Thứ Sáu, 09 Tháng Chín, 2022

Khác biệt giữa xưng tội cá nhân và việc cử hành sám hối ?

Khác biệt giữa xưng tội cá nhân và việc cử hành sám hối ?

Antoine Mekary | GoDong

Phỏng theo Anna Ashkova – đăng ngày 28/06/22 trong Aleteia

Nếu như hai việc làm này đều thú nhận tội lỗi, thực tế lại khác nhau một chút.

Trong bí tích sám hối, hay bí tích hòa giải, các tín hữu đến để xin ơn tha tội. Hình thức phổ biến nhất của bí tích này là việc cử hành giữa linh mục và hối nhân. Nhưng cũng có thể diễn ra trong bối cảnh một cử hành sám hối cộng đoàn, trong đó các tín hữu cùng nhau chuẩn bị để xưng tội và cùng nhau tạ ơn vì sự tha thứ đã nhận được. Mặt khác, mỗi người xưng tội riêng với một trong các linh mục hiện diện và nhận ơn xá tội cho mình. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo nêu rõ về vấn đề này: Bí tích Thống Hối cũng có thể được cử hành cộng đoàn : tất cả cùng chuẩn bị xưng tội và cùng nhau cảm tạ vì được ơn tha thứ. Lúc đó việc xưng tội và giải tội cá nhân được tiến hành trong một cử hành phụng vụ Lời Chúa, với việc đọc Sách Thánh và diễn giảng, cộng đoàn được hướng dẫn xét mình; xin ơn tha thứ, đọc kinh Lạy Cha và cùng tạ ơn. Hình thức diễn tả rõ nét hơn tính Hội Thánh của việc thống hối. Tuy nhiên, dầu cử hành thế nào, bí tích Thống Hối vẫn thuộc hoạt động phụng vụ nên có tính cách công khai (SC 26-27).

Và việc giải tội tập thể thì sao?

Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn việc cử hành sám hối với bí tích Giao Hòa tập thể với việc xưng tội chung và giải tội chung. Nếu trong quá khứ, việc này được thực hành ở một số nơi nhất định, ngày nay còn được sử dụng khi có nguy tử sắp xảy ra (máy bay rơi, đắm thuyền, v.v…) mà không có linh mục để nghe lời xưng tội của mỗi hối nhân.

Sách Giáo lý  Giáo hội Công giáo nói rõ sự cần thiết nghiêm trọng cũng có thể tồn tại khi, « Trong trường hợp thật cần thiết, có thể cử hành bí tích Giao Hòa tập thể tức là xưng tội chung và giải tội chung. Trường hợp thật cần thiết là khi gần cơn nguy tử và một hay nhiều linh mục không đủ thời gian nghe từng hối nhân xưng tội, khi có sự khẩn thiết trầm trọng nghĩa là, khi có đông hối nhân và không có đủ cha giải tội để nghe từng ngƣời xưng tội hợp lệ trong một thời gian thích đáng, đến nỗi vì vậy mà các hối nhân không phải lỗi tại họ đành thiệt mất ơn bí tích Giao Hòa hay ơn rước lễ trong một thời gian lâu dài. Trong Trường hợp này, người tín hữu phải quyết tâm xưng riêng những tội trọng khi thuận tiện để bí tích Giao Hòa được hoàn thành (x. CIC, khoản 962, triệt 1). Giám mục giáo phận có thẩm quyền nhận định về những điều kiện để có thể giải tội tập thể (x. CIC, khoản 961, triệt 2). Trong các đại lễ hay hành hương, số đông tín hữu đến xưng tội, không được coi là Trường hợp thật khẩn thiết để giải tội tập thể (x. CIC, khoản 961, triệt 1)».

Những tội mà một linh mục không thể tha thứ

Thiên Chúa nhân từ và tha thứ ngay cả những tội lỗi nghiêm trọng nhất. Nhưng đối với một số người, một lời thú nhận không đủ. Khi Chúa Kitô lập Bí tích Hòa giải, Ngài ban cho các môn đệ ân huệ hòa giải tội nhân với Thiên Chúa. Tất cả các linh mục Công giáo đều nhận được ân huệ này vào ngày truyền chức. Các linh mục không tha tội nhưng chính Thiên Chúa Trời tha thứ cho tội lỗi. Giáo hội và các linh mục là những công cụ Đấng Tối Cao hành động đưa tội nhân trở lại với Ngài. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo xác nhận điều đó.

Giáo hội, qua giám mục và các linh mục, nhân danh Chúa Giêsu Kitô tha tội và ấn định phương thức đền tội, cũng cầu nguyện cho tội nhân và thực hiện việc đền tội với họ. Nhờ đó tội nhân được chữa lành và phục hồi mối hiệp công trong hội thánh. CEC 1448

Nhờ bí tích giải tội, tội nhân được giao hòa với Thiên Chúa và với Hội thánh. Nhưng có một số tội lỗi, vì mức độ nghiêm trọng đòi hỏi nhiều hơn việc chỉ đi đến gặp một linh mục.

Một số tội đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị vạ tuyệt thông, một hình phạt nghiêm khắc nhất của Giáo hội.  Điều này ngăn cản việc lãnh nhận các bí tích và thực hiện một số hành vi của giáo hội. Do đó, theo Giáo luật, chỉ Đức Giáo hoàng, giám mục địa phương hoặc các linh mục được ủy quyền mới có quyền bỏ vạ tuyệt không. Trong trường hợp nguy tử, bất kỳ linh mục nào, ngay cả khi không nghe lời giải tội, có thể tha thứ tội và bỏ vạ tuyệt thông. CEC 1463

Những tội nghiêm trọng đòi hỏi phải có những hành động hòa giải để được tha thứ. Vì nó không những làm suy yếu những người khác, còn trực tiếp phá hoại sự toàn vẹn của Giáo Hội. Nếu đúng như vậy, hối nhân phải tìm đến với một giám mục hay thậm chí Tòa thánh xin xá tội.

Theo Giáo luật có ba ví dụ có thể bị vạ tuyệt thông, hẳn nhiên còn nhiều thứ khác nữa. Phá thai nằm trong danh sách đó cho đến năm 2016, nhưng giờ đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép tất cả các linh mục được phép xá tội cho việc này.

Xúc Phạm Mình Thánh Chúa

Bất cứ ai vứt bỏ những vật đã được thánh hiến, hoặc mang đi, hoặc che giấu với mục đích phạm thánh, sẽ bị vạ tuyệt thông “latae sententiae”; giáo sĩ cũng có thể bị trừng phạt bằng một hình phạt khác, bao gồm cả việc sa thải khỏi hàng thái giáo sĩ. Giáo luật số 1367

Bạo lực thể xác chống Đức Giáo Hoàng

Bất cứ ai thực hiện hành vi bạo lực thể xác chống Đức Giáo hoàng sẽ bị vạ tuyệt thông 'latae sententiae' (dành riêng cho Tòa Thánh). Trong trường hợp một giáo sĩ, một hình phạt khác có thể được bổ sung do mức độ nghiêm trọng hành vi phạm tội, bao gồm cả việc sa thải khỏi hàng giáo sĩ.

Bất cứ ai làm điều tương tự với một giám mục, sẽ phải chịu phạt 'latae sententiae', và hơn nữa, nếu là một một giáo sĩ, thì sẽ bị treo chức.

Bất cứ ai thực hiện hành vi bạo lực thể xác chống lại một giáo sĩ hoặc một tu sĩ, vì khinh thường đức tin hoặc Giáo hội, hoặc quyền lực hoặc chức vụ của Giáo hội, sẽ bị trừng phạt bằng một hình phạt chính đáng. Giáo luật số 1370

Lạm dụng tình dục của các linh mục

Linh mục nào, trong hành động hoặc nhân dịp hoặc dưới lý do thú tội, lôi kéo hối nhân phạm tội chống lại điều răn thứ sáu, tùy theo mức độ vi phạm bị đình chỉ, cấm đoán, tước quyền và trong trường hợp nghiêm trọng nhất sẽ bị sa thải khỏi hàng giáo sĩ. Giáo luật số 1387

Giáo sĩ nào phạm tội chống lại điều răn thứ sáu, nếu thực sự hành vi phạm tội được thực hiện bằng bạo lực hoặc đe dọa hoặc công khai, hoặc với trẻ vị thành niên dưới mười sáu tuổi, sẽ bị trừng phạt., bao gồm, nếu trường hợp yêu cầu, sa thải khỏi hàng giáo sĩ. Giáo luật số 1395  

Bài viết khác