HÓI: Thưa cha, tại sao trong kinh Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành... mà lúc thì gọi Mẹ Maria là Mẹ, lúc thì gọi là Bà? Có ý nghĩa gì và tại sao?
Một giáo dân
ĐÁP: Kinh Lạy Nữ Vương có từ hơn 900 năm rồi. Trong bản dịch kinh Lạy Nữ Vương chúng ta quen đọc, câu đầu tiên gây thắc mắc cho bạn là: ”Lạy Nữ Vương, Mụ nhân lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy, thân lạy Mẹ!" Phần còn lại dùng từ "Bà” để thưa với Đức Mẹ.
Thành ngữ "Mẹ nhân lành”, trong nguyên bản la tinh là "Mater misericordiae” (hoặc trong các sinh ngữ khác: "Mother of mercy”, “Mère de misericorde”, "Mutter der Barmherzigkei”, có nghĩa là ”Mẹ Thương Xót”, đó là một trong những tước hiệu của Đức Mẹ. Tín hữu thân thưa vơi Đức Mẹ là Nữ Vương, với tước hiệu kì "Mẹ nhân lành”, ”Mẹ xót thương”.
Còn câu ”thân lạy Mẹ!" không có trong nguyên bản. Có lẽ câu này được dùng để dịch từ Salve. Bản dịch tiếng Việt chắc chắn đã có từ lâu, và vì các tín hữu đã quá quen thuộc, nên có lẽ HĐGM Việt nam thấy không cần thiết phải dịch lại. Nhưng cũng có thể có những bản dịch khác. Ví dụ trang mạng của Dòng Đa Minh VN có đăng bản dịch mới, sát nghĩa hơn như sau :
Kính chào Đức Nữ Vương,
Bà là Mẹ xót thương,
Ngọt ngào cho cuộc sống,
Kính chào lẽ Cậy Trông.
Này con cháu E-và,
Thân phận người lưu lạc,
Chúng con ngửa trông Bà,
Kêu Bà mà khóc lóc,
Than thở với rên la
Trong lũng đầy nước mắt.
Bà là Nữ Trạng Sư,
Nguyện đưa mắt nhân từ
Phía đoàn con ngoái lại
Và sau đời khổ ải,
Xin Bà khứng tỏ ra,
Cho đoàn con được thấy
Quả phúc bởi lòng Bà:
Đức Giê-su khả ái.
Ôi lượng cả khoan hồng,
Ôi tấm lòng xót thương,
Ôi dịu hiền nhân hậu,
Trinh Nữ Ma-ri-a.
Lịch sử kinh Lạy Nữ vương
Thiết tưởng cũng nên ghi lại đây lịch sử Kinh Lạy Nữ Vương được ghi lại trong sách'Tháng Đức Bà”: Vào khoảng năm 1100, bên Đức,có một gia đình sang trọng đạo đức sinh được một con trai đặt tên là Herman, Herman lọt lòng với một hình thù xấu xa. Đứa bé thấp lùn, mồm méo, lớn lên lưng còng như đai thùng, ăn nói thì ngập ngọng, lại thọt một chân. Tâm trí thì u mê tối tăm, dáng bộ ngờ nghệch không biết gì. Cha mẹ thấy con mình tàn tật dốt nát làm vậy thì thương hại, lại xấu hổ không cho con ra khỏi nhà.
Herman lên 12 tuổi, cha mẹ rước một thầy Dòng về nhà để dạy con mình. Suốt hai năm trời, Herman chỉ học được mấy lẽ cần trong đạo như: Một Thiên Chúa ba ngôi, dựng nên trời đất, tổ tông phạm tội, Ngôi Hai xuống thế làm người trong lòng Trinh Nữ Maria, chịu chết trên Thánh Giá để chuộc tội thiên hạ.
Herman lên 16 tuổi mới đủ trí khôn nhận thấy mình tàn tật và kém chúng bạn. Herman sinh buồn bã, đêm ngày những than thân tủi phận.
Thầy Dòng thấy học sinh của mình buồn bã đêm ngày, thì khuyên bảo cậu chạy đến cùng Đức Mẹ và vững vàng trông cậy Người cứu giúp. Herman vâng lời thầy, cầu xin Đức Mẹ ba năm trời, mà chẳng được kết quả gì. Mặc dầu vậy Herman không ngã lòng, cứ tiếp tục cầu nguyện.
Một ngày kia, Herman cảm thấy mình sầu khổ hơn mọi khi, liền đến trước bàn thờ Đức Mẹ kêu van rằng: ”Lạy Mẹ là Nữ Vương trời đất, là Mẹ nhân ái, là sức sống, là nguồn vui, là hy vọng của con, con là con cháu khốn nạn của Evà, ở chốn khách đầy đau khổ, kêu van xin Mẹ ghé mắt thương xót. Đến giờ sau hết xin cho con được về Trời xem thấy Chúa Giêsu Con của Mẹ, lạy Mẹ nhân ái”.
Sau mấy lời kêu van thống thiết, Herman thấy Đức Mẹ hiện ra sáng láng tốt đẹp và bảo: "Herman, con yêu của Mẹ, Mẹ đã nghe lời con cầu xin. Mẹ cho con chọn một trong hai điều này: một là khỏi các bệnh tật phần xác, hai là được trở nên thông thái, con muốn điều nào tùy ý.” Herman bấy lâu khố cực vì bệnh tật cũng như đau lòng vì trí khôn thấp kém. Cậu nghĩ ngợi một lúc, rồi quả quyết trả lời: ”Con xin Mẹ trí thông minh.” Điều Herman xin đẹp lòng Đức Mẹ. Người cho Herman được trí thông minh lại cho khỏi các tật bệnh phần xác nữa.
Từ đó Herman chăm chỉ học hành, nổi tiếng thông minh vượt hẳn chúng bạn. Sau Herman trở nên một nhà tu hành thông thái chép nhiều sách có giá trị. Để tạ ơn Đức Mẹ, thầy Herman đặt lại kinh Nữ Vương cho mọi người đọc. Kinh Lạy Nữ Vương là những lời cầu nguyện vắn tắt, khiêm nhường đơn thật, và là những lời kêu van thảm thiết của một tâm hồn đau khố, trong lúc cô đơn, chỉ còn biết nương tựa cậy trông vào Đức Mẹ. Cũng là một kinh Giáo Dân quen đọc và đọc nhiều lần trong một ngày. Trong các Tu Viện, lúc ngày tàn, người ta thây các thầy Dòng hội nhau trong Nhà Thờ hát kinh ấy với giọng điệu chân thành yêu mến sốt sáng.
Xưa Thánh Vinh Sơn Phaolô bị bọn cướp bể bắt sông bán đi làm tôi. Trong những năm bị lưu đầy khổ sở, ông thánh đọc kinh Nữ Vương để tự yên ủi mình và được sức mạnh vui chịu mọi đau khổ. Nhiều người ngoại giáo nghe người đọc kinh ấy sốt sắng thảm thiết, thì cảm động và xin theo đạo. Vậy ta hãy quí trọng và năng đọc kinh Lạy Nữ Vương. Nhất là lúc gặp đau khổ, ta hãy ngửa mặt kêu xin Mẹ thương xót ta ở chốn lưu đày này, và đến giờ sau hết xin Mẹ đem ta về Trời, xem thấy Chúa Giêsu, Con Mẹ đời đời.
Trong lịch sử Dòng Thánh Augustinô, kể tích một thầy Dòng đạo đức đã có tuổi, mắc bệnh nặng sắp chết. Nằm trên giường bệnh, thầy nghĩ đến giờ phải đứng trước tòa Chúa phán xét thì lo buồn khiếp sợ. Anh em trong dòng an ủi và khuyên thầy hãy vững vàng tin ở lòng nhân lừ vô cùng Thiên Chúa nhưng thầy cũng chảng bớt sợ hãi lo buồn.
Có lần thầy quá khiếp sợ đến nỗi phát khóc một hồi lâu. Bỗng chốc Đức Mẹ hiện ra lấy lời dịu dàng phán bảo rằng: ”Hỡi con, con đừng sợ ! Lúc còn khỏe, ngày nào con cũng đọc kinh Lạy Nữ vương, ước mong được xem thấy Chúa Giêsu Con Mẹ, Mẹ nghe lời con sau khi chết, Mẹ sẽ đưa con về trời xem thấy Chúa Giêsu muôn đời”. Bệnh nhân bây giờ mới yên lòng và vững vàng cậy trông cho đến khi nhắm mắt bằng yên trong tay Đức Mẹ.
Bình An (Báo Mục vụ Thụy Sĩ)