Thứ Ba, 26 Tháng Sáu, 2012

Hỏa Ngục

Hỏa Ngục

Ki'nh các Cha,

Tại sao Thiên Chúa lại dựng nên hỏa ngục để làm gì ? Nếu bất cứ ai mà bất tuân, thì Ngài chỉ cần hủy diệt tận gốc, qua câu chuyện của Đại Hồng Thủy. Nếu người tội lỗi (Ma quỉ) mà không được hiện hữu nữa ... Thì sẽ không còn ma quỉ tung hoành dưới trần gian . Kể cả thời trước và sau Chúa Giêsu, sẽ không bị ma quỉ cám dỗ ?  Xin giải thích cho con biết, đoạn Kinh Thánh nào mà Thiên Chúa dựng nên Hỏa Ngục và luyện ngục ?

 Chân thành cám ơn các Cha .

Không có đoạn Kinh Thánh nào công bố Thiên Chúa đã dựng nên hỏa ngục để trừng phạt kẻ bất tuân. Dụ ngôn “ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khó (Lc 16,19-31) có nói đến “lửa thiêu đốt khổ lắm” (c. 24), nhưng bản văn này không phải là một mạc khải trực tiếp về “hỏa ngục”.

Chúng ta ghi nhận có những câu Kinh Thánh nói đến tình trạng bị kết án ở đời sau, chẳng hạn: “Ai đã làm điều dữ, thì sẽ sống lại để bị kết án” (Ga 5,29b). Chúng ta có thể đọc thêm Mt 5,22.29; 10,28; 13,41-42.50; 25,41; Mc 9,43-48. Đấy là điều mà Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo gọi là “Hỏa ngục”: “Hỏa ngục” chính là tình trạng con người dứt khoát tự loại trừ khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa và chư thánh” (GLHTCG số 1033). Với những người này, “tự loại trừ khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa và chư thánh”, “tự ý lìa bỏ Thiên Chúa bằng một tội trọng và chai lì đến cùng” (GLHTCG số 1037), chúng ta không thể làm gì cho họ được nữa, bởi vì họ đã chọn như thế. Thư 2 Phêrô gọi họ là “những người phải diệt vong” (2 Pr 3,9).

Nhưng có “những người chết trong ân nghĩa Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, mặc dù chắc chắn được cứu độ đời đời, còn phải chịu thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết để vào hưởng phúc Thiên Đàng” (GLHTCG số 1030). Đây là tình trạng gọi là “luyện ngục” (GLHTCG số 1031).

 Đọc trong Kinh Thánh, chúng ta thấy Thiên Chúa được giới thiệu không như một bạo chúa tàn bạo, nhưng là một Đấng có tình yêu chan hòa. Kinh Thánh đã ví tình yêu này với tình phụ tử, tình nghĩa phu thê, tình bằng hữu..., để chúng ta có được một ý niệm về tình yêu của Người. Chính vì là tình yêu, Thiên Chúa ban ơn để đánh thức lòng kẻ tội lỗi và kiên nhẫn chờ đợi (x. Dụ ngôn Người cha nhân hậu: Lc 15,11-32). Người không tiêu diệt, nhưng cứu chữa. Câu chuyện Lụt Hồng Thủy không phải là một bài phóng sự (kể lại những chuyện đã xảy ra thật sự), nhưng một bài suy niệm bằng những hình ảnh văn chương được viết ra để cho thấy Thiên Chúa một đàng không chấp nhận tội lỗi, đàng khác, Người tìm cách thanh luyện, cứu chữa.

Thiên Chúa cũng không bảo vệ những người tốt lành trong một vòng tròn bảo đảm, bằng cách chẳng hạn tiêu diệt hết ma quỷ. Bởi vì Thiên Chúa muốn con người dựa vào ơn Người ban mà chọn lựa bằng tự do để sống như con cái của Người. Cũng nên tìm hiểu tại sao Đức Giêsu không “đánh chết” tên quỷ đã cám dỗ Người. Đàng khác, nếu ma quỷ còn có “đất dung thân”, phải chăng là vì chính chúng ta vẫn dung túng nó? Chúng ta cần tập dùng tự do mà chọn lựa, và liên đới với anh chị em chúng ta trong nỗ lực chọn Thiên Chúa, sống cho Thiên Chúa.

Kính mời ông đọc trọn sách Khải huyền để hiểu chương trình của Thiên Chúa trong lịch sử. Rồi sẽ đến ngày, như sách Khải huyền nói ở chương 20-21, “ma quỷ” sẽ bị tiêu diệt (Kh 20,10), chúng ta sẽ “thấy trời mới đất mới” (Kh 21,1). Nhưng trước đó, các tín hữu sẽ phải chiến đấu, dựa vào sức mạnh của Lời Chúa và Thánh Thần. Bảy thư viết cho các giáo đoàn dạy như thế (x. Kh chương 2-3).

Xin hiệp thông với ông để tiếp tục ca ngợi tình yêu bao la của Thiên Chúa, nhờ đó chính chúng ta còn được sống đến ngày hôm nay.

kinhthanhvn

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art