Giới thiệu Nữ Lao Động Thừa sai Mẹ Vô Nhiễm
1. Đấng sáng Lập : Linh mục Marcel Roussel
Marcel Roussel, chào đời ngày 08/06/1910, tại làng Les Fins, một làng nhỏ bên bờ sông Doubs, nước Pháp. Lãnh nhận bí tích rửa tội ngay ngày sinh, và lớn lên trong một gia đình lao động, đạo đức.
Thân phụ, ông Étiennne Roussel-Galle, làm nghề thợ đồng hồ. Thân mẫu, bà Louise Moise làm nghề nội trợ. Ngoài ra bà cũng tham gia vào tiểu công nghệ về đồng hồ tại địa phương. Marcel là người con thứ hai trong gia đình. Người con trai duy nhất giữa ba chị em gái : Denise, Jeanne và Martha.
Vào tháng 9/1921, cậu bé Marcel Roussel Galle 11 tuổi, từ giã làng sinh trưởng ở Fins, gia nhập vào tiểu chủng viện-Đức Bà An ủi kẻ âu lo thuộc giáo phận Besançon. Bà Louise Moise đưa con đi và dắt con tới trước chân dung Mẹ từ ái và nói : “Đây là Mẹ con : kể từ giây phút này, chính với Người con phải tỏ bày tất cả”.
Marcel Roussel chịu chức linh mục ngày 22/12/1934 lúc được 24 tuổi, tại thành Besançon, và vị linh mục trẻ ôm ấp bởi một lời Đức Giáo Hoàng Piô XI tuyên bố trong một buổi yết kiến chung vào năm 1929 : “Giáo hội đã đánh mất giai cấp thợ thuyền”.
Khi được bổ nhiệm làm phó xứ tại Saint Denis de l’Estrée, linh mục Roussel cùng lúc lãnh trách nhiệm làm tuyên úy liên tĩnh của Phong trào Nữ Thanh Sinh Công, và được giao mục vụ gần những công nhân trong các hãng xưởng vùng ngoại ô phía Bắc thành Paris.
Trong khuôn khổ đó, những thiếu nữ được lôi kéo theo bởi lòng nhiệt tình truyền giáo tìm đến với ngài. Đức Hồng Y Suhard, Tổng Giám Mục Paris, đồng ý và tháo gỡ cho ngài mọi công việc giáo xứ hầu có thể hoàn toàn dành thời gian cho công việc sáng lập.
Ngài sáng lập vào tháng ba năm 1948 nguyệt san “Dans le Sillon missionnaire” (Trong vết đường truyền giáo). Và tại ngôi nhà ở Saint Denis trước đây dành cho các chủng sinh thuộc giáo phận Besançon, ngài đã qui tụ lại những thiếu nữ đầu tiên.
2. Những khởi đầu của Cộng đoàn.
Nơi giữa một vùng ngoại ô bạc bẽo, trong những đổ nát của chiến tranh, họ đi vào tương quan trực tiếp với những môi trường thua thiệt bao quanh : các hãng xưởng, những quán bar, các cô gái giang hồ, những nhà thương, những cơ quan xã hội…
Họ chia sẻ đời sống cộng đoàn, và sứ vụ rất đơn sơ nhưng bao la : đi đến gặp gỡ người đàn bà xứ Samari, như Chúa Kitô nơi bờ giếng Giacóp : “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban” (Ga 4,10). Với Gia đình Truyền Giáo khai sinh, ngài đặt tên : “Lao động Thừa Sai Đức Mẹ Vô Nhiễm”, vì qua Đức Trinh Nữ Maria ngài sẽ thực hiện công trình : “Chính Người đã làm tất cả”.
Ngài tổ chức song song một nhóm cầu nguyện nâng đỡ các thừa sai trẻ và giúp họ trong việc mục vụ, không quên những phụ nữ gặp hằng ngày trên con đường đau khổ của họ. Với hậu quân cảnh giác cầu nguyện này, ngài cho họ một sứ vụ và một danh xưng : DONUM DEI.
Gia đình Thừa sai Đức Mẹ Vô Nhiễm bung nở nhanh chóng trong ơn gọi phổ quát của mình, và năm 1984 khi Đấng sáng Lập qua đời, đã có tất cả 16 nhà được thành lập trên các lục địa.
Thiên cảm cho nhu cầu canh tân hiện diện và hành động của Giáo hội, linh mục Roussel đúng là một Đấng Sáng Lập nhìn thấy trước. Ngài đo lường tầm quan trọng gắn bó vào công trình của mình phải được cấu trúc tốt, hầu đương đầu với những thách đố của phát triển nhanh chóng, và làm cho linh đạo của mình được ăn sâu vào trong một Gia đình Giáo hội để có thể vừa làm cho thêm màu mỡ và bảo vệ nó.
Trước hết, ngài tìm tổ chức và cấu trúc những sáng tạo tuần tự nhanh chóng nối theo. Dần dần tùy theo sự tỏa rạng của công trình thực hiện và được nhanh chóng mở rộng.
Bên cạnh những nhà Lao động Thừa sai, quả nhiên xuất hiện nhóm “Thiếu Nhi Lần Hạt” (1978), tiếp đến Những bà Mẹ Thừa sai (1980). Song song nhóm cầu nguyện DONUM DEI trẻ hóa và cho họ một danh xưng mới : Đội binh Thỉnh Cầu và Đền Tạ.
Vào tháng Giêng 1984, linh mục Roussel qui tụ tất cả mọi thành viên Gia đình dưới danh xưng duy nhất : Gia Đình Thừa sai DONUM DEI.
Đấng sáng Lập biết rằng, song song với công việc về cấu trúc công trình, cần phải tiến hành một công việc khác thâm sâu hơn về chiều kích thiêng liêng hầu vạch rõ biểu hiện và vĩnh cửu hóa những giá trị.
Công trình này rất sớm được ngài đặt dưới trường phái Cát Minh. Ba khuôn mặt lớn thật sự hướng dẫn, và gợi hứng cho linh mục Roussel.
3. Những nguồn gốc cảm hứng cho linh mục Roussel.
- Trước hết, thánh Têrêxa thành Lisieux : ngài đã đọc rất nhiều và mãnh liệt những văn bản của thánh nhân lúc còn ở chủng viện. Giống như thánh Têrêxa, những Lao động Thừa sai Đức Mẹ Vô Nhiễm được kêu gọi sống Con Đường Thơ Ấu thiêng liêng, và giống như thánh nhân, họ trao ban Tình yêu Khoan Dung vào giữa lòng thế giới. Ngài đã viết : “Các chị là những nữ đan sĩ Cát Minh trong thế giới”.
- Khuôn mặt thứ hai là thánh Phanxicô đệ Sales. Qua giáo thuyết của thánh nhân, các Lao Động Thừa sai Đức Mẹ Vô Nhiễm học sống sự hiện diện của Thiên Chúa qua bổn phận trạng thái hằng ngày, đơn sơ trong những việc làm… “sự lãnh đạm thánh thiện” và từ bõ biến cố.
- Khuôn mặt thứ ba là thánh Gioanna thành Arc. Noi gương thánh Gioanna, các Lao Động Thừa sai Đức Mẹ Vô Nhiễm là những thừa sai qua sự tỏa rạng cuộc sống trinh khiết, sự tiếp xúc trực tiếp với tha nhân nơi làm việc nơi họ sống, và gần với những người họ được gửi đến thực hành mục vụ.
4. Sáp nhập vào Dòng Cát Minh.
Thế nhưng vào cuối cuộc đời, Đấng Sáng Lập cảm nhận cần thiết gắn vào một hướng và chọn lựa một hải đăng mạnh mẽ và vĩnh cửu hầu soi sáng tương lai thiêng liêng việc sáng lập của mình. Ngày thứ tư 16 tháng hai 1984, ngài viết : “Chúng ta đứng trước ngã tư đường… hình thức nhìn nhận nào đi nữa mà chúng ta đang lần bước, có thể nào chúng ta không nói được : chúng tôi ao ước được dòng Cát Minh theo dõi ? Chúng tôi muốn phụ thuộc vào dòng cát Minh ?... Chúng ta không nghi ngờ : dòng Cát Minh sẽ tồn tại mãi mãi. Vì thế rất rõ ràng là chúng ta cần sáp nhập linh đạo của mình vào dòng Cát Minh”.
Và vào buổi cầu nguyện cuối cùng của ngài lúc ban tối, trước sự hiện diện của các vị Trách Nhiệm Lao Động Thừa sai Đức Mẹ Vô Nhiễm, ngài nói : “Đức bà núi Cát Minh, hãy lấy chúng con vào gia đình của Người”.
Con đường Gia Đình Thừa sai DONUM DEI được vạch ra, người lữ hành truyền giáo có thể ra đi bình an, Cha trên Trời đã kêu gọi ngài ngay trong đêm đó ! Cha Marcel Roussel qua đời ngày 22/02/1984.
Ba năm sau, Cha John MALLEY, Bề Trên Tổng Quyền dòng Cát Minh (O.Carme), chấp nhận và cho Gia Đình Thừa sai DONUM DEI gia nhập như thành viên dòng Ba Cát Minh, và truyền bá đi khắp thế giới.
5. Truyền giáo đến tận cùng trái đất
Năm 1958, cha Marcel Roussel Galle gửi các chị em đến với châu Phi, châu Á, châu Úc và châu Mỹ, trở thành một gia đình truyền giáo mang chiều kích quốc tế.
Năm 1960, là thời điểm lập những quán Nước Hằng Sống. Đây là những nhà hàng mở ra cho mọi người. Như những nữ tu sĩ Cát Minh giữa đời, các chị đảm nhiệm mọi việc. Một phong cách mới làm sống lại câu chuyện bên bờ giếng Giacóp (Ga 4,1-30), một cách chiếu tỏa mới ánh sáng Tin mừng giữa lòng dân tộc.
6. Đặc sủng Hội Dòng
Đặc sủng của Hội Dòng : “Tìm cách trình bày và lan toả ánh sáng Kitô giáo trong mọi lãnh vực của xã hội hôm nay” (statuts FMDD, 9). Và muốn làm cho mọi người sống trong xã hội biết: “ân huệ của Thiên Chúa và sự phong phú bất tận của Nước Hằng Sống (statuts FMDD, 4).
Linh đạo : Nhờ thánh Têrêsa, các chị em cũng được kêu gọi sống kết hợp mật thiết với Chúa qua công việc, sinh hoạt của mình, do đó các chị được gọi là “Nữ tu Cát Minh giữa đời”.
Với những tác phẩm lớn của thánh François de Sales, khuôn mặt truyền giáo nổi bật của Giáo Hội chị em học được sự trung thành trong bổn phận, sự kiên vững trước các biến cố.
Bổn mạng : 8/12 : Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội,
7. Vài nét lịch sử ở Việt Nam.
Tháng một năm 1963 Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình (+) đã đón tiếp Cha Marcel Roussel Gall và năm 1964 hai chị Nữ Lao Động Thừa Sai : Marie Rose (+) và Christiane (+).
Từ đó Chị em Lao Động Thừa Sai được gửi sang Việt nam. Một số các chị sống như giáo viên, công nhân ở quận 4 thành phố Saigon với hơn ba triệu người.
Năm 1967, ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu các chị đã mua một ngôi nhà trong một khu vực yên tĩnh để đào tạo ơn thiên triệu Lao Động Thừa Sai Việt Nam : cách Sàigon 300 km, trên vùng cao nguyên, có thành phố Đà Lạt. Thành phố ở 1.500 mét trên mực nước biển với một khí hậu ôn đới. Một vị trí lý tưởng để mở một Nước Hằng Sống cho khu vực châu Á, và sẽ là nơi đào tạo Ơn gọi tương lai cho Hội dòng.
Ngày 1/3/1968, thông qua bạn bè động viên nhà hàng mở cửa : Nước Hằng Sống Đà Lạt bắt đầu công việc tông đồ… Và được gọi là (l’Eau Vive du Sacré Coeur) Nước Hằng Sống Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Trong vòng 7 năm, Nước Hằng Sống Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Đà Lạt đón nhận rất nhiều khách và bạn bè. Đặc biệt được Đức Cha Simon Hòa và Đức Cha Bartholemy Lâm nâng đỡ, đã đón nhận nhiều ơn gọi trẻ Việt Nam đến từ các giáo xứ vùng Cao Nguyên.
Từ năm 1975, các chị Lao động Thừa Sai âm thầm sống ơn gọi trong môi trường hết sức phức tạp của xã hội bấy giờ. Các chị may gia công và đan áo len sống qua ngày. Chung quanh cộng đoàn, gồm có các gia đình với đời sống vật chất lẫn tinh thần rất khó khăn. Đa số dân ở trong khu này thuộc thành phần chạy loạn tránh chiến tranh. Họ không có học vấn, không nghề nghiệp. Với một hoàn cảnh đó, chị em còn thấy nhiều trẻ em lem luốc, cả ngày phơi nắng, phơi mưa ngoài đường… Vì thế, chị em quyết định mở lớp trẻ tình thương trong chính phòng sinh hoạt, và ăn uống của cộng đoàn.. Trong hoàn cảnh khó khăn nêu trên, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình, đã nhờ Cha Phanxicô Nguyễn Hữu Tấn, và Cha Gioan Baotixita Hồ Văn Vui giúp chị em về tinh thần cũng như vật chất để mở quán cơm bình dân tại giáo xứ Chí Hòa mang tên “Nước Hằng Sống”, và bên cạnh cũng mở thêm nhà sách Chí Hòa vào năm 1978. Ở nơi đây, Cộng đoàn phát triển và có khả năng đón nhận các ứng sinh.
Năm 2012, Được phép của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp mở nhà sách tại giáo xứ Thanh Dạ. Địa Phận Vinh.
Hãy đến với chúng tôi theo Chúa Kitô…
“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít… Anh em hãy xin Chủ thợ Gặt sai thợ ra gặt lúa về Mt. 9,37-38”
Điều kiện tuyển chọn:
Từ 18 đến 25, trình độ văn hoá cấp III trở lên.
Địa chỉ liên lạc:
Chị Marie Đỗ thị Anh Đào
110A Bành Văn Trân P.7 - Tân Bình Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0909322610