Một chuyến bay đêm
Đến Ban mê thuột được một tháng, cùng 19 chiến hữu khác để thành lập biệt đội. Một hôm, ông Thoại gọi tôi sang trước sự có mặt thiếu tá "Le Flame", trửơng toán D.A.R.R.S (Bịêt đội nghiên cứu kỷ-thuật) từ Nha Trang sang. Ông nầy là trưởng trại lực lượng đặc biệt trước đây. Hai người đề nghị tôi ra ngay Đà-Nẳng để thực tập kỷ thuật trắc giác trên khu trục cơ AD.5 (Skyraider)
trên hàng không mẩu hạm "Corail sea" của đệ thất hạm đội đang bỏ neo ngoài khơi. Lúc bấy giờ là đầu năm 70. Chương trình nầy hoàn toàn ngoại lệ , nên tôi bở ngỡ không ít. Đến Đà-Nẳng tôi được trực thăng đưa ra hàng không mẫu hạm "Corail sea", mẫu hạm nầy chỉ chuyên chở các khu trục cánh hoạt mà thôi, không có phản lực. Đến nơi đã có một đàng anh đón tại "bon" tàu. Ông này tôi đã biết là một con cáo già trong nghành, đã bay nhiều loại phi cơ, dĩ nhiên là giàu kinh nghiệm. Chúng tôi được chỉ định chỗ ở trong các cabine dưới hầm tàu, cứ 2 người 1 cabine. Tôi ở chung với Bình cùng khóa bộ binh với tôi trứơc đây và cũng cùng khóa tình báo, Bình làm việc ở Mỹ-Tho. Qua một ngày khám qua loa về sức khoẻ, tất cả điều "apte". Nhưng có một điều quang trọng là chúng tôi không có đầy đủ sức khỏe của một pilote khu trục để nhào lộn trên không. Cái hệ lụy là đây, cho anh chàng Đức nầy. Ngay từ khi nhảy cái "saut" (nhảy dù) đầu tiên ở bãi "Bà đầm" Hốc-Môn, tôi bị ngất đi ở trên không khi vừa tung ra khỏi phi cơ C.47, chỉ vì cái giây "soie" của cái dù lưng giựt thật mạnh làm cái đầu tôi bật ra sau. Các bạn nhảy cùng tôi lúc đó thấy ngay tôi bị ngất, vì để dù thả tự do đi xa bãi đáp, chúng tưởng tôi bị ngưng tim, đã la làng chói lói với nhau trên không, "thằng Đức chết rồi". Sự thực là bác sĩ Bảy thiếu tá chỉ huy Trưởng bệnh xá Bộ Tổng Tham Mưu năm 1969, cha của M.C Việt Dzũng sau này) nói cho tôi biết, hai động mạch từ cổ để bơm máu lên đầu của tôi bơm chậm hơn người ta nên dễ bị tình trạng như hôn mê dù biết mọi chuyện xảy ra chung quanh.
Mỗi ngày thức dậy 5 giờ sáng, ăn điểm tâm, sau đó nghe thuyết trình về tình hình khu vực sẽ bay và sẽ biết bay với người thầy nào. Như tôi đã nói ở phần trên, loại khu trục mà tôi sẽ bay là A.D 5 cánh hoạt, tôi sẽ ngồi phía sau người phi tuần trưởng để làm nhiệm vụ "trắc giác", có 2 chiếc khu trục A.1 H cũng Skyraider như chúng tôi, bay theo để hộ tống và "cover" phía trên. Nghiệp vụ chánh của tôi là "giải tích viên tin báo kỹ thuật", giải đoán - phân tích, cho nên vấn đề trắc giác chỉ học qua loa khi học khóa căn bản tổng quát của nghành. Cho nên việc bay nầy chả thích chút nào, "học cho biết" như ông biết đội trưởng của tôi và thiếu tá "Le Flamme" đã nói. Ngày đầu tiên, tôi được bay với đại úy Kent John, một phi công lão luyện đã từng hạ Mig.15 của Trung cộng trong trận chiến Triều-Tiên những năm đầu của thập 50, không biết vì lý do gì mà giờ này còn mang đại úy. Trước khi lên phi cơ, người đàn anh, trưởng toán huấn luyện đưa cho tôi một cái cassette nhỏ bằng bao thuốc là hiệu Sony. Cái nầy lúc bấy giờ chưa bán ra thị trường, vì cơ quan N.S.A (National sécurity Agency, cơ quan an ninh quốc gia Mỹ) đã mướn bản quyền sản xuất trong vòng 20 năm để trang bị cho các loại máy kiểm thính (thu thanh). Máy kiểm thính R.744 và vài loại khác có cái học để ấn cái cassette vào và lấy ra được. Với lời dặn, khi bình phi thì mở ra nghe mà thi hành. Rời "bon" tàu, phi tuần chúng tôi đánh một vòng hạm đội, tôi đếm cũng khoảng hơn mười chiếc, đủ các loại, tuần dương hạm, khu trục hạm v.v… các bâtiments (các tàu) đèn sáng choang như các chung cư vì lúc đó trời còn tối. Khi đã bình phi, phi cơ hướng về đất liền, như lời dặn, tôi mở cassette ra nghe. Một điệu nhạc mở đầu, sau đó giọng ca liêu trai của ca sĩ Thanh-Thúy nổi lên với bản "Một chuyến bay đêm". Cùng lúc đó, ông đại úy Kent tay mặt buông cần lái, đưa cánh tay lên xuống theo điệu nhạc, thì ra cái trò này cũng đã diễn ra trước đây, với các đồng đội của tôi như để chào vui cho những người làm "baptême de l’air".
Theo như phần thuyết trình trước khi bay, vùng hoạt động của phi tuần chúng tôi là phía tây nam Huế, vòng lên phía tây Quảng-Trị phía quốc lộ 9 sang Lào. Vùng này trước đó 48 giờ đã được ghi nhận 1 trung đoàn bộ binh Bắc-Việt đã từ Lào xâm nhập và di chuyển đến phía tây Huế. Không có phòng không hạng nặng theo, chỉ có loại đại liên 12 ly 8, có bánh xe kéo cá nhân. Không tập trung mà đựơc trải mỏng ra để tránh B.52. Đã bị chiến đoàn 1 xung kích (biệt kích) bám sát. Nhiệm vụ của tôi hôm đó, là lấy điểm đứng của đài phát thanh trung đoàn này và để cho nó "ăn bom" của không quân Việt-Mỹ. Lúc đó là 8 giờ sáng giờ Sàigòn tức 7 giờ sáng giờ Hà-nội, cũng là giờ chúng phát tuyến đầu tiên trong ngày. Khi vào vùng, ông Kent cho phi cơ đảo vòng, cùng lúc đó hai chiếc đi theo "cover" phía trên. Đúng giờ, đài địch lên tiếng nhận dạng qua tín hiệu lẫn nhau, tôi "trắc" ngay và lấy được tọa độ. Tôi chuyển cho ông Kent để ông báo ngay cho "hạm đội" và từ đây họ làm việc với các cơ quan liên hệ, cho "ăn bom" hoặc để nuôi dưỡng, không thuộc thẩm quyền của chúng tôi nữa. Hai chiếc đi theo mục đích chỉ để bảo vệ cho chúng tôi làm việc mà thôi, nếu có điều gì nguy hiểm họ mới can thiệp. Khi đã thông báo xong, ông Kent cho phi cơ hạ thấp xuống và đảo vòng một lần nữa. Được dịp tôi nhìn kỹ hơn phía dưới, núi thấp và rừng chằng chịt thật dễ dàng cho địch quân ngụy trang ẩn núp. Bất chợt tôi nhìn về bên phải hướng 2 giờ, một cây mía được phóng lên từ một bụi rậm um tùm hướng về phía chúng tôi, phía sau xịt khói trắng. Hồn vía lên mây, tôi như muốn cà lâm, miệng lắp bắp, "right, two o’clock" (phải, 2 giờ) với tiếng Mỹ ăn đong của tôi. Nhưng tôi chưa chấm dứt câu báo động, ông Kent đã cho chiếc khu trục hướng lên 45 độ đứng và đồng thời lệch về phía trái hướng 10 giờ. Chứng tỏ ông cũng thấy cùng lúc với tôi, đồng thời ông cho phóng ra pháo bông (flaire) Từ khi ông nghếch phi cơ lên, mắt tôi chỉ thấy một mầu đỏ ối, đó là trạng thái của những người bất thần bị nhấc bổng lên.
Một tiếng "ầm" lớn làm rung chuyển phi cơ, máy liên lạc ngừng trong một vài giây, thì ra đúng là hỏa tiễn tầm nhiệt S.A 7 cầm tay lần đầu xử dụng trên chiến trường Việt Nam. Vì ông Kent đã cho phi cơ xuống thấp, nên địch quân tưởng bị lộ vội vàng cho phóng S.A 7 lên để hạ ngay. Nếu không có sự phản ứng nhanh lẹ của ông Kent thì chúng tôi "đã rửa cẳng" ngay trên trời. Lúc ấy tôi như con "gà chết" không còn biết gì nữa, đồ ăn thức uống buổi điểm tâm, nào là café sửa, donut (bánh tiêu đường)... ói thốc ra đầy bộ combinaison (đồ bay). Ông Kent hỏi tôi có sao không, tôi không thể trả lời được, sức đâu nữa mà trả, cứ tiếp tục ói. Lúc ấy 2 chiếc khu trục kia từ trên cao, bổ nhào xuống đánh bom vào đơn vị địch. Ông Kent rời đội hình bay thẳng ra hạm đội. Khi phi cơ chạm "pont" tàu tôi thấy ngay một "comité d’accueil" đón chúng tôi, tôi không thể nào tự bước ra khỏi buồng lái, phải 2 người lên cockpit nhất tôi ra, cán cứu thương khiêng ngay vào bệnh viện trên tàu. Được săn sóc qua loa, chẵn có gì nặng. Vì tôi không đủ sức khỏe để làm "pilote" nhào lộn trên không cho nên mới ra nông nỗi này. Chỉ có thể thôi, nhưng sức khỏe của tôi không cho phép để trở lên phi cơ thực tập tiếp. Vả lại cái thực tập này hoàn toàn ngoài chương trình huấn luyện, tôi không hiểu sao lúc đó người Mỹ muốn việc này, mà chỉ có một số rất ít được tham dự mà thôi. Mà A.D 5 người Mỹ cũng không có viện trợ cho Việt Nam để làm việc "trắc giác".
Còn trong tình trạng rất yếu ớt bởi cú sốc nầy, hôm sau tôi được đưa về đất liền và hủy bỏ chuyến thực tập. Ông Kent cũng mãn nhiệm kỳ, trở về Arizona, quê hương của ông sau khi được thưởng huy chương gì đó. Cái hỏa tiễn tầm nhiệt đã đâm vào chiếc pháo bông của ông Kent phóng ra làm nỗ tung chắc rất gần phi cơ của chúng tôi, phía đuôi phi cơ (là phía chỗ tôi ngồi) bị nám đen và lấm tấm chất kim loại đâm vào. Tôi đã thoát chết, và cũng đã nhiều lần tránh gặp "Thánh Pierre" trong chiến tranh cho đến ngày nay. Bởi vậy tôi ráng tu (tâm) từ ngày ra tù (cải tạo), nhưng không biết được đến bao giờ.
Người Mỹ làm những trò lạ lắm khi đến Việt Nam, họ viện trợ đấy, nhưng lúc nào cũng muốn chính phủ của mình theo hoàn toàn đường lối của họ. Ai chi tiền thì người đó chỉ huy mà, cái luật thiên nhiên là vậy. Họ lúc nào cũng bắt liên lạc riêng, từ cấp nhỏ cho đến hàng tướng lảnh hay các chính khách. Nhỏ thì cho kè thằng nhỏ theo, lớn thì cho kè ông lớn theo. Mục đích của họ là để nắm vững tình hình từ trên xuống dưới, không cho đi ngoài kế hoạch của họ. Đi ngược lại thì cho "feu" ngay như hai ông Diệm và Nhu. Tình trạng đưa tôi ra hạm đội cùng một số anh em (rất ít) là như thế, cho xa cấp chỉ huy của tôi để mà dụ dỗ sai bảo cho riêng họ. Được hưởng vật chất kín đáo hơn những người đồng đội khác với tính cách bạn bè giúp nhau. Thuốc lá được cung cấp thừa mứa, hết tiền xài tự dưng, "này anh Đức tôi còn tiền nhiều quá không biết làm gì, anh cầm lấy mà tiêu cùng với tôi". Lúc vào bar uống, thì được nháy mắt trước không cầm tiền của tôi v.v… Giữa trận "Mùa hè đỏ lửa" đi đi, về về Saigòn - Ban mê Thuột họp thường xuyên không có gì, một hôm tôi nhận được coup điện thoại của em tôi bảo, mẹ tôi vừa được nó đưa vào nhà thương Grall vì "tension" lên quá cao đêm qua. Trong khi tôi đang ở Ban mê Thuột. Air América đâu có mà về ngay, phải đi bằng Air Việt Nam để về trong ngày. Cuối tháng tiền đâu có mà đi, chạy mượn Biệt-đội-trưởng "caisse-noire" thì sau này phải trả. James Baker, cầm một cộc giấy 500 trăm đưa tôi bảo, đại úy King "trưởng toán Darrs" (coi như cố vấn và yểm trợ) đưa anh để xử dụng, khi nào ra lại tính sau. Hai tuần sau trở ra, Baker lại nói : tiền quỹ (?) còn dư anh cứ giữ mà dùng ... Free... chùa. Các ông tướng và chánh khách cũng được "móc nối" như thế cứ tưởng mình đuợc Mỹ chọn lọc, mà tính làm đảo chánh hay chờ "bật đèn xanh" là như thế.
Trong chiến tranh mà, "coup par coup", mầy chơi tao ! tao chơi mầy ! nhiều khi trước đó không oán thù gì hết. Nhưng tôi có điều hận địch thủ cộng sản của tôi sau cái coup chết hụt này, nó đã làm cho tôi "không hứng thú gì với phái đẹp" cả tháng trời vì quá mỏi mệt.
Biển Đức Cuối xuân 2012
(Có những thời gian không thể nào quên)