Thứ Ba, 22 Tháng Mười Một, 2016

Những bức ảnh cho thấy Trái Đất thay đổi đến khó tin do biến đổi khí hậu

Nếu so sánh những bức ảnh chụp vệ tinh tìm được từ NASA của nhiều địa danh lớn trên Trái Đất qua hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm, chúng ta sẽ thấy rõ sự thay đổi khó tin của thế giới do biến đổi khí hậu.

sông băng rút ngắn, biến đổi khí hậu, ảnh chụp vệ tinh,

Pedersen Glacier, Alaska: Những khối băng khổng lồ trên sông băng Pedersen ở Alaska, Mỹ gần như biến mất hoàn toàn. Ảnh chụp mùa hè năm 1917 (trái) và mùa hè năm 2005.

sông băng rút ngắn, biến đổi khí hậu, ảnh chụp vệ tinh,

Biển Aral, Trung Á: Vùng nước ở trung tâm biển Aral đã “bốc hơi” hết. Ảnh chụp Tháng 8/2000 (trái) và Tháng 8/2014.

sông băng rút ngắn, biến đổi khí hậu, ảnh chụp vệ tinh,

Hồ Oroville, California: Một vùng nước xanh biếc nay đã cạn trơ đáy chỉ còn dòng nước nhỏ rồi cũng sẽ biến mất trong tương lai. Ảnh chụp Tháng 7/2010 (trái) – Tháng 8/2016.Những bức ảnh cho thấy Trái Đất thay đổi đến khó tin do biến đổi khí hậu - 1

sông băng rút ngắn, biến đổi khí hậu, ảnh chụp vệ tinh,

Sông băng Carroll, Alaska: Vùng băng trắng xóa ở phía xa nay đã biết mất. Ảnh chụp Tháng 8/1906 (trái) – Tháng 9/2003.

sông băng rút ngắn, biến đổi khí hậu, ảnh chụp vệ tinh,

Hồ Powell, bang Arizona và Utah: Đây là hồ chứa nhân tạo lớn thứ 2 tại Mỹ với chiều dài 300km, nhưng nay diện tích hồ Powell đã bị hẹp đi rất nhiều do hạn hán kéo dài. Ảnh chụp Tháng 3/1999 – Tháng 5/2014.

sông băng rút ngắn, biến đổi khí hậu, ảnh chụp vệ tinh,

Sông băng Bear, Alaska: Vùng băng trắng xóa nay đã còn đâu. Ảnh chụp Tháng 7/1909 (trái) – Tháng 6/2005.

sông băng rút ngắn, biến đổi khí hậu, ảnh chụp vệ tinh,

Khu rừng ở Rondonia, Brazil: Chỉ sau hơn 30 năm, cánh rừng rậm um tùm nước trước kia có sự thay đổi không hề nhỏ. Ảnh chụp: Tháng 6/1975 – Tháng 8/2009.

sông băng rút ngắn, biến đổi khí hậu, ảnh chụp vệ tinh,

Sông băng McCarty, Alaska: Khối băng lớn năm nào giờ đã tan hết. Ảnh chụp Tháng 7/1909 (trái) – Tháng 8/2004.Những bức ảnh cho thấy Trái Đất thay đổi đến khó tin do biến đổi khí hậu - 2

sông băng rút ngắn, biến đổi khí hậu, ảnh chụp vệ tinh,

Sông Dasht, Pakistan: Đập Mirani là nguồn cung cấp nước sạch và năng lượng cho khu vực lân cận, đồng thời cũng giúp duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương. Ảnh chụp Tháng 8/1999 (trái) – Tháng 6/2011.

sông băng rút ngắn, biến đổi khí hậu, ảnh chụp vệ tinh,

Núi Matterhorn ở dãy Alps: Sau 45 năm, ngọn núi không còn phủ đầy tuyết như trước. Ảnh chụp Tháng 8/1960 – Tháng 8/2005.

sông băng rút ngắn, biến đổi khí hậu, ảnh chụp vệ tinh,

Rừng Mabira, Uganda: Cánh rừng xanh rì nay đã nhạt màu hơn với nhiều vùng đất nâu lộ rõ. Ảnh chụp Tháng 11/2001 (trái) – Tháng 1/2006.

sông băng rút ngắn, biến đổi khí hậu, ảnh chụp vệ tinh,

Sông băng Toboggan, Alaska: Ở tương lai không xa sông băng này cũng sẽ biến mất như sông băng McCarty. Ảnh chụp Tháng 6/1909 – Tháng 9/2000.

sông băng rút ngắn, biến đổi khí hậu, ảnh chụp vệ tinh,

Sông nhân tạo lớn quyền (Great Man-Made River), Libya: Đây là công trình vĩ đại nhất trên thế giới được con người tạo ra bao gồm một hệ thống các đường ống dẫn nước và giếng khoan với độ sâu trên 500 mét. Hệ thống nước này cung cấp nước cho cả những vùng sa mạc trên thế giới. Ảnh chụp Tháng 4/1987 (trái) – Tháng 4/2010.

sông băng rút ngắn, biến đổi khí hậu, ảnh chụp vệ tinh,

Sông băng Qori Kalis, Peru: Dòng sông đã rút ngắn hơn hẳn. Ảnh chụp Tháng 7/1978 – Tháng 7/2011.

sông băng rút ngắn, biến đổi khí hậu, ảnh chụp vệ tinh,

Hồ Chiquita Mar, Argentina: Diện tích hồ đã thu nhỏ còn một nửa chỉ trong 13 năm. Ảnh chụp Tháng 7/1998. – Tháng 9/2011.

sông băng rút ngắn, biến đổi khí hậu, ảnh chụp vệ tinh,

Sông băng Muir Glacier, Alaska: Vùng băng trắng xóa nay đã trở thành dòng nước trong xanh. Ảnh chụp Tháng 8/1941 (trái) – Tháng 8/2004.

sông băng rút ngắn, biến đổi khí hậu, ảnh chụp vệ tinh,

Rừng Uruguay: Chính phủ Uraguay đã mở rộng diện tích đất trồng rừng từ 45,000 héc-ta đến 900,000 héc-ta. Tuy nhiên, điều này đã làm mất đi sự đa dạng hóa của giới động thực vật nơi đây. Ảnh chụp Tháng 3/1975 (trái) – Tháng 2/2009.

Iris, theo NTDTV

Bài viết khác

Cách dùng nồi cơm điện

Cách dùng nồi cơm điện

16/01/2025

Thay vì mua sắm nhiều đồ, tôi nhận ra tận dụng triệt để 1 thiết bị gia dụng vẫn rất hữu ích mà lại tiết kiệm. Mặc dù nồi cơm điện thông minh đã tích hợp nhiều chức năng như nấu cơm, cháo, hầm canh... nhưng hầu như chúng ta chỉ dùng để nấu cơm..

Art