Thứ Năm, 03 Tháng Mười, 2019

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học

Lời tòa soạn: Câu chuyện về Babel (hay còn gọi là Babylon) được ghi lại trong sách Sáng Thế. Theo đó, sau trận Đại hồng thủy, hậu duệ của Noah đã di cư về phía Đông và định cư tại một vùng đất có tên là Shinar. Thời bấy giờ, con người vẫn còn dùng chung một thứ tiếng. Họ dự định xây dựng nên một ngọn tháp cao lớn làm biểu tượng của loài người tên là tháp Babel, và vọng tưởng rằng thông qua đó có thể chạm tới Thiên đàng mà không cần nhờ đến ân huệ của Chúa.

Nhận thấy sự cuồng vọng của con người, Chúa trời đã dùng quyền năng của mình để giáng tai họa xuống. Ngài khiến cho những người công nhân xây dựng ngọn tháp bất chợt nói những ngôn ngữ khác nhau, khiến họ không còn có thể giao tiếp với nhau được nữa. Việc xây dựng ngọn tháp Babel bị đình trệ, nhân loại tản mát thành những nhóm có ngôn ngữ riêng, và rồi cuối cùng phát triển thành những quốc gia riêng biệt.

Kinh Thánh là một trong những cuốn sách cổ nhất. Cho dù không thể biết những sự kiện ghi trong sách có thực hay không, nhưng nhiều chứng cớ khảo cổ học cho thấy một phần những sự kiện này hoàn toàn có thật. Thật không ngờ, nhưng rõ ràng là như vậy, ví dụ tháp Babel, chính Thượng đế đã nghiền nát nó.

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 1
Hình tượng tháp Babel qua hội họa.


Theo Kinh Thánh người ta bắt đầu xây dựng tháp Babel ở Babylon theo lệnh nhà vua Nimród. Nhà vua muốn thiết lập quan hệ với các vị thần sống trên trời, và khát vọng lớn nhất của Ngài là có thể đàm thoại với các sinh linh siêu việt.

Câu chuyện này rất lâu không hề có chút cơ sở khảo cổ học nào chứng minh, cho đến tận cuối những năm 1800 ở khu vực thuộc Iraq ngày này đột nhiên lộ ra một vương quốc từ trước tới nay chỉ nằm trong huyền thoại. Đấy là những mảnh di tích còn lại ở Sinear mà nhiều văn bản cổ đã nhắc đến.

Đây là một vương quốc – theo ký ức thời ấy – nơi có một công trình vĩ đại độc nhất vô nhị: người ta xây một cái tháp cao đến tận trời xanh để liên kết với các thần linh. Những bằng chứng tay cầm mắt thấy đã chứng minh: tại đây người ta quả thật đã tìm thấy những tàn tích của tháp Babel, những nền tảng của một tòa nhà có nhiều bậc thang, xây theo hình kim tự tháp từ gạch nung.

Điều lý thú là Alexander đại đế từng chinh phục cả thế giới cũng kể lại rằng khi đến miền Cận Đông, chính mắt Ngài đã nhìn thấy những mảnh tàn tích còn lại của tháp Babel mà Kinh Thánh từng nhắc đến. Nhưng chúng ta đều biết, trong lịch sử không chỉ Alexander đại đế đối mặt với những bằng chứng này.

Các chứng cớ khảo cổ học

Những chứng cớ tìm thấy trùng lặp với các sự kiện Thánh kinh, cho phép tin rằng tháp Babel từ trước tới nay chỉ được tin như một truyền thuyết quả là một câu chuyện có thật. Chất liệu xây dựng tháp đúng như được miêu tả trong Kinh Thánh một cách tường tận – những viên gạnh nung được lấy từ đất cát mà sau này với thời gian xuất hiện từ đấy những tinh thể thạch anh. Theo một số nhà bác học, chất liệu này là một bằng chứng về ý đồ muốn trao đổi thông tin với thần linh. Theo hình dung của Charles Dyer tòa tháp xây từ những viên gạch có chứa nhiều tinh thể thạch anh này như một trạm thu khổng lồ tạo ra một radio thu thanh lớn. Rất cần lưu ý đến một điều, trên phù hiệu ở áo ngực hay trên dải mũ của các linh mục thời cổ luôn đính các viên đá thạch anh. Tòa tháp, như một trạm thu thanh lớn phải chăng như một thiết bị thông tin từ các linh mục, các vị vua, hoặc giáo chủ?

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 2
Một phiến đá được cho là vẽ lại cảnh tượng nhà vua ra lệnh xây tháp Babel.


Sự hình dung này được nhiều người tán đồng và về mặt kỹ thuật cũng khó mà nói đây chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Một giả thuyết đặt ra trong sự hình dung này: ý muốn liên kết với các thần linh từ việc xây dựng tháp Babel khiến một giống nòi khác không tán đồng, và giống nòi này bằng vũ khí của mình đã phá đổ cái thiết bị nhận – phát trông tin vĩ đại này.

Một nhà khoa học có tên Roger Oakland bằng những nghiên cứu nghiêm túc đã chứng minh rằng, quả thật tháp Babel như một thiết bị radio vĩ đại, có thể giúp con người nhận được những lời nhắn gửi từ những hành tinh, những vì sao xa xôi bởi những tia sáng rất xa từ vũ trụ. Câu hỏi đặt ra là tri thức này từ đâu tới để một dân tộc nhất định hàng nhiều thế kỷ trước, bằng những kỹ thuật tiếp cận kỹ thuật của thời đại nguyên tử đã thử tìm cách thiết lập mối quan hệ với những thực thể xa xôi khác, với thần linh, với Thượng Đế? Phải chăng có sự giúp đỡ của một giống loài khác cùng thời với họ?

Ngành khảo cổ học đã tìm ra nhiều bằng chứng như thể muốn giúp đỡ trả lời những câu hỏi trên. Tàn tích của một vương quốc chưa bao giờ xuất hiện đã được tìm thấy, tàn tích của di tích Sinear, cách thành Bagda khoảng 75 km, đây là di tích của một cái tháp có tuổi thọ khoảng 5.000 năm, với những viên gạch nung chứa lượng tinh thể thạch anh rất lớn. Tàn tích của cái tháp này cùng khu vực xung quanh nó, vòng đai Etemenankhi quả thật là một bằng chứng lịch sử.

Cuộc tranh luận tiếp tục nổ ra trong các ngành khoa học khác nhau về đề tài: câu chuyện tháp Bábel chứa bao nhiêu phần hiện thực, có thể hình dung được hay chăng sự thật sau khi các thần linh đã phá đổ tòa tháp này, loài người trước kia thống nhất nói cùng một thứ tiếng đã tản mạn ra khắp thế gian, và từ đó nói bằng các ngôn ngữ khác nhau, chia thành các chủng tộc giống loài khác nhau.

Ngôn ngữ học và di truyền học – Gốc rễ chung

Theo rất nhiều người, giả thuyết trên rất có thể hình dung và càng ngày càng có nhiều chứng cớ để chứng tỏ. Như chúng ta biết hiện tại có khoảng 5.000 thứ ngôn ngữ trên thế gian. Gia đình ngôn ngữ lớn nhất là hệ Indoeuropa, bao gồm khoảng 100 loại ngôn ngữ. Tiến sĩ giáo sư ngôn ngữ học John Oliver và nhiều nhà ngôn ngữ khác đã nghiên cứu hàng năm trời, và chỉ ra: càng đi ngược lại thời gian trước, các ngôn ngữ càng giống nhau.

Trước Công nguyên khoảng 3000 năm, nghĩa là cách đây 5000 năm, khi tòa tháp được xây dựng lên – những dấu vết khác biệt từng có trong cùng một lúc… điều này có nghĩa rằng rất có thể loài người đã từng nói chung một thứ tiếng duy nhất. Nhưng, vậy thì sao với các giống loài người khác nhau?

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 3
Truyền thuyết về việc con người phân chia ngôn ngữ là do xây dựng tháp Babel.


Tiến sĩ sinh học Richard Bliss cho rằng, ngay trong một thế hệ duy nhất cũng xuất hiện những đột biến di truyền, nền tảng của sự xuất hiện các loài, các chủng loại khác nhau.

Tiến sĩ nhân học Steven Collin khơi gợi sự chú ý đến một nhận định rằng nhân học hiện đại cũng dựa vào nền tảng biến cố ghi trong Kinh Thánh, rằng nhân loại sau nạn Hồng Thủy đều từ một khu vực duy nhất nằm giữa những con sông Mesopotamia tản ra khắp nơi, cách đây 5000 năm trước, mà dấu vết lần theo của sự kiện này cho thấy những bằng chứng chia phôi của một nhân loại trước kia thống nhất từ những dấu vết bên ngoài, đến những đặc điểm di truyền học.

Những tín đồ của thuyết du hành cổ “Ancient astronauts” cho rằng tháp Bábel rất có thể là một công cụ truyền thông của những người ngoài hành tinh từng đến thăm trái đất. Giả thuyết này dựa vào những dấu tích khảo cổ thu được từ giống loài người lạ, những kẻ có đôi mắt khổng lồ, mặc những trang phục kỳ dị, nhưng chắc chắn không mang dạng hình con người, thường nhìn chúng ta từ những bức vẽ hoặc các bức tượng.

Phải chăng tất cả chỉ là sự đùa giỡn của trí tưởng tượng của con người hay là một hiện thực đã từng xuất hiện trên thế gian?

Nguyễn Hồng Nhung
Bp. 2018. július 21.

Sưu tầm và dịch từ nguyên bản tiếng Hungary
Đăng lại từ bài viết “Tháp Babel” đăng trên amvc.free.fr

 

Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Babylon là một cái tên huyền thoại đã quá đỗi quen thuộc trong văn hóa phương Tây: nó gắn liền với vườn treo Babylon, một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại; nó gắn liền với Babylon, một nơi đã từng là thành phố lớn nhất trên thế giới trước Công Nguyên; và nó cũng gắn liền với ngọn tháp Babel cùng vọng tưởng chạm tới thiên đàng – điều mà theo truyền thuyết đã khiến nhân loại không còn sử dụng chung một ngôn ngữ.
Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 4
Bức “Tháp Babel” của Pieter Bruegel (con) vẽ năm 1563 (Tranh qua Pinterest)


Câu chuyện về Babel (hay còn gọi là Babylon) được ghi lại trong sách Sáng Thế. Theo đó, sau trận Đại hồng thủy, hậu duệ của Noah đã di cư về phía Đông và định cư tại một vùng đất có tên là Shinar. Thời bấy giờ, con người vẫn còn dùng chung một thứ tiếng. Họ dự định xây dựng nên một ngọn tháp cao lớn làm biểu tượng của loài người tên là tháp Babel, và vọng tưởng rằng thông qua đó có thể chạm tới Thiên đàng mà không cần nhờ đến ân huệ của Chúa.

Nhận thấy sự cuồng vọng của con người, Chúa trời đã dùng quyền năng của mình để giáng tai họa xuống. Ngài khiến cho những người công nhân xây dựng ngọn tháp bất chợt nói những ngôn ngữ khác nhau, khiến họ không còn có thể giao tiếp với nhau được nữa. Việc xây dựng ngọn tháp Babel bị đình trệ, nhân loại tản mát thành những nhóm có ngôn ngữ riêng, và rồi cuối cùng phát triển thành những quốc gia riêng biệt.

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 5
Vườn treo Babylon, một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Phía xa là tháp Babel. (Tranh qua Wikipedia)


Lúc đầu khi nhắc tới tháp Babel và thành phố Babylon, Kinh Thánh chỉ đơn giản nói là “thành phố ấy” và “ngọn tháp ấy”. Babel trong tiếng Hebrew cổ còn có nghĩa là lung tung, lộn xộn, như một mớ bòng bong vậy. Vì truyền thuyết này mà chúng mới mang tên là Babel hay Babylon.

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 6
Bức “The Confusion of Tongues” của Gustave Doré (1865-1868) mô tả cảnh những người công nhân xây dựng tháp Babel bối rối vì sự bất đồng ngôn ngữ. (Tranh qua Wikipedia)


Mặc dù Kinh Thánh không nhắc tới số phận của tháp Babel, nhưng trong rất nhiều kinh sách khác của người Do Thái, của học giả La Mã, Hy Lạp, thì Chúa trời hay Thượng đế đã phá hủy ngọn tháp tội lỗi này bằng gió. Còn kinh Midrash thì nói rằng lửa đã thiêu rụi phần đỉnh tháp, phần chân tháp bị đất nuốt chửng, và những gì còn lại thì bị cát đá vùi lấp.

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 7
Bức “Tháp Babel” của Pieter Bruegel (bố) vẽ năm 1563, lưu giữ tại Vienna. (Tranh qua Wikipedia)


Nói tới tháp Babel thì không thể không nói tới loạt tác phẩm nổi tiếng của danh họa Pieter Bruegel (bố). Tác phẩm đầu tiên là một bức họa nhỏ được vẽ trên ngà voi khi Bruegel ở Rome. Tuy nhiên tác phẩm này đã thất lạc. Hai tác phẩm còn lại là hai bức họa sơn dầu được lưu giữ tại bảo tàng Kunsthistorisches ở Vienna và bảo tàng Boijmans Van Beuningen ở Rotterdam. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bức được lưu giữ tại Rotterdam.

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 8
Bức “Tháp Babel” của Pieter Bruegel (bố) vẽ năm 1563-1565, lưu giữ tại Rotterdam. (Tranh qua Wikipedia)

 

Tháp Babel của Pieter Bruegel

Trong bức họa này, Bruegel không tập trung quá nhiều vào câu chuyện trong Kinh thánh, mà chú trọng hơn tới việc miêu tả quá trình xây dựng tháp Babel. Bruegel đã thể hiện một cách rõ ràng cảnh tượng hàng ngàn người đang lao động cật lực để xây nên ngọn tháp.

Bên cạnh ngọn tháp, Bruegel mô tả một bến cảng tấp nập nơi những con tàu vừa hoàn thành công việc dỡ hàng hóa là những vật liệu xây dựng.

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 9
Bến cảng tấp nập.


Đây hẳn phải là một cảnh tượng vô cùng quen thuộc với Bruegel bởi vì ông đã sống rất nhiều năm ở Antwerp và được chứng kiến sự phát triển của nó trở thành một trong những thành phố cảng quan trọng nhất của Tây Âu trong thế kỷ 16.

Một chiếc cần trục với một bánh xe lớn đang được sử dụng để nhấc hàng hóa ra khỏi tàu.

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 10
Loại cần trục quay nhờ lực của những công nhân mặc áo xám đi bộ ở trong.


Loại kết cấu này làm việc giống như một bánh xe quay nhờ lực của những người công nhân đi bộ ở trong, và rồi chính lực quay này làm cho cần trục chuyển động. Những chiếc cần trục tương tự như vậy đã được sử dụng ở bến cảng của Antwerp trong suốt thế kỷ 16.

Không phải tất cả các vật liệu xây dựng đều được chuyển đến bằng tàu. Chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ ràng những khối đá được khai thác ở xung quanh tháp. Một con sông ở gần đó đã cung cấp đất sét để nung gạch.

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 11
Cảnh các công nhân khai thác vật liệu.


Những vật liệu xây dựng được nhấc lên nhờ hệ thống cần trục dọc theo tòa tháp.

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 12
Vật liệu được đưa lên trên.


Bụi từ gạch đỏ và vôi trắng đã để lại hai vệt màu đỏ và trắng ở trên tháp. Bụi đất từ công trình phủ lên những người công nhân và các thiết bị nâng.

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 13
Bụi từ gạch đỏ và vôi trắng.


Việc xây dựng ở phần đỉnh tháp đang diễn ra rất rầm rộ, và ngọn tháp dường như đã xuyên thủng mây xanh.

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 14
Ngọn tháp xuyên thủng mây xanh.


Những viên gạch mới vẫn mang một một màu đỏ tươi sáng. Do quá trình xây dựng tháp quá dài nên những viên gạch ở phần dưới đã hơi ngả sang sắc xám.

Công trình này có một hệ thống các hành lang để đi lên cao, nhưng dường như nó không thiết kế một phòng ở nào. Điều này cho thấy toàn bộ ngọn tháp chỉ phục vụ cho một mục đích: xây cao và cao hơn nữa.

Ngọn tháp Babel của Bruegel có lẽ là đã được lấy cảm hứng từ kiến trúc “ziggurat” của người Babylon. Theo ghi chép lại, “ziggurat” là những khu phức hợp khổng lồ cao 91 mét, có một đáy vuông 91 mét. Ở đỉnh của “ziggurat” là một đền thờ có thể đi lên nhờ một cầu thang chạy dọc theo mặt trước của khối kiến trúc.

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 15
Kiến trúc Zigguart phân tầng ở phía trên cao. (Tranh qua Pinterest)


“Ziggurat” đã biến mất từ lâu, vào khoảng thế kỷ 16, nhưng có lẽ những ghi chép về phần đỉnh phân tầng và quy mô của nó đã giúp Bruegel có cảm hứng cho ngọn tháp Babel của mình.

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 16
Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới kiểu kiến trúc của đấu trường La Mã.


Bên cạnh “ziggurat”, đấu trường La Mã ở Rome hẳn cũng để lại một ấn tượng sâu sắc cho Bruegel. Hình dạng tròn của tháp Babel cùng với những vòng cung, tương phản với hình dạng vuông của “ziggurat”, là yếu tố được lấy cảm hứng từ đấu trường La Mã.

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 17
Đấu trường La Mã. (Ảnh qua)


Kiểu địa hình bằng phẳng trong tranh là một hình ảnh điển hình của vùng đồng quê tại Hà Lan.

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 18
Tháp canh với những bậc zigzag trên mái.


Người tinh ý sẽ tìm ra những chi tiết nhỏ nhặt trong tác phẩm của Bruegel. Ví dụ như Bruegel đã vẽ tháp canh với những bậc zigzag trên mái. Hay trên tầng ba, một đoàn người đang thực hiện nghi lễ dưới chiếc trướng màu đỏ. Nói về mức độ chi tiết, thật sự có tới hơn 1.000 nhân vật bên trong bức họa “Tháp Babel” của Bruegel.

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 19
Đoàn người đang thực hiện nghi lễ.


Bức “Tháp Babel” tại Rotterdam của Bruegel được vẽ sau và chỉ có kích cỡ bằng một nửa so với bức ở Vienna. Hai bức họa được vẽ liên tiếp trong cùng một khoảng thời gian, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Bruegel đối với đề tài này. Trong bức vẽ ở Vienna, Bruegel đặt ngọn tháp của mình bên cạnh một thành phố lớn, trong khi ở bức vẽ tại Rotterdam, ông đặt ngọn tháp trong một vùng đồng bằng rộng rãi không người.

Tháp Babel – Truyền thuyết và khoa học - 20
Ngọn tháp Babel xây dựng theo lối xoáy ốc đi lên, không phải là phân tầng rõ rệt.


Mới đầu, người ta tưởng rằng ngọn tháp Babel của Bruegel phân chia thành từng tầng, nhưng sau khi quan sát kỹ hơn, bạn sẽ phát hiện ra rằng ngọn tháp này không đơn giản là phân tầng, mà thực chất là một hình xoáy ốc đi lên, không có sự phân tầng rõ rệt.

 

Tường Vân

Bài viết khác