Thứ Hai, 25 Tháng Sáu, 2012

Đọc "Chơi giữa mùa Trẳng của Hàn Mạc Tử

Bài viết này trình bày một cách đọc tác phẩm Chơi Giữa Mùa Trăng của Hàn Mặc Tử. Cách đọc này không đào sâu vào đời tư của tác giả, mà chỉ dựa trên văn bản. và phỏng theo cách đọc của Gaston Bachelard, như ông đã viết (1): Je ne serai jamais qu’un psychologue des livres. in trên trang bìa cuốn La Poétique de La Rêverie, và đặc biệt là hai đoạn VIII và IX, trong chương Reverie et Cosmos. Người viết chọn áng thơ xuôi Chơi Giữa Mùa Trăng bởi lẽ giản dị là bài thơ này tiêu biểu cho dòng thơ xuôi của Hàn Mặc Tử và rất ít được giới phê bình chú ý tới, và dẫu có một đôi người nói tới cũng chỉ trích dẫn vài ba câu.

Hàn Mặc Tử viết: (2) Trăng là ánh sáng? Nhất là trăng giữa mùa thu, ánh sáng càng thêm kỳ ảo, thơm thơm, và nếu người thơ lắng nghe một cách ung dung, sẽ nhận thấy có nhiều miếng nhạc say say gió xé rách lả tả … Và rơi đến đâu, chạm vào thứ gì thì chỗ ấy, thứ ấy vang lên, tuy chẳng một ai thấy rõ sức rung động. Nghĩa là trăng rầm trung thu: một đêm siêu hình, vô lưọng, tưọng trưng của một mùa ao ước xâybằng châu lệ. làm bằng chia ly, vả hơn nữa, hiện hình của một nguồn khoái lạc chê chán … Phải không hở chàng Ngưu và ả Chức?

Sông? Là một giải lụa bạch, không, là một đường trăng trải chiếu vàng, hai bên bờ là động cát và rừng xanh và hoang vu và thanh tịnh. Chị tôi và tôi đồng cầm một mái chèo con, nhẹ nhàng lùa nhưng dòng vàng trôi trên mặt nước.

Chị tôi cười nả nớt, tiếng cười trong như thuỷ tinh và thanh khiết lạ thường. Luôn luôn cứ hỏi tôi và đố tôi cho kỳ được: “Này chị đố em nhé, trăng mọc dưới nước hay mọc trên trời, và chúng mình đi thuyền trên trời hay dưới nước?”. Tôi ngước mắt ngó lên trời rồi ngó xuống nước và cũng cười đáp lại: “Cả vả hai chị ạ”. Sướng quá, chao ơi, hai chị em lại thỉnh thoảng rú lên cưòi làm náo động luồng tinh khí của hạo nhiên. Vậy chúng tôi bằng ánh sang, bằng huyền diệu, chưa đủ, Ngưu lang và Chức nữ, chúa của đêm trung thu còi sai gió thu mmang lại gần chúng tôi một thứ mùi gìngào ngạt như mùi băng phiến; trong ấy biết đâu lại không phảng phất những tiếng kêu rên của thương nhớ xa xưa … Thuyền đi êm ái quá, chúng tôi cứ ngỡ là đi trong vũng chiêm bao, và say sưa ngây ngất vì ánh sang, hai chị em như đê mê, không còn biết có mình là ai nữa. Huyền ảo khởi sự. Mỗi phút trăng lên mỗi cao, khí hậu cũng tăng sức ôn hòa lên mấy độ, và trí tuệ và mộng, và thơ, và nước, và thuyền dâng lên, đồng dâng lên như khói … Ở thượng tùng không khí, song Ngan Hà trinh bạch đương đắm chìm các ngôi sao lạc đường. Chi tôi bỗng reo to lên: “Đã tới gần song Ngân rồi! Chèo mau lên em! Ta cho thuyền đậu ở bến Hàn Giang!”

Đi trong thuyền chúng tôi có cái cảm tưỏng lý thú là đương chở một thuyền hào quang, một thuyền châu ngọc, vì luôn luôn có nhưng vì tinh tú hình như rơi rụng xuóng thuyền … Trên kia, phải rồi, in hình có một vị tiên nữ đang kêu thuyền để quá giang. Đó là đoạn I của áng thơ xuôi.

Theo ngôn từ của chính Hàn Mạc Tử: (3)

Ai nói vườn trăng là nói vườn mơ

(Tựa, Thơ Điên, 1938)

 Thế thì cảnh trăng đêm rằm trung thu, một đêm siêu hình, ắt phải là một cảnh mộng. Cảnh mộng này tràn đầy ánh trăng, và một dòng song. Dưới ánh trăng dòng sông đã biến hình thành một đường trăng. Cảnh mộng này nối theo theo cảnh mộng kia. Dòng sông thành đưòng trăng, sáng như gưong, vòm trời biến thành mặt nước trên không. Đối với mặt sông, lòng trời là mối linh thông thẳng đứng, communion verticale. Mặt sông phản chiếu lòng trời là chiều sâu của lòng trời. Không gian kép này là không gian cảnh mơ vũ trụ reverie cosmique. Người mơ giấc mơ vũ trụ sống đồng thời trong cả hai không gian. Hai chị em Hàn Mặc Tử chèo thuyền trên sông trăng mà thuyền bay bổng giũa lòng trời đầy trăng.

Dưới nước hay trên trời là một. Hai cảnh mộng là một. Mộng với thực là một. Âm dương cũng là một.

Cảnh mộng của Hàn Mặc Tử trong áng thơ xuôi này, khác xa với cảnh mộng của người Đông Á, như trong truyện Giấc Nam Kha hay Giấc Hoàng Lương. Cảnh mộng trong áng thơ xuôi này của Hàn Mặc Tử là cảnh mộng của phái Siêu Thực, với chủ trương giải thoát con người khỏi những đè nén của xã hội duy lợi, utilitaire, bằng giấc mơ.

Hàn Mặc Tử mở đầu áng thơ xuôi bằng câu hỏi: Trăng là ánh sáng ? Nếu trăng là mơ thì ánh sáng này là ánh sáng nào? Kinh nghiệm bản thân của Bác Sĩ R. M. Bucke (1837-1902) trả lời câu hỏi trên. Bác Sĩ R. M. Bucke là một trong những y sĩ tâm trí nổi tiếng tại Gia Nả Đại, hồi cuối thế kỷ XIX, ông giữ giảng đàn vể bệnh tần kinh tại Western University, Ontario và được bầu làm chủ tịch American Medico-Psychological Association. Năm ba mươi lăm tuổi ông trải qua kinệh nghiệm bản thân mà ông tường thuật lại như sau: (4)

 Sau một buổi tối họp mặt cùng các bạn, đọc thơ Wordsworth, Shelley, Keat và nhất là Whitman, tới nửa đêm ông ra về và lấy xe ngựa đi dạo. Ông thấy than tâm khoan khoái bình thản. Thế rồi bất thần, không có triệu chứng gì báo trước, ông thấy ông đang đi trong một đám mây đỏ như lửa. Một lúc sau ông vẫn đinh ninh là có đám cháy lớn ở trong tỉnh. Rồi ông cảm thấy như ánh sang lạ đó như phát xất từ than thể của ông. Tức thì ông cảm thấy một niềm hứng khởi, một niềm vui , khó tả tràn ngập trong đầu óc […]Ông là một ngưòi từng trải, ông hằng biết là Vũ Trụ không phải là những tĩnh vật, mà là những gì sống động; ông tin rằng linh hồn con người bất diệt, và ông còn vững tin ở tình yêu, ở hạnh phúc cá nhân. Ông cho rằng chỉ trong khoảnh khắc đi trong đám mây mầu lửa đó ông đã học hỏi đuợc nhiều điều mà nhiều tháng năm qua ông từng miệt mài mà chưa thấu xuốt thì nay bỗng như không còn làm ông thắc mắc …

Bác Sỉ Bucke nói thêm rằng cho tới suốt đời , ông không hề đuợc sống qua kinh nghiệm kể trên. Giới nghiên cứu suy diễn từ kinh nghiệm của Bác Sĩ Bucke ra ba điều sau: một là, ánh sang nội tâm khi mới bắt đầu dường như đến từ ngoại thân; hai là Bác Sĩ Bucke, cảm thấy niềm vui hứng khởi sau khi cảm thấy một sự soi sang tâm linh của ông mà ông so sánh với một tia chớp loé lên trong óc ông; ba là sư soi sang tâm linh đó làm thay đổi nếp sống tâm linh của ông, ông dường như được trải qua một vụ tái sinh.

Các nhà tâm lý học theo học phái của Jung cũng như các nhà thần học Công Giáo đồng ý là Bác Sỉ Bucke đã sống qua kinh nghiệm của một ngưòi làm chủ được chính mình, prise en possession de Soi. Bác Sĩ Bucke đã tới được cảnh giới thăng hoa, monde transcendental, mà trước đó ông không biết là có cảnh giới đó (5).

Trở lại chuyến Chơi Giữa Mùa Trăng của Hàn Mặc Tử, người đọc thơ thấy như tác giả áng thơ xuôi này cũng được sống qua một kinh nghiệm tương tự như kinh nghiệm của Bác Sĩ Bucke, và tường thuật kinh nghiệm này cho người đọc trong áng thơ xuôi đó.

Thuyền đi êm ái. Hai chị em Hàn Mặc Tử, không còn biết mình là tỉnh hay đang mơ. Đây là lúc huyền ảo khởi sự. Trong những giấc mơ mà người mơ mơ thấy mình bổng bay, thưòng thường người mơ đạt dược tới đích, nhưng thường thường rồi cũng lại như giấc mộng Nam Kha: tỉnh dậy lại thấy mình tay không. Tỉnh ra thấy mình tay không mà người mơ không hề tiếc nuối. Đó là cái nhẹ nhàng của giấc mơ, cái nhẹ nhàng này triệt tiêu cái nuối tiếc nặng nề của cõi thực nếu con người coi mọi sự cũng chỉ là giấc mơ. Trăng lên cao dần, và mộng và thơ và nước và thuyền đưa hai chị em Hàn Mặc Tử lên tới thượng tầng không khí, vào nẻo bến Hàn Giang trên sông Ngân.

Sang đoạn II, Hàn Mặc Tử viết: Thình lình vùng trời của chúng tôi bớt vẻ sang lạn. Chị tôi liền chỉ tay về phía đò thôn Chùa Mo và bảo tôi rằng: “Thôi rồi! Trí ơi! Con trăng bị vướng trên cành trúc kia kìa, thấy không? Nó gở mãi mà không sao thoát được, biết làm thế nào hả Trí?” . Tôi cười: “Hay là chị em ta cho thuyền đỗ vào bến này, rồi ta trèo lên động cát với tay gỡ hộ cho trăng thoát nạn ?”. Hai chọ em liền giấu thuyền trong một bụi hoa lau bông vàng phơi phới, rồi cùng lạc vào một đường lối rất lạ, chân dẫm lên cát mà cứ ngỡ bước trên phiến lụa. Nước suối chẩy ở hang đá trắng, tinh khiết như mạch nước ngọc tuyền, chồm lên những vùng lá, hễ trông đến là kinh hãi vì ngó giống như con bạch hoa xà như tạc…

Sao đêm nay kiều diễm như bức tranh linh động thế này? Tôi muốn hỏi xem chị tôi có thấy ngạt ngào trong cổ họng như vừa uống xong một ngụm nưóc lạnh, mát đến tê hết cả lưỡi và hàm răng ? Chị tôi làm thinh – mà từng lá trăng rơi lên xiêm áo như những mảnh nhạc vàng. Động là một thứ hòn non bằng cát, trắng quá, trắng hơn da thịt người tiên, của lụa bạch, hơn phẩm giá của trinh tiết - một mầu trắng mà tôi cứ muốn lăn lộn điên cuồng, muốn kề môi hôn, hay áp má lên để hưởng sức mát rượi dịu dàng của cát …Hai chị em đồng dang tay níu áo gượng vào nhau dấn bước lên cao … Thỉnh thoảng mỏi hai đầu gối quá, cả chị liền em đồng ngã lăn ra. Lại một dịp cho tiếng cười của chị toi được nở ra dòn tan trong không khí. Lên tới đỉnh là hao mòn đi một tí. Nhưng mà ngớp quá, sang quá, hứng trí làm sao? Đây có phải là nước Nhược non Bồng, động phủ thần tiên ngàn xưa còn sót lại ? Nhìn xuống cát cố tìm dấu tích gì lưu lại một vết chân của Đào Nguyên Tiên Nữ, nhưng tấm cát phẳng lờ như lụa căng, trinh bạch làm sao:

Bất tri thử địa qui hà xứ

Tu tựu Đào Nguyên vấn chủ nhân?

Bấy giờ chúng tôi đương ở giữa mùa trăng, mở mắt cũng không thấy đâu rõ là chin phương trời, mưòi phương Phật nữa. Cả không gian đều chập chờn những màu sac phiếu diễu dến nỗi đôi đồng tử của chị tôi và tôi lờ đi vì chói lọi … Ở chỗ nào cũng có trăng, có ánh sang cả, tưởng chừng như cả bầu thế giới chở chúng tôi đây cũng đang ngập lụt trong trăng và đang trôi nổi bình bồng đến một địa cầu nào khác. Ánh sang tràn trề, ánh sang tràn lan, chị tôi và toi đều ngả vạt áo ra bọc lấy, như bọc đồ châu báu …

Người đọc Hàn Mặc Tử đọc hết đoạn II này không khỏi nhớ lại đoạn mở đầu một truyện cổ Việt Nam. Đó là truyện Từ Thức Lấy Vợ Tiên, chép trong bộ Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ. Đoạn đó tóm tắt như sau: (6) Trong năm Quang Thái đời Trần, người ở Hoà Châu tên là Từ Thức, vì có phụ ấm được bổ làm tri huyện Tiên Du. Bên cạnh huyện có một tòa chùa danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, đến kỳ hoa nở thì người các nơi đến xem đông rộn rịp, thành một đám hội xem hoa tưng bừng lắm. Tháng hai năm Bính Tý (niên hiệu Quang Thái thứ IX (1396) đời nhà Trần), người ta thấy một cô con gái tuổi độ 16, phấn son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời, đến hội xem hoa. Cô gái vin một cành hoa, không may cành giòn mà gẫy khấc, bị người coi hoa giữ lại, ngày đã sắp tối vẫn không ai đến nhận. Từ Thức cũng có mặt ở đám hội ấy, thấy vậy động mối lòng thương, nhân cởi tấm áo cừu gấm trắng, đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người đều khen quan huyện là một người hiền đức.

Đối chiếu đoạn trên đây với đoạn II áng thơ xuôi của Hàn Mặc Tử, người đọc thơ xem truyện thấy là cô gái 16 đi trẩy hội hoa, vin cây gẫy cành mắc nạn, song song với truyện chị của Hàn Mặc Tử thấy trăng bị mắc cành trúc. Rồi tới hành động hào hiệp của Từ Thức, cời áo cừu gấm trên người chuộc cô gái mắc nạn không quen, cũng song hành với chuyện chi em Hàn Mặc Tử cắt ngang chuyến lên bến Hàn Giang, giấu thuyền vào khóm hoa lau vàng leo đồi cát lên cứu trăng mắc nạn trong cành trúc.

Trong thơ xuôi Hàn Mặc Tử, chân bước trên cát mà người ngỡ là bước trên phiến lụa. Hai bên lối đi là những kỳ hoa dị thảo biến hình thàng giống rắn bạch hoa xà, nước uống mát lạnh ngọt ngào, lá trăng rơi như những mảnh nhạc vàng, tất cả cảnh thần tiên đó chìm trong một mầu trắng, một mầu trắng linh thiêng của đổi cát,và như lối vào Đào Nguyên, vết chân người bước đi qua là tự xóa.

Trở lại chuyện Từ Thức Lấy Vợ Tiên, thấy mình không hợp với hoạn lộ, Từ Thức từ quan, lênh đênh giang hồ, vui cảnh thần tiên đề vịnh. Cho tới một hôm Từ Thức viết xong một bài thơ trên vách đá, thì bỗng thấy vách đá nứt toác ra thành một cửa hang, chàng vừa bước qua thì cửa hang đóng lại lấp lối về. Chi tiết này chẳng khác gì chi tiết vết chân chị em Hàn Mặc Tử trên cát mịn vừa bước qua liền bị xoá, để dấu lối về. Lối Từ Thức vào hang cũng có nhiều hình ảnh kỳ lạ như bên lối đi của chị em Hàn Mặc Tử trên động cát.

Tiếp theo, Từ Thức ở lại Thiên Thai, thành hôn cùng nàng Giáng Hương, vui duyên cá nước cùng người tiên mắc hoạn tại hội hoa ngày trước. Cảnh này tương ứng với việc chi em Hàn Mặc Tử sung sướng trong ánh sang tràn lan, lấy cả vạt áo bọc ánh trăng, quý như châu báu.

Hình ảnh hai chị em Hàn Mặc Tử lấy vạt áo bọc ánh trăng này là một hình ảnh cổ điển trong thơ Việt Âm. Trong bài Thất Thập Dạ Thừa Nguyệt Tẩu Bút Ký Hữu Nhân, Đêm Mười Bẩy, Dưới Trăng Viết Nhanh Gửi Bạn, Cao Bá Quát có hai câu:

 Noa y hiệt kỳ quang

Bất nhẫn nhàn phao trí

dịch là:

Nâng tà áo bọc ánh trăng

Nỡ nào lãng phí ánh vàng long lanh

Trên mặt ngôn từ, hình ảnh người con gái mười sáu tuổi trong thơ Cao Bá Quát, kéo vạt áo bọc ánh trăng chằng khác gì hình ảnh hai chị em Hàn Mặc Tử nâng niu ánh trăng trên động cát. Ánh trăng trong thơ Cao Bá Quát, cũng như ánh trăng trong thơ xuôi Hàn Mặc Tử đều hiện ra như vàng lỏng, hệt như ánh trăng trong câu ca dao:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô tát ánh trăng vàng đổ đi.

Phải chăng đó là bút pháp của Hàn Mặc Tử biến đổi được thi ảnh cổ điển rút ra từ thơ Việt Âm người trước, từ ca dao của dân gian đưa vào dòng thơ mang mầu sắc Siêu Thực?

Sang đoạn cuối cùng, Hàn Mặc Tử viết:

Tôi bỗng thấy chị tôi có vẻ thanh thoát quá, tinh khôi quá, tươi tốt và oai nghi như pho tượng Đúc Bà Maria là đức tinh truyền chí thánh. Tôi muốn sốt sắng quì lậy mong ơn bào chữa. Nhưng trời ơi, sao đêm nay chị tôi đẹp đẽ đến thế này. Nước da của chị tôi đã trắng, mà vận quần áo bằng hang trắng nữa, trông thanh sạch quá đi.

Tôi nắm tay chị tôi giật lia lịa và hỏi một câu tức cười làm sao. “Có phải chị không phải chị?”. Tôi run run khi tôi có ý nghĩ: Chị tôi là một nàng ngọc nữ, một hồn ma, hay một yêu tinh. Nhưng tôi lại phì cười reo lên: “A ha, chị Lễ ơi, chị là trăng mà em đây cũng là trăng nữa!”.

Ngó lại chị tôi và tôi, thì quả nhiên là trăng thiệt. Chị tôi hí hửng như xuân, chạy nhẩy xênh xang, cơ hồ được dịp phát triển hết cả ngây thơ của người con gái mười lăm tuổi, tôi ngắm mãi chị tôi, và tự vui sướng trong lòng vô hạn. Có lúc tôi đã kiêu ngạo thay cho cái sắc đẹp nhu mì ấy, mà chỉ dưới trời thu đêm nay tôi mới biết thưởng thức. Những phút sang láng như hôm nay, soi sang linh hồn tôi, và giải thoát cái ta của tôi ra khỏi nơi giam cầm của xác thịt … Tôi bỗng rú lên một cách điên cuòng, và chữc ngửa tay hứng một vì sao đang rụng. Chĩ tôi đằng xa chạy lại bảo tôi: Em la to quá, chị sợ âm thanh rung động đến khí trời rồi những ánh trăng sẽ tan mất … Không, không, chị ơi! Rồi ánh sáng đêm nay sẽ tan đi, ta sẽ buồn thương và nhớ tiếc. Em muốn bay thẳng lên trời để tìm ánh sáng muôn năm thôi …

Trong đoạn cuối ánh thơ xuôi này, Hàn Mặc Tử đưa vào thơ một chủ đề rất cổ. Đó là chủ đề biến thể, metamorphose. Kinh Thánh, phần Cựu Ước, sách Sáng Thế, có truyện thành Xơ-đôm bị phá hủy, 19:1-26, tóm tắt như sau. Đức Chúa Trời muốn cứu gia đình ông Lót, sai người đưa gia đình ông ra khỏi thành Xơ-đôm, nhưng cấm không cho được ngoái lại phía sau. Nhờ vậy gia đình ông Lót bình yên vào được thành Xô-a, lúc mặt trời mọc. Liền đó Đức Chúa làm mưa diêm sinh và lửa từ Đúc Chúa xuống Xô-đôm và Gô-mô-ra. Bà Lót ngoái lại đằng sau liền hoá thành cột muối. Chủ đề biến thể trong Kinh Thánh tiêu biểu cho hình phạt của Chúa Trời.

Tiêu biểu cho chủ đề biến thể trong thần thoại Hy Lạp là truyện Pygmalion, vua của đảo Chypre, đồng thời là một nhà điêu khắc có biệt tài. Nhà vua tạc được một pho tượng bằng ngà mà ngài rất vừa ý, và ngài yêu bức tượng đó như một ngưòi nữ bằng xưong bằng thịt. Nhà vua cầu khấn thần ái tình Aphrodite ban cho ngài một người nữ giống như bức tượng của ngài. Thần Aphrodite làm phép khiến bức tượng trở thành người nữ như nhà vua mong muốn và đặt tên là Galatée. Vua Pygmalion thành hôn cùng Galatée sinh ra hoàng tử Paphos.

Trên văn đàn quốc tế, vào đầu thế kỷ XX có nhà văn Franz Kafka (1883-1924) viết nhiều về chủ đề biến hình. Theo ông, sự biến hình hé mở cho thấy các sự thật hằng bị che đậy. Giới phê bình cho hay là với chủ đề biến hình Franz Kafka đã thành công trong việc hình dung một tâm hồn bị giam cầm trong một thể xác mà tâm hồn đó cảm thấy như xa lạ. Trong cuốn La Métamorphose (7), vai chính Gregor Samsa tỉnh dậy thấy thân thể bị giam trong một thân hình mà ông ta không tự nhận ra mình được nữa. Thân hình đó là một côn trùng, ông không còn cách nào ra thoát khỏi. Giới phê bình quốc tế không ngớt phê bình về tác phẩm này của Franz Kafka, nhiều người đồng ý là sự biến hình của vai chính trong truyện chính là một hình phạt mà Franz Kafka tự giam mình.

Trong văn học dân gian Việt Nam có nhiều Hòn Vọng Phu và cũng có nhiều sự tích Hòn Vọng Phu. Sự tích hòn Vọng Phu ở miền Trung truyền lại như sau (8): Ngày xưa ở Bình Định, có hai vợ chồng ăn ở với nhau đã lâu năm mà không có con. Người chồng sợ tuyệt tự, nhưng thương vợ không lấy vợ lẽ để kiếm con nối dõi. Người vợ nghĩ rằng đàn bà không sinh đẻ cũng như cây cối không ra trái là do trời đất làm tội, nên ngày đêm cầu khấn, ăn chay nằm đất, mong đpộng tới long Trời Phật thương đến ban cho chút con để lo việc hương khói nhà chồng.Nhưng tuổi đã lớn mà hai vợ chồng vẫn sống trong cảnh hiếm hoi.

Một hôm, người vợ đến cầu tự ở một ngôi đền thiêng. Đền ở trong một động đá, có các tượng thờ bằng thạch nhũ. Sauk hi vuốt ve tượng hài nhi trong tay Phật Bà Quan Âm, vừa thì thầm cầu xin, người đàn bà ra về tưởng chừng như có một đứa trẻ vô hình đi theo.

Lòng thành khẩn tin tưởng của hai vợ chồng lần này được thỏa nguyện. Người vợ sung sướng nhận thấy các triệu chứng sắp làm mẹ, song nỗi vui mừng của hai vợ chồng không trọn vẹn, vì đứa con sinh ra là gái. Nhưng liền năm sau, lại sinh đưọc một trai nữa. Hai vợ chồng hết lòng cảm tạ Trời Phật Thần Thánh đạ ban phíc cho gia đình mình.

Đứa con gái cầu tự và đứa con trai lớn lên trong sự nuông chiều cực kỳ của hai vợ chồng già hiếm muộn. Một hôm, trong lúc hai chị em ăn mía, đứa em trai tham lam giành phần gây gổ với chị rồi sẵn con dao rọc mía trong tay, điên tiết phóng vào người chị. Lưỡi dao cắm phập vào gáy người chị, máu tuôn xối xả, đứa em thấy thế sợ hãi bỏ chạy trốn.

Cha mẹ nó ra công tìm kiếm, nhưng không thấy bóng con đâu. Bao nhiêu năm qua, đứa con trai thừa tự độc nhất để lo hương khói cho gia đình vẫn không trở về. Hai vợ chồng già khô héo chờ đợi mòn mỏi đã chết, đễ lại đứa con gái trơ trọi trong cảnh mồ côi nghèo khổ. Chẳng bao lâu cô bé phải bán vườn bán nhà đi sống nơi khác.

Về phần đứa em trai, sau khi đã lỡ tay hại chị, liền chạy ra phía biển, gặp một chiếc thuyền buồm sắp nhỏ neo, bèn xin đi theo vào Nam. Trên mười mấy năm trời phiêu bạt, nó đã thành người, theo nghề buôn bán, dần dà gom được ít vốn liếng. Trong suốt thời gian xa nhà, lòng nó thắc mắc nhớ thương gia đình và hối hận đau xót không rõ chị mình còn sống hay đã chết. Nhưng rồi năm tháng trôi qua, nỗi lòng cũng nguôi dần, tình quê hương thúc dục ngày đêm, người em trai quyết định trở về làng cũ. Cảnh vật đã đổi thay, người xưa không còn nữa, nó như lạc vào một nơi xa lạ, dò hỏi mới biết cha mẹ đã chết từ lâu, người chị cũng không rõ tong tích ở đâu, còn sống hay đã chết.

Sau bao năm lưu lạc giang hồ, tình trìu mến quê cha đất tổ càng thêm đậm đà, nó mới quyết định dừng chân tại đây. Trong vùng nó mới đến ở, có môt cô gái nết na, xinh xắn, cũng mồ côi cha mẹ như nó. Lân la quen biết, đôi bên cùng cảnh ngộ, dễ có cảm tình với nhau, rồi yêu thương kết đôi vợ chồng.

Hai người sống với nhau đằm thắm mặn nồng, chẳng mấy chốc sinh được một đía con trai. Một trưa mùa hè, người vợ xõa tóc gội đầu ở bên võng, người chồng bất chợt nhận thấy một vết xẹo dài trên gáy vợ, gạn hỏi nguyên do. Thiếu phụ chân thành kể lại đầu đuôi câu chuyện, ứa nước mắt nhắc nhở đến đứa em trai đã gây nên thương tích, không biết trôi dạt về đâu, còn sống hay đã chết.

Chồng nghe vợ kể, lặng điếng người trước sự loạn luân vô tình của mình với chị ruột. Càng nghĩ càng thấm thía, người em trai nhất quyết xa lìa vợ con, không cho người chị rỏ sự thực ghê gớm kia, lặng lẽ chịu đựng lấy một mình, sống để dạ chết mang đi. Thế rồi y lấy cớ buôn hang chuyến, vội vàng ra đi như người chạy trốn. Người vợ yên tâm đợi buổi chồng về sum họp, nhưng qua nhiều ngày, không thấy bóng chồng đâu, mà tin về cũng vắng bặt. Lâu rồi không thấy chồng trở về, thiếu phụ ngày ngày bồng con lên ngọn núi cao, trông ra biển ngóng thuyền chồng. Nhưng ngày tháng trôi qua, năm này đến năm khác, mắt người vợ trẻ đã mòn trông mà vẫn không thấy bong chồng về. Song nàng vẫn luôn luôn thương nhớ người vắng mặt, quyết lòng chờ đợi, bồng con lên đỉnh núi ngóng trông, hy vọng một ngày kia sẽ thấy cánh buồm chiếc thuyền chở chồng trở lại.

Nhớ thương, chờ đợi, ngày ngày, tháng tháng, năm năm, người thiếu phụ bồng con đã hóa đá bao giờ không biết, và qua thiên thu, người ta còn thấynàng vẫn đợi chờ trên ngọn núi mang tên Vọng Phu, ngày nay còn sừng sững ở miền Trung Nam Việt.

Ngày nay những bạn đi thuyền biển, mỗi khi qua miền Trung, thấy buòm không căng gió, hát lên câu ca dao nhắc nhở đến người thiếu phụ trông chồng:

Lậy bà cho nổi gió nồm

Chồng bà ở Quảng giong buổm theo vô.

Đối chiếu đoạn III áng thơ Chơi Giữa Mùa Trăng, với sự truyện ông Lót trong Kinh Thánh hay truyện của Franz Kafka, người đọc không thấy nét tương đồng giữa ba truyện. Trong áng thơ Chơi Giữa Mùa Trăng không có chuyện Chúa Trời trừng phạt như trong truyện ông Lót và cũng không có sự tự trừng phạt như trong truyện của Franz Kafka. So với thần thoại Pygmalion, áng thơ Chơi Giữa Mùa Trăng có cùng một cáu trúc nhưng chuyển biến ngược chiều. Đức vua Pygmalion yêu bức tượng, khiến thần Aphrodite động tâm biến bức tượng thành người. Tình Hàn Mặc Tử yêu thương người chị biến thể hình ảnh bà chị thành tượng ảnh đức Mẹ Maria. Tuy nhiên, cả hai truyện cùng cho thấy sức mạnh của tình yêu, dầu là tình chị em hay là tình vợ chồng.

Đối chiếu áng thơ xuôi Chơi Giữa Mùa Trăng vói truyện cổ tích Hòn Vọng Phu trên đây, nguời đọc thấy là cấu trúc hai truyện có nhiều điểm tương ứng: cả hai đều là câu truyện giữa hai chị em, trong câu truyện Chơi Giữa Mùa Trăng, người chị biến hóa thành tượng Đức Bà Maria, trong truyện hòn Vọng Phu người chị biến hóa thành tượng đá. Tuy nhiên, hai truyện lại khác hẳn nhau, truyện hòn Vọng Phu nói lên cái nhỏ nhoi của kiếp người trước định mệnh đã khiến người chị kết tinh thành tượng đá ngàn thu. Truyện Chơi Giữa Mùa Trăng có một giấc mơ trong giấc mơ. Thật vậy, áng thơ Chơi Giữa Mùa Trang là giấc mơ của Hàn Mặc Tử, trong giầc mơ đó Hàn Mặc Tử nhìn thấy hình ảnh người chị của nhà thơ biến hóa thành tượng Đức Mẹ Maria, cũng là một giấc mơ cho thấy cái đẹp khác thường của sự biến hình này cũng chỉ là vô thường. Nhà thơ tiếp tục mơ về cõi thường hằng dưới bóng chúa.

Phải chăng đó là biệt tài của Hàn Mặc Tữ đã biến đổi một truyện cổ tích thành một áng thơ xuôi?

Còn một chi tiết đáng để ý, là trong thơ xuôi chị của tác giả cho biết là chị ông khi đó mới mười lăm. Như vậy áng thơ xuôi này chính là một giấc mơ trở lại thời niên thiếu, reverie vers l’enfance, của Hàn Mặc Tử, ngày ông mới mười hai mười ba tuổi. Cảnh trăng sang trong áng thơ cho người đọc thơ thấy, đúng như lời Gaston Bachelard (9): L’enfant se sent fils du cosmos.

Hàn Mặc Tử, dẫu mới mười hai mười ba tuổi đã lấy giấc mơ vũ trụ làm thi hứng. Hàn Mặc Tử đeo đẳng hứng thơ giấc mơ vũ trụ đó trong nhiều sáng tác khác của ông. Hứng thơ vũ trụ đó hé mở tiềm thức của nhà thơ như ông viết trong câu cuối cùng áng thơ xuôi Chơi Giữa Mùa Trăng:  Rồi ánh sáng đêm nay sẽ tan đi [... ] em muốn bay thẳng lên trời để tìm ánh sáng muôn năm …

Phải chăng ước mong đó chính là mầm mống dòng thơ Đạo của Hàn Mặc Tử?

Lê Phụng

© DCVOnline

 (1) Gaston Bachelard, La Poétique de la reverie, PUF, 1960, 174-182.

(2) Lữ Huy Nguyên, Hàn Mặc Tử, Thơ và Đời, NXB Văn Học, Hà Nội, 1993, tr. 143-146.

(3) Lữ Huy Nguyên, sđd., tr. 151

(4) R.M. Bucle, The Cosmic Consciousness, pp. 7-8.

(5) Mircea Eliade, Méphistophélès et l’androgyne, Gallimard, Paris 1962, p. 96.

(6) Nguyễn Dữ, Truyền Kỳ Mạn Lục toàn tập, bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện, Xuân Thu tái bản tại Hoa Kỳ.

(7) Franz Kafka, La Métamorphose, traduction francaise, Gallimard, 2000.

(8) Hoàng Trọng Miên, Việt Nam Văn Học Toàn Thư, tập II, Quốc Hoa xuất bản, Saigon 1959, tr. 83-85.

(9) Gaston Bachelard, sách đã dẫn, tr. 84.  

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art