Thứ Tư, 16 Tháng Mười, 2019

Matthieu Dauchez, trẻ em đường phố là thầy của chúng ta

Matthieu Dauchez, trẻ em đường phố là thầy của chúng ta - 1
lavie.fr, Marie-Lucile Kubacki, 2015-04-29

Linh mục Matthieu Dauchez, giám đốc Hội Tulay Ng Kabataan, một hiệp hội đón nhận trẻ em đường phố, cha là linh mục người Pháp ở giáo phận Manila. Từ hơn mười năm, cha làm việc với các em bé đường phố và thấy các em là thầy dạy cho con đường thiêng liêng của mình.

Tôi nhớ em bé đầu tiên tôi nói chuyện ở đường phố Manila. Em nói tiếng địa phương Tagalog và tôi không hiểu gì. Nhưng tôi làm như chẳng gặp khó khăn gì khi nghe em nói, để em cảm thấy mình được lắng nghe và tiếp tục nói chuyện. Chúng tôi ngồi trên đường rầy xe lửa để chờ thầy giáo đến… Lần đầu tiên, tôi phải thông hiểu những gì đang xảy ra ở đây. Tôi muốn tất cả mọi người được sinh ra trong một gia đình như gia đình của tôi: được yêu thương, được ưu tiên. Tôi là người dân thành phố Versailles thuần túy, tôi sống như trong bức tranh mẫu: rời Versailles để vào chủng viện Ars 20 năm trước, tôi có cảm tưởng như tôi cần một hộ chiếu để bước qua một thế giới mới. Khi tôi đến Manila, tôi phát hiện ra các trẻ em ở đây đã trải qua những thứ không thể tưởng tượng được như ma túy, băng đảng và mại dâm. Sau đó, tôi phải tạo một khoảng cách để hiểu được sự thiếu căn bản nằm ở tận đáy lòng các em, tôi mới thoát được cách suy nghĩ dựa trên lập luận sau: có vấn đề thì có giải pháp, tôi nhận ra các câu trả lời của loại này chỉ dẫn chúng ta đến bức tường. Khi trốn ra khỏi nhà, các em rời nơi đáng lẽ là tổ ấm yêu thương lớn nhất của mình: cha mẹ các em. Các em mất hết tự tin. Không có gì đáng ngạc nhiên khi cả gia đình phải sống trên đống rác! Đây không phải chỉ là phương tiện kiếm sống: đây là bi kịch xã hội, họ cảm thấy mình bị xã hội ruồng bỏ đến mức họ tự cho mình là rác, rác thì rác, không sao!

Matthieu Dauchez, trẻ em đường phố là thầy của chúng ta - 2

Nhưng khát vọng chính của họ, và cũng là khát vọng của chúng ta, đó là  “yêu và được yêu”, khát vọng này vẫn còn treo lơ lửng trong khi quả tim họ đã thành chai đá, họ có cảm tưởng mình chỉ là đồ vật, kể cả là đồ vật tình dục được giao cho các người đi tìm mồi đổi lại chút ít tiền bạc. Chỉ một yếu tố giúp các em thoát ra hoàn cảnh này là các em nhận ra mình có phẩm giá và kết nối lại với ơn gọi sâu sắc của mình. Đây là chìa khóa cho sự cứu rỗi của các em. Và tình yêu chỉ có thể đích thực và thật trong sự trung thành và bền bỉ với thời gian. Sau hai năm hợp tác, tôi nhận ra, nếu tôi muốn được nhất quán, tôi phải cống hiến cả đời tôi ở đây. Nếu sau năm năm bạn rời đi, thì đây không phải là tình yêu đích thực của bạn. Chúng ta có thể cho các em ăn ba bữa mỗi ngày, cho đồ chơi mới, cho trường học và một tương lai rực rỡ, các em cũng không cảm thấy đó là điều cần thiết, vì vậy các em sẽ không thực sự rời đường phố. Tất cả trẻ em, dù cuộc đời các em có như thế nào, dù quá khứ, dù tính tình các em ra sao, các em sẽ tồn tại lâu dài nếu các em cảm thấy mình được yêu và đến lượt các em, các em có thể yêu lại. Mặt khác, các em còn có khả năng hơn chúng ta. Tay bị bỏng hoàn toàn, Giêrêmi đến Hội cách đây 11 năm. Em giải thích với chúng tôi: “Đó là lỗi con, con đã ăn cắp 50 peso trong ví của mẹ, và để phạt con, mẹ nhúng tay con vào nước sôi.” Em vừa hét vừa chạy trốn ra khỏi nhà, không chỉ là nỗi đau thể xác mà vì người hành hạ em chính là người đáng lý phải là người đầu tiên thương yêu em.

“Giêrêmi tha thứ cho mẹ, sau đó em xin rửa tội và mẹ em cũng xin theo”

Sau khi vào Hội Tulay Ng Kabataan, em được mổ hai tay để có thể cầm được cây viết chì. Em đi học lại và em đứng đầu lớp. Hai năm sau, em nói với chúng tôi: “Con muốn gặp lại mẹ con, con muốn tha thứ cho mẹ. Cùng với các nhân viên xã hội, chúng tôi tổ chức các buổi gặp gỡ và rất cẩn thận. Giêrêmi tha thứ cho người mẹ đang rất buồn bã và đồng ý theo dõi trị liệu tâm lý. Em xin rửa tội và mẹ em cũng xin sau đó… Một câu chuyện như vậy cho chúng ta thấy, trong vô thức, em Giêrêmi đã hiệp nhất với đau khổ của Chúa Kitô và em đã trở thành khí cụ của Ngài. Giống như Chúa Giêsu trên thập giá, Ngài đã tha thứ cho một hành động mà tự bản thân là không thể tha thứ. Thành quả của quá trình này, như một cách tự nhiên nối kết bản thân mình với Chúa Kitô bằng cách xin rửa tội, thay vì kết án mẹ mình là người gây tội. Trên thực tế, một trong các bài học hay nhất mà các em bé bụi đời này dạy chúng ta, đó là sự tha thứ. Thông thường, vấn đề của các em xuất phát gia đình, và một khi đứa bé có thể sống theo tiến trình này, thì nó có thể chứng minh cho mọi người biết, trái tim mình còn rung cảm. Các em bé này cũng cho chúng ta bài học về phẩm giá con người. Các em sống tách rời khỏi tất cả của cải vật chất, đến mức các em chỉ tập trung vào điều cốt yếu: niềm vui đích thực. Trong nhiều năm, Hiệp hội Tulay Ng Kabataan đã đến Smokey Mountain để hoạt động, đây là một bãi rác mênh môn nơi hàng ngàn gia đình đã tan nát. Smokey Mountain là một trong những nơi tồi tệ nhất thế giới. Dù vậy, chúng ta được đánh động bởi bầu khí của niềm vui đích thực có ở đây. Không không vì vậy mà ở đây không còn các căng thẳng nội bộ, không còn bạo lực do nạn nghèo đói hoặc do sự có mặt của các băng đảng; đó là những nơi nguy hiểm, nhưng ở đây có niềm vui, niềm vui này còn đích thực hơn niềm vui của tôi, niềm vui tâm linh của những người sống kết hiệp vào trái tim của Chúa Kitô.

Matthieu Dauchez, trẻ em đường phố là thầy của chúng ta - 3

Linh mục Matthieu Dauchez: Sinh năm 1978 ở Versailles. Năm 1995 vào chủng viện Ars-sur-Forman. Năm 1998 lần đầu tiên đến Phi Luật Tân trong chương trình hợp tác với Hội Tulay Ng Kabataan. Năm 2000 cha trở về Pháp để kết thúc chương trình học ở chủng viện. Năm 2003 trở lại Phi Luật Tân, chịu chức linh mục và nhập giáo phận Manila. Tháng 1 năm 2015 Đức Phanxicô đến thăm Hội.

Hội Tulay Ng Kabataan được thành lập năm 1998 là một tổ chức phi chính phủ với mục đích phục vụ trẻ em nghèo nhất ở thủ đô Manila, những người thường là nạn nhân của bạo lực thể xác, lạm dụng tình dục và ở trong địa ngục của băng đảng và ma túy. Hội có bốn chương trình dành cho trẻ em bụi đời, trẻ em ở trong các khu phố ổ chuột, trẻ em bươi rác và người khuyết tật. Hội có các nhân viên xã hội, bác sĩ, các nhà tâm lý học, giáo viên và tình nguyện viên làm việc, có  2.800 người nhận được sự giúp đỡ ở 24 trung tâm, họ được chăm sóc y tế. Họ được nuôi ăn ở, được học hành nhưng nhất là được sống trong bầu khí gia đình và tâm linh nồng ấm. www.anak-tnk.org

Marta An Nguyễn dịch

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art