Thứ Hai, 29 Tháng Giêng, 2018

Cái nồi ngồi trên cái cốc

Cái nồi ngồi trên cái cốc - 1
 CHXHCNVN gọi cà phê “phin” là “cái nồi ngồi trên cái cốc”

Sáng kiến ăn tiền có khi không phức tạp nhưng phải là người nhìn thấy trước tiên. Cách lọc cà phê thế nầy thì khi xưa ở Việt Nam chúng ta đều biết và được gọi là cà phê “phin”. Mãi cho tới bây giờ đã trên 50 năm ở mọi nơi người Việt Nam vẫn còn người dùng kiểu nầy.
Trong khi đó một người ngoại quốc đã nhìn ra một cải tiến cho “cái nồi ngồi trên cái cốc” rất hay và từ đó làm giàu.

Cái nồi ngồi trên cái cốc - 2
 Đây là là hình một phần kiểu lọc cà phê cải tiến. Tôi sẽ trình bày cho các bạn xem trước sau đó sẽ nói tại sao nó ăn tiền.|

Cái nồi ngồi trên cái cốc - 3
 Thay vì là một cái đồ lọc bằng nhôm hay inox, một hãng đã biến nó ra thành một ống tròn bằng plastic, dưới đáy không phải làm bằng nhôm đục lổ mà là một cái nắp plastic đục lỗ (tròn màu đen) và giấy lọc hình tròn vừa với cái nắp.

Cái nồi ngồi trên cái cốc - 4
 Vặn cáo nắp vào ống plastic thì chúng ta có cái “nồi lọc”.

Bỏ cà phê vô, chế nước nóng và để trên cái cốc là giống y như kiểu lọc ở Việt Nam trước đây. Cà phê nhễu từng giọt có khi vài chục phút mới xuống hết. Uống vào đắng ngòm.Xin nói thêm: Mà khẩu vị nhiều vị trong phe ta thích đắng hơn, nên người ta thêm cau ăn trầu rang trộn chung với cà phê rang xay ra thành một thứ vừa cà phê vừa có vị đắng nghét của cau ăn trầu. Muốn lời nhiều thì trộn thêm bắp rang khét vào cho tăng khối lượng. Muốn lời nhiều hơn nữa thì trộn thêm đậu nành rang khét, bắp rang khét, cau khô…chỉ có ít hột cà phê cho có mà thôi.

 Còn như muốn lời nhiều hơn nữa thì chẳng cần hột cà phê nào hết, mấy món trên rang xay ra trộn thêm chất hóa học có mùi cà phê do Trung Hoa (China) sản xuất vào, bỏ thêm chút bột giặt vô để tạo bọt thế là có thứ cà phê đúng khẩu vị một số người mình. Đó là những gì tôi biết hơn 10 năm nay, xưa rồi, hiện giờ sáng kiến độc đáo hơn. Sáng kiến người ngoài ăn tiền và có ích, giúp được cho xã hội, sáng kiến người mình cũng ăn tiền, nhưng giết bớt đi một số người cho đỡ chật đất. Nhìn đi nhìn lại không biết ai có ích hơn ai. Giết bớt người thì có khi trái đất đỡ bị tàn phá hơn.
 Trở lại, tới đây thì kiểu lọc y chang nhau, nếu cứ để yên như vậy thì cà phê lọc bằng ống plastic nầy mất cả giờ mới chảy xuống hết vì giấy lọc mịn hơn lổ đục trên nhôm. Thời gian nước tiếp xúc với cà phê lâu như vậy làm cho cà phê có vị đắng và chua.

 Những máy làm cà phê expresso chỉ cho nước nóng đi ngang qua bột cà phê xay chưa tới 60 giây. Một số người sành, thường xuyên uống cà phê chắc thấy là expresso là cách lọc cho cà phê ngon nhất. 
Nhưng máy làm được expresso có giá trị bán mắc trên ba bốn trăm đô trở đi.Ở đây người phát minh cũng làm cho nước nóng hay nước lạnh tiếp xúc với cà phê chưa tới 60 giây bằng cách chế thêm cái piston như hình dưới.
Nó không có chi lạ, chỉ là cái piston giống như piston trong ống chích, chỉ to hơn nhiều mà thôi.
 
Cái nồi ngồi trên cái cốc - 5

 Cái ống lọc cà phê bên tay mặt, cái piston bên tay trái. Đáy ống cylinder đã gắn miếng nhựa đen giữ tấm giấy lọc rất mịn bên trong. Vì giấy lọc rất mịn nên cà phê lọc được trong không lợn cợn như là dùng “cái nồi ngồi…” lọc cà phê bằng filter.
Phần đầu piston làm bằng cao su dẻo màu đen. Con số trên ống dùng đo lượng nước đổ vào theo số lượng cà phê xay được dùng.
Với dụng cụ nầy tên chánh thức của nó là “Aerobie AeroPress Coffee and Espresso Maker”. AeroPress có thể vừa làm cà phê thường và cà phê expresso.

Cái nồi ngồi trên cái cốc - 6

 Khi pha cà phê thì nó như hình trên đây. Rất dễ: Bỏ tấm giấy lọc tròn vào, gắn nắp lọc, bỏ cà phê xay mịn nhất vào cylinder, để nó lên cái tách. Rót nước nóng 185 độ Fahrenheit (không phải nước đang sôi 212 độ Fahrenheit). Nước quá nóng làm ca phê bị chát và chua (vị chua nầy do acid của cà phê tan vào). Rót đúng thể tích ghi trên cylinder so với lượng cà phê xay bỏ vào. Dùng muỗng quạy hỗn hợp đúng 10 giây. Gắn piston vào ép nhẹ xuống cà phê theo sức ép sẽ chảy vào ly. Ép đúng 20 tới 30 giây là xuống hết. Như vậy thời gian nước và cà phê xay gặp nhay dưới 60 giây.

Cái nồi ngồi trên cái cốc - 7

Cà phê thu được là cà phê expresso. Muốn thành cà phê sửa, cà phê đá thì cứ bỏ thêm vào. Người thích “cà phê Mỹ” thì thêm nước nóng vào cho loảng ra.
Còn chuyện rửa cái AeroPress thì dễ và nhanh lắm. Miếng giấy lọc bền và chắc, rửa để khô dùng lại được rất nhiều lần. Khi mua AeroPress thì có kèm trong hộp 350 tấm giấy lọc tròn. Xài lại thì được vài năm. Mua một hộp 350 tấm nầy cũng chỉ tốn dưới $50. Cái AeroPress hiện bán dưới $30.
Cái nồi ngồi trên cái cốc - 8 

Kết quả nếm thử thấy cà phê ra sao? Thưa nó giống như cà phê expresso bán trong tiệm làm bằng máy nhà nghề giá vài ngàn đô. Không phải do tôi nói đó là lời nhận xét của vài ba trăm người góp ý kiến phê bình. Không có sản phẩm nào trong thị trường mà được đồng loạt cho ý kiến cao như vậy.
Hôm nay nhân lúc “an nhàn” tôi nhớ tới cái món cà phê thèm nên viết bài nầy dong dài một chút, mục đích giúp cho các bạn thích cà phê có dịp nợ tôi thêm một ly.Chắc các bạn muốn biết ý kiến tôi ra sao. Thưa tôi có nhiều máy làm cà phê, từ cà phê vớ, tới máy làm cà phê espresso mua $250.

Cái nồi ngồi trên cái cốc - 9

 Ba máy nầy so với cái AeroPress là đồ bỏ thùng rác. Mà tôi bỏ thật rồi.
 Tại sao tất cả máy trên đều thua? Lý do thế nầy đây:
 1. Với cà phê vớ thì khỏi nói, thời gian cà phê tiếp xúc với nước sôi quá lâu, chất acid và chất đắng tan trong nước có thời gian tan theo. Ngoài ra giấy lọc quá lớn hút hết chất béo trong hột cà phê rang và cả hương vị nữa. Do vậy giấy lọc được chế tạo thật cầu kỳ có khi mắc tiền, kết quả cũng chẳng hay bao nhiêu. Cà phê làm ra vừa chua vừa đắng, do vậy người Mỹ ngày trước uống cà phê loãng như nước trà. Nay họ theo Starbucks uống cà phê khá đậm, nhưng vẫn còn kém đậm hơn phe ta nhiều.

2. Với cái máy lọc cổ điển nung trên lửa thì thời gian tiếp xúc nhanh hơn một ít nhưng lại là dùng nước sôi 212 độ F, lọc qua vỉ nhôm khoan lỗ nên cà phê vừa chua vừa chát và chứa nhiều cặn.

Cái nồi ngồi trên cái cốc - 10
 Trong ba máy nầy thì cái French Press (giá $30 tới hàng trăm đô) cho cà phê khá khá nhưng vẫn thua cái AeroPress.

 3. Còn cái French Press thì sao. Nó đứng hạng được được thôi. Nhưng cà phê làm từ nó thì cũng hay hay. Thời gian nước nóng tiếp xúc với cà phê qui địng theo dân nhà nghề là 4 phút đúng. Đúng 4 phút nhấn tấm lưới xuống, rót ra ly, cà phê khá đậm pha nhiều bột cà phê xay lợn cợn, ly cà phê đục ngào. Thời gian tiếp xúc lâu, cà phê chua và chát, nhưng vì không có lọc giấy (lưới inox) nên chất béo rất ít trong cà phê không bị hút mất, hương vị cũng không mất.
 Tưởng nên nói thêm là cà phê thông thường trong các quán hay trong Starbucks người ta đều lượt bằng kiểu “cà phê vớ” tuy nhiên vì số lượng cà phê làm ra rất nhiều so với tấm giấy lọc nhỏ, nên hương vị còn tàm tạm. Còn ở nhà pha cà phê chừng một hai người uống, tấm giấy làm hư hương vị cà phê. Nếu các bạn tò mò và chưa thử thì nên gọi một ly expresso. Nói là ly chứ thực ra nó chỉ có chừng 20cc mà thôi. Cái nầy làm bằng máy mắc tiền nên coi như ngon hơn hết (nếu dùng loại cà phê ngon).

4. Còn cái máy làm expresso chạy động cơ bơn nước trong hình thì sao. Thưa với cà phê thì dụng cụ máy móc phải sạch, ngay cả cái máy xay cà phê cũng vậy. Máy expresso chạy động cơ bên trên phức tạp, làm cho tiệm cho tiệc thì được nhưng làm một ly nhỏ 20cc cho một người uống thì nó đâu đủ hương vị, chất dơ dính trong hệ thống lọc đủ làm hư cà phê đi. Còn mỗi lần làm mỗi lần tháo ra rửa thì eo ơi, thôi không uống cà phê cho khỏe thân.
Cái AeroPress tháo nắp kéo piston ra để dưới vòi nước một phút là sạch bong.

Thưa quí bạn chuyện cà phê còn dài, máy móc làm cà phê còn nhiều, tôi chỉ lấy mấy cái thông dụng thôi. Tôi còn vài cái khác ít phổ thông hơn, khi nào gặp bạn đồng điệu sẽ bàn tiếp. Tuy nhiên có chuyện này tôi tin ít bạn nào nơi đây biết?
Sao làm tàng thế?

Thưa 90% quí bạn nơi đây không biết là cái chắc. Đọc xong rồi bạn nào biết đưa tay lên để bà con đếm thử.
Thưa đó là ngoài cái ngon ngọt, cà phê còn cái đắng nghét như sau.Vị đắng cà phê
Trước tiên mời quí bạn đọc cái bản to tướng nầy trên bàn cà phê Starbucks. Tiếc thay tiệm hệ thống chánh qui nhà ta bán cà phê và thịt thành danh khắp cac tiểu bang không chánh qui bằng Starbucks.

Cái nồi ngồi trên cái cốc - 11
 Gì đây? Thưa theo luật tiểu bang California thì các tiệm cà phê bắt buộc phải để cái bảng cảnh cáo nầy.

 Những hóa chất được biết là gây bịnh ung thư, hay là độc hại có chứa trong cà phê và bánh ngọt, thực phẩm, nước uống bán trong tiệm, bao gồm cả acrylamide.
 Thưa quí bạn acrylamide là chất sinh ra khi thực phẩm bị khét: Thịt nướng khét, cơm cháy khét, tất cả những thứ gì khét là có chất nầy sinh ra, kể cả hột cà phê rang hay bắp rang khét hay đậu nành rang khét thay cà phê. Kể cả nước màu đậm đen dùng kho thịt cá.

Chất nầy được xác nhận từ lâu rồi là một trong những chất có thể tạo ung thư.
Quán Ven Đường và MTC mấy năm trước đã điểm mặt nó rồi. Bạn nào tò mò thì vào lụt kiến dán đâu đó trên vách quán.
Thế tạo sao Starbucks bán cà phê mà đặt tấm bản nầy chình ình trên bàn chỗ để đường và kem. Thưa vì luật California bắt buộc. Ở những tiện Starbucks khắp thế giới không đâu để hết. Thế thì tại sao mấy tiệm khác không để, thưa vì họ “không đi vào dòng chánh”. Đó là kiểu nói ngày nay. Hệ thống dòng chánh, thí dụ như Costco ở quầy cá cũng để bảng cảnh cáo ngay trước mặt thí dụ như cá nầy chứa nhiều thủy ngân, bà bầu con trẻ không nên ăn… thí dụ như ăn hào hến đồ biển sống sẽ nhiễm ký sinh trùng… Việt Nam ta có để không? Còn lâu, nếu có để thì để thế nầy: Tôm nầy của Equador (trong khi nó từ Việt Nam qua), Bánh này làm tại Mỹ trong khi gốc nó từ Trung Hoa (China), Trái nầy từ Mexico sang trong khi gốc của nó từ Tàu mang sang…
“Dòng chánh” khác “dòng gian dối” như ngày và đêm.
California là tiểu bang kiểm soát môi sinh gắt nhất thế giới. Nhiều bãi biển gió lồng lộng cấm hút thuốc. Do đó nhiều hãng xưởng ở California chịu không thấu luật ô nhiễm bỏ chạy hết. Chạy đi đâu? Thưa chạy qua Trung Hoa (China) và Việt Nam và Philippino, Mexico, Thái Lan, Indonesia…

Còn các bạn Việt Nam ta sống ở California khá đông cũng nên hãnh diện chút đi, vì được biết là nơi có môi sinh được giữ gìn nghiêm gạt nhất. Ngày xưa xe hơi bán vô California phải chế thêm phần giảm khói độc mắc thêm vài ngàn mới qua được. Hiện giờ cây giống, trái cây, hột trồng… mang vào California đều bị kiểm soát ở các ngã vào. Thí dụ từ Las Vegas lái xe về tới biên giới hai tiểu bang cũng phải dừng xe cho lính kiểm soát. Còn kết quả thì ra sao. Thưa ở California trồng cây trái cũng sum suê, ít sâu ít rầy ít côn trùng phá hoại. Còn những nơi khác muốn có trái và rau ăn thì con người phải đánh lộn với côn trùng nấm mốc sâu rầy mà giành ăn. Đánh với chúng bằng mọi cách thuốc diệt cỏ trừ sâu trừ nấm mốc là vũ khí thông dụng. Giết chúng thì gián tiếp giết mình. Sâu ăn chết thì người ăn vào ngất ngư. Các bạn ở nông thôn biết rồi khỏi kể.
Luật bảo vệ môi sinh ở California kỹ nhất thế giới.

Cái nồi ngồi trên cái cốc - 12
 Viết một hơi mệt rồi, đáng lý còn dài dài, nhưng xin tạm dừng. Bạn nào thấy có lý thì gởi đi cho bà con xem, và gởi tôi ly cà phê hột cao rang “chánh qui” cà phê thượng hảo hạng Việt Nam nghe

Bài viết khác