Thứ Bảy, 23 Tháng Mười Một, 2024

Các từ viết tắt Kitô giáo

Trong ngh thut cũng như trong các văn bn Kitô giáo, thường xuyên xut hin nhng t viết tt bí n. Vic biết ý nghĩa ca chúng cho phép chúng ta đi sâu hơn vào s phong phú ca đc tin.

Đây là một hướng dẫn ngắn để hiểu những từ viết tắt thường gặp nhất:

INRI: Iesus Nazarenus Rex Iudeorum: "Giêsu Nazareth, Vua dân Do Thái". Dòng chữ này được tìm thấy ở đỉnh Thánh giá, nơi nó được người Do Thái đặt theo lệnh của Philatô. Nó cũng được viết bằng tiếng Hy Lạp và tiếng Do Thái. Ngày nay, chúng ta thấy nó trên phần lớn các biểu tượng của sự đóng đinh.

IHS: IHΣOYΣ: "Giêsu" bằng tiếng Hy Lạp. IHS thực sự là ba chữ cái đầu tiên của tên Giêsu trong tiếng Hy Lạp. Chữ H không phải là chữ cái thứ tám trong bảng chữ cái của chúng ta mà là chữ E (êta) viết hoa trong tiếng Hy Lạp. Vì vậy, IHS chỉ đơn giản là viết tắt của tên Chúa Kitô.

SSPP: "Thánh Phêrô và Phaolô". Thánh Phêrô và thánh Phaolô thường không thể tách rời. Được mừng lễ cùng nhau vào ngày 29 tháng 6, họ thường cùng nhau là bổn mạng của các nhà thờ. Từ viết tắt SSPP được sử dụng như một cách viết tắt thông thường.

RIP: Requiescat in pace: "Nguyện cho người được an nghỉ". Chúng ta thường thấy dòng chữ này trên các ngôi mộ. Nó cũng tương ứng với phiên bản tiếng Anh của công thức, "Rest in peace".

NSJC: "Chúa Giêsu Kitô của chúng ta." Công thức "Chúa Giêsu Kitô của chúng ta", hơi dài, có vẻ hơi cổ xưa đối với một số người, nên họ thích dùng từ viết tắt.

BVM: Beata Virgine Maria: "Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc". Cách viết tắt này dùng cho Đức Trinh Nữ xuất hiện trên nhiều tác phẩm nghệ thuật. Ba chữ cái thường được đan xen vào nhau.

ICHTUS: Iesous Christos Theou Uios Soter: "Giêsu Kitô Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế".

I (I, Iota): Ἰησοῦς / Iêsoûs ("Giêsu")

Χ (KH, Khi): Χριστὸς / Khristòs ("Kitô")

Θ (TH, Thêta): Θεοῦ / Theoû ("của Thiên Chúa")

Υ (U, Upsilon): Υἱὸς / Huiòs ("Con")

Σ (S, Sigma): Σωτήρ / Sôtếr ("Đấng Cứu Thế")

Từ viết tắt này tập hợp những danh hiệu lớn nhất của Chúa Giêsu. Những chữ cái này khi đặt liên tiếp tạo thành từ ICHTUS có nghĩa là "cá" trong tiếng Hy Lạp. Đó là lý do tại sao các ngôi mộ và hầm mộ của các Kitô hữu đầu tiên được trang trí bằng những hình khắc cá.

XP: "Giêsu Kitô". Các chữ cái đầu XP được tìm thấy trong nhiều tác phẩm nghệ thuật hoặc trong các đền thánh là các chữ cái Hy Lạp chi và rho, được người Hy Lạp những thế kỷ đầu tiên sử dụng như một biểu tượng của Chúa Kitô. Hai chữ cái thường được chồng lên nhau. Thanh của chữ P khi đó có hai chức năng là I và P, và biểu tượng này có nghĩa là Ἰησοῦς Χριστὸς, Giêsu Kitô. Người ta gọi biểu tượng này là Ki-tô mã.

X và P, nhưng biu tượng này có nghĩa gì?

Ngoài hình cá, các Kitô hữu đầu tiên sử dụng Ki-tô mã làm biểu tượng, chồng hai chữ cái đầu tiên của từ "Kitô" lên nhau. Đây là một motif thường được lặp lại trong nghệ thuật biểu tượng.

Việc đọc tiếng Hy Lạp có thể hữu ích để giải mã các biểu tượng Kitô giáo đầu tiên. Bắt đầu với Ki-tô mã, sự chồng lên nhau của chữ "khi" và "rho" Hy Lạp. Biểu tượng này, lấy hai chữ cái đầu tiên của từ "Kitô", thể hiện sự thuộc về cộng đồng các môn đệ của Người, được gọi là Kitô hữu kể từ khi họ đến Antiôkia (xem Cv 11,26).

Đã có mặt trong thế giới ngoại giáo, dấu hiệu này khi đó là sự viết tắt của từ có nghĩa là "hữu ích" hoặc "điềm lành". Trong lịch sử Kitô giáo, nó xuất hiện trong nghệ thuật biểu tượng sau khi hoàng đế Constantine cải đạo. Vào năm 312, trong trận chiến ở cầu Milvius, ông thấy xuất hiện trên bầu trời một dấu hiệu kèm theo lời sấm này: "Với dấu hiệu này, ngươi sẽ chiến thắng". Dấu hiệu này là cây thánh giá hoặc Ki-tô mã, tùy theo các truyền thống, mà v hoàng đế quyết đnh đt lên khiên ca quân đi mình.

Mt ý nghĩa đc bit cho đến thế k V

Trong mọi trường hợp, chiến thắng của hoàng đế trước đối thủ Maxentius làm cho biểu tượng này nổi tiếng, sau đó được sử dụng trong nghệ thuật biểu tượng. Nó cũng được sử dụng dưới một hình thức khác, sự chồng lên nhau của chữ "iota" và "khi", là hai chữ cái đầu tiên của "Giêsu" và "Kitô" và trông giống như một dấu sao. Đôi khi nó cũng đi kèm với chữ "alpha" và "omega", chữ cái đầu tiên và cuối cùng của bảng chữ cái Hy Lạp: điều này có nghĩa là Chúa Kitô là khởi đầu và kết thúc của mọi thực tại.

Cho đến thế kỷ V, Ki-tô mã có một vị trí đặc biệt đối với các Kitô hữu - và đặc biệt là các hoàng đế La Mã - mà dần dần bị cây thánh giá thay thế, ban đầu bị bỏ qua vì sự bạo lực của một biểu tượng gợi nhớ đến sự hành hình của Chúa Kitô. Ngày nay, không hiếm khi thấy nó trên các áo lễ hoặc nhận ra nó trong các tác phẩm nghệ thuật của các công trình Kitô giáo.

Angélique Provost – Aleiteia - 18/09/17

Bài viết khác