Viet Thanh Nguyen là cái tên không còn xa lạ với bạn đọc thế giới. Ông là nhà văn đoạt giải thưởng Pulitzer năm 2016 với cuốn tiểu thuyết The Sympathizer. Cuốn tiểu thuyết đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, riêng bản tiếng Anh đã bán hơn 500.000 bản.
Trong lúc chờ đợi tiểu thuyết The Sympathizer được chuyển ngữ sang tiếng Việt, bạn đọc có thể tìm đến tập truyện ngắn Người tị nạn của ông, như một dẫn nhập vào thế giới văn chương của Viet Thanh Nguyen.
Người tị nạn tập hợp những truyện ngắn được viết trong vòng nhiều năm của Viet Thanh Nguyen.
Nói như nhà văn Nữ Lâm, “Đối với những nhà văn rời Việt Nam từ nhỏ như Viet, quá khứ trở thành một nỗi ám ảnh dai dẳng khôn nguôi. Có những nhà văn cả đời chỉ trở đi trở lại một đề tài. Thời gian mắc họ vào quá khứ và giam giữ họ trong một căn phòng kín chỉ độc nhất một món tĩnh vật. Và người ngồi quan sát nó, chiêm nghiệm nó. Mọi chi tiết, mọi góc cạnh, đều thu vào ký ức đến kiệt cùng. Trở thành bóng ma trong tâm tưởng của họ” (from newzing.vn)
Không phải vô cớ khi Viet Thanh Nguyen bắt đầu tập truyện của mình bằng hình ảnh của hồn ma. Những người đàn bà mắt đen như chiếc chìa khóa khởi động lại ký ức khóa kín của Viet Thanh Nguyen.
Proust nhấm chiếc bánh của mình và từ đó dựng nên cả vương quốc của sắc màu, của hương vị, của những nhục cảm sống động. Quá khứ dài thêm, rộng ra. Hồi ức trở lại kèm những bóng ma mang đầy ác mộng.
Thế giới trong truyện ngắn của Viet Thanh Nguyen là thế giới của người chết hơn là thế giới của người sống, dù rằng người sống phát ngôn, người sống hành động thì họ luôn bị chi phối bởi bóng ma của quá khứ. Các nhân vật lâm vào tình thế của những con người mắc kẹt, như vị giáo sư trong I’d Love You to Want Me. Trí nhớ suy kiệt. Cơn mê chờ tới. Thực tại bỗng biến thành tương lai chưa kịp đến, còn quá khứ chiếm lĩnh lấy thời gian và không gian.
Viet Thanh Nguyen đã chỉ ra được tính lưỡng thế của những người Việt đang sinh sống ở nước ngoài. Hai quốc gia. Một quê hương. Sự phân tranh trong tâm hồn xâu xé họ giữa thực tại và quá khứ.
Ông chọn cho mình một bút pháp tả thực cổ điển và bớt dụng những kỹ thuật đã có trong tiểu thuyết The Sympathizer. Chính sự đơn giản về kỹ thuật đó đã giúp cho những truyện trong tập này trở nên thật hơn, tựa hồ những mảnh ghép nhỏ trong quyển biên niên về cuộc sống.
Niềm vui đã hiếm hoi, bi kịch cũng trở thành một thứ gì đó nhẹ bẫng mà thấm lâu. Nhà văn đã góp công vén một lớp nhiễu điều để lộ ra những khoảnh đời sống của người Việt đang sống ở nước ngoài.
Bấy lâu nay, văn chương thiếu vắng những đôi mắt đến từ bên trong, giúp độc giả Việt Nam hiểu thêm về đời sống kiều bào. Từ Kẻ thứ ba, Vụ ghép tạng, Người Mỹ cho đến Tổ quốc, Viet Thanh Nguyen đã thể hiện tham vọng của mình: cố gắng đi lại toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu định cư cho đến khi đã trưởng thành. Nhưng dù đến phương trời nào đi nữa, con đường cuối cùng anh nhìn vẫn hướng về Tổ quốc. /
CÓ ĐIỀU GÌ ĐÓ BẤT NGỠ HAY NGỜ VỰC KHI VIỆT CỘNG CHO PHÁT HÀNH TRUYỆN VIẾT “NGƯỜI TỊ NẠN” NÀY của TÁC GIÁ NGUYỄN VIẾT THANH?
Quá bất ngờ và bàng hoàng với cuốn sách đoạt giải Pulitzer 2016 của một người tị nạn gốc Việt – tác giả Viet Thanh Nguyen – sẽ được chuyển ngữ và phát hành tại VN. Đây có lẽ là tin đặc biệt nhất, vui nhất cho người Việt tại hải ngoại. Bài viết sâu sắc, chân thực chắc chắn nhiều người Việt sẽ đón đợi cuốn sách này.
Người tị nạn (The Refugees) là tác phẩm đầu tiên của Viet Thanh Nguyen (Nguyễn Thanh Việt) – người Mỹ gốc Việt đầu tiên đoạt giải Pulitzer, được dịch và xuất bản tại Việt Nam và đề “tặng những người tị nạn, ở bất cứ đâu”.
Tập truyện ngắn gây ấn tượng mạnh bởi sự hư cấu mà chân thực của nó như đánh giá của New York Times: “Những câu chuyện về người tị nan Việt Nam như ma thuật bất biến… Một tập truyện siêu phàm… Giọng văn khiêm tốn, chi tiết và phong cách tự sự thẳng thừng hoàn toàn thích hợp với những cuộc đời thường dân âm thầm được mô tả trong truyện… Vặn nhỏ âm lượng, chúng ta áp tai vào, lắng nghe những người tị nạn nói để thấu hiểu họ”.
Mở đầu cuốn sách là những day dứt về một quá khứ đầy ám ảnh “Tôi viết sách này cho những hồn ma vốn là nhóm duy nhất ở với thời gian bởi vì họ ở ngoài thời gian” (Roberto Bolafio, Antwerp)..
“Những thứ ám ảnh bạn không phải là những ký ức của bạn
Không phải những điều bạn đã viết ra
Mà là những điều bạn đã quên, bạn phải quên
Những điều bạn phải tiếp tục quên suốt cả đời mình”.
(James Fenton, A German Requiem)
Như tựa đề tập truyện cho thấy, các truyện trong tập đều xoay quanh những người tị nạn, trong đó có tác giả và gia đình.
Tị nạn, nếu hiểu theo một nghĩa rộng rãi, là việc rời nơi mình đang sống để tránh một tai họa nào đó. Nó có thể là thiên tai (bão lụt, hạn hán, nạn đói do mất mùa…) mà cũng có thể là nhân tai, do con người gây ra cho nhau (chiến tranh, thảm họa môi trường, áp bức tôn giáo hay chính trị…) rồi bây giờ còn có khái niệm tị nạn giáo dục nữa. Dù vì lý do gì, người tị nạn cũng phải sống và tập hòa nhập vào môi trường mới trong khi mang nặng mặc cảm của kẻ sống bám cho tới ngày họ có thể đứng trên đôi chân của mình. Nguyễn Thanh Việt kể rằng ông và người tị nạn nói chung có một “cảm giác xa lạ, luôn sống hai đời sống, một trong nền văn hóa lớn hơn mà bạn đang cố hòa nhập, và một gần với bản chất hơn khi ở trong cộng đồng của mình và nói thứ tiếng của mình”. Tựa như hai chị em cùng cha khác mẹ trong truyện Tổ quốc nhưng được ông bố đặt tên giống nhau. Cô chị là ngưòi tị nạn ở Mỹ còn cô em lớn lên ở Việt Nam sau chiến tranh. Hai chị em gặp nhau khi cô chị về thăm tổ quốc. Họ là hai mà tưởng như cùng thân phận: một người là của quá khứ sống ở xứ người và một là hiện tại sống ở xứ mình..
Tác phẩm của nhà văn, xét cho cùng, cũng chỉ là sản phẩm hư cấu. Nhà văn không có trách nhiệm phải khẳng định sự việc hay con người nào đó là đúng hay sai, tốt hay xấu. Họ chỉ kể những câu chuyện nhưng có thể từ nhiều góc nhìn, cho ta nhiều cách hiểu cuộc đời hơn. Họ có thể mượn chất liệu trong đời của họ hoặc đời của người khác, hoặc hoàn toàn tưởng tượng, nên việc đánh giá họ về các phương diện khác ngoài tài năng văn chương, như quan điểm sống, nhân sinh quan hay thế giới quan… đều không có cơ sở. Nguyễn Thanh Việt kể những chuyện về cuộc sống và tâm tình của người tị nạn. Qua truyện của ông, ta có thể biết được một cách nhìn mới, và có cơ hội suy nghĩ về những chuyện mà trước đây ta chưa từng nghĩ. Ông không phải là sử gia, nên tác phẩm của ông không nhất thiết phải phản ảnh thực trạng của người tị nạn hay trở thành tiếng nói đại diện cho họ.
Nguyễn Thanh Việt (bút danh Viet Thanh Nguyen) – nhà văn người Mỹ gốc Việt đầu tiên đoạt giải Pulitzer và nhiều giải thưởng khác của các Hiệp hội văn học cho sự nghiệp sáng tác của mình.
Viet Thanh Nguyen (tên tạm gọi theo tiếng Việt là Nguyễn Thanh Việt) người Mỹ gốc Việt đầu tiên nhận giải Pulitzer văn học (2016) cho tiểu thuyết đầu tay The Sympathizer (Cảm tình viên). Tiếp theo đó, tập tiểu luận Nothing Ever Dies (Chưa có gì từng chết) của ông lọt vào chung khảo giải National Book Critics Circle Award cùng năm. Đầu năm 2017, tập truyện ngắn The Refugees(Người tị nạn) ra đời đánh dấu hành trình hai mươi năm tập tành làm nhà văn.
Sau khi nhận giải Pulitzer, Nguyễn Thanh Việt được giới truyền thông săn đón. Ông được mời thuyết giảng, đọc sách, ký tặng ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, đôi khi ở châu Âu; tham gia trả lời phóng vấn thường xuyên và trở thành nhà phê bình uy tín trên New York Times, Los Angeles Times…
Trong các bài báo và phỏng vấn gần đây, ông đều phân biệt rạch ròi giữa di cư và tị nạn. Là một người tị nạn ở Mỹ, ông nói, thì rất không-giống-người Mỹ, và hoàn toàn mâu thuẫn với “giấc mơ Mỹ”. Nhiều người cho rằng thật bất khả để người Mỹ trở thành người tị nạn, mặc dù không có gì lạ khi người tị nạn trở thành người Mỹ. Một người tị nạn đi kèm nỗi sợ, thất bại và khinh thị. Do đó, ông mong muốn có thể nhân bản hóa họ qua những câu chuyện, ngõ hầu giúp người Mỹ có thể chấp nhận và đón nhận những người tị nạn.
Trả lời phỏng vấn Jeffrey Brown của PBS, Nguyễn Thanh Việt nhấn mạnh rằng theo ông, nhiệm vụ của nhà văn là phóng chiếu những gì đang diễn ra trong đời sống hiện nay vào tác phẩm. Vấn đề di cư – tị nạn không hẳn chỉ là vấn đề của một nước Mỹ dưới thời ông Trump, mà còn là điều khẩn thiết của châu Âu và nhiều nơi trên thế giới.
Sinh ra ở Việt Nam, nhưng lớn lên ở Mỹ, ông luôn cảm thấy mình như một điệp viên hai mang. Lúc ở nhà với cha mẹ, ông là điệp viên của nước Mỹ bên ngoài; lúc ở ngoài, ông là điệp viên của cộng đồng người Việt tị nạn. Tuy nhiên, đứng giữa hai thế giới này, ông chủ động chọn một góc nhìn độc lập để có thể soi chiếu một cách khách quan nhất.