Trung bình mỗi năm có 2 thiên thạch bay gần trái đất và theo xác suất, cứ 5 thiên thạch thì lại có những mảnh vụn của một thiên thạch rơi xuống trái đất. Mãi đến hôm 6/11, nhóm quan sát thiên văn Catalina Sky Survey chuyên theo dõi các thiên thể và sao chổi bay gần trái đất (near-Earth objects = NEO), thuộc điều hành của đại học Arizona, mới phát giác ra sự hiện hữu của tiểu hành tinh 2009 VA chỉ 15 giờ trước khi thiên thể này bay ngang gần trái đất nhất. Theo tính toán của cơ quan Không gian Nasa thì vật thể 2009 VA có đường kính 7 thước và bay ngang cách trái đất chỉ khoảng 14 000 cây số. Trong thiên hà của chúng ta có muôn vàn những thiên thể bay gần trái đất nhưng chỉ khi nào chúng bay quá gần để trở thành mối đe dọa thì mới được chú ý và ... bị "điểm mặt đặt tên". Bay gần trái đất nhất từ trước đến nay phải kể đến thiên thạch 2008 TS26 (có đường kính 1 thước) chỉ cách trái đất 6510 cây số ngày 09/10/2008, và thiên thạch 2004 FU162 (cũng có đường kính 7 thước) bay ngang cách trái đất 6535 cây số ngày 31/03/2004.
Theo giải thích của Nasa, những thiên thạch có đường kính cỡ 7 thước như thiên thạch 2009 VA bay đến thật gần trái đất thì trung bình 5 năm mới lại xảy ra một lần.
Bích Vân
12/11/2009