Thứ Năm, 03 Tháng Mười, 2019

Dấu hiệu và cách chữa trị bệnh “giời leo”

Bệnh giời leo hay tên y học là Zona (Herpes Zoster) là bệnh viêm da kèm theo mụn nước cấp tính. Bệnh này do virus Varicellae zoster gây nên, chứ không phải do “con giời leo” như dân gian truyền miệng. 

Bệnh giời leo có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi vị trí trên người. Những người đã từng mắc bệnh thủy đậu, hệ miễn dịch suy giảm sẽ dễ mắc giời leo hơn.

Khi mới bắt đầu bị giời leo, bạn sẽ gặp triệu chứng ngứa râm ran, bỏng rát, trầy xước ở một số vùng da. Sau khoảng một ngày, cơ thể sẽ gây gây sốt nhẹ (khoảng 37,5-38 độ). Trên da xuất hiện những mảng đỏ, hình thành mụn nước, tụ lại với nhau thành các đoạn 1-2 cm, sau đó lan dần ra thành mảng lớn. Đi kèm với các biểu hiện ngoài da là sự mệt mỏi, đau đầu, nhức xương sống của người bệnh.

Dấu hiệu và cách chữa trị bệnh “giời leo” - 1
(Ảnh: Shutterstock)


Bệnh khu trú tại vùng trán, hốc mắt, mũi, có thể gây thương tổn dây thần kinh số 5, làm giảm hoặc mất thị lực hoàn toàn…

Tuy da bị mẩn đỏ, bạn vẫn có thể tắm rửa bình thường, không phải kiêng. Không nên đắp đỗ xanh, gạo nếp hoặc các lá thuốc nam lên chỗ tổn thương da. Cách này không chữa được bệnh mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây lở loét, kích ứng da…

Bạn không nên sờ vào vết thương vì giời leo rất dễ lây lan. Người nhà bệnh nhân cũng cần lưu ý không dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, khăn tắm…) với người bệnh. Để giảm thiểu các triệu chứng của giời leo, bạn có thể dùng một số loại thuốc kháng virus như Acyclovir, Famciclovir, Valacyclovir. 

Bạn cũng nên vệ sinh vết sưng bằng cách sử dụng gạc tẩm huyết thanh hoặc dung dịch Aluminium acetate 5% để giữ sạch vết thương không bị nhiễm trùng. Hoặc ngâm nước lạnh đắp vào trong khoảng 20 phút, mỗi ngày từ 7-8 lần để làm dịu bớt cơn đau và nhanh khô. Biện pháp này còn giúp lấy bớt vảy ra ngoài và giảm khả năng bị nhiễm trùng. Trong thời gian bị bệnh, bạn nên mặc quần áo rộng rãi, tránh cọ xát gây đau đớn.

Dấu hiệu và cách chữa trị bệnh “giời leo” - 2
Khi bị bệnh giời leo sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ nổi li ti trên bề mặt. (Ảnh: Shutterstock)

 

Đây là giai đoạn cơ thể bị yếu đi, bạn hãy tranh thủ bổ sung thêm khoáng chất, vitamin. Ăn nhiều các loại thực phẩm: chất xơ, rau củ quả, rau có màu xanh; uống nước lọc mỗi ngày, nước chanh, nước cam tươi để thanh lọc, giải độc tố và tăng hàm lượng vitamin cho cơ thể. Đồng thời, bổ sung thêm một số loại thực phẩm có tính hàn: đậu xanh hầm, sâm bổ lượng, hạt sen, khổ qua, rau má…

Giời leo là căn bệnh có thể chữa trị tại nhà, nhưng nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị nặng thêm, gây ra biến chứng. Nếu bạn cảm thấy quá đau hoặc nổi mảng lớn ở một phía của cơ thể thì cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn. 

Lưu ý, vết thương ở mũi hoặc gần mắt, bạn cần phải đi khám ngay vì virus có thể gây tổn thương thị giác, thậm chí bị mù.

Minh Minh

Bài viết khác

Các từ viết tắt Kitô giáo

Các từ viết tắt Kitô giáo

23/11/2024

Trong nghệ thuật cũng như trong các văn bản Kitô giáo, thường xuyên xuất hiện những từ viết tắt bí ẩn. Việc biết ý nghĩa của chúng cho phép chúng ta đi sâu hơn vào sự phong phú của đức tin. Đây là một hướng dẫn ngắn để hiểu những từ viết tắt thường...

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

03/10/2024

Thời gian gần đây, nồi chiên không dầu là thiết bị nấu ăn được rất nhiều người quan tâm bởi không chỉ tiện lợi, nhanh chóng mà còn tốt cho sức khỏe người sử dụng, hạn chế dùng dầu mỡ khi nấu ăn.

Art