SinanDogan34 I Shutterstock - Iznik, Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 2025, các Kitô hữu kỷ niệm 1.700 năm Công đồng Nicaea, nơi đã long trọng tuyên xưng thiên tính của Chúa Con. Nhưng Nicaea ở đâu? Thành phố Byzantine giờ đây được gọi là Iznik và nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã từng là thủ đô của đế quốc một thời gian.
Nicaea chỗ này, Nicaea chỗ kia. Năm 2025, Năm Thánh Nhập Thể đi kèm với một lễ kỷ niệm khác: 1.700 năm Công đồng Nicaea, công đồng đã tái khẳng định thiên tính Con Thiên Chúa chống lại các lạc giáo Arius, và tuyên xưng một kinh Tin Kính vẫn còn được đọc trong phụng vụ. Nhưng "Nicaea" này là gì? Thành phố Hy Lạp, từ này có nghĩa "chiến thắng" trong tiếng Hy Lạp, ngày nay nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ và được gọi Iznik, được xây dựng trên bờ đông một hồ mang tên nó, cách Istanbul khoảng một trăm kilômét về phía đông nam, bên kia biển Marmara.
Thành phố hiện đại, nhưng vẫn còn nhiều di tích khảo cổ từ thời cổ đại, chứng tích quá khứ vinh quang và đầy biến động của thành phố. Việc thành lập vẫn còn bí ẩn, nhưng dường như chắc chắn đầu tiên đến từ thế kỷ 4 trước Công nguyên khi Lysimachus, một trong những tướng lĩnh kế vị Alexander Đại đế, chiếm thành phố từ một đối thủ và đổi tên thành Nicaea. Dưới đế quốc La Mã, từ năm 72 trước Công nguyên, thành phố là một phần của Bithynia. Chắc chắn đã chứng kiến ông Pliny Trẻ đi qua, sứ thần của Trajan trong tỉnh này giữa năm 111 và 113, người đã đề cập trong một bức thư gửi hoàng đế về sự hiện diện của các Kitô hữu, dấu hiệu một vùng đã sớm biết đến Đức Kitô.
Đế quốc Nicaea
Một thành phố gần Constantinople, trung tâm hành chính thịnh vượng, Nicaea được Constantine chọn để đón tiếp các nghị phụ công đồng năm 325 để quyết định về vấn đề Arius. Bốn trăm năm sau, năm 787, hoàng hậu Irene triệu tập một công đồng khác bên bờ hồ, "Nicaea II", để giải quyết cuộc khủng hoảng bài trừ ảnh tượng. Tuy nhiên, thành phố đế quốc Byzantine khá sớm trải qua một lịch sử phức tạp, với những cuộc nổi loạn rồi tấn công của người Thổ Nhĩ Kỳ Seljuk, rơi vào tay họ năm 1081. Sau khi được lấy lại, nó sẽ có vinh quang Hy Lạp cuối cùng sau cuộc vây hãm Constantinople năm 1204.
Trong khi người Latin chuyển hướng cuộc Thập tự chinh thứ tư để chiếm thủ đô đế quốc, một nhà nước Hy Lạp ra đời. Được biết đến với tên gọi Đế quốc Nicaea vì thủ đô được đặt tại đây, một dải đất rộng từ Biển Đen đến Biển Ionia. Nhưng ngay sau khi Constantinople được lấy lại năm 1261, Nicaea suy tàn cho đến khi bị vây hãm ba năm và rơi vào tay Ottoman năm 1331.
Những khám phá khảo cổ mới
Vương cung thánh đường dưới nước, Iznik.
Tường thành dài hơn ba kilômét, dày năm mét và cao mười mét, các cổng đồ sộ, di tích các cột cổ đại và phế tích các công trình thế kỷ 4, đền thờ, nhà thờ, giáo đường Do Thái, nhà tắm công cộng... khảo cổ học đang phát triển mạnh ở Iznik ngày nay. Cho đến cuộc chiến giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp năm 1922, người ta thậm chí còn có thể chiêm ngưỡng một nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tuyệt đẹp. Còn về nhà thờ Hagia Sophia từng diễn ra các cuộc tranh luận Nicaea II, đã trở thành một thánh đường Hồi giáo vào năm 2011 như người chị em của nó ở Istanbul vài năm sau. Khám phá di sản ấn tượng nhất diễn ra vào năm 2014. Khi bay qua hồ Iznik, hành khách trên một chiếc trực thăng nhận ra trong nước những di tích một công trình. Đó là một vương cung thánh đường Byzantine, Saint-Neophytos, *có vẻ như* được xây dựng vào thế kỷ 4, nằm dưới 2 mét nước, cách bờ 20 mét!
Valdemar de Vaux - Aleiteia 09/02/25
NGÀY KHAI MẠC CÔNG ĐỒNG NICAEA
Cesare Nebbia, "Công đồng Nicaea" (1560). Cảnh vẽ lễ khai mạc công đồng do Hoàng đế Constantine Đệ Nhất Đại đế chủ trì.
Người ta thường biết đến Nicaea qua tuyên xưng đức tin mang tên nó. Từ ngày 20 tháng 5 đến 25 tháng 7 năm 325, công đồng Nicaea đầu tiên quy tụ nhiều giám mục từ các Giáo hội khác nhau theo sáng kiến của hoàng đế Constantine. Aleteia đưa bạn trở lại không khí của thời đại đó.
Chúng ta đang ở ngày 20 tháng 5 năm 325. Constantine Đệ Nhất đã trị vì đế quốc La Mã gần hai mươi năm. Nicaea, thành phố chính của Bithynia, là nơi diễn ra một cuộc tụ họp chưa từng có. Nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, vùng đất màu mỡ bên bờ hồ này là một thành phố năng động buôn bán với nhiều quốc gia. Vào ngày xuân này, một cuộc tụ họp chưa từng có được khai mạc: công đồng đại kết đầu tiên, qui tụ hầu hết các Giáo hội Kitô giáo. Hãy nghĩ xem. Dù đáng tiếc là vắng mặt Đức Giáo hoàng, nhưng gần như toàn bộ hàng giám mục của đế quốc, và thậm chí từ bên ngoài biên giới La Mã, đã đến theo lời Constantine kêu gọi. Theo Eusebius thành Caesarea, có hơn 250 người đã đến tham dự. Thánh Athanasius thậm chí nói đến 318 người tham dự. Có mặt các giám mục, nhưng cũng có các linh mục, phó tế, giáo dân... Tóm lại, tất cả những người thiện chí: Paphnutius, giám mục Thebaid, Paul, giám mục Neo-Caesarea, Spyridon, giám mục Cyprus... Sự đa dạng của Giáo hội hiện diện đó, được thể hiện trong tất cả sự huy hoàng của nó.
Xây dựng hiệp nhất Giáo hội
Trong thời kỳ này, Kitô giáo là một tôn giáo đang phát triển. Trong khi trước đây người ta coi các Kitô hữu như một giống nòi xấu xa, năm 313, nhờ sắc lệnh Milan, hoàng đế đã chấm dứt việc bách hại họ. Trong cuộc chiến chống lại một đối thủ, người ta nói ông đã thấy trên trời một dấu hiệu sáng tượng trưng cho Đức Kitô và từ đó có thiện cảm chắc chắn với các Kitô hữu. Hiện tại, ông muốn tiến xa hơn. Thật vậy, học thuyết một người tên Arius đã có nhiều người theo. Theo ông ta, Chúa Giêsu không cùng bản tính với Thiên Chúa mà phụ thuộc vào Đấng Tạo Hóa của mình. Các cuộc tranh luận thần học làm say mê cư dân Đế quốc - người ta thậm chí kể rằng người ta thảo luận thần học ngay cả trong các cửa hàng. Constantine lo sợ một cuộc ly giáo sẽ đảo lộn sự thống nhất đế quốc. Đó là lý do tại sao ông đã triệu tập cuộc tụ họp chưa từng có này, sẽ vang vọng qua nhiều thế kỷ. Mục đích là thiết lập hiệp nhất Giáo hội ở phương Đông cũng như phương Tây và giải quyết vấn đề Arius.
Trong hai tháng (công đồng sẽ kết thúc vào ngày 25 tháng 7 cùng năm), các cuộc tranh luận diễn ra sôi nổi. Các cuộc đụng độ, chối bỏ đức tin, thảo luận nóng bỏng, đe dọa nối tiếp nhau qua các ngày và công đồng kết thúc với nhiều đóng góp quan trọng, lên án thuyết Arius và quyết định về vấn đề ngày lễ Phục sinh. Người ta kể rằng khi thấy công việc đã hoàn thành, Constantine đã tổ chức cho các giám mục "một bữa tiệc mà sự lộng lẫy vượt quá mọi tưởng tượng" và công đồng kết thúc trong bầu không khí hân hoan chung.
Rachel Molinatti - Aleiteia 19/05/19