Thứ Sáu, 14 Tháng Mười, 2016

Chúa Nhật 29 Thường niên C

Chúa Nhật 29 Thường niên C

Tín thác vào Chúa Thánh Thần, chúng ta luôn trở nên người rao giảng Lời Chúa

Hôm nay, bài trích thơ thánh Phaolô gởi ông Timôthê là một bài đáng quý cho các vị giảng thuyết. Đó là điều rất hệ trọng cho những ai liên quan đến việc rao giảng. Chúng ta không xem điều thánh Phaolô giao cho ông Timôthê là chuyện vặt. Chắc thánh Phaolô không nghĩ như vậy khi thánh Phaolô bảo ông Timôthê: "Trước mặt Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô, Đấng sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết... Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện....".

Rao giảng chắc là việc không phải luôn luôn "thuận tiện". Đôi khi chúng ta phải nói những điều mà chúng ta biết thính giả không muốn nghe, nhưng chúng ta có "bổn phận" phải nói lên. Lại còn có điều "không thuận tiện" khác về việc rao giảng liên quan đến thế gian. Người giảng thuyết thường lệ cần phải làm nhiều việc vào những lúc không thuận tiện và bận rộn. Có bao nhiêu điều khác nhau khiến người thuyết giảng phải lo lắng, và có thể lơ đểnh trong sự cố gắng của bản thân, không có chủ đề, và không chú trọng trong việc soạn bài giảng. Đối với những người thuyết giảng thông thường, thì rao giảng chỉ là một việc làm thêm buộc phải làm trong những ngày bận rộn với công việc, nên họ có thể tự cho phép kinh qua việc cầu nguyện và soạn bài giảng đôi chút, vì phải tính toán những việc mục vụ phải làm hằng ngày, rồi mới đến bài giảng.

Vậy thì phần đông chúng ta, những kẻ không là người thuyết giảng, nghĩ gì về bài đọc 2 hôm nay? Chúng ta có tránh khỏi được không? Không đâu. Thánh Phaolô mời gọi tất cả tín hữu. Thánh Phaolô khuyến khích tất cả các Kitô hữu phải hành động. Sau khi nghe thơ thánh Phaolô hôm nay, chắc có người vội chạy ra khỏi nhà thờ để rao giảng từ đầu đường đến xó chợ. Và họ cũng vội vả đổ xô ghi tên học các khoá học về rao giảng. Chắc họ sẽ yêu cầu cho họ một cách học riêng; Và nói là họ vì còn phải bận rộn với công chuyện gia đình trước đã.

Dù vậy, mỗi người trong chúng ta đều đã chịu phép rửa để nên ngôn sứ, tiên tri và là vương đế trong Chúa Kitô. Mỗi người trong chúng ta đều có kinh nghiệm riêng về Chúa Kitô trong đời sống của mình. Và trong những trường hợp riêng của mỗi người, chúng ta được thánh Phaolô "giao cho" trách nhiệm và lẽ cố nhiên là bởi Chúa Thánh Thần để "rao giảng Lời Chúa".

Đó là điều các tín hữu tiên khởi đã làm. Họ đã gặp và đồng hành với Thiên Chúa trong đời sống họ qua Chúa Giêsu Kitô. Qua Chúa Giêsu Thiên Chúa đã gặp họ và thay đổi đời sống họ. Làm sao mà họ lại không bắt đầu nói về kinh nghiệm đó, như thánh Phaolô đã nói đến, và làm sao mà họ lại không "rao giảng Lời Chúa?". Chúng ta không cần phải đứng sau bục giảng để rao giảng. Đối với phần đông chúng ta, chúng ta không có ơn gọi làm như thế. Nhưng, điều đó không có nghĩa là chúng ta ngồi lại và để những vị giảng thuyết đã chịu chức làm tất cả mọi việc. Chúng ta có thể học được rất nhiều về lời thánh Phaolô nói với ông Timôthê hôm nay.

Thánh Phaolô là thầy dạy của ông Timôthê làm việc mục vụ. Thánh Phaolô nhắc ông Timôthê nhớ là từ thời thơ ấu ông ta đã được biết "Sách Thánh". Phaolô tin chắc là Sách Thánh là một ơn huệ, đã dạy cho Timôthê sự khôn ngoan để trở nên ngôn sứ, để được ơn cứu độ và lòng tin vào Đức Giêsu Kitô. Chúng ta không tin được sự khôn ngoan đó ở nơi nào khác phải không? Chắc chắn là không bởi thế gian, hay đáng tiếc hơn là không bởi nơi nào mà dân chúng tìm đến. Trong khi thánh Phaolô ca ngợi cội rễ của khôn ngoan trong Sách Thánh có nhiều người không hiểu biết gì về Sách Thánh. Dù vậy, Phaolô nhấn mạnh và nhắc nhở chúng ta nhớ là "tất cả các sách trong Kinh Thánh là bởi từThiên Chúa linh ứng".

Phaolô không kêu gọi chúng ta hãy nên như những người thông hiểu Sách Thánh theo văn chương. Sách Thánh là Lời của Thiên Chúa nói với chúng ta là những phàm nhân; qua lời của phàm nhân. Công Đồng Vatican II nói: "Thiên Chúa nói với chúng ta theo lời của người phàm" Nói cách khác, Thiên Chúa không đọc để thư ký viết từng chử trong Sách Thánh. Nhưng, theo chúng ta đọc qua Sách Thánh, Thiên Chúa mặc khải chính Ngài qua sự tương quan với ông Môsê. ông Abraham và các ngôn sứ v.v..., và qua các hoàn cảnh lịch sử như Xuất Hành, Giáng Sinh và các lời giảng dạy của giáo triều. Thiên Chúa mặc khải hoàn toàn chính Ngài qua chính Chúa Giêsu Kitô, sự sống, sự chết và sự sống lại của Ngài là lời muôn thuở.

Những người đầu tiên có kinh nghiệm việc cứu chuộc của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng về những hành động đó của Thiên Chúa. Những ̣điều họ viết ra gom góp lại thành sách và rồi cộng đoàn tín hữu quyết định những điều họ viết ra được gìn giữ thành Kinh Thánh là những sách chính của cộng đoàn.

Giáo Hội tin tưởng là Chúa Thánh Thần hiện diện trong tất cả các việc đó từ lúc bắt đầu gặp Chúa Kitô cho đến sách cuối cùng. Phaolô tin tưởng là Chúa Thánh Thần hiện diện trong các việc rao giảng, viết sách, và chọn sách làm cho Phaolô nói "Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính".

Phaolô viết cho ông Timôthê là người có trách nhiệm lãnh đạo trong giáo hội. Đối với nhiều người trong chúng ta, việc lãnh đạo đó gồm có việc giảng dạy và tổ chức, lo các hình thứ phụng vụ, mục vụ cho người đau ốm, người hấp hối, người nghèo, và người trong lao tù v.v... Phaolô tha thiết khuyên ông Timôhtê hãy lớn lên trong đức tin, và hãy trung kiên với những điều ông ta đã học và đã tin. Phaolô khuyên bảo rằng cội rễ của sự lớn lên trong đức tin là Sách Thánh. Những điều gì ứng dụng cho đức tin của Timôthê đều ứng dụng cho đức tin của chúng ta.

Lời Phaolô khuyên nhủ gởi cho Timôthê cũng là cho mỗi người trong chúng ta. Qua cách này hay cách khác, mỗi người trong chúng ta đều được mời gọi nên người rao giảng. Mỗi người đều được ơn gọi loan báo Tin Mừng. Hôm nay Phaolô nói với chúng ta là Sách Thánh là nguồn gốc sự khôn ngoan cho chúng ta, và qua chúng ta, những người khác được thu hút bởi sự khôn ngoan đó.

Đối với những người rao giảng hằng ngày trong thế giới, Sách Thánh phải là căn bản đầu tiên của lời kinh nguyện của chúng ta. Một cách nguyện ngắm Sách Thánh đã được áp dụng vào truyền thống các dòng tu gọi là "Lectio Divina" hay là "nguyện gẫm Sách Thánh". Đó là việc đọc và suy ngẫm chậm rải và cầu nguyện theo Sách Thánh. Nếu chúng ta áp dụng phương pháp này vào việc nghe Lời Chúa trong đời sống hằng ngày của chúng ta, thì chúng ta sẽ được Lời Chúa thúc đẩy chúng ta đi ra ngoài để loan báo Lời đó qua lời nói và việc làm của chúng ta. Như Phaolô nói, chúng ta sẽ lớn lên trong kinh nghiệm đức tin và việc đó sẽ giúp chúng ta giảng dạy, biện bác, và sửa dạy.

Đôi khi, trong lời văn chính, những từ ngữ của Sách Thánh có ý nghĩa sâu xa và thi thơ. Nên khi Phaolô nói "Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa Linh hứng". Cụm từ "linh hứng" có nghĩa chính là "Thiên Chúa thổi hơi vào". "Thổi hơi" là việc Thiên Chúa tạo dựng, khi Ngài tạo dựng con người đầu tiên. Phaolô nói việc đó là việc Thiên Chúa làm nên Lời, và bởi đó Lời có thể cho chúng ta hơi thở của sự sống mới. Sự sống mới thúc đẩy đời sống tầm thường, thói quen kinh nguyện hằng ngày, và làm cho chúng ta thêm ham muốn chia sẻ điều chúng ta đã nghe với những người khác. Và đó chính là điều thánh Phaolô bảo chúng ta làm hôm nay:

"Trước mặt Thiên Chúa và Đức Kitô Giêsu, Đấng sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết, Đấng sẽ xuất hiện và nắm vương quyền, tôi tha thiết khuyên anh hãy rao giảng Lời Chúa".

Lm. Jude Siciliano, OP

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Bài viết khác