Chủ Nhật, 13 Tháng Hai, 2022

Thiên Chúa quan phòng

Thiên Chúa quan phòng

HÓI: Thưa cha, giáo lý Công Giáo vẫn dạy rằng Thiên Chúa quan phòng, điều khiển lịch sử thế giới và loài người. Ngài hướng dẫn chúng tiến về mục tiêu Ngài đã định. Như thế cỏ nghĩa là tự do của con người bị suy giảm, vì họ không thể di ra ngoài những điều Thiên Chúa đã định trước, có đúng không ?

Một giáo dân

ĐÁP: Không phải vậy, giáo lý Công Giáo vẫn quả quyết rằng Thiên Chúa an bài và quan phòng điều khiển vũ trụ vạn vật, nhưng không vì thế mà con người mất tự do hành động như thuyết định mệnh chủ trương, hay như quan niệm của nhiều người cho rằng số phận con người đã được ghi khắc trên các vì sao và vị trí của chúng trong không gian.

Quả thực, trong Kinh Thánh có những đoạn có thế làm cho người ta nghĩ rằng con người chẳng cồn tự do khi mà mọi sự đều diễn ra không ngoài kế hoạch của Thiên Chúa, như sách Bà Giuđita (đoạn 9), có thuật lại lời cầu nguyện của bà với Thiên Chúa, trong đó bà đã kể ra những tai ương xảy ra trong dân Chúa như là hình phạt Chúa giáng xuống trên những kẻ bất trung, và bà nói thêm rằng:

”Vì những điều xảy ra trước đây, hiện nay và sau này, nhất nhất chính Chúa làm ra. Hiện tại và tương lai chính Chúa mưu tính. Và Người mưu tính gì thì điều ấy đều xảy đến. Những dự định của Chúa xuất trình và nói: ”Này chúng tôi đây”. Vì tất cả đường lối Chúa đều đã được chuẩn bị và những phán quyết của Chúa đều được dự liệu trước. (Giud 9, 5-6)

Tuy nhiên, cũng trong dự kiến của Thiên Chúa, con người không đánh mất tự do hành động. Định mệnh của con người không phái đã được ghi khắc trên những vì sao đến độ con người chỉ phải buông xuôi hai tay chịu trận.

Vào thời các thánh giáo phụ, các vị như thánh Gregorio thành Nissa, Diodoro thành Tarso và thánh Agustino đã mạnh mẽ phi bác sự chiêm tinh mê tín, cho rằng định mệnh tương lai của mỗi người tùy thuộc vào ảnh hưởng và vị thế của các vì sao lúc mà người ấy sinh ra. Các giáo phụ quả quyết không phải những vì sao ở bên trên Thiên Chúa, nhưng chính Thiên Chúa của ánh sáng mới là Đấng thống trị các vì sao. Mặc dù các vì tinh tú có thể ảnh hưởng tới con người, vì vạn vật trong vũ trụ có ảnh hưởng với nhau, nhưng không thế nói được rằng chỉ cần biết vị trí của các vì sao khi một người sinh ra là biết được vận mệnh tương lai của người ấy. Vì thực tế là hai người cùng sinh ra một lúc và một nơi mà vẫn có cuộc sống và tương lai hoàn toàn khác biệt nhau.

Ý nghĩa niềm tin nơi sự quan phòng và an bài của Thiên Chúa

Tin vào sựquan phòng và an bài của Thiên Chúa có nghĩa là chúng ta xác tín Thiên Chúa là người Cha yêu thương tất cả mọi loài và Ngài luôn xếp đặt mọi hoàn cảnh để mưu ích cho con người, để họ có thể đạt tới hạnh phúc tuyệt đối là chính Thiên Chúa. Nhưng để đạt tới hạnh phúc Thiên Chúa đã trù liệu, mỗi người cần cộng tác vào dự án của Thiên Chúa. Thánh Phaolô tông đồ đã nói với các tín hữu thành Roma: ,'Mọi sự đều góp phần mưu sự thiện hảo cho những người yêu mến Chúa” (Roma 8,28). Điều này có nghĩa là kể cả những điều bề ngoài có vẻ là bất hạnh, nhưng đôi với những người yêu mến Chúa, những bất hạnh đó có thể là sự an bài của Thiên Chúa để họ tiến đến gần ngài.      N

Thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu, một ngày kia có linh cảm là sẽ chết trước khi được lãnh nhận các bí tích cuối cùng, nên đã nói rằng: "Nếu chị em một buổi sáng kia thấy tôi chết rồi, thì xin chị em đừng rầu rĩ làm chi: vì điều đó chi có nghĩa là Chúa là Cha nhân lành đã đến tìm tôi đó. Điều chắc chắn là nếu được lãnh nhận các bí tích cuối cùng thì đó là một hồng ân rất lớn; nhưng khi Chúa nhân lành không cho phép như thế, thì sự kiện ấy cũng là điều tốt: vì tất cả đều là ơn Chúa” (”Derniers Entretiens”, Cerf- DDB, 1971, p.221)

 Không phải chỉ có những thánh nhân có đời sống tu đức cao độ như thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu mới xác tín như thế, nhưng cả những giáo dân bình thường nữa.

Cha Piero Gheddo, giám đốc nguyệt san ”Mondo e Missione” (Thế giới và truyền giáo), ở Milano, bắc Italia, có thuật lại rằng: ”Một hôm trong cuộc hành hương tại đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, hồi tháng tư năm 1988, trong khi chúng tôi đang leo lên đồi Đường Thánh Giá, và dừng lại tại mỗi chặng để cầu nguyện, thì vị linh mục thấy ở cuối hàng của các tín hữu có một thiếu phụ trẻ đang bê đứa con quái thai trên tay. Đứa bé độ 4, 5 tuổi và nặng chịch: lẽ ra nó có thê đứng được, nhưng nó cứ đòi ở trên tay của mẹ nó. Bây giờ, vị linh mực mới gọi một thiếu nữ trong nhóm tới và nói: ”Con hãy đến giúp bà kia và bế con dùm bà ta một lát đi!”. Thiếu nữ vâng lời ra đi, nhưng một lát cô trở lại và nói với linh mục: “Bà ấy không muốn trao đứa con của bà ấy cho con. Bà ấy nói: ”Thánh giá này Thiên Chúa đã trao cho tôi và tôi muốn tự mình vác lấy”.

Cha Gheddo kể tiếp rằng: ”Khi nghe đến đây, tôi đã thấy rõ ý nghĩa câu nói của Chúa Giêsu: ”Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình đi, vác thfip giá mình mà theo Ta” (Mt 16, 24). Người mẹ ấy đã vác thánh giá của bà trên đôi tay trong thái độ yêu thương, chịu đựng và hoàn toàn tuân theo thánh ý Thiên Chúa và tận tụy với đứa con quái thai của bà. Điều chắc chắn là đứa con đó sẽ còn là thánh giá của bà cho đến suốt đời: nhưng bà đã tỏ ra cử chỉ chấp nhận trong tin yêu, bà tiếp lấy từ tay Thiên Chúa thánh giá mà có lẽ bà không hiểu lý do tại sao phải chịu đau khổ như vậy... Đời sống là một mầu nhiệm và những biến cố trong cuộc sống không phải là điều dễ hiểu đối với tất cả mọi người.

Tại sao cần cầu xin Chúa điều này diều kia?

Có thể có người nêu vấn nạn: nếu chúng ta tin rằng Thiên Chúa quan phòng, hằng yêu thương săn sóc chúng ta, quan tâm đến những nhu cầu của chúng ta và muốn cho chúng ta được những sự lành, thì tại sao chúng ta cần cầu xin Chúa những sự này sự kia, như thể chúng ta phải kêu cầu thì Chúa mới giúp?

Giáo lý về sự quan phòng của Thiên Chúa không giảm bớt giá trị của việc cầu nguyện. Theo kế hoạch của Thiên Chúa, Ngài dự liệu ban cho loài người chúng ta nhiều điều với điều kiện chúng ta cầu xin Ngài. Chúng ta cầu xin không phải vì chúng ta có thể ảnh hưởng một cách nào đó tới quyết định của Thiên Chúa, nhưng vì qua lời cầu nguyện, chúng ta nhìn nhận quyền tối thượng của Thiên Chúa trên chúng ta và tăng cường niềm tín thác của chúng ta nơi Chúa, cầu xin không có nghĩa là chúng ta thông báo cho Thiên Chúa điều chúng ta đang cần đến, vì nhưtrong Phúc Âm theo thánh Mathêu, Chúa Giêsu dạy: ”Khi cầu nguyện, các con chớ nói nhiều lời như dân ngoại, vì họ nghĩ rằng: hễ nói nhiều thì được việc. Các con đừng bắt chước họ, vì trước khi các con cầu xin, Cha các con đã biết diều các con cần. ” (Mt 6, 7-8)

Cầu nguyện chuẩn bị ta đón nhận quyết định của Chúa

Việc cầu nguyện, xét về phương diện tâm lý tự nhiên, có thế tạo cho tâm hồn con người trạng thái bình tĩnh và nhờ đó, họ có thể tìm được giải đáp cho một tình trạng rắc rối. Cha Pierre Descouvemont, tác giả cuốn ”Hướng dẫn các khó khăn về đức tin Công Giáo” (Guide des difficultés de la foi catholique, Cerf, Paris, 1989, pp. 326-327), CO thuật lại: một hôm, có một thiếu nữ sầu muộn vì đã 27 tuổi rồi mà chưa 

kiếm được một tấm chồng. Cô ta đến gặp tôi xin giúp đỡ. Sau khi khuyên bảo cô hãy tin tưởng, tôi đề nghị với cô hãy cầu nguyện với Chúa mỗi ngày như sau: ”Lạy Chúa, xin cho con một tấm chồng hằng ngày”. Lạ lùng thay, chỉ 20 phút sau khi rời văn phòng của tôi, cô ta đã gặp được người chồng tương lai của cô, và chính tôi đã làm phép cưới cho hai người một năm sau đó.

Người thiếu nữ ấy cũng như tôi đều không coi sự việc ấy là phép lạ của Chúa quan phòng. Có thể là thiếu nữ đó, nhờ cầu nguyện như vậy mà đã lấy lại được niềm tự tín và đã có một cái nhìn khác đối với người thanh niên mà nàng gặp 20 phút sau đó.

Tóm lại, theo giáo lý Công Giáo về sựquan phòng của Chúa và về sự cầu nguyện, chúng ta phải hành động như thể mọi sự đều tùy thuộc chúng ta, nhưng chúng ta cũng có quyền và bổn phận phải cầu nguyện như thể mọi sự đều tùy thuộc Thiên Chúa. Đây cũng là điều mà Thánh Ignaxio Loyola, Thánh tổ dòng Teh đã sốne và đã dạy. Nghĩa là, người tín hữu Kitô, ngay trong lúc cố gắng làm việc, không được quên rằng hiệu năng công việc của họ đến từ Thiên Chúa; và trong lúc cầu nguyện, họ phải nhớ rằng họ cần phải cởi mở tâm hồn cho Chúa Thánh linh tác động vào.

Lm Bình An

Báo Mục Vụ, Thụy sĩ, số tháng 2/2022

Bài viết khác

Cách dùng nồi cơm điện

Cách dùng nồi cơm điện

16/01/2025

Thay vì mua sắm nhiều đồ, tôi nhận ra tận dụng triệt để 1 thiết bị gia dụng vẫn rất hữu ích mà lại tiết kiệm. Mặc dù nồi cơm điện thông minh đã tích hợp nhiều chức năng như nấu cơm, cháo, hầm canh... nhưng hầu như chúng ta chỉ dùng để nấu cơm..

Art