Sr Bibiane: Giúp các phụ nữ bị hãm hiếp phục hồi nhân phẩm
Sr Bibiane Cattin làm chứng: “Mới đầu các phụ nữ bị hãm hiếp cúi đầu xuống, họ khóc. Sau khi được tiếp đón và nói chuyện, các cô mới ngẫng đầu lên và nhìn thẳng vào mắt tôi»…”, Sr Bibiane Cattin làm việc ở nước Cộng hòa Dân chủ Congo với các phụ nữ bị các quân nhân hãm hiếp.
Năm 2002, bà Mathilde Muhindo, giám đốc Trung tâm phụ nữ Olame và bà Marie-Noëlle Cikuru, trợ tá xã hội người Congo thành lập Chương trình Dịch vụ lắng nghe và tháp tùng các Phụ nữ bị chấn thương (SEAFET) ở giáo phận Bukavu, Nam Kivu, và “sr Trắng” người vùng Juras Thụy Sĩ được mời để cùng hợp tác với họ.
3’700 nạn nhân được Trung tâm Olame giúp đỡ
Trong vòng hai năm rưỡi, sr Bibiane đã tiếp ở văn phòng mình hơn hai ngàn bà mẹ trẻ, cô gái trẻ bị các quân nhân bản xứ hay nước ngoài hiếp, họ cướp phá và hôi của trong vùng. Sr Bibiane được đào tạo vững chắc trong ngành trợ tá xã hội nên đã giúp xơ rất nhiều trong công việc này.
Tổng cộng, trong giai đoạn này Trung tâm Olame đón nhận hơn 3 700 phụ nữ và các cô gái trẻ bị hiếp, một số còn bị đưa vào rừng làm nô lệ tình dục cho các dân quân.
Khôi phục lại sức sống nhân bản sau các chấn thương
Để chuẩn bị cho công việc đặc biệt này, một công việc đòi hỏi rất nhiều khéo léo, tế nhị, thẳng thắn và một độ lùi, từ năm 1999 đến 2002, sr Bibiane đã học ở học ở Viện đào tạo Nhân bản toàn diện ở thành phố Montréal, Canada (IFHIM), sr được đào tạo ở ngành Thực tại hóa và Phục hồi sức sống nhân bản trong kinh nghiệm bị chấn thương.
Sr kể kinh nghiệm sắc bén của mình trong quyển sách “Để sự sống thắng!”, được nhà xuất bản Carte blanche ở Montréal ấn hành, Carte Blanche là nhà xuất bản do tác giả bỏ tiền ra in. Sách được in 1500 ấn bản và ngày 27 tháng 4 sắp tới sẽ được Viện đào tạo Nhân bản toàn diện ở Montréal phát, 840 quyển sách ở Thụy Sĩ đã được phân phát gần hết.
Các nạn nhân nghĩ mình là người có tội
Trong tác phẩm của mình, sr Bibiane muốn chia sẻ kinh nghiệm sau: “Điều này có thể giúp một số người thoát ra khỏi hoàn cảnh này, sứ điệp là họ có thể ngẫng đầu lên nếu họ được giúp…” Để giúp những người bị tổn thương tận trong sâu thẳm con người của họ, có một vài trường hợp, họ còn bị chính gia đình họ ruồng bỏ, họ cảm thấy mình bị nhơ nhớp vì sự hung bạo họ phải chịu, đôi khi họ không còn muốn sống, sr đã dùng tiếp cận “khôi phục sức sống nhân bản” mà sr đã học ở Montréal.
Sr cho biết: “Dù họ không cự được gì với người tấn công mạnh hơn mình, các nạn nhân cảm thấy mình có tội, như một phụ nữ đã lập gia đình, xin chồng tha thứ vì mình đã bị hiếp… Khi xin được tha thứ, cô đã đồng hóa các hành động này của người tấn công mình. Công việc của tôi là giải thích cho các cô hiểu, chính người tấn công mình mới là người có trách nhiệm với các hành vi của họ, giúp nạn nhân lấy được một khoảng cách, ngưng quay ngược về mình để giận, vì thế mới giải thoát cho các cô được”.
“Có rất nhiều Maria Goretti”
Nữ tu cho biết, nếu các cô gái này bị tấn công một cách tàn bạo, nếu họ vẫn còn sống, họ không có cách nào khác hơn là phải tuần phục. Xơ phát biểu với báo Công giáo Thụy Sĩ: “Nhưng có rất nhiều Maria Goretti – nữ thánh người Ý đã mất mạng sống khi chống cự với người hiếp mình – đã cự lại đến cùng, họ bị các băng đảng quân đội giết”.
Trong bối cảnh của vùng, nơi tinh thần “đàn ông trị” vẫn còn rất mạnh, ngay cả trong hàng ngũ Giáo hội, tình cảnh các phụ nữ thường rất bấp bênh. Các ông sợ mình bị nhiệm sida khi vợ mình bị bắt cóc và bị các quân nhân hãm hiếp. Nhưng theo sr Bibiane, các nhóm kitô hữu thay vì ruồng bỏï, các nhóm này lại tổ chức những buổi cầu nguyện tập thể liên tín ngưỡng, và họ có các nghi thức để tiếp đón các nạn nhân bị bạo hành tình dục được được sống trong cộng đoàn, trong gia đình, sau giờ cầu nguyện, họ có các bữa ăn với nhau. Đó là niềm hy vọng cho vùng Nam Kivu.
Hiếp dâm, một vũ khí của chiến tranh
Nữ tu Bibiane lấy làm tiếc: “Trước khi có chiến tranh cũng có các vụ hiếp dâm, nhưng chưa bao giờ phát triển đến một tầm mức rộng lớn như vậy: hiếp dâm được dùnh như một vũ khí chiến tranh, nhằm làm mất ổn định cả một xã hội, một xã hội được xây dựng trên gia đình. Các hành vi này hủy hoại cả một cộng đoàn, và đó là điều họ muốn!” Ai dám tố cáo sự mất ổn đinh do quân đội gây ra, ai dám dùng dân chúng để khai thác phục vụ cho các nước kỹ nghệ.
“Để có một đồng lương chết đói, đàn ông, đàn bà và ngay cả trẻ con cũng buộc phải làm việc dưới sự điều khiển của họ, các mỏ quý như vàng, đồng, colta, calxitêrit được lén lút chở bằng máy bay qua các nước lân cận, nhờ tình thế bất ổn do quân đội vũ trang gây ra. Tiền bạc có được giúp cho các nhóm này mua vũ khí để tiếp tục chiến tranh…” Không chỉ đích danh ai, sr Bibiane nói đến một vài công ty đa quốc gia Thụy Sĩ đã có lợi nhuận trong việc buôn bán giết người này, làm cho tình trạng chiến tranh ở miền Đông Congo không bao giờ chấm dứt và các nạn nhân đầu tiên là phụ nữ.
Sr Bibiane Cattin sinh năm 1940 tại Thụy Sĩ, sr Bibiane mồ côi cha rất sớm, đến năm 12 tuổi xơ mồ côi mẹ, mẹ của xơ đã dạy xơ tự xoay xở. Chính kinh nghiệm từ khi còn rất nhỏ này đã giúp cho sr phục vụ, nhất là khi đứng trước các khó khăn ở nước Cộng hòa Dân chủ Congo (RDC).
Năm 23 tuổi, sr đi truyền giáo ba năm ở Guinea, khi đó sr làm ruyền giáo trong tư thế của một giáo dân. Chính ở đó, sr gặp các nữ tu Dòng Đức Bà Truyền giáo Phi châu và sr quyết định vào tu Dòng này. Sau khi được đào tạo l tu sĩ, sr được gởi đi Zạre, trước hết là ở Moba, thuộc miền Đông Nam Zạre, tại đây sr làm việc trong một nhà lo cho các thiếu nữ. Sr dạy giáo lý cho trẻ em. Ở lớp giáo lý, xơ tham dự vào việc đào tạo các bà vợ. Trở về Âu châu, sr học ở trường Louvain-La-Neuve, nước Bỉ và là nữ trợ tá xã hội.
Sự đào tạo này giúp sr làm việc hữu hiệu ở trung tâm lo cho người khuyết tật ở Goma, miền Đông Zạre. Sr được bổ nhiệm vào một chức vụ mới, chức vụ này đưa sr vào rừng Maniema, ở trung tâm Zạre. Ở đây sr đào tạo những người có trách nhiệm trong các nhóm phụ nữ, mà đến lượt họ, họ sẽ về hướng dẫn lại cho các phụ nữ trong làng.
Năm 2005, sau chuyến đi của sr đến Trung tâm Olame, sr đáp ứng lời yêu cầu của các bệnh viện, các hiệp hội và các tổ chức Phi Chính Phủ để đào tạo chuyên ngành hơn: để có được chất liệu có thể tháp tùng những người bị tổn thương. Tổng cộng, sr sống ở nước Cộng hòa Dân chủ Congo 35 năm trong tư cách một nữ tu.
Từ khi sr trở về Thụy Sĩ năm 2010, mỗi thứ tư hàng tuần sr có buổi nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm quý giá của mình để giúp những người xin tị nạn, các di dân và những người không giấy tờ ở Point d’Ancrage, trụ sở đặt ở Africanum, Fribourg, Thụy Sĩ
Nguồn tin: Phanxicô