Thứ Hai, 23 Tháng Chín, 2019

Truyền thuyết về Hòm Bia Thiên Chúa

Chiếc Rương Thánh Tích (The Ark of the Covenant) là một chiếc rương nổi tiếng trong truyền thuyết bởi nó chứa phiến đá viết Mười điều răn của Chúa. Vật báu này đã truyền cảm hứng cho các họa sĩ, nghệ sĩ, nhà văn và gây tò mò cho các nhà nghiên cứu khảo cổ trong nhiều thế kỷ qua.

Truyền thuyết về Hòm Bia Thiên Chúa - 1
Ảnh minh họa (Shutterstock)

Theo Kinh thánh Hebrew (Kinh thánh Do Thái giáo), chiếc rương này được người Israel chế tạo ra sau khi họ rời khỏi Ai Cập và ở trong sa mạc Sinai. Kinh thánh Hebrew không nêu rõ khi nào người Israel rời khỏi Ai Cập, vậy nên, đã có một cuộc tranh luận giữa các học giả về việc liệu họ có thực sự di cư khỏi Ai Cập hay không. Chiếc rương biến mất khi đế quốc Babylon chiếm đóng vùng Jerusalem vào năm 587 TCN.

Theo Kinh thánh Hebrew, chiếc rương có một số sức mạnh kỳ diệu. Có một câu chuyện kể lại rằng, sông Jordan đã ngừng chảy khi những thầy tu khiêng chiếc rương đặt chân xuống nước. Ngoài ra còn có những câu chuyện khác kể về việc người Israel mang theo chiếc rương khi chiến đấu và sức mạnh của nó đã giúp họ đánh bại kẻ thù.

Truyền thuyết về Hòm Bia Thiên Chúa - 2
Chiếc Rương Thánh Tích (phủ vải) và 7 thầy tu thổi tù và trong trận chiến Jericho, tranh của một họa sĩ thế kỷ 18


Chiếc rương sau đó đã bị người Philistine (kẻ địch thời xưa của người Do Thái) lấy mất. Sau đó dịch bệnh đã bùng phát, buộc người Philistine phải trả lại chiếc rương cho người Israel. Thời ấy đã có một số câu chuyện kể lại rằng bất cứ ai chạm vào hoặc nhìn vào bên trong chiếc rương đều phải nhận lấy cái chết.

Có hai câu chuyện trong Kinh thánh đề cập đến việc chế tạo ra Chiếc Rương Thánh Tích. Câu chuyện đầu tiên và cũng là nổi tiếng nhất được tìm thấy ở cuốn “Book of Exodus” (Sách Xuất Hành), trong đó có nhắc đến việc sử dụng một lượng vàng tương đối lớn để chế tạo chiếc rương. Câu chuyện thứ hai, được tìm thấy trong cuốn “Book of Deuteronomy” (Sách Đệ Nhị Luật), mô tả ngắn gọn việc chế tạo một chiếc rương làm bằng gỗ.

Quả thật, có rất nhiều bí ẩn bao trùm xoay quanh những câu chuyện liên quan đến Chiếc Rương Thánh Tích. Một số học giả tin rằng có nhiều chiếc rương có thể đã được chế tạo và sử dụng cùng một lúc hoặc tại các thời điểm khác nhau.

Chiếc rương tinh xảo

Câu chuyện về việc chế tạo ra chiếc rương được kể trong Sách Xuất Hành đã miêu tả khá chi tiết việc Chúa ra lệnh cho Moses nói với người Israel chế tạo một chiếc rương bằng gỗ mạ vàng dưới sự chỉ dẫn vô cùng kỹ lưỡng:

“Yêu cầu họ tạo ra một chiếc rương bằng gỗ keo – dài 1,1m, rộng 0,7m, cao 0,7m. Mạ nó bằng vàng nguyên chất, cả trong lẫn ngoài và làm một khuôn bằng vàng xung quanh nó.”

Phần tay đòn ở hai bên được làm bằng gỗ keo mạ vàng, có thể xuyên vào bốn vòng vàng gắn vào bốn cạnh của chiếc rương để vận chuyển. Còn trên nắp rương có hai thiên thần được điêu khắc bằng vàng, ngồi đối diện nhau và giương cánh lên trên. Mười điều răn được viết trên phiến đá và đặt bên trong chiếc rương này.

Theo như chỉ dẫn được nêu trong Kinh thánh Hebrew, Chiếc Rương Thánh Tích được đặt trong một đền thờ di động. Ở bên trong, có một bức rèm chắn trước chiếc rương, bên ngoài là một bệ thờ và lư hương nhằm ngăn những người săn lùng quan sát thấy chiếc rương này trong ngôi đền. Lư hương được làm từ nhựa cây và hương trầm, được đốt bởi Aaron (anh trai của Moses) và các con trai của ông vào buổi sáng và lúc hoàng hôn.

Truyền thuyết về Hòm Bia Thiên Chúa - 3
Moses và Joshua trước chiếc rương, tranh của James Tissot, khoảng năm 1900

Theo Kinh thánh Hebrew, một người đàn ông tên Bezalel đã được Chúa lựa chọn để chế tạo Chiếc Rương Thánh Tích và đồ vật bên trong đền thờ, còn Oholiab được Chúa chọn làm trợ lý cho Bezalel, cùng với những thợ thủ công lành nghề.

Cũng theo Kinh thánh Hebrew, trong triều đại của vua Solomon, Đền thờ Đệ Nhất (the First Temple) được xây dựng ở Jerusalem, là nơi linh thiêng nhất của Do Thái giáo. Tại đây, trong một giáo đường được dát vàng, là nơi từng đặt Chiếc Rương Thánh Tích.

Có nhiều chiếc rương?

Truyền thuyết về Hòm Bia Thiên Chúa - 4
Joshua vượt sông Jordan, tranh của Benjamin West năm 1800

Một số giả thuyết cho rằng có thể đã tồn tại nhiều chiếc rương được sử dụng cùng lúc hoặc tại các thời điểm khác nhau.

“Trước kia, khi tất cả các vấn đề liên quan đến thờ cúng của người Do Thái chỉ tập trung ở thủ đô Jerusalem, đã tồn tại những chiếc rương, có thể là nhiều loại khác nhau, ở bất cứ nơi nào mà Chúa được tôn thờ”. Tudor Parfitt, giáo sư tôn giáo học tại Đại học Quốc tế Florida (Mỹ), người đã có những nghiên cứu chuyên sâu về Chiếc Rương Thánh Tích, đã viết như vậy trong cuốn sách “The Lost Ark of the Covenant: Solving the 2,500 year-old Mystery of the Fabled Biblical Ark” (tạm dịch: “Chiếc Rương Thánh Tích bị thất lạc: Khám phá bí ẩn 2.500 năm của Chiếc rương Kinh thánh Huyền thoại”) (Harper Collins, 2008).

Những chiếc rương đầu tiên chỉ là “những hòm gỗ đơn giản”. Sau khi việc thờ phụng của người Israel tập trung ở Jerusalem, câu chuyện có thể đã được kể lại, đề cập đến một Chiếc Rương Thánh Tích tinh xảo được làm bằng vàng, Parfitt viết.

Những truyền thuyết còn sót lại

Người ta không biết chuyện gì đã xảy ra với chiếc rương sau khi Đền thờ Đệ Nhất bị phá hủy bởi người Babylon. Theo Sách Maccabees, chiếc rương được giấu trong một hang động trên núi Nebo bởi nhà tiên tri Jeremiah.

Một câu chuyện khác kể về việc chiếc rương đã được đưa đến Ethiopia và hiện đang ở Nhà thờ Đức Mẹ Mary Zion ở thành phố Axum, phía bắc Ethiopia. Có giả thuyết cho rằng, chỉ có người bảo vệ chiếc rương mới được phép xem nó, tuy nhiên, theo trang Live Science, một học giả tên Edward Ullendorff đã nhìn thấy chiếc rương này trong Thế chiến II và thấy rằng đó không phải là chiếc rương ban đầu.

Còn nhiều truyền thuyết khác về chiếc rương mà Parfitt đề cập trong cuốn sách của mình. Có những câu chuyện kể về việc nó được giấu gần Jerusalem, ở trong thành phố Mecca và thậm chí ở New Guinea.

Một tài liệu có tên là “Treatise of the Vessels” nói rằng chiếc rương “sẽ không được tiết lộ cho đến thời của đấng Messiah (truyền nhân của David).” Sách Khải Huyền (Book of Revelation) tuyên bố rằng sẽ không được nhìn thấy chiếc rương nữa cho đến ngày tận thế.

“Sau đó, đền thờ của Chúa trên thiên đàng đã được mở ra và trong đền thờ có Chiếc Rương Thánh Tích. Sau đó sẽ có những tia sét, sấm chớp, một trận động đất và một cơn mưa đá dữ dội.” (Revelation 11:19).

Theo Live Science

Bài viết khác

Kinh Lạy Nữ Vương

Kinh Lạy Nữ Vương

02/09/2024

Thưa cha, tại sao trong kinh Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành... mà lúc thì gọi Mẹ Maria là Mẹ, lúc thì gọi là Bà? Có ý nghĩa gì và tại sao?

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art