Thứ Tư, 25 Tháng Mười Một, 2020

Linh mục Maccalli kể đời sống khó khăn của cha trong hai năm bị giam cầm ở Niger

Linh mục Maccalli kể đời sống khó khăn của cha trong hai năm bị giam cầm ở Niger - 1Cha Pier Luigi Maccalli trong cuộc phỏng vấn với trung tâm truyền thông của Hiệp hội Truyền giáo Châu Phi (SMA) vài ngày sau khi được trả tự do. Hình: Hiệp hội Truyền giáo Châu Phi (SMA).

aciafrique.org, Agnes Aineah, 2010-10-16

Ngay cả khi bị xiềng xích, Cha Pier Luigi Maccalli vẫn trung tín với đức tin kitô của mình, cha đồng hành trong lời cầu nguyện với tất cả các giáo dân cha tiếp xúc trong thời gian cha truyền giáo ở Niger. Cha bị các kẻ lạ mặt bắt cóc ở Niger, một quốc gia Tây Phi và bị giam hai năm ở đây.

Vài ngày sau khi được trả tự do, cha có cuộc phỏng vấn với trung tâm truyền thông của Hiệp hội Truyền giáo Châu Phi (SMA), cha cho biết, dù cơ thể bị giam giữ, nhưng điều này không bao giờ ngăn cha sống cuộc sống truyền giáo của mình.

Cha nói: “Tôi luôn cảm thấy mình là nhà truyền giáo, ngay cả khi hai chân tôi bị xiềng”, cha trả lời trong cuộc phỏng vấn bằng tiếng Pháp được đăng trên YouTube ngày 12 tháng 10.

Linh mục Maccalli kể đời sống khó khăn của cha trong hai năm bị giam cầm ở Niger - 2

Cha nói thêm: “Tôi đi truyền giáo ở Bomoanga-Niger, sứ mệnh tôi đã được nhận. Cơ thể tôi bị mắc kẹt trong đụn cát nhưng tinh thần tôi đến các ngôi làng mà tôi đọc trong lời cầu nguyện của tôi, tôi cũng đọc tên các người cộng tác của tôi và nhiều người khác tôi mang trong lòng.”

Ngày 8 tháng 10, chính phủ Mali thông báo trả tự do cho cha Luigi cùng với ba người khác, chính trị gia người Mali Soumạla Cissé, bà Sophie Petronin, nhân viên xã hội người Pháp, ông Nicola Chiacchio, công dân người Ý.

Linh mục Maccalli, người Ý, 59 tuổi bị các kẻ lạ mặt bắt cóc trong nhà thờ của cha đêm 17 tháng 9 năm 2018 ở Bomoanga, gần biên giới giữa Niger và Burkina Faso.

Trong cuộc phỏng vấn, Cha Maccalli kể lại các chi tiết đau lòng của đêm thứ hai 17 tháng 9 khi cha bị các kẻ tấn công bắt khi cha mặc đồ ngủ.

“Đó là buổi tối thứ hai yên tĩnh. Tôi vừa cử hành thánh lễ, vừa ăn tối xong và như thường lệ tôi chuẩn bị cho công việc ngày hôm sau. Dù vẫn còn sớm, tôi thay áo ngủ và sửa soạn đi ngủ. Khi tôi nghe tiếng động bên ngoài, tôi hỏi ai đó bằng tiếng địa phương, nhưng không ai trả lời.”

Trong một lúc, cha nghĩ chắc có ai đó đến xin thuốc vì cha giữ tủ thuốc của giáo xứ. Cha đi ra ngoài xem.

“Tôi ngạc nhiên khi thấy mình bị bốn người đàn ông trang bị súng trường vây. Bị sốc, tôi vứt ngọn đuốc trên tay xuống và họ trói tay tôi lại. Họ bắt đầu bắn lên không, tôi quá hoảng sợ. Tôi vô cùng hoang mang. Tôi nghĩ là kẻ trộm vì họ đòi tiền. Tôi đưa tất cả những gì tôi có trong nhà. Sau đó họ đưa tôi ra khỏi giáo xứ. Tôi ra khỏi làng, họ bắt tôi ngồi xuống và chờ.”

Sau đó, những người đàn ông khác đi xe máy đến và đưa cha đến một địa điểm cha không biết và cha bị giam hai năm ở đây.

Kể câu chuyện của mình trong bàn tay của những kẻ bắt giữ, cha nói: “Họ tôn trọng tôi. Họ gọi tôi là bác. Mục đích của họ là bắt tôi theo đạo hồi.”

Thường khi các chiến binh thánh chiến đứng đàng sau vụ bắt cóc, họ thuyết phục Cha Maccalli bỏ đạo và khi họ thất bại, họ nói số phận của cha phải xuống hỏa ngục: “Họ nói với tôi, tôi sẽ xuống hỏa ngục nếu tôi không theo đạo hồi. Đó là áp lực tâm lý mà tôi phải chịu. Nhưng nhìn chung, họ luôn tôn trọng tôi.”

Khi được hỏi điều gì đã thúc đẩy cha vẫn tiếp tục khi bị áp lực tra tấn tâm lý, cha trả lời: “Hãy kháng cự để tồn tại! Đây là phương châm đã đi cùng tôi và cho tôi can đảm để bước tới đàng trước, từng ngày một”.

Cha nói thêm: “Họ bắt tôi trong bộ đồ ngủ và dép ngủ. Tôi không có gì cả và tôi bị những kẻ cuồng tín thánh chiến cho tôi là người bất trung ô uế (kefir), kết án tôi phải xuống hỏa ngục.”

Sự nâng đỡ lớn nhất của tôi là kinh sáng và kinh chiều mà mẹ tôi đã dạy cho tôi khi còn nhỏ, bà cũng dạy tôi lần hạt Mân Côi.

“Tôi không bao giờ sợ hãi, tôi sẵn sàng chết; tôi khóc với Chúa, đôi khi tôi giận Ngài, nhưng tôi luôn cảm thấy Ngài ở đó, Ngài là sự hiện diện duy nhất nâng đỡ tôi… Tôi lần hạt, tôi làm tràng chuỗi bằng sợi dây nhỏ.”

Cha Maccalli đã đi truyền giáo ở Bờ Biển Ngà mấy năm trước khi được bổ nhiệm đến Tổng giáo phận Niamey tại giáo xứ Bomoanga, nơi được xem là “khu vực bị cô lập và bị bỏ rơi vì không có đường xá, thông tin liên lạc và cơ sở hạ tầng”.

Trong cuộc phỏng vấn, linh mục cho biết việc mình bị giam cầm như “sa mạc”, khoảng thời gian tuyệt đối im lặng, để thanh lọc, để trở về với nguồn gốc, với điều thiết yếu.

“Đây là dịp để tôi nhìn lại cuộc đời mình… Tôi đặt nhiều câu hỏi và tôi đã khóc và than phiền với Chúa: Chúa ở đâu? Vì sao Chúa bỏ con? Đến khi nào Chúa ơi?”

Mỗi ngày, và đặc biệt ngày chúa nhật, cha đọc lời truyền phép: “Đây là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con” và cầu nguyện với một bài hát tiếng Pháp: “Một ngày mới bắt đầu, một ngày được Chúa ban… chúng ta phó ngày hôm nay vào bàn tay Chúa…” Cha nói thêm: “Tôi không có của lễ nào khác ngoài cuộc sống của tôi. Tôi có xin quyển Thánh Kinh nhưng bị từ chối.”

Linh mục cho biết, từ tháng 5 năm nay, cha được nghe đài phát thanh Vatican vào ngày chúa nhật. Một ngày nọ, cha may mắn nghe bài giảng của Đức Phanxicô: “Tôi điều chỉnh đài và áp sát tai để nghe rõ hơn, tôi dự đoạn đầu thánh lễ Hiện xuống trong sự hiệp thông với Đức Giáo hoàng, với Giáo hội và thế giới. Tôi tự nhủ, hôm nay mình vừa ở Quảng trường Thánh Phêrô vừa đi truyền giáo châu Phi”, đây là một trong các giây phút cảm động nhất trong thời gian bị giam cầm của cha.

Với quá khứ đằng sau, kể cả đòn tra tấn tâm lý và đe dọa chết, Cha Maccalli tri ân những người đã liên tục cầu nguyện cho cha, cho đến ngày cha được tự do.

Còn với những kẻ bắt cóc mình, cha nói: “Tôi luôn thấy rất buồn cho các thanh niên trẻ này, họ bị nhồi sọ trong các video tuyên truyền họ nghe cả ngày. Họ không biết họ đang làm gì!”

Khi nhắc đến các người trong nhóm hồi giáo đã bắt giữ cha, cha nói: “Tôi không thù oán gì các kẻ bắt cóc và cai ngục của tôi. Tôi cầu nguyện cho họ và tôi vẫn tiếp tục cầu nguyện”.

Đức Phanxicô tiếp Linh mục Maccalli, người bị bắt giữ hai năm ở Niger

Hình ảnh buổi tiếp kiến của Đức Phanxicô với Linh mục Maccalli sáng thứ hai 9 tháng 11-2020 tại Vatican

Linh mục Maccalli kể đời sống khó khăn của cha trong hai năm bị giam cầm ở Niger - 3

Linh mục Maccalli kể đời sống khó khăn của cha trong hai năm bị giam cầm ở Niger - 4Linh mục Maccalli kể đời sống khó khăn của cha trong hai năm bị giam cầm ở Niger - 5

Việc đầu tiên khi về Ý, Linh mục Maccalli cựu con tin ở Niger đến thăm mộ Mariam

Linh mục Maccalli kể đời sống khó khăn của cha trong hai năm bị giam cầm ở Niger - 6

Linh mục Pierluigi Maccalli bên mộ Mariam tháng 10 năm 2020. Hình: Hội Truyền giáo Châu Phi I Facebook

fr.aleteia.org, Agnès Pinard Legry, 2020-10-21

Được thả vào đêm 7 tháng 10 sau khi bị các chiến binh hồi giáo cực đoan bắt làm con tin ở Nigeria hai năm, ngày 8 tháng 10, Linh mục Pierluigi Maccalli đã được trở về Ý, Linh mục thuộc Hiệp hội Truyền giáo Châu Phi. Một trong các công việc đầu tiên của Linh mục là đến mộ thiếu nữ Nigeria 13 tuổi mà cha đã đưa đến Ý để chữa bệnh tim nhưng đã không qua khỏi.

Linh mục Maccalli bị tám chiến binh hồi giáo cực đoan Niger bắt cóc tại nhà của cha ngày 17 tháng 9 năm 2018. Sau hai năm giam cầm, Linh mục người Ý Pierluigi Maccalli đã được thả vào đầu tháng 10.

Khi về lại thành phố Rôma, Linh mục đã chào các anh em trong Dòng của mình trước khi đến mộ của Mariam, thiếu nữ Nigeria 13 tuổi bị bệnh tim, cha đã đưa cô bé đến Ý để được điều trị tại bệnh viện nhi đồng Bambino Gesù ở Rôma.

Nhưng không may, căn bệnh nặng hơn dự trù và cô bé đã không qua khỏi. Với sự đồng ý của cha mẹ, cô được chôn cất tại Nghĩa trang Primaporta. Linh mục đã quỳ gối cầu nguyện trong vài phút. Sau đó, cha quay trở lại xe để lấy tràng hạt được làm bằng vải vụn thắt nút trong thời gian bị giam giữ, cha đặt tràng hạt trên thánh giá ngôi mộ của Mariam.

Linh mục Maccalli kể đời sống khó khăn của cha trong hai năm bị giam cầm ở Niger - 7

Thông báo cha được trả tự do như trú một gánh nặng lớn lao cho nước Ý. Linh mục Antonio Porcellato, Bề trên Hội Truyền giáo châu Phi nói với hãng tin Vatican News: “Linh mục Maccalli là người quen thuộc với châu Phi, với các khó khăn ở đây và với sa mạc. Trong những ngày dài chờ đợi này, tôi nghĩ lời cầu nguyện đã nâng đỡ Linh mục cũng như ký ức về Kinh thánh, các bài thánh vịnh và tôi nghĩ sự hiện diện của Linh mục đã an ủi rất nhiều cho những người xung quanh”.

Vào mỗi ngày 17 hàng tháng, giáo phận Crema, nguyên quán của cha Pierluigi Maccalli ở miền bắc nước Ý tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho ngài. Họ không bao giờ mất hy vọng được thấy cha trở lại Ý.


Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

 

Bài viết khác

Cách dùng nồi cơm điện

Cách dùng nồi cơm điện

16/01/2025

Thay vì mua sắm nhiều đồ, tôi nhận ra tận dụng triệt để 1 thiết bị gia dụng vẫn rất hữu ích mà lại tiết kiệm. Mặc dù nồi cơm điện thông minh đã tích hợp nhiều chức năng như nấu cơm, cháo, hầm canh... nhưng hầu như chúng ta chỉ dùng để nấu cơm..

Art