Thứ Hai, 08 Tháng Hai, 2021

Mùa Chay là gì ?

Mùa Chay là gì ?

Mùa Chay là khoảng thời gian sửa soạn lễ Phục Sinh, trung tâm điểm đức tin Kitô giáo cử hành Chúa Kitô sống lại.

Năm nay mùa Chay bắt đầu với thứ Tư Lễ Tro ngày 17.02.2021 và kết thúc vào Chúa nhật 28.03.2021.

Tuần Thánh bắt đầu với Chúa nhật Lễ Lá (28.03.2021), tưởng nhớ bữa Tiệc Ly, sự Thương Khó và cái chết của Chúa Kitô trên thập giá. Tối thứ bảy Tuần thánh (03.04.2021) và Chúa nhật Phục sinh (04.04.20210), kitô hữu cử hành Chúa Kitô sống lại.

Một thời gian hoán cải

Mùa Chay kéo dài 40 ngày (không kể những ngày Chúa nhật) qui chiếu 40 năm dân Do thái đi trong sa mạc trên đường về đất hứa ; 40 ngày này còn qui chiếu về 40 ngày Chúa Kitô sống trong sa mạc (Mátthêu 4, 1-11) giữa biến cố Đức Giêsu chịu phép rửa và bắt đầu cuộc đời công khai. Con số 40 mang biểu tượng thời gian sửa soạn cho những cái mới bắt đầu.

Mùa Chay là thời gian hoán cải, dựa trên sự cầu nguyện, sám hối và chia sẻ. Sám hối không phải mang mục đích chính cho mình nhưng tìm kiếm một sự sẳn sàng lớn hơn về đời sống nội tâm. Chia sẻ có thể mang nhiều hình thức cụ thể như việc cho một quà biếu tặng.

Thứ Tư Lễ Tro, ngày đầu mùa Chay

Thứ Tư Lễ Tro, ngày đầu mùa Chay đánh dấu với việc xức tro : Cha chủ tế gạch một ít tro trên trán mỗi tín hữu, dấu chỉ con người mỏng manh, nhưng còn là hy vọng vào lòng thương xót Chúa.

Khi ghi dấu tro, vị chủ tế nói : « hãy sám hối và tin vào Tin Mừng ». Bài Tin mừng hôm nay trích từ tin mừng Mátthêu, chương 6 câu 1-16 và câu 16-18, khuyến khích người tín hữu cầu nguyện và hành động, không phải một cách kiêu ngạo nhưng trong bí mật của tâm hồn : « Các con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc con bố thí được giữ kín vàCha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con (…)

Khi cầu nguyện, thì vào phòng đóng cửa và cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha (…) Khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để thiên hạ không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha con, Đấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con ».

Thứ tư Lễ Tro là gì ?

Để giữ trọn 40 ngày chay thánh (không kể những ngày Chúa nhật, vì là ngày lễ mừng Chúa Kitô sống lại - cho dù là trong mùa Chay), vì thế nên mùa Chay được bắt đầu vào ngày thứ tư.

Để đánh dấu đi vào mùa Chay, nên trong ngày lễ thứ tư có dấu chỉ xức tro. Trong Cựu ước Tro gợi lên hình ảnh tội lỗi và cái mỏng manh của con người. Khi một người được phủ tro, tức là họ nhìn nhận mình tội lỗi trước mặt Thiên Chúa. Vì thế họ xin Chúa tha thứ nên họ sám hối.

Ăn Chay... hầu đưa ta khao khát Thiên Chúa và Lời Ngài

Việc ăn chay mang mục đích đưa ta khao khát Thiên Chúa và Lời Ngài. Ăn chay không phải chỉ là dấu chỉ sám hối, nhưng còn mang dấu chỉ tình liên đới với những người nghèo, và còn là một lời mời gọi đi vào chia sẻ.

Giáo Luật số 1251 ghi : « Vào các ngày thứ sáu trong năm, nếu không trùng với một trong những ngày lễ trọng, thì phải kiêng thịt hoặc phải kiêng một thức ăn nào khác, theo quy định của Hội Đồng Giám Mục; nhưng phải kiêng thịt và ăn chay trong ngày thứ tư Lễ Tro và ngày thứ sáu kính cuộc Thương Khó và tử nạn của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta (SC 110 ; CIS 1250-1252 ; CIO 882) ».

Những người không bắt buộc ăn chay : những người trên 60 tuổi ; những ai chưa đến 18 tuổi và những đàn bà mang thai.

Sống mùa Chay cách nào ?

Nếu sống mùa Chay không đưa ta đến gần Thiên Chúa, anh em  và mang bộ mặt sầu buồn thì coi như không. Thời gian này cần giúp ta nhẹ nhàng, thanh thản và vui mừng.

Tại sao ăn chay trong mùa Chay ?

Khi mùa Chay được bắt đầu thực hành vào thế kỷ thứ IV như thời gian ăn năn sám hối, thì luật bắt buộc ăn chay rất gắt gao : chỉ ăn vào buổi tối nhưng không ăn thịt, không có sửa hay rượu. Dần dà theo thời gian ăn chay bớt gắt gao nhiều hơn. Từ năm 1949 trở đi, ăn chay mùa Chay chỉ có hai ngày : thứ tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh. Và nếu như chúng ta dùng bửa ăn trưa đầy đủ, thì buổi tối chỉ cần ăn nhẹ nhàng.

Bạn có biết những truyền nào liên kết với mùa Chay ?

Lễ hội “carnaval” là một thời gian vui chơi đáp trả lại nhu cầu làm cho quên đi những lo âu trong cuộc sống hằng ngày trước khi đi vào mùa Chay. Lễ hội “carnaval” làm cho con người giải trí quên đi những mối bận tâm và hiện hữu của họ được theo khuôn. Đó là ý nghĩa hiện nay của lễ hội “carnaval”, còn mang biểu tượng lễ hội bình dân.  

Lễ hội cũng nghịch lý, vì từ « carnaval » đến từ tiếng La tinh « carnelevare » có nghĩa « bỏ ăn thịt » là điều được kêu gọi trong mùa Chay, nhưng trong lễ hội carnaval người ta lại ăn uống thoải mái không biết dừng. Ý nghĩa gốc của từ carnaval gây tranh luận nhưng không thay đổi ý nghĩa lễ hội carnaval.

Ý nghĩa gốc của từ “carnaval” là một đảo ngược trật tự xã hội bình thường, ví dụ những người nghèo hóa trang thành người giàu có, và người giàu có trở nên người nghèo. Người ta có thể hát nhảy múa trong nhà thờ.  

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art