thường lười vận động, lại ít uống nước, ban đêm bị chuột rút lại đổ lỗi “bệnh già”. Với người lớn tuổi, những bài tập như dưỡng sinh, yoga sẽ rất có lợi cho việc lưu thông khí huyết, tránh co cơ đột xuất. Nên tập thói quen tắm nước ấm trước khi ngủ sẽ phòng tránh được chuột rút ban đêm.
        Phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đi bộ nhẹ nhàng, khi ngủ gác chân cao, không làm việc nặng, tinh thần vui vẻ là đảm bảo cho em bé khỏe mạnh và bà bầu không bị khó chịu về chuột rút. Dùng tay massage hai bắp chân, vươn duỗi hai chân khi nằm cũng là động tác nên tập luyện. Những người tiểu đường thường kèm theo rối loạn chuyển hóa các chất khiến “chuột” kéo rút cả hai bắp chân càng phải tập luyện và uống thuốc đều đặn. Những người béo phì cũng cần tăng cường vận động để tránh những trận bị “chuột” rút bắp chân.  

Bài viết khác