Thứ Năm, 08 Tháng Hai, 2024

Bí tích Thanh Tẩy và Thêm Sức

Bí tích Thanh Tẩy và Thêm Sức

  1. Chỉ có Giám mục mới có thể ban phép Thêm sức sao?

Hỏi: Con đã đọc qua mục cha trả lời các câu hỏi trong tờ báo của chúng ta một cách thích thú. Được sinh ra và nuôi nấng thành người Tin lành, nhưng từ lâu con đã ao ước thành người công giáo và con đã trở lại vào năm 1976. Cha xứ đã dạy giáo lý cho con 6 tuần lễ, đoạn ngày ban bí tích Thêm sức. Từ lúc đó, một số bạn thân công giáo của con đã e ngại không hiểu một vị linh mục có quyền ban phép Thêm sức không, hay chỉ có vị giám mục mới có thể ban bí tích này thôi? Hiện nay, con không chắc mình đã thực sự là người công giáo chưa. Con là ai vậy?

Đáp: Bạn không có gì phải lo lắng! Nếu bạn đã tuân theo các chỉ dẫn cùng những thủ tục mà vị linh mục của bạn đề nghị, bạn đã là một thành viên đủ lông đủ cánh trong đạo công giáo.

Mãi cho đến vài năm trước đây, bình thường chỉ có giám mục mới được ban bí tích Thêm sức. Tuy nhiên, hiên nay một linh mục xứ có thể ban bí tích này trong nhiều trường hợp, một trong các trường hợp đó là khi đón nhận một người lớn trở về lại với giáo hội. Sau khi Thanh tẩy (hoặc sau lúc tuyên xưng đức tin nếu người này đã được Thanh tẩy rồi), nghi thức tiếp nhận vào giáo hội đòi buộc vị linh mục ban phép Thêm sức cho người mới vào đạo công giáo.

Chuyện xảy ra với bạn rất phù hợp với thủ tục này.

  1. Trách nhiệm người đỡ đầu

Hỏi: Con nghe nói hiện nay một người có thể đỡ đầu phép Thanh tẩy và cả Thêm sức nữa. Điều này có đúng không? Và người đỡ đầu Thêm sức có buộc phải là người công giáo không?

Đáp: Phù hợp với những qui tắc đã được tu chính liên quan đến phép Thêm sức, thì giáo hội không những cho phép, mà còn ước mong rằng: cha mẹ đỡ đầu phép Thanh tẩy cũng sẽ là người đỡ đầu Thêm sức, nếu người ấy có hiện diện trong buổi lễ. Lý do dễ hiểu. Trách nhiệm người đỡ đầu phép Thanh sức phải cam kết cũng là trách nhiệm của người đỡ đầu phép Thanh tẩy, nghĩa là giúp đỡ ứng viên của bí tích làm tròn những lời hứa trong phép Thanh tẩy của mình dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Việc một người đỡ đầu cho cả hai dịp đó nhấn mạnh trách nhiệm này hữu hiệu hơn.

Tuy nhiên, vẫn được phép có một người đỡ đầu khác cho phép Thêm sức.

Trong những tư cách mà người đỡ đầu phải có, gòm những điều kiện sau: người đó phải có tư cách thiêng liêng xứng đáng, đủ chín chắn để đảm đương trách nhiệm liên quan và phải là một người công giáo đã lãnh nhận ba bí tích: Thanh tẩy, Thêm sức và Thánh Thể.

  1. Tên thánh Thêm sức có cần thiết không?

Hỏi: Chẳng bao lâu nữa con gái của chúng tôi sẽ được Thêm sức và không nghe nói tới việc chọn một tên thánh Thêm sức chi cả. Việc có một tên thánh vào dịp đặc biệt đó có còn thích hợp không?

Đáp: Không còn đòi hỏi phải có một tên thánh Thêm sức khác với tên thánh đã chọn trong phép Thanh tẩy nữa. Việc sử dụng tên người đỡ đầu trong phép Thanh tẩy luôn cho cả phép Thêm sức đã được cho phép, vì việc này diễn tả mối tương quan chặt chẽ giữa hai bí tích một cách tốt đẹp hơn, cả hai bí tích này đều nằm trong tiến trình khai tâm và tuyên hứa của Ki-tô giáo.

Các ứng viên có thể lựa chọn một tên thánh khác cho phép Thêm sức nếu như họ muốn. Tôi chắc chắn điều này sẽ được giải thích trong giáo xứ của bạn.

  1. Nghi thức bổ túc (làm phép bù)

Hỏi: Tôi có đứa con gái 23 tuổi, tàn tật phần nào về tâm lý và thể lý, mang bịnh thuỷ thủng trong óc từ lúc mới sinh ra. Khi còn ở bệnh viện, cháu đã được một linh mục nghi lễ Ukraina ban phép Thêm sức. Giờ đây, cháu muốn được một giám mục ban phép Thêm sức, muốn có một người đỡ đầu và chọn một tên thánh Thêm sức giống như các anh em của cháu. Cháu có được Thêm sức vào lần Thêm sức sắp tới tại giáo xứ chúng tôi không?

Đáp: Nghi lễ Ukraina (đôi khi được gọi là nghi lễ Ruthenia) là một trong các nghi lễ hiệp thông trọn vẹn với giáo hội chúng ta, dưới thẩm quyền mục vụ của vị giám mục Roma. Có lẽ vị đã thêm sức cho con gái của bạn là một linh mục thuộc nghi lễ này.

Nếu thế, phép Thêm sức mà cháu gái đã lãnh nhận hầu như chắc chắn là một bí tích có hiệu lực. Và người ta sẽ không ban phép Thêm sức cho cháu gái một lần nữa, vì như phép Thanh tẩy, bí tích này không thể được lập lại lần thứ hai.

Tuy nhiên, dù là như thế, vẫn có những phương cách để con gái bạn có thể tham dự vào trong nghi thức Thêm sức long trọng. Cháu có thể chọn một tên thánh Thêm sức mà cháu chưa có dịp chọn trước đây, và có thể chọn một người thân thiết với cháu làm người đỡ đầu.

Việc tham dự như thế có thể so sánh với “việc làm phép bù” đối với phép Thanh tẩy, ví dụ như sau khi một đứa bé đã được Thanh tẩy riêng trong trường hợp khẩn cấp. Sau đó, đứa trẻ được đưa đến nhà thờ và người ta cử hành một nghi thức Thanh tẩy trọng thể cách trọn vẹn, chỉ trừ việc đổ nước mà thôi.

Xét ý nghĩa thiêng liêng mà buổi cử hành có thể có đối với con gái bạn và gia đình bạn, tôi nghĩ chắc chắn rằng: cha xứ và đức giám mục của bạn sẽ ái ngại khi làm điều gì khác ngoài đường lối này.

Tuy vậy, bạn phải trao đổi với cha xứ, trước nhất để chứng thực các sự việc trên, sau để tìm ra những khả năng thích hợp cho con gái của bạn cùng giáo xứ.

Xét về lý lịch, một vài nhánh nghi lễ Ukraina không thuộc về giáo hội công giáo Roma nhưng không thuộc chính thống giáo. Cơ may vị linh mục đã Thêm sức cho con gái của bạn thuộc về một trong số những nhánh này thì thật là mỏng manh và trong bất kỳ một trường hợp nào thì điều tôi đã nói ở trên vẫn không thay đổi.

  1. Cha mẹ cũng là người đỡ đầu được không?

Hỏi: Trong mục báo cha viết, có lần cha nói cha mẹ có thể đỡ đầu trong lúc Thêm sức. Nhiều năm qua, người ta đã làm như thế trong giáo xứ chúng con. Nhưng bây giờ cha xứ nói: theo ý Đức Giám mục, từ nay cha mẹ sẽ không được đỡ đầu nữa. Ai đúng?

Đáp: Sách dẫn nhập nghi thức Thêm sức bày tỏ quyền ưu tiên cho người đỡ đầu phép Thanh tẩy làm người đỡ đầu phép Thêm sức, hoặc có thể chọn người khác. Cũng trong đoạn này, tài liệu viết “ngay cả chính cha mẹ có thể đưa con cái của mình đến chịu phép Thêm sức” (số 5).

Qua điều bày tỏ trên, đặc biệt trước khi có Bộ Giáo luật mới, người ta thường phỏng đoán là cha mẹ có thể làm người đỡ đầu. Nhưng những lời ghi trong tài liệu không nói điều đó. Cha mẹ có thể là những người giới thiệu chứ không thể là người đỡ đầu.

Bộ giáo luật mới đòi buộc những người đỡ đầu phép Thêm sức phải làm đủ các điều kiện đòi phải có nơi những người đỡ đầu phép Thanh tẩy (Giáo luật 893). Cấm cha mẹ làm người đỡ đầu phép Thanh tẩy (Giáo luật 874).

Tình hình hơi lộn xộn, vì từ thuở đầu không hoàn toàn buộc phải có người đỡ đầu phép Thêm sức. Sách Nghi lễ phép Thêm sức và Giáo luật nói rõ ràng: “một cách bình thường” và “như có thể làm hơn được” thì có thể chọn một người đỡ đầu cho ứng viên. Vì thế, có lẽ không cần phải có người đỡ đầu cũng được.

Dù “bình thường” hay “có thể làm hơn được” đi nữa, thì luật hiện hành của giáo hội về vấn đề người đỡ đầu phép Thêm sức như sau:

1- Ưu tiên cho người đỡ đầu phép Thanh tẩy.

2- Có thể chọn người khác.

3- Trong cả hai trường hợp trên, hoặc nếu không có ai khác đỡ đầu thì cha mẹ có thể giới thiệu cá nhân mình trong phép Thêm sức đó.

  1. Người đỡ đầu Thêm sức

Hỏi: Tôi có một đứa cháu gái đang sống với cha nó. Ông ta đã li dị vợ và tái hôn. Tôi tin là đứa cháu sẽ xin tôi làm người đỡ đầu phép Thêm sức cho nó. Tôi có chấp nhận được không? Vấn đề là nó không thường xuyên tham dự thánh lễ và có nhiều cái mà tôi không thể thay đổi được, cũng như tôi không thể chịu trách nhiệm dạy dỗ nó trở nên một người công giáo.

Đáp: Một người không bao giờ tin mình có thể chắc chắn là người đỡ đầu hoặc thậm chí không chắc chắn mình là cha mẹ, thì làm sao các em khỏi sao nhãng việc thực hành tôn giáo và điều xác tín.

Tuy nhiên, một tình huống như bạn mô tả, chắc chắn càng gợi lên nỗi e ngại thường tình về phía người nào đó đã xin đỡ đầu hơn.

Tôi đề nghị trước hết bạn phải bàn qua với vị linh mục trong xứ của cô gái, để tìm hiểu các em được nói cho biết gì về mối tương quan của phép Thêm sức đối với cuộc sống tương lai của chúng trong tư cách là những người công giáo, và hi vọng gì nơi chúng trong tư cách là ứng viên của bí tích này.

Sau đó, trao đổi với cháu gái của bạn. Tuỳ vào tuổi tác của cháu, bạn có thể giúp cháu bắt đầu lấy một số quyết định thực tế, và riêng tư.

Nếu cháu ít liên lạc với nhà thờ như bạn xác nhận, và tiếp tục như thế, điều đó xem ra chẳng có lý gì để bạn tự đứng ra cam kết (đó là việc bạn sẽ làm với tư cách là người đỡ đầu) để giúp cháu làm những điều mà ngay từ đầu chính cháu không muốn làm.

Điều cháu hiểu bí tích như thế nào thì tôi không biết. Nhưng, đối với cháu, việc xin bạn đỡ đầu cho trong các điều kiện như thế, thì không trung thực và có lẽ chẳng có ý nghĩa gì cả.

Bài viết khác

Cách dùng nồi cơm điện

Cách dùng nồi cơm điện

16/01/2025

Thay vì mua sắm nhiều đồ, tôi nhận ra tận dụng triệt để 1 thiết bị gia dụng vẫn rất hữu ích mà lại tiết kiệm. Mặc dù nồi cơm điện thông minh đã tích hợp nhiều chức năng như nấu cơm, cháo, hầm canh... nhưng hầu như chúng ta chỉ dùng để nấu cơm..

Art