Chủ Nhật, 20 Tháng Mười Một, 2016

Một vài nét tính cách, tâm lý tiêu cực của người Việt.

Một vài nét tính cách, tâm lý tiêu cực của người Việt.

Dân tộc nào cũng có những nhược điểm trong tính cách. Chả có dân tộc nào là hoàn hảo. Người Việt mình cũng vậy. Nhưng ngoài những tính cách không được hay

Dân tộc nào cũng có những nhược điểm trong tính cách. Chả có dân tộc nào là hoàn hảo. Người Việt mình cũng vậy. Nhưng ngoài những tính cách không được hay mà báo chí dư luận hay nói đến như chuộng hình thức, chuộng bằng cấp, ít quan tâm đến chính trị (số người quan tâm vẫn là thiểu số), vô cảm v.v… có những nét tâm lý, tính cách mang tính tiêu cực khác mà tôi nhận thấy khá phổ biến, ở cà người đang sống trong nước hay đã ra bên ngoài.

Thứ nhất là tâm lý vọng ngoại/chuộng ngoại. Ở trong nước thì quá rõ, từ trên máy bay Vietnam Airline cho tới khi bước chân xuống phi trường, đi mua hàng, vào nhà hàng khách sạn, nếu chú ý một chút, bạn sẽ nhận thấy thái độ đối xử của các nhân viên tại nhiều nơi với khách người Việt và khách nước ngoài là khác nhau (và giữa khách da trắng, da vàng, da đen cũng khác). Đối với khách nước ngoài mà da trắng chẳng hạn, thì lịch sự tươi cười chu đáo hơn hẳn. Hàng hóa cái gì của nước ngoài cũng tốt, nên đừng trách tại sao nhiều khi hàng hóa Việt mà tiểu thương bán hàng cứ nói đại là hàng Thái, hàng Hongkong gì đó cho người mua thích hơn (!).

Nếu như hồi xưa có con gái làm me Tây me Mỹ là cả nhà cúi mặt xấu hổ, xóm giềng nhìn ra nói vào, bây giờ cặp bồ ngoại, lấy chồng ngoại đã thành cái mốt thời thượng, bất kể là chồng Đài chồng Tàu hay chồng Tây chồng Mỹ, cứ ngoại là khoe, ngay giới showbiz cứ thấy cô nào lấy được anh chồng nước ngoài là khoe um sùm.

Thứ hai là tâm lý nô lệ. Có lẽ không cần phải đưa dẫn chứng nhiều, nếu dân ta không có tâm lý đó thì cái đảng hại dân hại nước, phá tàn phá mạt này đâu có ngồi mãi trên đầu trên cổ dân ta như vậy.

Nhưng lạ một điều là ra đến nước ngoài rồi, nhiều người Việt mình vẫn không bỏ được hai nét tính cách đó. Tâm lý vọng ngoại thể hiện trong chuyện đến được nước người cái thứ gì của người ta cũng đẹp cũng hay cũng hơn nước mình. Nhiều người vừa ra nước ngoài liền quay lại chê tất tần tật mọi thứ của VN và khen tất tần tật mọi thứ của nước người ta. Tất nhiên VN dưới cái chế độ thổ tả nảy thì có nhiều thứ để chê lắm, nhưng đâu phải tệ hết 100% vậy?

Chẳng hạn, tôi luôn luôn nói với dân Na Uy rằng ẩm thực VN tuyệt vời, phong phú, còn thức ăn đường phố của VN thì phong phú, hàng ngàn hàng vạn thứ ngon trong khi các bạn làm gì có street food; VN thừa thãi nắng nhé, chỉ riêng cái đó là dân Na Uy thèm nhỏ dãi; VN đông dân, dịch vụ thì rẻ mà nếu tìm đúng chỗ thì rất tốt, ví dụ cắt tóc làm đầu trang điểm may quần áo…ở đây kiếm đâu ra người mà có thì rất đắt và không phải lúc nào cũng đẹp; ở VN muốn học cái gì cũng có người dạy, thời gian dài có ngắn có, ở đây muốn học cái gì cũng khó, phải vào trường học hẳn hoi kéo dài thời gian v.v. và v.v…

Có nhiều người mới bước chân đến Mỹ khen đến nỗi có cảm giác người đó cả ngày cứ ngửa mặt lên trời mà kêu sao cái số tôi nó sướng thế! Khen nước Mỹ thì có mà khen cả ngày. Mới có cái quốc tịch Mỹ đã suốt ngày “I love you, America” và tập suy nghĩ như dân Mỹ trắng thứ thiệt, đã nói mọi thứ trên quan điểm đứng về phía quyền lợi của nước Mỹ mà hoàn toàn không đếm xỉa gì đến quyền lợi của cái đất nước khốn khổ VN còn đang ngụp lặn trong bùn lầy nước đọng kia.

Tất nhiên, tôi cũng không tán thành một người sống ở nước người, ăn lương hưởng mọi thứ chế độ an sinh xã hội quyền lợi của nước người ta nhưng chả lo quan tâm gì đến nghĩa vụ công dân của mình, tối ngày ôm cái laptop bàn chuyện VN, có tiền thì gửi về VN làm tử thiện, có tiền thì đi du lịch VN mà không đóng góp gì cho nước sở tại. Cân bằng được cả hai quê thì hay hơn.

Trong cái chuyện nhiều người mới chân ướt chân ráo đến xứ người ta post hình lên khoe đủ thứ, dường như còn có cái tâm lý khoe cho người ở nhà thấy mình đang sung sướng thế nào nữa.

Người Việt còn có một cái lạ là sống ở đâu bênh đó, khen đó và chê nước khác. Ví dụ người Việt sống ở Mỹ thì Mỹ là nhất, châu Âu là cái đinh gì. Tôi nhớ có lần tôi đọc được một bài báo của một người Việt sống ở Mỹ đi du lịch châu Âu và chê quá trời quá đất, đến Pháp chẳng hạn mà như đến cái xứ dơ dáy mọi rợ nào đâu, rồi cuối cùng kết luận ở Mỹ là nhất, là thiên đường. Người sống ở Mỹ chê ở châu Âu nhà cửa đường xá chật chội nhỏ bé, khó làm giàu, dân ở Pháp thì chê dân ở Mỹ đa phần bước vào nhà không thấy cái kệ sách đâu, không đọc sách không đi thư viện, bảo tàng, gallery bao giờ, chỉ biết hùng hục kiếm tiền v.v…

Dân ở Na Uy hay Bắc Âu cũng cho sống ở Na Uy hay Bắc Âu là nhất, và ra sức so sánh nào ở Mỹ con người phải cày như trâu, không được hưởng y tế giáo dục miễn phí, giàu nghèo cách biệt, nếu ai không giàu thì hay bị người khác khi dễ…Khen đến mức có những cái khen vống lên, khen quá sự thật. Mà lạ cái nữa là nếu người khác chê bai VN thì chưa chắc đã nổi cáu nhưng hễ ai khen nước khác như khen nước Mỹ, Anh, Pháp gì đó hơn Na Uy, Đan Mạch chẳng hạn là sưng mặt lên liền, giận liền. Tôi đã từng gặp những trường hợp như vậy nhiều lần. Là vì tôi luôn cố gắng giữ cho mình đầu óc phân tích, đánh giá và kể cả chỉ trích, nên cái gì ở đâu hay là khen, dở là chê chứ không phải vì sống ở Na Uy thì cái gì của Na Uy cũng nhất.

Hơn nữa, tiêu chuẩn đánh giá một thành phố, một quốc gia trong cái nhìn của tôi không chỉ nằm ở chuyện đời sống yên bình, kinh tế tốt, có an sinh xã hội, y tế giáo dục miễn phí…mà còn có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, cơ hội thưởng thức văn hóa nghệ thuật, cơ hội học hành, vươn lên…Cho nên nếu Na Uy có đời sống bình yên, không phải lo lắng gì nhiều, có thiên nhiên đẹp thì Pháp hay Anh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, thời trang, ẩm thực…tuyệt vời, ví dụ vậy. Đâu phải cứ cái gì nơi mình ở cũng là nhất.

Tâm lý nô lê còn thể hiện ở chỗ nhiều người Việt, nhất là những “thuyền nhân” bỏ nước ra đi được nước người ta cưu mang thường có tâm lý mang ơn, tâm lý này vửa tốt vửa không tốt ở chỗ là sống ở một quốc gia tự do, dân chủ bao nhiêu năm mà vẫn không suy nghĩ, hành động như một con người tự do, dân chủ. Biểu tình chống Trung Quốc mà cũng không dám làm mạnh, sợ chính phủ Na Uy bị ảnh hưởng quan hệ làm ăn với Trung Cộng chẳng hạn!

Và cuối cùng, là thái độ thiếu tôn trọng quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ chính kiến của người khác. Cái này ở trong nước thì chúng ta thấy đầy dẫy, khi tranh luận với nhau về tình hình chính trị của VN. Đám dư luận viên chụp mũ, vu khống, bôi nhọ những người khác ý họ, nhất là những người hoạt động đấu tranh dân chủ, nhân quyền đã đành, người Việt với nhau, trong hay ngoài nước, kể cả trong những cá nhân, nhóm, tổ chức hoạt động dân chủ nhiều khi cũng chụp mũ nhau, vu cáo nhau.

Không chỉ chuyện chính trị ở VN, chuyện bầu cử ở Mỹ vừa qua cũng vậy. Ảnh hưởng của nước Mỹ nói chung và chuyện ai sẽ lên làm Tổng thống Mỹ nói riêng đối với thế giới rất lớn cho nên nếu thế giới quan tâm đến bầu cử Mỹ là điều dễ hiểu. Người Việt trong và ngoài nước cũng không khác. Mỗi người đều có quan điểm, lý lẽ riêng khi ủng hộ hay không ủng hô một ứng cử viên Tổng Thống, thất vọng hay hân hoan trước kết quả của cuộc bầu cử; nhưng nhiều người lại có thái độ bênh hoặc chê bất chấp lý lẽ, bất chấp logic. Phải nói thật phần lớn đó là những người tuy sống ở Mỹ nhưng tiếng Anh không đủ giỏi để có thể đọc, đối chiếu, so sánh các nguồn thông tin, dữ liệu và tự rút ra kết luận thay vì chỉ phán theo cảm tính yêu ghét, hoặc cũng đọc báo, nghe tivi nhưng không đủ trình độ tra cứu.

Rồi khi tranh cãi không lại thì nổi khùng lên, thóa mạ, hoặc bảo người đang sống ở VN hay nước khác đừng xen vào chuyện “nước Mỹ của chúng tôi” nữa. Nghe không khác gì cái kiểu nhà cầm quyền VN hay nói các anh ở bên ngoài đừng xen vào chuyện nội bộ của VN!

Qua đó mới thấy người Việt còn lâu mới học được tinh thần, thái độ tôn trọng quyền tự do ngôn luận.

Những chuyện này nói còn nhiều lắm, mà nói càng nhiều thì càng mất lòng người Việt mình nhiều hơn mà thôi.

Như đã nói, những nét tâm lý, tính cách này có ở cả người đang sống trong nước hay nước ngoài. Cho nên đâu phải khi đã thoát ra khỏi cái quốc gia có chế độ độc tài như VN và sống ở một quốc gia tự do dân chủ là tâm lý, cách nghĩ, đầu óc đã thay đổi được.

Song Chi (Blog RFA)

Bài viết khác

Các từ viết tắt Kitô giáo

Các từ viết tắt Kitô giáo

23/11/2024

Trong nghệ thuật cũng như trong các văn bản Kitô giáo, thường xuyên xuất hiện những từ viết tắt bí ẩn. Việc biết ý nghĩa của chúng cho phép chúng ta đi sâu hơn vào sự phong phú của đức tin. Đây là một hướng dẫn ngắn để hiểu những từ viết tắt thường...

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

03/10/2024

Thời gian gần đây, nồi chiên không dầu là thiết bị nấu ăn được rất nhiều người quan tâm bởi không chỉ tiện lợi, nhanh chóng mà còn tốt cho sức khỏe người sử dụng, hạn chế dùng dầu mỡ khi nấu ăn.

Art