Thứ Bảy, 26 Tháng Năm, 2012

Quốc Tổ và Quốc Mẫu

 

Strasbourg, ngày 11 tháng 5 năm 2003

 

TRẦN Minh-Tâm

Quốc-Tổ và Quốc-Mẫu,
(Nhân ngày của Mẹ (Fête des mères), nhớ đến truyền thuyết một Mẹ Trăm Con, với sự bình đẳng của người phụ nữ Việt trong gia đình và xã hội )

     Hôm nay, một lần nữa ngày của Mẹ tại Âu-Châu lại đến trong gia-đình chúng ta và trên thế-giới, nhắc lại cho chúng ta chữ hiếu của bổn phận làm con; và hơn nữa, cao xa hơn nữa, thánh thiện hơn nữa, bao la hơn nữa đó là tình thương, sự bao bọc, sự che chở, sự lo lắng v.v... nơi người Mẹ trong gia đình. Bổn phận của người đàn Bà trong gia đình, và đó cũng chính là bổn phận của một người đàn bà trong xã hội. Vì gia đình chính là một đơn vị nhỏ nhất để thành lập xã hội.
     Nhìn chung trên thế giới, chúng ta thấy vị trí của người Mẹ trong gia đình thật tối quan trọng. Kể từ ngày chấp nhận tạo dựng một gia đình, thì người đàn bà đã trở thành một Thủ quỹ trên nhiều khía cạnh cho một xã hội nhỏ này. Và nếu chúng ta chấp nhận hai chữ gia đình chính là một xã hội nho nhỏ, thì nơi đó chúng ta sẽ có những hoạt động của cộng đồng, nào là: Hội ái hữu tình thương, hội tương tế, hội văn hóa giáo dục, hội xây dựng v.v.. mà nơi đó, Mẹ chính là một người thủ quỹ ngân sách, đa tài và quan trọng.
     Vậy thì, sự bình đẳng của người đàn bà trên thế giới là một sự đương nhiên, không cần phải thảo luận, phải lý luận dài dòng, phải có nghị quyết, phải xuống đường đòi hỏi. Trong khi những người đàn bà, và những người Mẹ trong một gia đình trên thế giới đã có một sự bình quyền từ gia đình đến xã hội, thì người đàn bà Việt-Nam và người Mẹ trong một gia đình Việt-Nam có được sự bình đẳng này hay không?
Nhìn chung qua lịch sử xây và dựng nước của thế giới, chúng ta thấy rỏ phần đông các quốc gia trên thế giới đã lấy hình tượng nơi phái nam, hay là những người đàn ông làm biểu tượng cho một khuôn mẫu của sự anh hùng. Chẳng hạn như tại nước Pháp, chúng ta đã thấy hình dáng của một mẫu người can đảm, kiên trì, anh hùng chính là một người Kỵ-Sĩ (Chevalier); tại Nhật là một người Kiếm-Sĩ (Samourai); Trung-Hoa được tượng hình là một nhà trí sĩ; Hy-Lạp thì được biểu tượng bằng hình ảnh của một người đàn ông hình người đầu thú (Pharaon)... Tôi không được biết hết, nhưng nhìn chung thì tất cả những hình ảnh của một anh hùng, xây và dựng nước đã được biểu tượng rỏ ràng qua sức mạnh của những người đàn ông (Phái Nam). Nhưng tại Việt-Nam thì khác hẳn, sự biểu tượng cho sức mạnh của một cuộc lập quốc và xây dựng một quốc gia, được biểu hiện bằng hai người (một Nam và một Nữ/Couple). Đó chính là truyền thuyết Lạc-Long-Quân và Âu-Cơ, mà nơi đó chúng ta có thêm bài học Một Mẹ Trăm Con.
     
     Sự Bình Đẳng của người Phụ Nữ Việt trong truyền thuyết

    Tôi sẽ không nhắc lại, những gì nói về những nguyên do, nguồn gốc mà trong truyền thuyết viết về ngày gặp gở của Quốc-Tổ và Quốc-Mẫu, vì Anh, Chị đã đọc rất nhiều rồi. Tôi chỉ muốn chứng minh sự bình đẳng của người phụ nữ Việt trong giai đoạn này thôi (theo nhận xét riêng của tôi). Câu chuyện Một Mẹ Trăm Con, đã cho tôi thấy sự bình đẳng của người phụ nữ Việt đã có từ trong giai đoạn này. Sau khi Quốc-Mẫu sinh được một trăm con, thì đến một ngày khi các con đã khôn lớn Quốc-Tổ đã nói... Tôi là nòi giống RỒNG, mà nàng là nòi giống TIÊN, ăn ở với nhau lâu dài không được. Nay ta chia ra, cho nàng măm mươi đứa đem lên núi, ta đem năm mươi đứa xuống biển. Đây là một chứng minh sự bình quyền của phụ nữ Việt trong gia đình và gia tộc của dân Việt từ ngàn xưa. Chúng ta ai cũng biết, trước khi còn lại bộ tộc Lạc Việt để xây dựng và thành lập ra nước Việt-Nam ngày hôm nay, thì chúng ta đã có hai bộ tộc Việt lớn đó là ỏõ Lạc Việt và Âu Việt, và mỗi bộ tộc đều có nhiều bộ lạc Việt nhỏ khác kết hợp lại. Đây cũng là một việc trùng hợp với truyền thuyết một Mẹ Trăm con, và nơi đồng bằng thì dân tộc Việt đã chọn ỏõ biển và những giòng sông ỏõ làm hình tượng của MẸ, ngược lại nơi miền cao thì dân tộc Việt cũng đã chọn dãi Trường-Sơn làm hình dáng của CHA. Vậy thì rỏ ràng trong Cha có Mẹ hay ngược lại trong Mẹ có Cha, và nơi đó hình bóng của người đàn bà Việt-Nam đã chiến đãu, đã can trường xây dựng từ gia đình đến xã hội để bảo vệ quê hương, trong mọi hoàn cảnh khó khăn đã không bao giờ ngừng nghỉ. 
     Sự việc mà truyền thuyết đã chọn cho Quốc-Tổ và Quốc-Mẫu có được Trăm con, để rồi phải chia hai năm mươi và năm mươi là một sự bình đẳng trong khuôn mẫu xây dựng gia đình của dân tộc Việt. Chọn Biển làm Mẹ thì những người con Việt lúc nào cũng có Mẹ kế bên, Mẹ không xa vời, mẹ cùng con đang cùng chiến đãu với khó khăn, hay chia nhau hưởng thụ những hạnh phúc có được. Gọi Núi là Cha, thì cũng như thế, chỉ đảo ngược hai chữ Mẹ thành Cha, vậy thì Cha, Mẹ trong tận cùng tâm tư của dân tộc Việt bằng nhau. Và hơn hết, những lúc gặp khó khăn, những người con Việt trong truyền thuyết đã thường kêu gọi Cha, Mẹ ơi, hãy về đây giúp con,  và tiếng kêu trong sự trân trọng, yêu thương này đã kéo dài cho đến ngày hôm nay.
     Trong tất cả những hình ảnh xây dựng và kiến quốc, không bao giờ chúng ta thấy trong lịch sữ Việt-Nam thiếu vắng hình bóng của người phụ nữ Việt. Hình bóng của người phụ nữ Việt gắn bó với gia đình, với xã hội cao vời vợi; từ trong văn chương, trong đồng áng, từ ngôi cao cho đến cùng đinh. Những hình ảnh biểu tượng cho Cha và Mẹ thường đi đôi, nơi nào có Cha thì nơi đó có Mẹ. Làm sau có thể tưởng tượng được, trong những đồng bằng bát ngát những con sông, bờ biển được trở thành hình dáng của Mẹ, nếu thật sự trong đó không có sự bình đẳng và thương yêu; làm sau nhìn những cục đá và bờ núi thẳng đứng vô tri trở nên hình ảnh kiêu hùng của một người Cha, nếu trong đó chúng ta không thật sự tôn trọng và thương yêu lẫn nhau. Mà trong sự tôn kính và thương yêu tự nó đã có sự bình đẳng không cần giải thích.
     Hôm nay, nhân ngày của Mẹ, tôi xin viết lại những dòng tâm tư này gởi đến Anh, Chị để cùng nhau thảo luận, hay cùng nhau hiểu rỏ sự bình đẳng mà người phụ nữ Việt đã có được một chổ đứng quan trọng trong gia đình và trong xã hội Việt-Nam. Điểm bình đẳng này vẫn còn được tiếp tục cho đến ngày hôm nay, mặc dù sau bao thăng trầm của lịch-sữ đã làm phai lạt đi, từ những cuộc đô hộ của Trung-Quốc, những cuộc nội chiến, chiến tranh Pháp-Việt, Chiến tranh chủ nghĩa, và cho đến cái chủ nghĩa cộng-sản đang tiêu diệt sự cao quí này. Cuối cùng ở phần thứ nhất ngày của Mẹ, tôi xin lập lại câu nói muôn đời của những người con dân Việt, trong truyền thuyết Một Mẹ Trăm Con với hai chữ thương yêu và kính trọng đó là Quốc-Tổ và Quốc-Mẫu.

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art