Thứ Ba, 26 Tháng Sáu, 2012

Giáo Hội CG nghĩ gì về các Tôn giáo khác ?

Giáo Hội CG nghĩ gì về các Tôn giáo khác ?

 Con có một người bạn Công giáo nhưng không còn giữ lễ ngày Chủ nhật đều nữa và khi có dịp thường hay chỉ trích Giáo Hội mình. Trong nhà lại trưng bày những bức tượng Phật, Khổng Tử... Con có hỏi lý do thì anh nói bây giờ Giáo Hội rộng rãi lắm và chúng ta đang sống trong thời kỳ các Tôn Giáo đối thoại chứ không còn lỗi thời như một số các cha... Con hoang mang quá nên muốn hỏi cha Giáo Hội mình nghĩ thế nào về các Tôn Giáo khác ?

Trần Hùng (Thụy Sĩ)

  Theo sự xếp loại của Linh mục Hồ Ngọc Thỉnh, Ðức Tin của ông bạn anh được tạm gọi là Ðức Tin làm cảnh, làm thứ bình phong trang trí bên ngoài... Mang danh là Kitô hữu nhưng lại không cho Chúa kitô nhập vào nhịp sống, được thở hơi sống với thân xác họ... (xem Đời sống Đức Tin của người trẻ VN hải ngoại, Lm Hồ Ngọc Thỉnh).

 Về vấn đề các Tôn Giáo đối thoại (đúng hơn nên nói Tôn giáo đối thoại) ông bạn anh cũng thật mập mờ vì vấn đề này rất quan trọng phải đào sâu học hỏi chứ không phải chỉ ở nơi trưng bày (thêm một cái bề ngoài nữa) một vài bức tượng.

 Trước khi nói về lập trường của Giáo Hội về vấn đề nêu trên, chúng ta cũng nên biết sơ qua về vài con số. Với một dân số khoảng 5.321.000.000 hiện diện trên trái đất, người ta được biết các tín đồ các tôn giáo được chia ra như sau: Công Giáo 18%, Hồi Giáo 18%, àn Giáo 11%, Thệ Phản+Anh Giáo 7,9%, Phật Giáo 5%, Chính Thống Giáo 3%, Đạo thờ thần linh 0,3% và Do Thái Giáo 0,3%.(Theo Théo, France 1993)

 Công Đồng Vaticanô II vào khóa VII ngày 28/10/1965 đã đưa ra một bản Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo Hội Công Giáo với các Tôn Giáo: Nostra Aetate (Thời đại chúng ta). Và sau đó, trong khoá IX ngày 7/12/1965 với hiến chế Gaudium et Spes (Vui Mừng và Hy Vọng) Giáo Hội cũng thấy nỗi khắc khoải của mọi người: « ...Công Đồng trong khi minh chứng và trình bày đức Tin của toàn thể Dân Chúa đã được Chúa Kitô đoàn tụ, không có cách nào để diễn tả thực hùng hồn mối tình liên đới, sự tôn trọng và quí mến của Dân Chúa đối với gia đình nhân loại mà mình là một thành phần, cho bằng thiết lập cuộc đối thoại về những vấn đề ấy... (số 3) ». Giáo Hội cổ võ tinh thần hiệp nhất và tình bác ái giữa loài người, tiếp tục công trình của Chúa Kitô đến để cứu rỗi chứ không phải để kết án. Bản Tuyên Ngôn Nostra Aetate đã nhấn mạnh: mọi tôn giáo đều có một phần sự thật đang chờ lớn lên ngay sự Mạc Khải; và sứ mệnh của Giáo Hội là đưa đến sự trọn vẹn « ánh sáng Chân Lý chiếu soi cho hết mọi người ».

Ánh sáng Chân Lý này được Công Đồng nêu rõ như sau:

 - Với Đạo thờ thần linh (Animisme): ít ra họ nhìn nhận « quyền lực tàng ẩn trong vòng chuyển biến của sự vật và trong những biến cố của đời người » » với những thần minh và đôi khi đi đến sự nhìn nhận « một vị Thần Linh Tối Cao hay một Người Cha ».

 - Với Ấn Giáo: Họ « tìm cách giải thoát khỏi những nỗi lo âu của kiếp người » và sức nặng của tội lỗi với sự đi qua vô số cuộc hóa kiếp thanh luyện « bằng những lối sống khắc khổ, bằng tịnh niệm thâm sâu, bằng việc chạy đến nương ẩn nơi Thượng Đế với lòng mến yêu tin cậy ».

 - Với Phật Giáo: những người đã đạt đến thiên cảm nhìn nhận sự thiếu sót căn bản của cuộc đời thay đổi này trước sự khát vọng sống toàn diện của họ. Họ tìm kiếm con đường tự do và trong sạch dẫn về Niết Bàn tức là đạt đến chỗ giải thoát trọn vẹn ở đời này và chờ sự giác ngộ hoàn toàn.

 - Với các Tôn Giáo khác « trên hoàn cầu đều cố công làm cho tâm hồn con người thoát khỏi những băn khoăn bằng nhiều phương thế khác nhau, bằng cách vạch đường chỉ lối, tức đề xướng những giáo thuyết và luật sống cũng như những nghi lễ phụng tự ».

 - Với Hồi Giáo: « Giáo Hội tôn trọng các tín đồ Hồi Giáo, vì họ cùng thờ phuợng một Thiên Chúa duy nhất, hằng sống và hằng hữu, từ bi và toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, đã từng đối thoại với con người (số 3) ».

 - Với Do Thái giáo: « Thánh Công Đồng nhắc lại mối dây liên kết linh thiêng giữa dân của Tân ước và giòng tộc Abraham....vì người Do Thái và Kitô hữu cùng có chung một di sản tinh thần thật vĩ đại, nên Thánh Công Đồng muốn cổ võ, khuyến khích sự hiểu biết và kính trọng nhau, nhất là bằng việc học hỏi Thánh Kinh, thần học và đối thoại trong tình anh em (số 4) ».

Chúng ta phải mang những phán đoán giá trị nào với những tôn giáo nói trên. Thật vậy, từ thế kỷ thứ XVII, Giáo Hội luôn khuyên nhủ các vị thừa sai phải tôn trọng những nền văn hoá địa phương nhưng các tôn giáo lúc ấy vẫn được coi như một yếu tố của văn hoá. Với bản Tuyên Ngôn Nostra Aetate, Giáo Hội Công Giáo đã thực sự có một cái nhìn mới về các tôn giáo khác và coi đó như những con đường dẫn về Thiên Chúa.

 Tóm lại, Công Đông kêu gọi người Kitô hữu cần để ý đến bốn điểm chính về vấn đề liên lạc đối thoại Tôn giáo:

 1) Giáo Hội không phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo khác. Giáo Hội thấy trong các tôn giáo đó những tia sáng chân thật với lòng vui mừng và hy vọng.

 2) Giáo Hội cân nhắc với lòng kính trọng chân thành ịỵnhững phương thức và hành động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết kia, tuy rằng có nhiều điểm khác với chủ trương mà Giáo Hội duy trì, nhưng cũng thường đem lại ánh sáng của Chân Lý chiếu soi cho mọi ngườiỵỂ. Nơi đây có hai điểm cần nhấn mạnh: Giáo Hội kính trọng chân thành mọi giáo thuyết và những lề luật sống, mọi nghi lễ tôn giáo dù có khác với Đức tin hay luân lý của Kitô giáo. Giáo Hội nhìn nhận những cố gắng tinh thần tìm kiếm Thượng Đế của họ. Hơn nữa, Giáo Hội vui mừng tìm thấy trong một vài yếu tố đó hành động của Chúa Kitô và Thần Khí của Ngài « ánh sánh Chân Lý chiếu soi cho mọi người. Thánh Gioan cũng đã viết: Ngôi Lời là ánh sáng thật chiếu soi mọi người (Ga 1,9) ».

 3) Dầu sao, Giáo Hội cũng có bổn phận truyền rao « Chúa Kitô là Đường, sự Thật và sự Sống (Ga 14,6), nơi Người, con người tìm thấy đời sống tôn giáo sung mãn và nhờ Người, Thiên Chúa giao hoà mọi sự với mình ». Công Đồng nêu rõ các tôn giáo khác không phải là những con đường khác song song với Chúa Kitô và có thể có thể bỏ Đấng Cứu Thế qua một bên. Thái độ lãnh đạm tôn giáo của những người cho rằng đạo nào cũng giống nhau luôn luôn bị kết án. Những tôn giáo khác chính là những con đường cứu độ cho những tín đồ của họ và ít nhiều dẫn về Con Đường chính là Chúa Kitô.

 4) Vì Vậy Giáo Hội khuyến kích mọi người Công Giáo đối thoại và hợp tác cách thận trọng và bác ái với các tín đồ của các tôn giáo khác Trên đây, tôi chỉ tóm lại vài ý chính về vấn đề đối thoại tôn giáo với Tuyên Ngôn Nostra Aetate; cần phải đào sâu hơn. Tạm thời, bạn có thể tìm đọc thêm những văn kiện mới của Giáo Hội như:

 1) Đối thoại và sứ mệnh (1984)

 2) Đối thoại và rao giảng (1991)

 Hai văn kiện trên đều là những suy tư của Hội đồng Toà Thánh Đối thoại liên tôn và Bộ Truyền giáo.

 3) Thông điệp Sứ Mệnh Đấng Cứu Thế (1992) của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Linh mụcThêôphilô.

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art