Thứ Hai, 11 Tháng Sáu, 2012

Bệnh Cúm

Theo thói quen người Việt mình thường nói "cảm cúm" khi bị triệu chứng nhức đầu, đau mình mẩy, xổ mủi, ho... Thật ra đó là hai bệnh khác nhau, tuy cùng một số triệu chứng, bệnh cảm xảy ra quanh năm, kéo dài dăm ba ngày rồi chữa hay không chữa tự nó hết, còn bệnh cúm tới theo mùa lạnh, với tính nặng hơn, có thể giới hạn trong cộng đồng hay lan tràn thành dịch cúm ở một nước, một số nước láng giềng, một lục địa hay liên lục địa. Bệnh cảm họa hoằn lắm mới trở nặng còn bệnh cúm có thể biến chứng nhiều hơn và đưa đến cái chết, nhất là ở những người già yếu đuối kém sức đề kháng hay có những bệnh kinh niên về tim, thận, tiểu đường...

        Định nghĩa : Bệnh cúm là một bệnh cấp tính do siêu vi trùng gây ra nơi bộ máy hô hấp với những triệu chứng nóng sốt, xổ mủi, ho, nhức đầu, khó chịu và sưng đỏ màng nhầy của bộ máy hô hấp. Bệnh thường được thấy vào mùa đông. Những biến chứng nặng gồm sưng cuống phổi, sưng phổi, đôi khi đưa tới cái chết.

        Căn nguyên và cách truyền bệnh : Siêu vi trùng đa số tìm thấy trong nước mũi hay đàm, trong máu, được phân ra thành 3 loại :
        Loại A thường thấy nhất và cũng gây biến chứng nặng hơn hai loại sau. Loại này còn được chia ra H1, H2, hay H3 và N1, N2... loại được thấy nhiều nhất mười lăm năm chót ở Hoa Kỳ là loại H3N2.
        Loại B.
        Loại C, hiếm hơn hai loại trên.
        Siêu vi trùng được truyền qua nước mủi, nước miếng hoặc nhất là do va chạm với bệnh nhân hay sử dụng đồ dùng của người bệnh. Sau thời gian 48 tiếng đồng hồ bị nhiễm, bệnh mới phát.
        Thường thường cứ một chu kỳ 3 hay 5 năm lại có dịch cúm vào cuối Thu đầu Đông. Tất cả các loại tuổi đều có thể bị nhiễm hết, đặc biệt ở giới học sinh, sinh viên, và tính cách bệnh nặng tới với những trẻ sơ sinh, ông già bà cả hay người tật nguyền.

        Triệu chứng : Bệnh cúm thường đến bất thần, sau khi nhiễm siêu vi trùng trong máu và lan tới bộ máy hô hấp, với những triệu chứng :
        ớn lạnh và nóng sốt với nhiệt độ 39 – 39.5C
        Cả người rã rượi, mệt mỏi, đau nhức, nhất là vùng dưới lưng và hai cẳng chân. Nhức đầu rất khó chịu và mắt nhức nhối với ánh sáng.
        Chảy nước mắt, nước mũi, miệng, họng sưng nhưng không làm mũ.
        Ho từ khan có thể chuyển qua có đàm.
        Da nóng, mặt đỏ...
        Những triệu chứng trên kéo dài từ 3 đến 5 ngày và giảm dần khi cơn nóng sốt hạ. Riêng cơn mệt mõi có thể kéo dài vài tuần sau khi hết cúm.

        Biến chứng : Bệnh cúm trở nặng khi vi trùng (như pneumococci, streptococci. H. influenzae, K. pneumoniae...) nhân lúc cơ thể bị suy nhược bèn xâm lấn bộ máy hô hấp, khi cơn sốt và ho tiếp tục kéo dài.
        Sưng phổi được thể hiện với chứng khó thở, mặt mày xanh xám, khạc đờm có mủ hay lẫn máu, nhất ở loại cúm A. Còn những biến chứng khác nặng hơn như viêm não, viêm cơ tim, tiểu ra máu... thường được thấy ở những người già cả yếu đuối, những người tàn tật hay mắc chứng bệnh kinh niên.
        Định bệnh : Bệnh cúm được định bệnh chính xác bằng cách cô lập và phân loại siêu vi trùng hay thử máu kiếm lượng của chất kháng thể. Phương tiện này chỉ tiện lợi vì sẳn có ở các trung tâm y khoa hay các tỉnh lớn mà thôi, vừa mắc tiền vừa khó khăn.
        Nếu đếm máu thì số bạch huyết cầu ở độ bình thường hay hơi thấp. Vì lý do trên mà đa số bệnh cúm được chẩn đoán theo kinh nghiệm dựa theo triệu chứng vào đầu muà lạnh và nhiều trường hợp tương tự cùng xảy ra trong cộng đồng.
        Điều trị :
       Cúm là một bệnh siêu vi trùng nên không có thuốc trị chính xác, nên tính cách phòng ngừa rất quan trọng. Phần lớn là chữa bệnh theo triệu chứng. Ở Hoa Kỳ, cơ quan liên bang quản trị dược và thực phẩm chứng nhận thuốc Amantadine có tác dụng tốt trên bệnh cúm, riêng loại A mà thôi. Thuốc này hạ nhiệt và giãm những triệu chứng của bộ máy hô hấp nếu được dùng sớm, khi bệnh mới chớm phát và không có biến chứng nặng. Cách uống Amantadine 100mg một ngày hai lần torng trung bình 5 ngày. Thuốc này gây nên một vài phản ứng như khó ngủ, xây xẩm, nói xàm... Phản ứng ngưng nếu không dùng thuốc nữa.

        Ngoài ra theo phương thức đau đâu trị đó.
       Đau nhức mỏi : Dùng Aspirine 650mg cách dùng 4 tiếng một viên. Nên tránh dùng Aspirine ở những vị thành niên dưới 16 tuổi vì bệnh cúm ở giới này có thể song song xảy ra cùng lúc với bệnh viêm não cấp tính hoặc phỏng dạ, gây nên triệu chứng Reye rất nguy hiểm.
        Tylenol được khuyến khích dùng nhiều hơn và không nguy hiểm ở trẻ nít.
        Xổ mủi : Dùng Pseudoephedrine (sudafed) 600mg ngày 3 hay 4 lần, nên tránh dùng thuốc này ở những người cao áp huyết. Thuốc xịt mủi phenylephrine.
        Đau cổ họng : súc miệng bằng nước muối ấm.
        Ho đàm : Guailafenessin dextromethorphan (Robitussin DM) một muỗng cà phê, ngày 4 lần.
        Quan trọng hơn cả vẫn là nằm nghĩ dưỡng, tránh mệt nhọc và nên uống nhiều nước.
        Ngoài ra nhiều người còn khuyên dùng sinh tố C từ 1 tới 10mg một ngày để giúp cơ thể chống cúm, không có bằng cớ khoa học chứng minh nên sinh tố C chưa chính thức công nhận có tác dụng trên bệnh cúm.
        Theo tập tục cổ xưa, khi bị "ông cúm, bà co" để tả sự nhức mỏi ghê gớm, thì một mặt cúng bún, mắm tôm, một mặt cạo gió, giác để dồn máu độc ra ngoài. Tác dụng tới đâu cũng chưa có khoa học thực nghiệm.

        Phòng ngừa : Phương pháp căn bản chung cho mọi chứng bệnh là ngừa bệnh hơn trị bệnh. Lý thuyết này thực dụng hơn bao giờ hết trong cách phòng ngừa bệnh cúm.
        Trước tiên nên rửa tay thường xuyên khi gần người bệnh cúm hay dùng tới những đồ dùng của người bệnh. Phương pháp này còn hữu dụng hơn là quay mặt đi hoặc nhịn thở khi người bệnh ho trước mặt.
        Vào đầu mùa cúm có thể dùng Amantadine để tránh loại cúm A, trong khi chờ đợi sự chủng ngừa cúm tác dụng.

        Chủng ngừa là phương pháp thông dụng nhất. Thuốc được chế từ những siêu vi trùng chết hoặc giảm độ sinh lực, để chích vào người hầu có thể đào tạo kháng thể chống siêu vi trùng cúm. Thuốc được chích vào mùa Thu, hạn chót là tháng mười một. Từ 7 tới 14 ngày cơ thể có sức đề kháng rồi. Những người cần chích là ông già bà cả, những người bị bệnh kinh niên tim, phổi, thận... và những bà có bầu vào lúc gần sanh, trong tam cá nguyệt chót. Vì thuốc chủng được xếp vào loại C, chưa biết rỏ có hại đến thai sản hay không, chỉ chích ngừa cho bà bầu nếu thật sự rỏ ràng và cần thiết.
Khi chích rồi, thuốc công dụng 70% nơi tổng số người chủng ngừa.
        Vì tác dụng của thuốc chỉ công hiệu từ 1 tới 2 năm do sự chuyển hướng liền liền trong cách cấu tạo siêu vi trùng mỗi dịch cúm, hàng năm phải chủng ngừa với thuốc mới, trước mùa Đông.
        Thuốc được cấy trên trứng, nên ai bị dị ứng với trứng nên cẩn thận khi chủng ngừa. Thật ra thuốc được lọc rất kỷ, nên họa hoằn lắm mới có người bị phản ứng.

Bs Tam Thanh.

Bài viết khác