Chủ Nhật, 01 Tháng Mười, 2023

Xưng Tội

HỎI: Thưa cha, thỉnh thoảng báo chí lại đưa tin: chính quyền tại nước này, nước kia có dự án ban hành luật buộc các cha giải tội phải trình báo nhà chức trách về những vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên nghe được trong tòa giải tội. Giáo Hội phản ứng trước những yêu cầu có như thế nào và lập trường của Giáo Hội về vấn đề giữ bí mật tòa giải tội có phải thích ứng với những đòi hỏi này hay không? P.N.V

ĐÁP: Đúng là từ lâu vấn đề bí mật tòa giải tội thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong dư luận và được các cơ quan truyền thông nói đến.

• Vụ thu băng lén

Cách đây 27 năm, tức là hồi tháng 4 năm 1996, Uy viên công tố Quận Lane là ông Doug Harcleroad đã ra lệnh thu lén cuộc xưng tội của tù nhân Hale, người bị cáo về 46 thứ tội. Nhưng sau đó, ông nhìn nhận hành động của mình là sai trái và xin lỗi, đồng thời đồng ý không sử dụng băng này vào bất kỳ việc gì. Tuy nhiên, quan tòa Jack Billings đã mở băng ra và cho phép hai luật sư biện hộ được nghe băng, trong lúc tổng giáo phận Portland sở tại chờ tòa xét đơn yêu cầu hủy cuốn băng.

Tòa án cấp I ở địa phương cũng như tòa án cấp 2 ở Portland đều ra phán quyết từ chối không ra lệnh phá hủy cuốn băng thu lén cuộc xưng tội. Tổng giáo phận Portland đã kháng án lên Tòa Liên bang số 9. Đức cha Francis George, bấy giờ TGM giáo phận Portland sở tại (sau là Hồng y TGM Chicago), nói rằng: ”Các công dân Mỹ thuộc bất luận tôn giáo nào hoặc không có tín ngưỡng đều phải đau buồn vì từ nay Nhà Nước có thể vi phạm việc hành đạo căn bản mà không bị trừng phạt. Phán quyết của Tòa án là một sứ điệp sai lầm khi cho rằng quyền tự do tôn giáo, vốn được Hiến pháp Hoa Kỳ bảo đảm, phải nhường bước cho ước muốn của Nhà Nước trong việc dùng bất kỳ phương thức bí mật nào để buộc một phạm nhân phải nhận tội. Phán quyết này làm cho tín hữu không còn an tâm khi thi hành các việc tôn giáo thánh thiêng hoặc bày tỏ tình trạng linh hồn của mình trong bôi cảnh tôn giáo”.

Đức cha Anthony Pilla, GM Cleveland, bấy giờ là Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ, cũng ra tuyên ngôn ủng hộ tổng giáo phận Portland và phê bình phán quyết của tòa án cấp hai ở Portland và nói rằng: ”Một điều thiết yếu đối với bí tích giải tội là những điều hối nhân xưng ra phải được hoàn toàn giữbí mật. Sự kiện tòa án từ chối phá hủy cuốn băng thu lén cuộc xưng tội là vi phạm quyền tự do hành đạo của các tín hữu công giáo và làm thương tổn tự do tôn giáo của mọi người, bất luận họ thuộc tôn giáo nào”

Ngày 19-11 cùng năm 1996, Đức TGM Renato Martino, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ, đã mạnh mẽ lên tiếng tô"giác các vụ kỳ thị tôn giáo và nhắc đến vụ những lời xưng thú của một tù nhân khi lãnh nhận bí tích giải tội đã bị úy viên công tố cho thu băng lén. Hành động này hiển nhiên là một sự xen mình của Nhà Nước vào việc thực hành tôn giáo”.

Ngày 27-1 năm 1997, tòa kháng án liên bang số 9 của Mỹ ở thành phố San Francisco đã phán quyết rằng hành động của công tô" viện ở Quận Lane, bang Oregon, cho thu băng lén cuộc xưng tội của một tù nhân với LM giải tội hồi năm ngoái, là một việc làm bất hợp pháp và vi phạm luật liên bang Hoa Kỳ (CNS 28-1-97).

• Tình trạng tại úc

Cách đây vài năm, Uy ban hoàng gia tại úc điều tra về những vụ lạm dụng tính dục trong Giáo Hội Công Giáo đã đưa ra đề nghị ban hành luật buộc các cha giải tội phải trình báo với chính quyền những vụ lạm dụng tính dục trẻ em nghe được trong tòa giải tội. Nhưng giáo quyền Công Giáo đã mạnh mẽ phản đôi. Nhiều linh mục tuyên bố sẵn sàng vào tù chứ không vi phạm ấn tích tòa giải tội, buộc linh mục phải tuyệt đôi giữ kín 'những gì đã nghe được trong tòa giải tội.

Một sô" người khác cảnh giác rằng chính quyền ban hành luật như thê" là điều không những vô ích, nhưng còn làm thiệt hại cho chính nghĩa bảo vệ trẻ em. Lý do vì không ai đi xưng thú tội của mình với linh mục để rồi đê bị cha giải tội tố giác với chính quyền. Như vậy, luật đó sẽ khiến những kẻ phạm tội nhưthế sẽ không xưng tội nữa, và thê" là cha giải tội mất đi cơ hội khuyên bảo họ từ bỏ con đường tội lỗi ấy.

Cũng có người đề nghị giải pháp: khi LM giải tội nghe một người muốn xưng thú tội lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên và ngăn họ lại ngay và nói rằng: nếu bạn muôn, chúng ta hãy nói về vấn đề này ngoài tòa giải tội, như vậy tôi sẽ không bị buộc phải giữ bí mật, và có thể thông báo cho nhà chức trách. Nhưng đề nghị này cũng không thực tiễn, vì cho dù ở ngoài tòa giải tội, không tội nhân nào muốn bộc lộ với vị LM nếu biết rằng sự bộc lộ như vậy có hại cho bản thân họ.

Trong quá khứ, nhiều chính quyền, nhất là những nhà nước độc tài, hoặc cộng sản vẫn thường tìm cách vi phạm bí mật tòa giải tội, hoặc buộc các cha giải tội phải tiết lộ, nhưng đều không thành công.

Mặc dù có sự phản đối của Giáo quyền Công Giáo, cho đến nay đã có 6 bang ở úc ban hành luật buộc LM tố giác những vụ lạm dụng tính dục trẻ em nghe được trong tòa Giải tội. Nhưng cho đến nay chưa thây báo chí nào nói về một vụ tô"cáo nào như vậy.

Tại Bồ đào nha, Ông Pedro Strecht, một bác sĩ phân tâm, Chủ tịch ủy ban độc lập điều tra về những vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên ở Bồ, đã đưa ra đề nghị bãi bỏ bí mật tòa giải tội trong buổi điều trần chiều ngày 2-5-2023 trước ủy ban về hiến pháp, các quyền, tự do và bảo đảm, thuộc quốc hội Bồ. Ông nói rằng việc bãi bỏ này đã được áp dụng trong các nghề nghiệp khác, kể cả các bác sĩ.

Phản ứng về đề nghị này, Đức Cha Ornelas tuyên bố rằng ”BÍ mật tòa giải tội là điều cổ kính như Giáo Hội và sẽ không thay đổi, tôi có thể bảo đảm điều đó”.

Về phần Ông Laborinho Lúcio, cựu bộ trưởng tư pháp, và là thành viên Uy ban độc lập điều tra vừa nói, nhìn nhận có một ”chướng ngại rất lớn về phương diện giáo luật, và từ bên ngoài, hiện có vân đề hiệp định giữa Tòa Thánh và Bồ đào nha”. Điều số 5 trong Hiệp định ký kết năm 2004 giữa Tòa Thánh và Bồ đào nha, qui định rằng: ”Các giáo sĩ không thể bị các quan tòa hoặc nhà chức trách khác tra hỏi về những sự kiện và những điều mà họ biết được do sứ vụ của họ”.

Đức Cha Ornelas, Chủ tịch HĐGM Bồ nói thêm rằng: ”Chúng tôi không ở trên luật pháp và chúng tôi sẽ tuân hành luật pháp, nhưng không phải mọi sự đều thuộc lãnh vực luật pháp., việc xưng tội và giải tội bao hàm sự thống hối những hành vi đã phạm và nhiệm vụ của cha giải tội là thuyết phục những hối nhân rằng nghĩa cụ của chính hôi nhân là tố giác các sự kiện ấy với nhà chức trách liên hệ”.

ĐHY Manuel Clemente, Thượng Phụ Lisboa, cũng hiện diện tại buổi điều trần, ngài tái khẳng định rằng bí mật tòa giải tội, đôi với các tín hữu Công Giáo, là điều “tuyệt đối”. Cha giải tội nào trực tiếp vi phạm bí mật ấy sẽ bị vạ tuyệt thông tức khắc theo giáo luật. Cùng hình phạt đó cũng được áp dụng cho người nào dùng phương tiện kỹ thuật để biết những gì được nói giữa cha giải tội và hôi nhân.

Được ủy ban quốc hội hỏi về việc bồi thường cho các nạn nhân bị lạm dụng, Đức Cha Chủ tịch Hội đồng GM Bồ, trả lời rằng điều này phải được quyết định tùy theo từng trường hợp. (Setemargens 3-5-2023)

• Giáo luật hiện hành

Tóm lại, không có gì thay đổi trong kỷ luật hiện hành của Giáo Hội vê vân đê bí mật tòa giai tội. Giáo luật hiện nay, khoản số 983 quy định rằng:

1. "Tuyệt đối cấm chỉ cha giải tội không được sử dụng những điều biết được trong tòa giải tội để làm hại hối nhân, cho dù không có nguy cơ tiết lộ.”

2. ”Những người cầm quyền không bao giờ được dùng vào việc cai trị ở tòa ngoài những điều nghe biết trong tòa giải tội bất cứ vào thời gian nào.”

Giáo luật số 1388 quy định hình phạt cho những người nào vi phạm luật cấm trên đây:

1. ”Cha giải tội nào vi phạm trực tiếp ấn bí tích, sẽ mắc vạ tuyệt thông tức khắc dành cho Tòa Thánh quyền giải. Còn ai chỉ vi phạm gián tiếp, sẽ bị phạt tùy theo mức nặng của tội phạm.”

2. ”Thông dịch viên và những người khác nói ở điều 983 triệt 2 trên đây, nếu vi phạm bí mật, phải bị hình phạt xứng đáng, kể cả vạ tuyệt thông.”

• Thực tâm chống nạn lạm dụng

Cũng nên nói thêm rằng, theo Viện Tổng Biện Lý của Nhà nước Tây Ban nha, hiện nay có 15 ngàn vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên đang được các cơ quan tư pháp cứu xét, và trong số đó có 68 vụ thuộc Giáo Hội Công Giáo, liên quan đến các LM, tu sĩ và cả các giáo dân nhân viên tại các trường và nhà thương Công Giáo.

Như vậy tỷ sốCông Giáo lạm dụng là 0,45% các vụ trong vòng 3 năm gần đây, nghĩa là mỗi năm có 25 vụ được tố giác với nhà chức trách và cứ hai tuần thì có một vụ.

Trang mạng ”infocatolica” ở Tây Ban Nha nhận xét rằng sự kiện trên đây cho thấy có sự chậm chạp về phía cơ quan tư pháp nhà nước. Giáo Hội Công Giáo hành động mau lẹ và mạnh mẽ hơn khi nhân được những đơn thưa kiện.

Những con số trên đây là những vụ chưa được kiểm chứng và có thể là có những vụ cáo gian.

Trong khi đó tờ báo ”Em Pais”, thuộc phe tả và có xu hướng bài Công Giáo, hằng tuần đều đăng tải chuyện kể của những người bị lạm dụng tính dục mà Giáo Hội Công Giáo im lặng trong nhiều năm trời. Trang mạng Iníbcatolica nhận xét rằng điều hiển nhiên là việc làm của báo El Pais nhắm tấn công Giáo Hội hơn là quan tâm thực sự đến các nạn nhân, vì chỉ cần để y báo này rất ít đòi nhà chức trách điều tra về những vụ lạm dụng tính dục xảy ra trong các môi trường ngoài Công Giáo, là những vụ chiếm đa số như thống kê nói trên. (Infocatolica.com 26-4-2023)

Chắc chắn đây cũng phải là lãnh vực cần được các giới hữu trách quan tâm giúp phòng ngừa và bài trừ nạn lạm dụng trẻ em, nếu thực sự quan tâm đến thiện ích của các em.

Lm Bình An

(Báo Mục Vụ -  Thụy sỹ)

Bài viết khác

Cách dùng nồi cơm điện

Cách dùng nồi cơm điện

16/01/2025

Thay vì mua sắm nhiều đồ, tôi nhận ra tận dụng triệt để 1 thiết bị gia dụng vẫn rất hữu ích mà lại tiết kiệm. Mặc dù nồi cơm điện thông minh đã tích hợp nhiều chức năng như nấu cơm, cháo, hầm canh... nhưng hầu như chúng ta chỉ dùng để nấu cơm..

Art