Vi trùng vào phổi gây ra tại chỗ một vết thương cộng thêm hạch địa phương bị sưng, đó là hỗn hợp tiên khởi (primary complex). Ñt khi hỗn hợp tiên khởi phát ra bệnh như ở trẻ em. Thường thì hỗn hợp tiên khởi khỏi và chả để lại dị chứng gì ngoài phản ứng dương khí ta thử bì nghĩa là chích dưới da chất vi trùng lao (tuberculin) làm da nổi cục đỏ lên. Như vậy đối với nhiều người Việt đã thành niên, thử bì dương chỉ có nghĩa là ta đã lây bệnh lao (tuberculous infection) từ dạo nào đó từ xưa, không nhất thiết là ta mắc bệnh lao (tubercu lous disease).
Người lớn bị bệnh lao hoặc do tái nhiễm vi trùng hoặc do tái phát từ hỗn hợp tiên khởi nói trên. Người bệnh thường ho ra đờm ho ra máu và đau ngực, trẻ em thường chỉ sốt như bị cảm và ngay cả người lớn cũng thế. Trẻ em cũng dễ bị sưng màng óc, dễ bị bệnh lan tràn trong máu.
Từ ngày có trụ sinh, viễn tượng bệnh lao không bi đát như trước nữa. Tuy thế, hiện nay bệnh lao lại gia tăng vì nhiều lý do bệnh AIDS nhiều, người vô gia cư cũng lắm, và chương trình bài lao giảm hoạt động. Điều lo lắng là các trường hợp bệnh lao lờn đa dược, LLĐD, tiếng Anh gọi là MDR TB (Multiple Drug -Resistant TB) cũng tăng.
Khi miễn nhiễm yếu, nghiã là khi sức đề kháng, sức chống chọi của cơ thể ta yêu như trường hợp người bệnh AIDS, người nghiện rượu, người lang thang lây lất ngoài hè phố, kẻ tù tội chen chúc, chui rúc trong ngục tối ăn uống thiếu thốn, bệnh lao dễ phát.
Nếu vi trùng lao bệnh nhân mắc là loại vi trùng còn nhậy thuốc, biện phát phải áp dụng để tránh vi trùng trở thành lờn thuốc, nhất là lờn đa dược (LLĐD). Cả một chiến lược bệnh nhân, Bs điều trị, cơ quan y tế phải theo :
Bs phải cho thử độ nhậy thuốc của vi trùng ngay khi định bệnh để còn theo dõi. Năm 1994, trong 20,000 trường hợp thử nghiệm dương vi trùng lao, có 16% không thử độ nhậy vi trùng với thuốc trị lao.
Trị liệu phải được đầy đủ các loại thuốc phối hợp lại để tránh nẩy sinh ra lờn thuốc. Nhiều bệnh nhân không được trị liệu đủ thuốc. Đối với những bệnh nhân dễ bị lờn thuốc (có bệnh lao từ lâu, sinh ở các nước thường có độ lờn cao), hay đối với những bệnh nhân trong vùng độ lờn isoniazide, rifampin, pyrazinamide, và ethambuthol hoặc streptomycin). Khảo sát cho thấy đa số bệnh nhân đều nằm trong vùng có độ lờn isoniazide cao hơn thế, nhưng trị liệu đủ 4 thuốc chỉ cấp cho có 54% bệnh nhân vào năm 94. Đó là một thiếu sót của trị liệu. Thiếu sót trị liệu gây ra vi trùng lờn thuốc. Ngay cả trường hợp nhậy thuốc, vi trùng cũng biến thể (mutation) để trở thành lờn thuốc.
Theo dõi định kỳ thử nghiệm độ nhậy so với kết quả thử nghiệm tiên khởi.
Cơ quan y tế phải được thông báo các trường hợp bệnh nhân không theo thuốc như đã dặn để tìm cách đối phó. Những bệnh nhân có tính lơ là này chẳng những nguy hại cho mình mà cho cả xã hội nên thường được cho vào chương trình trị liệu trực tiếp quan sát, TTQS, người Mỹ gọi là directly observed therapy (DOT). Có khi biện pháp chế tài phải được áp dụng để tránh các bệnh nhân này hay bệnh nhân mắc vi trùng lờn đa dược di chuyển gieo rắc vi trùng bất trị sang nơi khác.
Hiện theo dõi vi trùng lao đã đi sâu đến nhận diện DNA của vi trùng như lấy dấu tay phạm nhân vậy. DNA là gì ? Cơ thể con người được cấu tạo bằng nhiều tế bào như bức tường được xây bằng nhiều viên gạch. Tế bào khác viên gạch là tế bào có nhân như cờ Đại Hàn có vòng tròn ở giữa. Trong nhân có nhiều đôi nhiểm thể (Chromosomes). Các nhiễm thể do DNA phối trí đặc biệt cho từng người. Vi trùng có một tế bào thôi, như một viên gạch lẻ loi. Phòng thí nghiệm nhận diện tội phạm bằng thử DNA tế bào máu, tế bào tinh trùng chẳng hạn. Nhận diện vi trùng lao cũng thế thôi. Chẳng hạn như vi trùng lao W nhận nhiện ở New York đã lờn đa dược. Năm 94 toàn nước Mỹ có 500 trường hợp lao lờn đa dược. Cơ quan y tế có thể theo dõi các thủ phạm vi trùng lan ra đâu để có biện pháp thích ứng.
Kết Luận
Trị liệu đủ và liên tục theo dõi đem đến kết quả khả quan. Tránh tạo lờn thuốc.
Thủ bì dương có phải trị không ?
- Có, nếu là thử bì mới từ âm biến thành dương, nghĩa là mới lây lao như trẻ em hay người lớn vẫn âm từ xưa đến nay.
- Không, đối với các bạn trưởng thành từ Việt Nam qua đã lây lao từ hồi nào ấy.
Muốn ngừa lao thì tránh để cơ thể yếu miễn nhiễm : tránh rượu chè, trác táng, tránh lây siêu vi bệnh AIDS nghĩa là tránh luyến ái trần (to avoid unprotected sex). Những năm qua Phi Châu mắc dịch AIDS vì lang chạ bừa bãi không che chở và nghèo dốt, những năm tới Á Châu cũng nghèo khó, đông dân hơn, học thấp, y tế kém, phương tiện eo hẹp, dự trù sẻ nộp cho AIDS ít nhất 15 triệu nạn nhân, bệnh lao sẽ hành hoành và vi trùng lờn đa dược sẽ tha hồ lan tràn. Chúng ta làm gì đây ? Liệu Sài Gòn có trở thành thủ đô thứ hai của AIDS sau Bangkok không ? AIDS và Lao là phó sản của Kỹ Nghệ Luyến Ái.
Bs Thiện Y