Thứ Hai, 20 Tháng Mười, 2014

Thơ "Charles Beaudelaire"

Ông mất đi; không biết rằng hậu thế đã công nhận ông là thi nhân “avant garde” mà tác phẩm đã khiến ám ảnh độc giả biết thưởng thức suốt hai thế kỷ! Hơn thế nữa...

Thơ Beaudelaire không lấy đề tài từ biển rộng sông dài, núi cao rừng thẳm; mà dùng chính người và cảnh vật quanh tác giả để rút ra cái triết lý sâu kín thoát ra từ cái nghịch lý cuộc đời vây hãm mà chỉ có văn chương chữ nghĩa mới có khả năng phân tích, phê phán và giải tỏa.

Charles Beaudelaire sinh năm 1821 tại thủ đô Paris; mất năm 1867 vì chứng bệnh hoa liễu vì thời ấy chưa có thuốc trụ sinh trị liệu. Ông khinh ghét người bố ghẻ Aupick, một vị tướng đầy quyền lực trong quân đội hoàng gia; vì không nghe theo lời khuyên gia nhập quân đội của bố ghẻ và sống tự lập cho nên ông lâm cảnh túng thiếu triền miên. Nếu không thế, ông đã có vị trí tầm cỡ trong quân đội và xã hội; có khả năng tài chính vững vàng và đời sống trưởng giả như bố ghẻ. Ông vừa thương vừa ghét bà mẹ ông có lẽ xuất phát từ quan hệ với ông tướng và số tiền nhỏ giọt bà giấm giúi cho ông khi có dịp để ông sống qua ngày.

Khó khăn và cô đơn khiến ông bất mãn rồi sinh ra trầm cảm và gần như điên loạn. Thi phú chỉ giúp giải thoát ông phần nào nhưng lại gây cho ông bất mãn khác cũng to lớn không kém: Thiên hạ thời đó không chuộng thơ văn của ông và không trọng vọng; không xem ông ngang hàng như các nhà thơ đương thời mà tác phẩm của họ lại chọn đề tài về tôn giáo, thắng bại của chiến tranh, bình và bông trong khuê phòng ..vv.. Bà bồ nước da ngăm của ông tên Jeanne Duval chỉ là nguồn đề tài vừa tán dương vừa trầm luân khổ lụy để cho ông sáng tác nhưng không chịu lấy ông làm chồng; và chẳng bà nào ở thủ đô bấy giờ chịu làm vợ một nhà thơ . . . thẩn nghèo túng, lạnh lùng và bệnh hoạn như ông!

Từ đó, ông lang thang khắp 56 chung cư quanh thành phố để sáng tác. Từ một chỗ có cao điểm gần Điện Tuileries, ông quan sát khắp các quận lỵ trong thành phố thủ đô; thấy bao quát cảnh nghèo chung quanh; hoặc xuống mặt đường nhìn soi mói vào từng mảnh đời, từng tình huống cuộc đời của xã hội lúc bấy giờ. Ông thấy gia súc phóng uế đường phố, kẻ vô gia cư say rượu ngả nghiêng, kẻ hút á phiện và kẻ sát nhân đâm thuê chém mướn đầy dãy các hang cùng ngõ hẻm, kẻ mù lòa, phong lở và hành khất đầy dãy đầu đường xó chợ. Cảnh mụ già cô độc chỉ còn da với xương ngước đôi mắt sâu trũng thất thần nhìn về hư vô tuyệt vọng, cảnh những cô gái điếm lòe loẹt không giấu nổi làn da xanh xao thiếu dinh dưỡng. . . như đập vào mắt và lương tâm ông. Ông khâm phục đại văn hàoVictor Hugo (1802-1885), người dám chống lại triều đình phong kiến đến phải sống lưu vong bằng ngòi bút của mình. Ông viết tặng Victor Hugo mấy bài thơ nhưng lại không dám dấn thân như văn hữu ấy. Đó là hai bài “Le Cygne” (Thiên Nga) và “Les Petites Vieilles” (Các Bà Già Bé Bỏng), bài nào cũng khá dài. Ngoài Victor Hugo, ông cũng viết tặng nhiều văn hữu khác nữa.

Nơi ông tìm nguồn hứng để sáng tác là trên ban-công chung cư hay bên lò sưởi khi trời vào đông. Ông quan niệm những nơi xa xôi không giúp ông trốn chạy được thực tại phũ phàng vì nó không cởi bỏ được xích xiềng gò trói cá tính phức tạp và phong phú của ông. Ông chống cả Thượng Đế lẫn ma quỉ, cả học thuyết Công giáo lẫn lý thuyết vô tri. Thơ ông thường miêu tả bản năng và hành vi bạo động của cả gia súc lẫn thú rừng; từ cường độ nhẹ nhàng vô hại đến tàn nhẫn dữ tợn đổ máu. Ông hay viết về mèo- động vật tượng trưng cho phụ nữ- và các sinh vật thời tiền sử.

Ông lưỡng lự, tiến thoái lưỡng nan trong việc chọn lựa một lối sống phù hợp cho mình; lúc định chọn một Kim Trọng “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa” (Truyện Kiều - Nguyễn Du); lúc lại thích kiếp vagabond du mục! Bởi không “an cư lạc nghiệp” nên ông mới phải nhận tiền bố thí của mẹ già để bù vào số tiền dịch sách Anh ngữ và nhuận bút các bài viết phê phán nghệ thuật của ông lúc có lúc không. Thế chứ ông vẫn trịch thượng gọi quần chúng nói chung- nhất là những kẻ không ưa chuộng thơ văn của ông- là “bọn, lũ, đám”!

Mà nhà thơ văn nào thời đó chả thế! Họ đa số tự xem mình như một nhóm khác hẳn với phần còn lại của nhân loại; thậm chí tự coi cá nhân mình là độc nhất vô nhị - có một không hai trên vụ trụ - như J. J. Rousseau đã chẳng nói “Thượng Đế hủy khuôn sau khi đúc ra ta!”. Còn Beaudelaire thì mô tả thời gian là kẻ sát sinh giết ông chết: “et le Temps m’engloutit minute par minute” (Le Gôut du Néant – và thời gian phân hủy ta từng phút một ), “une heure immobile qui n’est pas marquée sur les horloges, et cependant légère comme un soupir, rapide comme un coup d’oeil” (l’Horloge – văn xuôi: một giờ bất động không đánh dấu trên đồng hồ vậy mà mềm như hơi thở và nhanh như nháy mắt). Loạt bài “Le Spleen de Paris” (Nỗi Chán Paris) có 18 bài, tiên tri viễn tượng về trường phái Siêu Hiện Thực xuất hiện ở thế kỷ sau. Loạt bài “Les Fleures du Mal” dài nhất gần 100 bài; một số theo phương pháp ẩn dụ lãng mạn; 3 bài viết về mèo! “mal” có khi quỉ quái đáng tởm, có khi chỉ là bệnh hoạn đáng thương! Tất cả tiên tri về trường phái Tượng Trưng thế kỷ XX.

Những bài thơ và văn xuôi của ông có giá trị như những điều tiên tri đều đã xảy ra ở hậu thế; chẳng hạn bụi màu vàng gây ô nhiễm môi trường thành thị kỹ nghệ, chênh lệch giàu nghèo và các bệnh mà tâm lý học tìm ra nguyên nhân như trầm cảm, bức xúc, autism hay giết người hàng loạt như đã diễn ra ở rạp hát, shopping mall và trường học hồi gần đây..vv.. Ông tự nhận là người cầm bút “avant garde” nhưng lại sinh bất phùng thời nên tác phẩm không hiện thực vào thời bấy giờ. Chẳng ai ưa chuộng thơ ông. Chẳng ai công nhận và trọng vọng ông, chẳng nhà thơ hiện đại nào muốn chịu số phận hẩm hiu như ông. Cũng như Jules Verne (1828-1905) cùng thời với ông viết “De la Terre à La Lune, Vingt Mille Lieues Sous Les Mers, l’Ile Mystérieuse, Le Tour du Monde en 80 Jours”; hồi đó cho là chuyện thám hiểm dành cho con nít giải trí vì làm gì có tàu ngầm, bạch tuộc, máy bay . . . thời ấy! Nhưng sự tưởng tượng trong truyện thám hiểm dù sao cũng hấp dẫn độc giả; ít ra là trẻ em!

Cộng vào nỗi bất mãn danh vọng và tài chính dằn vặt, Beaudelaire còn bị bệnh phong tình dày vò để rồi chết vì chưa có thuốc chữa- cũng như phong cùi thời đó và SIDA thời nay vậy. Người viết bài này chọn bài điển hình và chuyển ngữ để chứng minh nguồn bệnh đưa đến cái chết oan uổng ấy; bài “Une Nuit Que J’Étais Près d’Une Affreuse Juive”:

“Une nuit que j’étais près d’une affreuse Juive

Comme au long d’un cadavre, un cadavre étendu

Je me pris à songer près de ce corps vendu

À la triste beauté dont mon désir se prive

Je me représentai sa majesté native

Son regard de vigueur et de grâces armé

Ses cheveux qui lui font un casque parfumé

Et dont le souvenir pour l’amour me ravive

Car j’eusse avec ferveur baisé ton noble corps

Et depuis tes pieds frais jusqu’à tes noires tresses

Déroulé le trésor des profondes caresses

Si, quelque soir, d’un pleur obtenu sans effort

Tu pouvais seulement, ô reine des cruelles!

Obscurcir la splendeur de tes froides prunelles!”

 

“Đêm ấy bên nàng Do-thái bụi đời

Tấm thân bất động tựa xác tắt hơi

Cạnh thân thuê ấy, ta vào cõi mộng

Mong nỗi khát dung nhan không thất vọng!

 

Ta tìm tòi nàng gốc tích dân cư

Cái duyên, mạch sống trong mắt vô tư

Tóc xõa thơm tho trên đầu tựa mũ

Nồng cháy trong ta ký ức xưa cũ!

 

Hôn em khắp thân thể để làm duyên

Từ gót mềm lên búi tóc đen huyền

Mở toang kho báu thẳm sâu mơn trớn

Dù chỉ qua đêm, lệ chảy nguồn cơn!

 

Ôi nữ hoàng mỗi tàn nhẫn khiêm cung

Phủ kín hào quang đôi mắt lạnh lùng!”

 

Ông mất đi; không biết rằng hậu thế đã công nhận ông là thi nhân “avant garde” mà tác phẩm đã khiến ám ảnh độc giả biết thưởng thức suốt hai thế kỷ! Hơn thế nữa, các bình luận gia văn học thế kỷ XX còn tôn ông là người cầm bút phù hợp với mọi thời đại thay vì bất hợp thời, cái thời của ông hồi đó! Xin mời đọc bài thơ “À Une Passante” để thấy cái lãng mạn của thế kỷ XX, viết từ thế kỷ XIX như sau:

 

“La rue assourdissante autour de moi hurlait

Longue, mince, en grand deuil, douleur majestueuse

Une femme passa, d’une main fastueuse

Soulevent, balancant le feston et l’ourlet

Agile et noble avec sa jambe de statue

Moi, je buvais, crispé comme un extravagant

Dans son oeil, ciel livide òu germe l’ouragan

La douceur qui fascine et le plaisir qui tue

 

Un éclair …puis la nuit, fugitive beauté

Dont le regard m’a fait soudainement renâitre

Ne te verrai-je plus que dans l’éternité?

Ailleurs, bien loin d’ici, trop tard, jamais peut-être!

Car j’ignore òu tu fuis, tu ne sais òu je vais

O toi que j’eusse aimée, ô toi qui le savais!”

 

(Gởi Người Đi Qua)

Tiếng ồn phố xá nhức nhối tai ta

Nỗi đau góa phụ chễm chệ cung ngà

Thiếu phụ đi qua, bàn tay măng búp

Nắm liễn hoa, nhịp chân bước theo đà

 

Nét thanh tao, nàng thoắt bước chân gầy

Còn tôi co dại với chén men say

Mắt nàng cô đọng như mây bão tới

Duyên dáng thôi miên, mãn thú đắng cay

 

Thoáng đã về đêm, nhan sắc dật dờ

Bắt mắt, tái sinh kiếp nữa ta mơ

Liệu cho ta xin gặp muôn kiếp nữa

Xa tít muộn màng hay chẳng bao giờ!

 

Ta xa lạ còn em đâu chẳng thấy

Ôi ta yêu em, em cũng biết đấy!

 

Hà Bắc

 

Truyện khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art