Thứ Tư, 19 Tháng Chín, 2012

Tê bàn tay-carpal tunnel syndrome

Tê bàn tay-carpal tunnel syndrome                                       

Chương trình phòng bệnh hơn chữa bệnh và sức khỏe trong đời sống của bác sĩ Peter Hiền Võ vào mỗi tối thứ Năm hằng tuần từ 8:30 tới 9:00 tối trên Radio Phố đêm….

Hôm nay tôi xin chia sẽ với qúy vị về đề tài bệnh tê bàn tay. Tiếng Anh còn gọi là Carpal Tunnel Syndrome. Thưa qúy vị bệnh tê tay có rất nhiều yếu tố và nguyên nhân dẫn đến tê tay, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2 (type 2 diabetes), các dĩa đệm ở cổ bị thoái hóa dẫn đến dây thần kinh ở cổ bị chèn ép dẫn đến tê tay, có thể liên quan đến khí huyết lưu thông không đều, đôi khi bị chấn thương ở cổ tay, thời kỳ đang mang thai, bệnh phong thấp (rheumatoid arthritis), bệnh thyroid disorder. Tê tay do tai biến mạch máu não….v…v…tất cả các chứng bệnh tê tay được chẩn đoán phải đều dựa trên cơ sở triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán. Nhưng trường hợp bệnh tê tay ở đây mà tôi muốn chia sẻ với qúy vị hôm nay là một trường hợp riêng biệt. Bệnh này là do dây thần kinh (tiếng anh còn gọi là median nerve) ở mé bên trong bàn tay ngay cổ tay bị chèn ép bởi gân cơ ở đó bị viêm sưng rồi chèn ép lên dây thần kinh làm cho bàn tay và các ngón tay của qúy vị bị tê, riêng ngón út và nữa ngón tay đeo nhẫn phần áp ngón út thì không bị tê. Dây thần kinh này nó có tác dụng điều khiển lòng bàn tay và các ngón tay trừ ngón út. Căn bệnh tê tay này tiếng anh gọi là Carpal tunnel syndrome.

Nguyễn Xuân Nam: Dấu hiệu vàTriệu chứng của căn bệnh này như thế nào? Bác sĩ có thể cho biết thêm chi tiết?

BS Hiền: Thưa anh Xuân Nam, qúa trình phát triển của căn bệnh này là từ từ, những dấu hiệu mà qúy vị thường thấy nhất dễ làm cho cái bàn tay của qúy vị bị tê  khi qúy vị cầm cái phone trong tay để nói chuyện, cầm tờ báo qúy vị đọc, bàn tay qúy vị cầm vô lăng xe trong lúc lái xe, thức dậy nửa đêm, những kinh nghiệm mà qúy vị từng trải qua như thế làm cho bàn tay của mình bị tê….thì coi như mình đã bị 70-80% là Carpal tunnel syndrome rồi. Những triệu chứng mà bệnh nhân bị cái bệnh này là cảm giác tê buốt như kim châm (numbness and tingling), đôi khi các ngón tay bị sưng lên và yếu đi khi làm việc, nhiều khi bàn tay có cảm giác nóng rát, đôi khi cầm một vật gì đó trong bàn tay thì dể bị rớt,  triệu chứng tê và cứng các ngón tay càng trầm trọng thêm khi ngủ về đêm, khi bệnh nhân thức dậy phải co bóp bàn tay và ngón tay, đôi khi phải ngâm nước ấm để giảm bớt tê rồi sau đó mới ngủ lại được. Nhiều bệnh nhân bị bệnh này không chỉ những tê và đau bàn tay và ngón tay không thôi, mà đôi khi tê và đau lang ngược lên cánh tay, và lang lên khu vưc vai và cổ. Bệnh này nếu đã bị kinh niên và không chữa trị, dần dần cơ bắp ở ngón cái của bệnh nhân sẽ bị teo đi. Và căng bệnh này nó cũng ảnh hưởng tùy theo mỗi người, có người bị nặng có người bị nhẹ, có người thì bị tê cứng bàn tay, có người thì bị nóng rát… bệnh tê tay này phụ nữ thường bị nhiều hơn gấp 3 lần so với nam giới.

Nguyễn Xuân Nam: Bác sĩ Hiền có thể cho biết tại sao bệnh này phụ nữ lại bị nhiều hơn nam giới?

BS Hiền: Thưa anh Xuân Nam - Bởi vì cổ tay của phụ nữ nhỏ hơn so với cổ tay của phái nam, vì thế cái tunnel hay là cái khoản trống để dây thần kinh và các gân đi ngang qua chổ cổ tay của phụ nữ bị hẹp nhiều hơn, nên dễ mắc chứng bệnh này nhiều hơn so với nam giới.

Nguyễn Xuân Nam: Bệnh tê tay nó có phải là do một số nghề nghiệp tạo ra không thưa bác sĩ?

BS Hiền: Thưa anh Xuân Nam - Qủa thực đúng như thế, có một số nghề nghiệp làm ảnh hưởng hoặc sinh ra  bệnh này. Những nghề mà người ta gọi là repetitive use, cái động tác cứ lặp đi lặp lại hoài và như thế làm cho gân và cơ bắp ở cổ tay không được nghĩ ngơi sẽ làm tăng sức ép đè nén lên dây thần kinh. Chẳng hạn như nghề đánh máy, nghề làm tóc, nghề làm móng tay, nghề nấu ăn nhà hàng (lắc chảo)…

Nguyễn Xuân Nam: Làm thế nào để chẩn đoán bệnh tê tay hay còn gọi là Carpal tunnel syndrome này thưa bác sĩ?

BS Hiền: Ngoài những information mà bác sĩ có được từ bệnh nhân, bác sĩ cũng có thể khám coi cái độ cảm giác của các ngón tay và độ co giản cơ bắp trong lòng bàn tay bằng cách ấn nắn dây thần kinh median nerve, ngoài cách khám này bác sĩ của qúi vị cũng có thể cho qúy vị đi làm thêm mấy cái test chẳng hạn như là Electromyogram và Nerve conduction study. Cái test này nó đo được tín hiệu điện rất nhỏ từ cơ bắp của người bệnh và cái test này nó cũng có thể giúp xác định được cơ bắp đã bị tổn thương rồi hay là chưa, và để biết dây thần kinh còn mạnh hay bị yếu. MRI và X-ray test không giúp được gì cho phần chẩn đoán căn bệnh này thưa anh Xuân Nam.

Nguyễn Xuân Nam: Theo như kinh nghiệm sở trường của bác sĩ về căng bệnh tê tay này, phương pháp chữa trị có phải chỉ dùng phương pháp duy nhất đó là châm cứu hay kết hợp thêm dược thảo, hay còn dùng thêm những phương pháp gì cho căng bệnh tê tay này?

BS Hiền: Thưa anh Nam!  Dùng phương pháp châm cứu để điều trị bệnh tê tay này. Mục đích châm cứu là làm giảm đau, giảm sưng và kích thích dây thần kinh bị đè ở cổ tay hoạt động lại bình thường. Qúy vị thấy cơ bắp ở cổ tay bị sưng tấy và dây thần kinh cũng bị chèn ép và bị sưng, khi bị đè nén và viêm sưng lên như thế thì chắc chắn khí huyết ở cổ tay sẽ bị ngưng trệ và rất khó lưu thông. Vì thế châm cứu có tác dụng làm khai thông khí huyết bị ứ trệ ở đó. Khi khí huyết được lưu thông tốt và chúc năng tuần hoàn máu được phục hồi thì cơn đau và chứng tê buốt sẽ được giải quyết. Ngoài phương pháp châm cứu, kết hợp với phương pháp bấm huyệt, và có những phương pháp chỉ dẫn tập exercise cho cổ tay và bàn tay để bệnh nhân về nhà làm thêm. Các động tác này nhằm giúp cho các cơ bắp mềm mại, để khí huyết lưu thông thêm dễ dàng và các ngón tay khỏi bị cứng.

Nguyễn Xuân Nam: Thuốc có giúp gì được cho vấn đề bệnh tê tay này không thưa bác sĩ? Và hiện phòng mạch của bác sĩ có loại thuốc đặc biệt nào dành cho bệnh tê tay mà chúng ta đang chia sẻ về đề tài này ngày hôm nay.

BS Hiền: Thưa anh Xuân Nam! Thuốc cũng đóng một vai trò rất là quan trọng cho căng bệnh tê tay này. Có những bệnh nhân bị bệnh tê tay đã dùng thuốc Myoneuro Aid - Thuốc đau nhức và tê một thời gian khoảng chừng 3 tuần thấy có kết qủa rõ rệt, trước khi chưa dùng thuốc ban đêm nằm ngủ, bàn tay thường hay bị tê lúc nữa đêm, sau khi dùng thuốc thì bàn tay không còn bị tê về đêm nữa. Trong thuốc Myoneuro Aid này các thành phần tổng hợp của nó là giúp khai thông khí huyết, giảm viêm, giảm sưng, chống tê, nuôi nấn dây thần kinh, giảm thiểu thoái hóa nơi cổ tay và bàn tay. Đặc biệt trong nhóm thuốc này có vị thuốc Điền thất, Đương qui, và Vitamin B6.

Nguyễn Xuân Nam: Bác Sĩ có lời khuyên gì cho đề tài ngày hôm nay?

BS Hiền: Thay đổi nghề của mình nếu có thể…

-  Đeo cái "wrist support" mà có splint (miếng metal) để mà support cái wrist của qúy vị khi qúy vị đi ngủ. Phải nên đeo mỗi đêm.

- Tránh làm viêc nặng ảnh hưởng đến sức đè nén lên cổ tay của qúy vị

- Không vắt áo quần ướt

- Nên dùng "can opening" để mở bình mới mua ngoài chợ về

- Không vặn trục vít

- Tránh dùng "keyboard" (bàn phím) nhiều

- dưỡng cổ tay một cách cẩn thận

Bài viết khác