Angkor xưa và nay
Óc eo, Kiên Giang, Rạch Giá, núi Ba Thê, Long Xuyên, những địa danh mà tôi nhớ mãi sau khi mới bước vào trung học năm 1967 và lần đầu tiên làm bài tập lịch sử. Thầy tôi bảo chúng tôi phải đến viện bảo tàng Saigon trong thảo cầm viên để tìm hiểu về văn hóa và văn minh Phù Nam mà di vật khảo cổ đã được tìm thấy ở Óc Eo. Ở viện bảo tàng, tôi tìm tòi học hỏi sau đó viết và nộp bản báo cáo về các di vật của nền văn minh này. Trong đó có những đồng tiền cổ trên mặt khắc hình hoàng đế Antonious Pious của La Mã, chứng tỏ nền văn minh Óc Eo có liên hệ thương mãi hàng hải xa xôi với các nền văn minh Cận Đông và phương Tây. Đây là sự tiếp cận đầu tiên với một nền vãn hóa mới lạ và khác biệt với vãn hóa của môi trường mà tôi sinh trưởng. Phù Nam, Chân Lạp, Angkor là những xã hội bị ảnh hưởng Ấn độ sớm ở Đông Nam Á. Di sản văn hóa Angkor đã truyền lại ở đất nước Cambodia và ảnh hưởng đến các nước lân cận, Thái Lan và Lào. Sau này qua nhiều nãm sau, tôi được đọc một số tác phẩm của nhà vãn Lê Hương về lịch sử và vãn hóa Khmer và ảnh hưởng vào đặc thù văn hóa Nam bộ, làm gợi thêm trí tò mò học hỏi của tôi. Khăn quàng, canh chua là những thí dụ đặc thù mà người dân Nam bộ mang vào từ văn hóa đời sống người Khmer khi tiếp cận và sinh sống chung với họ. Dấu ấn ảnh hưởng Khmer còn lưu lại khắp đồng bằng sông Cửu Long. Ngay cả ở Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa vẫn còn dấu tích xưa. Hiện nay ở Châu Đốc, Long Xuyên, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh vẫn còn cộng đồng người Khmer cư ngụ ở các sóc, làng riêng biệt hay sống chung với người Việt.
Ngôn ngữ Khmer là ngôn ngữ cổ lâu đời nhất trên lục địa Đông Nam Á, thuộc hệ Môn-Khmer. Tiếng Việt ngày nay có nhiều vết tích Môn-Khmer cho thấy cơ bản là dựa trên tầng cổ xưa này. Các nhà ngôn ngữ học trước kia cũng đã từng xếp tiếng Việt là thuộc hệ ngôn ngữ Môn-Khmer. Ngôn ngữ Môn-Khmer trãi rộng từ Miến Điện qua Thái Lan đến Cambodia, cao nguyên Việt Nam. Nền văn minh Môn Dvaravati đã để lại nhiều dấu ấn từ Miến Điện đến Thái Lan. Ở một số nơi trên Ấn-Độ còn có các sắc dân thiểu số nói tiếng thuộc hệ ngôn ngữ Môn-Khmer. Các cư dân cổ nhất là những bộ lạc còn sót lại trên đảo Nicobar và Aldaman ở Ấn Độ dương cũng cùng thuộc hệ ngôn ngữ. Có thể nói Môn-Khmer là ngôn ngữ của dân cổ nhất Đông Nam Á. Một vài thí dụ về gốc liên hệ các từ cơ bản nhất trong tiếng Việt và các từ của các ngôn ngữ thuộc hệ Môn-Khmer như: ăn, con, đất, mà, muỗi, mắt, ngà, ruột, rương, sá (đường sá), sông, tắm.
Bẳng qua một thời gian lâu, đến nãm 1982, tôi bắt đầu tìm hiểu về triết lý Phật giáo nhân dịp viếng thăm Thái Lan, ở trong chùa trong một làng gần thành phố Singburi. Chúng tôi ở nhà một người bạn Thái trong vài ngày, anh bạn Thái vẫn còn trẻ của chúng tôi là một thầy tu. Sự tiếp đón ân cần của gia đình anh bạn làm tôi rất cảm động. Đời sống của họ ở thôn quê cũng không khác chi đời sống ở các làng mạc Việt Nam. Thái Lan cũng như Cambodia đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo tăng già nguyên thủy (Theravada). Văn hóa Thái Lan từ kiến trúc, thần thoại, chữ viết .. là do sự tiếp nhận từ di sản của người Môn và Khmer đã từng cư ngụ ở vùng này lâu đời trước khi người Thái di dân xuống từ Vân Nam sau khi Mông Cổ đi chinh phục các tỉnh phía nam Trung quốc. Từ thành phố Singburi, tôi đến Ayuthaya, một kinh đô cổ của Thái Lan nay đã bị đổ nát, với một người bạn phật tử Úc vừa mới qui y đi cùng với gia đình người bạn Thái. Ở Ayuthaya, tôi nhận thấy người Thái từ khi đi từ Vân Nam xuống sau sự chinh phục của Mông Cổ đã hấp thụ văn hóa Môn-Khmer, từ kiến trúc, tôn giáo, chữ viết, một cách nhanh chóng và phát triển rực rỡ với đặc thù riêng biệt. Điều gì đã làm một dân tộc đi chinh phục hấp thụ văn hóa cu/a dân tộc khác bị bại trận đã biến mất ?. Một câu hỏi khó trả lời nếu không tìm hiểu sâu sa nền văn minh Khmer.
Tôi một mình tự tìm đường và phương tiện đến Phimai, nơi có di tích của một đền Khmer nổi tiếng, có kiến trúc cùng thời như ở Angkor. Đền đã đổ nát nằm giữa thành phố, gần chợ. Vào đền đi dạo giữa cảnh đổ nát của nền văn minh xưa cổ, tôi rất bồi hồi. Hôm đó tôi là du khách duy nhất, ngồi nói chuyện với anh bảo quản đền, anh còn rất trẻ làm cho Bộ Văn hóa Nghệ Thuật Hoàng gia Thái. Trong khoảng thời gian này và kéo dài mãi đến lúc cuối thập niên 1980, Angkor bị biệt lập chìm trong hoang vu do chiến tranh và hoàn cảnh chính trị thế giới lúc đó không cho phép kiến trúc và nền văn minh này được tiếp cận với thế giới bên ngoài. Vì không đến được Angkor, nên khi tạm đến một nơi có kiến trúc tương tự của một Angkor thu nhỏ cũng là một niềm an ủi cho tôi rồi.
Bước sang thế kỷ 21, Cambodia đã thay đổi rất nhiều so với những năm đen tối khi Khmer Rouge vẫn còn là một cản trở cho bước tiến của dân tộc và đất nước Cambodia. Angkor đã trở thành nơi du lịch văn hóa thu hút du khách nước ngoài nhiều nhất ở đất nước này. Phi trường Siem Reap được Pháp giúp đỡ và tân trang trở thành một phi cảng quốc tế hiện đại, cửa ngỏ tới quần thể Angkor cách Siem Reap vài cây số.
Từ Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày dều có chuyến bay và xe đi Phnom Penh hoặc Siem Reap. Ngoài ra theo dường tàu thủy, du khách có thể đi từ Cần Thơ hay Châu Đốc đến Phnom Penh rồi sau đó đi Siem Reap. Các dịch vụ du lịch ở nhiều nơi trong thành phố đều có chương trình đi qua Cambodia. Tôi đăng ký chuyến xe đi Phnom Penh ở Sinh Cafe trong khu vực đường Phạm Ngũ Lão. Sáng sớm 7 giờ xe khởi hành, trên xe có vài người Khmer làm ăn ở Thành phố Hồ Chí Minh trở về Cambodia và rất nhiều du khách “Tây ba lô” đi trên chuyến xe. Đến Mộc Bài, cửa khẩu biên giới, mọi người đều xuống xe đến hải quan làm thủ tục xuất cảnh, sau đó đi bộ qua một khoảng ngắn qua biên giới đến cổng lớn nơi có hải quan Cambodia để làm thủ tục nhập cảnh. Thị thực (visa) có thể được lấy liền tại chổ cho các du khách. Trước khi về Việt Nam du khách có hộ chiếu nước ngoài nên xin thị thực nhiều lần (multiple entry visa) vì khi qua Cambodia là thị thực nhập hết hiệu lực khi rời Việt Nạm Tôi chỉ có thị thực vào Việt Nam một lần nên được dịch vụ ở Sinh Cafe chỉ bảo là phải đến Saigon Tourist nằm ở trung tâm Saigon trên đường Lê Thánh Tông. Tại đây có dịch vụ xin thành phố cấp thị thực ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất khi trở về. Dịch vụ của Saigon Tourist là 25$ đô Mỹ để điền đơn, xin chính quyền thành phố ccho giấy quyết định được thị thực nhập cảnh vào Việt Nam tại phi trường khi trở về và 30$ đô la cho chi phí thị thực. Nên nhớ thị thực này chỉ có hiệu lực 30 ngày ở Việt Nam chứ không phải 3 tháng như khi được cấp ở nước sở tại.
Sau khi qua cửa khẩu xuất cảnh phía bên Việt Nam, khách phải đi bộ một đoạn đường qua cửa khẩu để đến cổng biên giới phía Cambodia. Với số hành lý nhẹ mang theo, chúng tôi không vất vả bao nhiêu, nhưng cũng dùng một anh khuân đồ giúp. Một dịch vụ ăn khách mà rất nhiều người phải nhờ vào.Vào Cambodia, xe khách phía Cambodia của công ty Capitol Tours (có liên hệ trước với dịch vụ ở Sinh Cafe) đã chờ để tiếp tục đi Phnom Penh. Đường đi từ Mộc Bài đến Phnom Penh, khác với đường từ Saigon, rất xấu, ghồ ghề và vì thế ngồi trên xe phải chịu “sóc” trên cả đoạn đường này. Dọc đường đi qua nhiều làng mạc, tôi đều thấy mỗi nơi đều có trụ sở với biểu ngữ và cờ của 3 đảng chính trên chính trường Cambodia: Đảng Nhân dân của Hun Sen, Funcipec của ông hoàng Ranarridh và đảng Sam Rainsy của chính ông Sam Rainsy. Thế mới biết mực độ cạnh tranh chính trị ở Cambodia để dành lá phiếu của người dân rất là gay gắt và cam go.
Ở một trạm nghĩ trong một quán dọc đường, ngồi uống nước với khung cảnh không khác chi trên nhiều nẻo đường ở Việt Nam, ngoại trừ hình ảnh các cây thốt nốt và người dân Khmer. Tôi đặc biệt chú ý đến một cô bé bán rong đi lại bán hàng cho chúng tôi. Khi nhìn thấy hàng bày bán, tôi mới giật mình vì hàng là các con nhện và bò cạp chiên để ăn. Dĩ nhiên vì không quen tôi không dám thử. Khoảng 3 giờ chiều thì đến ngoại ô Phnom Penh, qua khỏi cầu Monivong là vào trung tâm thành phố Phnom Penh, xe đậu ở nhà khách của công ty xe khách Capitol Tours. Nhắc lại ngày xưa năm 1940 ông Vương Hồng Sểnh trong bút ký của ông (2) nói về chuyến đi thăm quan Angkor bằng xe du lịch từ Saigon, xe phải chạy liên tục gần 1 ngày mới đến Siemrep. Chuyến đi chưa đầy nữa ngày của tôi như vậy là tốt lắm rồi. Chúng tôi đăng ký nghĩ tại nhà khách Nice Guesthouse, bên cạnh nhà khách Capitol Tours, trên đường 107, gần toà đại sứ Đức trên đại lộ chính Monivong. Khu vực này là tụ điểm du lịch giống như khu Phạm Ngũ Lảo ở Saigon.
Phnom Penh sầm uất, cũng giống Saigon là xe gắn máy rất nhiều. Ngay tối hôm đó (17/1/2004), sau khi tắm rữa, nghĩ mệt tôi và người bạn đi xích lô đến bờ sông Tonle Sap ngay trung tâm thành phố. Lúc thương lượng gía xe với anh xích lô mới biết anh là người Việt. Ở Phnom Penh còn có rất nhiều người Việt sinh sống. Dọc bờ sông Tonle Sap, trên con đường gọi là Sisowat Quay, quang cảnh rất thơ mộng. Bây giờ là tháng giêng nên lượng nước sông Tonle Sap ít đi nhiều, mực nước xuống thấp và hướng nước chảy là từ biển hồ Tonle Sap chảy về sông Cửu Long xuống biển đông ở miền nam Việt Nam. Lúc nước lớn, hướng nước từ sông Cửu Long, Bassac chảy ngược về biển hồ. Thành phố Phnom Penh nằm ở giao điểm của 3 con sông Tonle Sap, sông Bassac và sông Cửu Long. Tương truyền thành phố được thành lập do một bà tên Penh xây một chùa trên một đồi nhỏ (phnom) thờ 4 tượng phật vàng vì bà đã tìm thấy lúc mùa nước dâng ngập từ sông trôi vào một cây gổ bên trong có chứa 4 tượng trên, Hiện nay chùa Wat Phnom vần còn, và là địa điểm nhiều du khách và dân đến thăm viếng và cúng bái để được may mắn và làm ăn phát đạt. Trong Wat Phnom có tượng thần tài Preah Chau mà nhiều người Việt và Hoa rất chuộng để thờ cúng.
Chiều tối dân thành phố ra phố Sisowat Quay dọc bờ sông đi dạo và thưởng thức rất nhiều. Trên đại lộ Sisowat Quay, dọc sông là các cung điện, viện bảo tàng, các khách sạn, cửa hàng và nhà hàng rất lịch sự và sang trọng. Toà nhà Câu Lạc bộ Ký giả nước ngoài (Foreign Correspondents Club) nổi tiếng, mô tả trong phim “Cánh đồng chết” (The killing field), cũng nằm trên con đường này. Cảnh trí giống như đường Đồng Khởi và Nguyễn Huệ ở Saigon, nhưng rộng lớn và thanh lịch hơn. Gió mát với cảnh trí thanh bình không như những ngày biến động đen tối đã qua trong quá khứ.
Trong các quán ăn, nhà hàng có rất nhiều du khách từ nhiều nước, chủ yếu là từ các nước phương Tây. Buổi ăn tối của chúng tôi hôm ấy rất thưởng lãm, ông chủ là người Khmer sống ở Marseilles (Pháp) từ nhiều năm, nay trở về làm ăn sinh sống ở quê hương mình. Ông nói từ vài năm qua Cambodia đã thay đổi rất nhiều và tương lai rất sáng sủa. Với vị trí tốt của nhà hàng của ông nằm trên dãy phố sang trọng dọc bờ sông, và số lượng du khách đến Cambodia càng nhiều, tôi không thể nào không đồng ý với ông.
Gần đến khuya, chúng tôi đón xe xích lô trở về khách sạn, anh xích lô người Việt đợi chúng tôi tại địa điểm nhà hàng mà trước đó anh đã thả chúng tôi xuống. Ban đêm, gió mát từ sông, trong phong cảnh phố xá vắng lặng đi qua các đường dưới hàng cây, với ánh đèn neon yếu ớt từ các nhà dân và các toà nhà của các cơ quan hắt xuống đường đã vắng xe, tôi có cảm tưởng mình trở lại quá khứ thời thơ ấu xa xưa những năm của thập niên ở Saigon trước chiến tranh lúc thành phố còn ít người, ít xe cộ, và không xô bồ như thời buổi hiện nay.
Sau khi ở lại Phnom Penh một đêm, sáng hôm sau tôi đăng ký vé đi Siem Reap bằng đường thủy. Từ Phnom Penh đi Siem Rep có ba phương tiện chính: đường bộ bằng xe khách, tàu thủy và phi cơ. Có thể đi Siem Rep bằng xe lửa nhưng phương tiện này không bảo đảm đúng giờ và an toàn. Đi bằng tàu thủy nhanh và thoải mái hơn đi đường bộ bằng xe khách. Không may là sáng hôm đó, vé đi tàu đã bán hết và không còn chổ nào, buộc lòng tôi phải đi xe tour đăng ký từ các nhà khách để đi Siem Reap. Tỉnh Siem Reap hiện được đảng Funcipec nắm quyền. Đây là tỉnh giàu nhất Cambodia với nền kinh tế chính là dựa vào là du lịch : trọng điểm là quần thể di sản thế giới Angkor. Siem Reap có phi trường rất hiện đại và có các đường bay quốc tế đến thẳng trực tiếp từ nhiều năm trước đây. Vì thế đã có lần chính phủ trung ương ở Phnom Penh do đảng Nhân Dân nắm quyền muốn các đường bay chở du khách phải đến Phnom Penh truớc rồi mới được đến Siem Reap để kiếm thêm lợi nhuận du lịch. Nhưng điều này đã không thực hiện được. Đối với người dân Khmer thì Angkor là tượng trưng cho nền văn minh rực rỡ của họ, cái tinh tuý nhất của dân tộc họ. Họ rất tự hào là dân tộc họ đã tạo lập ra Angkor. Năm 2003, có tin trên báo (không đúng vì dưa theo tin đồn) là một ca sĩ Thái rất được chuộng ở Cambodia ra điều kiện để cô đến viếng Cambodia là Cambodia phải trả Angkor lại cho Thái Lan. Tin này đã gây ra một cuộc nổi loạn và biểu tình lớn kéo dài nhiều ngày chống Thái Lan ở Phnom Penh.Toà đại sứ Thái bị bao vây và đập phá. Kiều dân Thái đã phải di tản trở về Thái để tránh bạo động. Ngoại giao giữa hai nước xuống rất thấp và rất căng thẳng. Chính phủ Thái Lan đã yêu cầu chính phủ Cambodia phải xin lổi về biến cố bài Thái này.
Đường đi Siem Reap cũng gồ ghề và gây cấn như đường từ Mộc Bài đến Phnom Penh. Trên chuyến xe này, tôi được ngồi cạnh 2 du khách Pháp, một trẻ một già, cũng đi thăm quan Angkor. Ông Pháp già không nói được tiếng Anh. Tôi dùng tiếng Pháp ngày xưa đã học để nói chuyện. Người Pháp vẫn coi Cambodia là nước mà họ có nhiều ảnh hưởng, có những quyền lợi và liên hệ lịch sử đặc biệt. Người Khmer cũng vậy, chịu ảnh hưởng và ưa chuộng văn hóa Pháp. Nói chung nhiều người Khmer nói được tiếng Pháp rành rõi hơn người Việt. Ông Pháp già có kể tôi rầng ông Andre Malreaux, văn sĩ Pháp và sau này là tổng trưởng văn hóa trong chính phủ De Gaule lúc còn trẻ đã có qua Angkor và đã bị bắt vì lấy đi một số hiện vật ở Angkor.
Chiều thì xe mới đến Siem Reap, xe đậu tại “nhà khách Ta Som”, mọi người xuống xe và được chủ nhà khách mời ở lại nhà khách. Nơi đây giá rất phải chăng (khoảng 10 đô Mỹ một đêm với phòng lớn không có máy lạnh cho 2 người), một số khách Tây ba lô ở lại nhà kh ách, còn lại đa số đã biết chổ khác nên tự động đi dùng phương tiện riêng. Chúng tôi muốn có phòng có nước nóng và máy điều hòa không khí, nhưng đã hết chổ. Ông “chủ nhà khách Ta Som” điện thoại đến một nơi khác còn có chổ cùng giá với chổ của ông và nhờ nhân viên của ông đưa chúng tôi đến nhà khách gần đó. Chúng tôi ở một nhà khách gần chợ. Người bạn đi cùng rất lanh lợi và nhiều hiểu biết của tôi nói là ông chủ nhà khách Ta Som và nhà khách chúng tôi ở có quan hệ và chia hoa hồng khi giới thiệu khách cho nhau. Sau khi tắm rữa, tôi đi dạo quanh gần nhà khách. Thành phố Siem Reap rất nhỏ, nhưng hiện nay đang nở rộ mọc ra các khách sạn lớn, nhỏ đủ loại, các nhà khách (guest houses), các nhà hàng và các tụ điểm Internet cafe rất hiện đại. Du khách đến rất nhiều nhất là các du khách trẻ Tây ba lô (backpackers). Chiều hôm đó tôi đăng ký đi thăm quan vài ngày dến quần thể Angkor. Sau khi tắm rữa, nghĩ ngơi, chúng tôi có dịp đi dạo phố, vòng chợ ở Siem Reap, ăn uống những món ăn Khmer ở các nhà hàng dọc đường trong khu vực gần các nhà trọ mà du khách Tây ba lô thường trú ngụ. Ở Siem Reap có những địa điểm vật lý trị liệu mà nhân viên là những người khuyến tật (mù), các địa điểm này hầu như là nơi duy nhất giúp đỡ họ có công ăn việc làm. Giá rất phải chăng và rất nhiều du khách đến để thư giản như chúng tôi sau khi ăn tối.
Sáng hôm sau, chúng tôi đi đến trụ sở dịch vụ Tour Angkor để đi thăm quan quần thể Angkor. Quần thể Angkor rất lớn rộng khoảng 420 km2, trong đó có nhiều đền, cung điện. Vì thế cần phải thuê bao xe cho nguyên ngày để thăm quan. Một số khá đông du khách Tây ba lô mướn xe gắn máy hay dùng dịch vụ “xe ôm” để đi thăm quan. Xe chúng tôi giống như xe lam ở Saigon chở chúng tôi và anh hướng dẫn viên vừa mới ra trường hướng đẫn du lịch. Anh còn trẻ, nói năng nhỏ nhẹ và lịch sử. Theo anh thì muốn được làm hướng dẫn viên Angkor phải học một khóa học do chính phủ tổ chức và được bằng hành nghề, khóa học gồm lịch sử, văn hóa, nghệ thuật Khmer quan tâm nhất là thời kỳ Angkor và phải biết một trong những ngoại ngữ Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật, Đại Hàn.
Angkor là di sản thế giới nên việc trùng tu quần thể Angkor được nhà nước Cambodia, Liên Hiệp quốc và nhiều nước rất quan tâm. Số lượng du khách vào Angkor vì thế phải được quản lý. Trước khi vào Angkor du khách phải đăng ký ở cửa vào, với thẻ và hình ảnh trên thẻ được chụp tai phòng đợi ở cửa vào quần thể. Lệ phí vào là 20$ US mỗi ngày. Lệ phí thâu vào một phần được dùng để trùng tu đền và cơ sở hạ tầng trong quần thể. Chúng tôi lấy thẻ vào cho 3 ngày, chỉ trả 40$ US. Nếu muốn xem hết các kiến trúc đền, điện trong quần thể Angkor, 3 ngày là tối thiểu để có thể thực hiện được ước vọng đó. Nhiều chính phủ và tổ chức của nhiều nước trên thế giới đã và đang tài trợ giúp đỡ trùng tu nhiều đền trong quần thể Angkor như Nhật, Pháp, Đức, Mỹ, Ấn độ, Trung quốc.
Angkor Wat
Chúng tôi trước tiên đến thăm đền nổi tiếng và lớn nhất trong quần thể Angkor: Angkor Wat. Angkor là từ đọc trại từ chữ nokor nghĩa là thành phố (bắt nguồn từ chữ Sanskrit nagara).Tôi rất xúc động khi nhìn thấy đến từ đàng xa trên đường xe đến cửa đền hình ảnh quen thuộc từ xa với các cây thốt nốt thường thấy trong sách. Angkor huyền bí và mầu nhiệm mà bao lâu nay tôi đã mường tượng và ước ao có dịp được thăm viếng và chiêm ngưỡng nay đã trong tầm tay và chỉ trong vài phút nữa sẽ được toại nguyện. Cách đây không lâu khoảng gần 150 năm, vào năm 1858, nhà thực vật học và thám hiểm Pháp Henri Mouhot đã khám phá ra Angkor hoang vắng chìm đắm trong rừng rậm từ bao thế kỷ. Đền bị các cây cổ thụ mọc phủ kín, rể cây khổng lồ chen vào các khe hở kiến trúc đá qua thời gian nhiều thế kỷ phá đổ và gây nên sự tàn phá đền. Trước cảnh hoang tàn âm u của các kiến trúc từ một nền văn minh chưa ai biết chìm sâu trong rừng rậm từ bao thế kỷ, Mouhot đã xúc động tràn ngập, ông viết một bài mô tả trong nhật ký, sau này in lại trong sách của ông “Voyages dans les royaumes du Siam du Cambodge et du Laos”. Sách này được xuất bản sau khi ông mất vì bệnh sốt rét năm 1861 trên sông Mekong gần Luang Prabang. Nă m 1861 cũng là năm Pháp đánh chiếm Saigon và các tỉnh miền nam. Trớ trêu thay như số phận trước đây của Angkor, mộ ông bị bỏ hoang biến mất trong rừng rậm và chỉ mới đây tình cờ tìm lại được vào năm 1990.
Sau khi Mouhot mất, nhật ký của ông được các người hầu thân cận mang về Bangkok và từ đó được trao lại cho vợ ông. Tạp chí “Le Tour du Monde”, năm 1863, đã trích từ sách nhật ký một chương giới thiệu và mô tả khám phá Angkor của ông đã kích thích trí tưởng tượng, óc tò mò, sự khao khát khám phá, tìm hiểu học hỏi ở nhiều nơi trên thế giới. Nhà thám hiểm Louis Delaporte sau đó đã đến Angkor nghiên cứu, vẽ hoạ đồ các kiến trúc và mang về Paris một số hiện vật (nay trưng bày ở viện bảo tàng Guimet).
Nhưng Mouhot không phải là người ngoại quốc đầu tiên tìm ra lại được Angkor. Trước ông rất lâu gần 3 thế kỷ là các giáo sĩ người Bồ Đào Nha (8). Một trong những người đầu tiên đó là Antonio da Magdalena, đến Angkor năm 1586. Năm 1589, ông đã đưa lại cho Diogo do Couto, sử gia chính thức của công ty Đông Ấn Bồ Đào Nha ghi lại tường trình của ông về chuyến thăm Angkor trước khi ông bị đắm tàu chết ở Natal năm 1589. Couto đã viết lại như sau về chuyến đi của Magdalena
“.. Cách nữa dặm từ thành phố này là một đền gọi là Angar. Đây là một công trình ngoại hạng đến nổi không có thể diễn tả được bằng ngòi viết, nhất là đây là một kiến trúc không giống bất cứ kiến trúc nào khác trên thế giới. Angar có các tháp, kiến trúc trang trí và tất cả những cái tinh tuý mà thiên tài con người đã nghĩ ra được. Đền được bao bọc bởi hào nước, đi vào đền bằng một cầu, được bảo vệ bởi hai tượng cọp bằng đá rất lớn và dữ dằn làm cho du khách phải sợ hải.
“Những giáo sĩ Bồ Đào Nha khác cũng ngạc nhiên rung động trước sự vĩ đại mà họ đã chứng kiến. Marcello de Ribadeneyra đã viết như sau lần đầu tiên về Angkor bằng ngôn ngữ Tây phương xuất bản năm 1601:
“Chúng ta cho rằng những người lập ra vương quốc Siam đến từ thành phố lớn nằm giữa một sa mạc trên vương quốc Cambodia. Tai đó có một thành phố cổ xưa đã bị đổ nát mà một số người cho rằng đã được xây bởi Alexander Đại đế hay bởi người La Mã, thật kinh ngạc là không có ai sống ở đó hiện nay, chỉ có thú dữ trú ngự, và người địa phương nói rằng nó đã được xây bởi người ngoại quốc.
“Nhưng trước cả các giáo sĩ Bồ Đào Nha là sứ giả Trung quốc Châu Đạt Quan đã có mặt ở Angkor vào thế kỷ 13, lúc Angkor chưa bị bỏ hoang. Ông đã chứng kiến sinh hoạt của một xã hội, phong tục tập quán, vua chúa, đền đài. Tư liệu duy nhất vô cùng quí giá về vương quốc Angkor.
Ngày nay Angkor Wat không còn là bí hiểm và khó khăn đi đến nữa, các khoảng đất rộng trước cửa cầu đá đi vào cổng phía tây của đền Angkor Wat bây giờ là bãi đậu xe và có rất nhiều hàng quán phục vụ khách du lịch đến từ khắp mọi nơi. Từ cửa tây Angkor Wat thẳng ra về hướng tây khoảng vài cây số là phi trường Siem Reap, nằm phía dưới hồ nhân tạo rất lớn gọi là “Baray Tây” (Western Baray) của quần thể Angkor. Tuy vậy khi đã đến Angkor Wat, du khách cũng sẽ có các ấn tượng không kém ngạc nhiên như những người đi trước đầu tiên khám phá ra Angkor, đi vào một thế giới khác ngoài sức tưởng tượng của họ.
Đường vào đền Angkor Wat là đoạn cầu đá dài băng qua một hào nước bao quanh 4 phía chung quanh Angkor Wat. Đền Angkor Wat hình chữ nhật, chiều dài 1,500m, chiều ngang 1,300m, kể cả hào nước xung quanh rộng 190m. Đây là đền lớn nhất trong quần thể Angkor. Theo các nhà học giả Finot, Coedes, Bosh thì đền được xây dưới thời vua Suryavarman II để làm mộ thờ của vua. Vì thế hướng của đền là về phía tây và đền với các điêu khắc theo truyền thuyết thần Visnu chứ không đặt trọng tâm vào thần Shiva như ở các kiến trúc khác hay cung điện vua. Angkor Wat thể hiện núi Meru, trung tâm vũ trụ : Angkor được xây dựng trên ba tầng đại diện cho đất, nước và gió mà núi Meru dựa vào và nước ở hào chung quanh đền thể hiện cho đại dương trong vũ trụ. Trong ba tầng của Angkor Wat thì tầng cao nhất là trung tâm đền với tháp cao nhất có 7 vòng tượng trưng cho 7 vòng núi thiêng Meru. Có thể biết thêm là đền Angkor Wat chắc chắn là một mộ thờ qua tư liệu của sứ giả Trung Quốc Châu Đạt Quan của nhà Nguyên Mông Cổ có mặt ở Angkor vào thế kỷ 13 có nói đến "mộ của Lu Pan" ở phía nam của thủ đô Angkor Thom với chu vi đến 10 "li"
Một kỳ quan kiến trúc như Angkor Wat chắc phải được xây bởi một nhà vua có tầm vóc trong lịch sử Khmer. Suryvarman II (1113-1150 AD) là vị vua hùng mạnh có công mở rộng vương quốc Khmer mang lại vinh quang cho dân tộc này. Ông là một trong hai đại đế trong triều đại Angkor. Vị vua thứ hai là Jayavarman VII, người đã xây dựng Bayon ở Angkor Thom. Ngoài Angkor Wat, Suryvarman II còn xây các đền Thommanon, Chao Say Tevoda, Banteay Samre ở Angkor, Beng Mealea (cách Angkor 60km về hướng đông), Phimai (ở Thái Lan hiện nay). Suryvarman nhiều lần mang quân đánh Đại Việt, chiếm đóng Champa, vương quốc Môn Haripunjaya (Lamphun). Dưới triều ông, đế quốc Khmer trải rộng từ biên giới Lào hiện nay ở phía Bắc, đến vương quốc Grahi ở bán đảo Mã Lai, từ Vijaya (Bình Định), nam Việt Nam đến tận vương quốc Pagan (Miến Điện). Sau khi thống nhất đất nước bị chia đôi bởi hai vua tranh giành đất nước, Suryvarman II đánh Champa và cưỡng bách cùng Champa đánh Đại Việt năm 1128, nhưng bị Lý Công Bình đẩy lui ở Nghệ An (9). Sau đó không lâu, Suryvarman II mang thủy quân quấy nhiểu bờ biển Thanh Hóa. Năm 1145, vì Champa không còn chịu theo đánh Đại Việt nữa, Suryvarman II xâm lăng Champa, chiếm Vijaya, biến Champa thành một thuộc địa của Angkor cho đến khi vua Champa Jaya Harivarman I giải phóng đất nước Champa vào năm 1149.
Sử Việt Nam có ghi các sự kiện vua Suryvarman II mang quân đánh Đại Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên (11), thì sau khi vua Lý Nhân Tông băng hà, vua Lý Thần Tông còn nhỏ lên ngôi (1128) “Ngày Giáp Dần, hơn 2 vạn người Chân Lạp vào cướp bến Ba Đầu ở châu Nghệ An. Xuống chiếu cho Nhập nội thái phó Lý Công Bình đem các quan chức đô cùng người châu Nghệ An đi đánh... Ngày Quý Hợi, Lý Công Bình đánh bại người Chân Lạp ở bến Ba Đầu bắt được chủ tướng và quân lính”.
Dọc hai bên cầu đá đi vào đền xưa kia là các tượng thần và tượng ác quỷ ở mỗi bên ôm thân rắn naga kéo giành giật nhau tạo ra vũ trụ. Trước đây có tất cả 54 tượng thần và 54 tượng ác quỷ ôm thân rắn ở mỗi bên đường, nay chỉ còn lại một vài tượng mà thôi. Theo Mannikka (5) thì con số 108 của tổng số các tượng là số thiêng liêng của tôn giáo và văn hoá Ấn độ (108 cũng là số lần hiện thân của thần Vishnu, Shiva).
Qua cổng chính ở tường ngoài của đền, du khách bắt đầu vào khuôn viên tầng nhất Angkor Wat. Đây là hành lang với kiến trúc chữ thập nằm chính giữa.Tại đây chúng tôi thấy có nhiều tượng Phật vẫn còn được thờ cúng. Rẽ vào phía trái về hướng bắc đến cửa ra hành lang là nơi mà theo truyền thống người ta đứng dựa vào tường, vỗ ngực để nghe âm vang và nếu có ước nguyện gì sẽ được toại nguyện. Tôi đứng dựa vào cổng tường, ngước mắt nhìn lên trần và vỗ ngực, quả thật có âm vang dội lại. Nhưng ước nguyện có được toại nguyện như mong muốn không thì tôi vẫn chưa được biết. Gần đấy có một kiến trúc gọi là “thư viện”. Toà nhà “thư viện” nằm trong sân ở tầng một ngoài hành lang gần tường ngoài của Angkor Wat hiện nay đang được chính phủ Nhật giúp trùng tu.
Để đến tầng thứ ba của đền Angkor Wat, chúng tôi phải bước đi lên những bực đá rất dốc, rất dễ té và nguy hiểm nếu không cẩn thận. Sự khó khăn này là ngụ ý của người xây đền thể hiện cho người ta biết rằng để đi lên được “vương quốc của các thần”, nơi cư ngụ của họ, không phải là dễ, thử thách ý chí của con người. Tầng thứ ba gồm hai hành lang chữ thập cắt nhau thẳng góc ở giữa. Ở điểm giao tiếp của hai hành lang là trung tâm đền Angkor Wat. Xưa kia trung tâm đền có tượng thờ bằng vàng thần Vishnu, nhưng tượng đã bị mất. Ngày nay trung tâm đền có các tượng thờ Phật. Tháp ở trung tâm đền là tháp cao nhất Angkor Wat, chung quanh tháp là bốn hành lang hình vuông. Ở mỗi góc hành lang là một tháp. Tháp trung tâm và bốn tháp chung quanh tạo thành toà chân trời nổi tiếng của Angkor Wat khi ta nhìn từ đàng xa hay lúc gần đến khuôn viên đền.
Để có thể cảm nhận được Angkor Wat có sức mạnh huyền bí quyến rủ bao nhiêu người đến thăm đền thế nào thì du khách nên đợi đến hoàng hôn. Angkor Wat dưới ánh hoàng hôn, đền với các tháp và đá trở thành vàng đỏ rực ẩn hiện dước bóng cây thốt nốt. Đôi khi lúc hoàng hôn xuống, du khách thấy cảnh hàng ngàn dơi bay quanh đền và trên bầu trời Angkor rất ngoạn mục. Sau khi viếng thăm Angkor Wat, không một du khách nào mà không có ấn tượng và bị ảnh hưởng vào trí tưởng tượng của mình trước kỳ công huyền bí của một nền văn minh đã biến mất. Gần một thế kỷ trước đây, một du khách người Mỹ đã yêu cầu khi bà mất, thì hài cốt bà được rãi ở cầu đá dẫn vào đền Angkor Wat, năm 1936 ước nguyện của bà đã được toại nguyên (3).
Ta cũng có thể hiểu được tai sao gần đây tài tử Angelica Jolies sau khi đến Angkor đóng phim “Tomb Raiders” đã bị thu hút và trở thành một công dân danh dự và là sứ giả cho đất nước Cambodia, cô có một con nuôi là một em bé Khmer.
Sau vài tiếng đồng hồ thăm Angkor Wat, chúng tôi rất mệt, đi trở ra và dùng bửa ăn trưa trong một quán ăn trước đường đi vào Angkor, ở đây có rất nhiều quán ăn. Tất cả được qui hoạch nằm trong một khu vực cách xa đường vào đền. Dĩ nhiên cũng là nơi tụ tập của nhiều người bán dạo đi theo du khách để bán đồ vật kỷ niệm, postcard, nước uống ..
Angkor Thom
Sau Angkor Wat, chúng tôi đi thăm Angkor Thom kế cạnh Angkor Wat. Đường vào qua cửa Nam của Angkor Thom rất ấn tượng: hai bên là các tượng các thần ôm thân con rắn 7 đầu dài khoảng vài trăm thước dọc hai bền cửa vào thành phố xưa Angkor Thom.
Trung tâm của thành phố Angkor Thom là đền Bayon, với bốn cửa theo bốn hướng. Kế Bayon về phía tây bắc là cung điện vua Phimeanakas, từ đó cũng có một trục chạy về phía đông ra một cửa nữa gọi là cửa “chiến thắng”. Angkor Thom vì thế có hai trung tâm thể hiện hai thời kỳ lịch sử xây dựng khác nhau hình thành Angkor Thom. Khi Mouhot đến đây thì từ tường thành của Angkor Thom vào trong là rừng rú dầy đặt, cây cao, dây leo khắp nơi không thể nào biết là có thành phố, đền, điện cổ trong đó. Hỏi vài cư dân trong làng gần đó thì chỉ biết là trong đó có điện đổ nát với nhiều đá đổ ngỗn ngang giữa rừng và trẻ con thường hay chơi trò chơi ẩn núp trong nhóm đá tượng bị rừng che phủ. Rất khó khăn để đi đến nơi, Mouhot đã ngỡ ngàng trước các tháp mà trên đó ở bốn hướng là tượng mặt người mĩm cười huyền bí giữa cảnh đổ nát trong rừng thẳm, mà bây giờ là vị trí của điện gọi là Bayon, với các điêu khắc trên một số nền bệ đá chung quanh các tháp mô tả các huyền thoại, cảnh chiến trận, cảnh đời sống xã hội, văn hóa của một nền văn minh đã biến mất mà không ai biết. Phải mất một thời gian nghiên cứu lâu năm sau này qua các các bia ký còn sót lại mới biết được tượng mặt người huyền bí trên các tháp của Bayon là bodhisattva Avalokitesvara Samanthamukha biểu tượng cho vua Jayavarman VII. Angkor Thom được Jayavarvan VII xây dựng sau Angkor Wat gần 100 năm.
Đặc biệt ở Bayon so với các nơi khác là sự hiện diện trội hẳn của ảnh hưởng Phật giáo Mahayana mặc dầu có sự chồng chéo với ảnh hưởng Ấn giáo so với các đền điện khác ở Angkor. Cũng không lạ gì vì người tạo Bayon và xây dựng nhiều nhất ở Angkor Thom là vua Jayavarman VII, vị vua theo phật giáo Mahayana. Dưới triều vua Jayavarman VII, Angkor đã lên đến tuyệt đỉnh thể hiện trên kiến trúc, nghệ thuật và quyền lực. Sau Jayavarman VII, Angkor bắt đầu suy sụp và cuối cùng điêu tàn, và hoàn toàn bỏ trống sau khi bị quân Xiêm tàn phá.
Từ xưa đến nay Angkor Thom có ấn tượng vào du khách đến thăm không kém sức mạnh huyền bí của Angkor Wat. Giữa quang cảnh đỗ nát, đi quanh những tảng đá lớn nằm ngỗn ngang ở Bayon, nhìn lên khắp nơi mọi hướng lúc nào ta cũng thấy tượng đầu người mĩm cười hiểm bí trên các tháp nhìn ta đi thăm quan như muốn cho ta biết là tất cả đều vô thường trên thế giới này, ngay cả Bayon trước mắt du khách. Có tổng cộng 256 gương mặt đá trên 54 tháp nhìn khắp hướng ở Bayon.
Cấu trúc đền Bayon gồm ba tầng, Cả ba tầng đều bị hư hại, đổ nát, gạch đá nằm ngỗn ngang. Năm 1924, Henri Parmentier (nhà khảo cổ Pháp, người thành lập ra viện bảo tàng Chàm ở Đà Nẵng) đã tìm được ở Bayon một tượng bồ tát Lokesvara. Sau này trong lòng trung tâm Bayon, một tượng Phật lớn cũng được tìm ra. Điều này chứng tỏ Bayon là đền thờ Phật giáo chứ không phải Ấn giáo như người ta nghĩ lúc ban đầu.
Trên một số các bệ đá làm nền chung quanh tháp Bayon ở tầng một là các điêu khắc tuyệt tác. Những bức tranh phù diêu tạc trên đá mô tả rất sống động cảnh diễn hành của vua và hoàng gia, trận thuỷ chiến giữa quân Khmer, Chàm, Xiêm, các người Hoa buôn bán, sinh hoạt ở chợ. Ta hảy tưởng tượng hình ảnh sống động mà sứ giả Trung Hoa Châu Đạt Quan (Zhou Daguan) của nhà Nguyên Mông cổ có mặt tại Angkor trong năm (1296-1297). Năm 1296, Châu Đạt Quan diễn tả cảnh tuần hành của vua Indravarman cầm gươm thiêng, preah khan, như sau: “Khi nhà vua ra khỏi điện, binh lính đi dẫn đầu; kế đó là cờ, biểu ngữ và âm nhạc. Cung nữ, từ ba đến năm trăm, mặc y phục trang trí hoa, hoa cài trên tóc, cầm đèn cây trên tay, và tạo thành một đội. Ngay cả lúc ban ngày, đèn cầy vẫn được thắp đốt. Kế đó là những tỳ nữ, mang giáo và khiêng, nhóm hộ hệ vua, xe kéo bởi dê và ngựa, làm bằng vàng đi kế tiếp. Các quan lại và hoàng tử ngồi trên lưng voi, và đằng trước họ, người ta có thể thấy từ xa, hằng hà sa số gọng dù màu đỏ. Sau họ là vợ và các nàng hầu của vua trong cáng, xe keo, trên lưng ngựa và lưng voi. Họ có hơn một trăm lọng trang trí bằng vàng. Sau họ là nhà vua, đứng trên lưng voi, cầm gươm thiêng. Ngà voi được bao bọc bằng vàng..
“Ông mô tả một thành phố phù hợp chính xác với thành phố của nhà vua Jayavarman VII, Angkor Thom ngày nay, với các tường và hào bao bọc chung quanh, năm cửa với cầu bắc ngang phía trước được trang trí bởi các tượng thần, tháp vàng (Bayon) ở chính giữa thành phố, tháp đồng (Baphuon) một dặm về phía bắc, cung điện hoàng gia một dặm nửa xa hơn về cùng hướng bắc. Ở ngoài thành phố Angkor Thom, Châu Đạt Quan có nói là về phía nam, có tháp Lu Phan (Phnom Bakheng) và mộ của Lu Pan (Angkor Wat).
Baphuong, Cung điện hoàng gia, sân voi và tượng “vui cùi”
Cạnh Angkor Thom Bayon là đền Baphuong nổi tiếng. Tiếc thay lúc này đền đang được rào đóng vì đền đang được trùng tu. Xưa kia đền Baphuon, xây trên một ngọn đồi, rất lớn hùng vĩ chỉ sau Angkor Wat trong quần thể Angkor. Tại đây trong lúc đi ngang qua đền để đến khu cung điện đã đổ nát của các vua Angkor, chúng tôi gặp một du khách Pháp đang phát họa đền và chi tiết các cột trụ. Hỏi qua mới biết ông hiện đang làm việc ở Saigon đến viếng Angkor vài ngày trong những ngày nghĩ. Ngoài quyển sách hướng dẫn Lonely Planet về Cambodia, ông còn có mang theo các quyển sách hướng dẫn khác chuyên môn về nghệ thuật ở Angkor để tham khảo. Ông cho biết trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp (Ecole Francaise d’Extreme Orient) dưới sự lãnh đạo của kiến trúc sư Pascale Rogère đang giúp chính phủ Cambodia trùng tu đền Baphuong. Trong 9 năm liền, kiến trúc sư Pascal Rogère của trường Viễn Đông Bác Cổ đã làm việc, lui tới trong khu vực Baphuon, ông hầu như biết từng phiến đá (4). Có khoảng 300,000 tảng đá nằm ngỗn ngang quanh đền và trong rừng chung quanh khu vực đền đã và hiện đang được phân loại, đánh số để tái phục và kiến tạo lại cấu trúc đền Baphuon.
Trường Viễn Đông Bác Cổ được thành lập vào năm 1908, mục đích ban đầu là bảo vệ di tích Angkor khỏi bị mất mác, huỷ hoại do thiên nhiên và con người lấy trộm hay phá hư di tích. Nhưng con người mới chính là nguy cơ to lớn cho di tích Angkor và các đền khác ở Cambodia. Trong các năm chiến tranh loạn lạc ở các thập niên 1960 đến 1980, rất nhiều hiện vật như tượng đã bị lấy đi, đầu tượng bị đục mất... Ngay cả nguyên cả một bức tường có các điêu khắc tuyệt tác ở đền banteay Chmar xa vắng gần biên giới Thái Lan đã bị lấy đi mất. Những hiện vật này đa số sau đó xuất hiện trên thị trường buôn bán đồ cổ ở nhiều nơi. Bangkok là một trung tâm buôn bán đồ cổ Khmer.
Cung điện hoàng gia Phimeanakas, nay hầu như chỉ là bãi đất trống nằm giữa một số tường thành còn sót lại. Trong khu hoàng gia còn hai hồ nước lớn gọi là Srah Srei và Srah Bros nơi xưa kia vua, cung nữ trầm mình tắm. Châu Đạt Quan đã viết Độ đã viết về cung điện hoàng gia như sau (9): “Ở đây có một tháp vàng (Phimeanakas), trên lầu cao nhất của tháp là nơi nhà vua ngủ. Mọi người dân ở đây cho là trên tháp đó có hồn của một con rắn chín đầu. Rắn này là chủ của tất cả đất đai trên xứ sở. Hồn rắn xuất hiện nữa đêm dưới dạng một người đàn bà. Chính với hồn rắn này mà nhà vua ngủ và kết hợp chung”.
Tại cung điện hoàng gia, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một phiến đá tạc bằng chữ Sanskrit kể về sự nghiệp của vua Jayavarman VII như sau. Lúc thiếu thời, khi Jayavarman VII mang quân đi đánh Chiêm Thành (Champa), thì cha mất. Vua Yasovarman II lên ngôi, nhưng bị Tribhuvanaditya tiếm ngôi. Ông trở về đợi lúc có thời cơ để phục hồi ngôi vua. Khi Champa mang binh đánh phá Angkor và tiêu diệt Tribhuvanaditya, ông tự xưng là vua và khởi nghĩa chống lại Champa. Cuộc chiến với Champa rất là gay go qua nhiều trận đánh và cuối cùng toàn thắng giải phóng đất nước. Sau đó, Jayavarman VII trả thù mang quân đánh Champa, Champa bại trận và trở thành một tỉnh của Khmer. Đây là khúc quanh lớn trong lịch sử của cả Champa và Cambodia. Ở Bayon và Banteay Chmar có các điêu khắc về cảnh thủy chiến với Champa rất sống động. Banteay Chmar khoảng 150 km về phía tây bắc Angkor gần biên giới Thái Lan hiện nay, được Jayavarman VII xây dựng tưởng niệm con ông và bốn tướng lảnh hy sinh đánh Champa. Banteay Chmar có kiến trúc tương tự như Bayon với tháp bốn mặt, nằm trên con đường lộ xưa nối liến Angkor với Phimai và cao nguyên Khorat (nay thuộc Thái Lan).
Đi bộ ra khỏi khu cung điện hoàng gia, qua ngôi đền nhỏ thuộc niên đại gần đây với bức tượng Phật mạ vàng cao lớn, chúng tôi đến khu “sân voi” (Elephant terrace) nơi xưa kia vua cùng quan thần xem cưỡi và đấu voi. Xưa kia ở đây là dinh thự của vua làm bằng gỗ, vì thế qua nhiều thế kỷ và thăng trầm của lịch sử đã không còn. Vào cuối thập niên 1960, nhà khảo cổ Pháp Bernard Philippe Groslier trong lúc trùng tu sân voi, đã tìm thấy chân của một cột gỗ to lớn, đây là vật duy nhất còn lại của các kiến trúc gỗ đã biến mất. Gần đây, nhà khảo cổ Roland Fletcher thuộc đại học Sydney trong chương trình nghiên cứu về nguyên do sự sụp đổ bỏ hoang của Angkor, đã khảo sát các chất liệu do dân cư Angkor xưa sinh hoạt để lại dọc và dưới kênh đào quanh Angkor, đã nhờ cơ quan khoa học nguyên tử Úc (Australian Nuclear Science and Technology Organisation) thẩm định thời gian qua phóng xạ của bệ cột gỗ do Groslier tìm được cho thấy tuổi của cột là khoảng năm 905 đến 984 AD (10). Điều này cho thấy khu cung điện hoàng gia và sân voi đã được xây dựng ít nhất là từ thế kỷ thứ 10. Trên khu này còn sót lại một tượng “vua cùi”, tương truyền là vua Jayavarman VII. Trên các tường, bệ chung quanh sân là những điêu khắc đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật Khmer Angkor: voi diễn hành, cưỡi voi chơi polo... Ở các góc tường bệ là các tượng điêu khắc hình chim thần garuda dùng tay nâng đở sân.
Sau nhiều giờ thăm viếng đến xế chiều và sắp sửa hoàng hôn, anh hướng dẫn viên khuyên chúng tôi sửa soạn lên xe để đến đền trên đồi Bakheng xem cảnh mặt trời lặn lúc hoàng hôn trên quần thể Angkor.
Phnom Bakheng
Phnom Bakheng là một ngọn đồi nằm giữa Angkor Wat và Angkor Thom. Đây là trung tâm của vương quốc Khmer đầu tiên ở Angkor, gọi là Yasodharapura. Phnom Bakheng là ngọn núi thiêng của Angkor, như núi Meru thiêng liêng trong thần thoại Ấn độ giáo. Trên đỉnh Phnom Bakheng là một đền thờ đã đổ nát. Nơi đây trên mặt đất đá, các nghệ nhân Khmer xưa đã khắc xuống nền đá một bàn chân khổng lồ. Tương truyền rằng bàn chân này là của đức Phật. Đặc biệt ở đây, mỗi ngày khoảng gần 6 giờ chiều, các du khách đến tụ tập rất đông ở chân đồi Phnom Bakheng để lên đỉnh xem mặt trời lặn trên quần thể Angkor. Đa số đều muốn đi bộ, theo một ít các bậc thềm và các lối đi gập ghềnh đầy đá, rễ cây... Có nhiều đoạn phải cẩn thận vì rất nguy hiểm nếu sơ ý. Ai yếu hay sợ cực nhọc có thể dùng dịch vụ cỡi voi lên đồi. Tại đây tôi thấy rất nhiều du khách Nhật, Nam Hàn. Những người yếu hay lớn tuổi thường dùng voi để lên đồi.
Trên đỉnh đồi lúc này du khách rất đông, tất cả đều nhìn về hướng tây nơi mặt trời sắp sửa lặn trên mặt nước biển hồ Tonlé Sap ở chân trời. Về phía tây nam là đền Angkor Wat đang tắm dưới ánh hoàng hôn vàng đỏ của mặt trời sắp lặn. Khi Mouhot khám phá ra Angkor, ông có lên đỉnh Phnom Bakheng nhìn xuống quần thể Angkor và đã mô tả như sau : “Tất cả vùng này giờ đây vắng lặng và cô quạnh, mà trước kia chắc chắn phải là sống động nhộn nhịp và vui vẽ; nay chỉ còn lại tiếng hú của các loài dã thú và các tiếng chim kêu giữa sự im lặng cô đơn mà thôi”. Mouhot chắc chắn sẽ không tưởng tượng nổi là lúc này tôi đang đứng ở chổ mà trước đây ông đã đến giữa đám đông hàng trăm du khách từ khắp năm châu đang quay phim, chụp hình và nói chuyện náo nhiệt.
Một sự kiện lý thú về Phnom Bakheng là nó có tác dụng như một cái trống, phản hồi và cộng hưởng âm thanh. Ly’do là ở dưới tháp cao chính của đền có một vùng trũng tạo nên âm thanh vang dội cộng hưởng. Ngoài ra ở đấy cũng có một mộ vuông nằm sâu trong lòng đất, mộ này có duyên cơ từ câu truyện thần thoại “Mười hai cô gái Angkor”. Câu chuyện kể về một người tiều phu nghèo có 12 người con gái, một trường hợp được coi là kém may mắn. Vì ông không thể nuôi nổi gia đình, ông đã mang con vô rừng bỏ, nhưng không thành công lúc đầu. Lần thứ hai thì ông thành công, nhưng thay vì chết, 12 cô gái được bà hoàng hậu Santhomea của thế giới chằng tinh cứu. Bà Santhomea mang các cô gái về nuôi chúng như con mình. Sau này vì quá cô đơn, các cô đã bỏ trốn. Chúng đến vương quốc Angkor, tại đấy vị vua trị vì đã thương các cô và mang về làm vợ. Các cô đã sống trong hạnh phúc cho đến một ngày khi bà hoàng Santhomea tìm được tông tích của các cô. Để trả thù, bà đã mê hoặc vua và làm cho vua đuổi nhốt các cô gái vào một hố sâu trong lòng đất, sau khi đã khoét mắt các cô. Đây là lần thứ ba các cô đã bị bỏ rơi cho chết. Một trong các chị em đã dấu được một con mắt và vẫn còn có thể thấy được. Người con gái một mắt giúp tìm thức ăn cho các chị em sinh sống. Một trong các cô có mang một đứa con trai. Người con trai này lớn lên trả thù cho mẹ và các dì của mình. Anh ta đã giết được bà chằng tinh Santhomea và các chị em được trở về với nhà vua sống hạnh phúc.
Chúng tôi và anh hướng dẫn viên đi bộ xuống đồi, anh tài xế đã đợi sẳn giữa sự náo nhiệt của lượt người và xe cộ đón du khách trở về Siem Reap. Đến Siem Reap cũng là lúc thành phố bắt đầu lên đèn.Tối hôm đó, chúng tôi đi dạo phố, ăn tối ở một nhà hàng trước cửa một nhà khách. Đây cũng là dịp để rữa và mua thêm phim mới cho ngày mai. Các quán ăn như vậy có rất nhiều dọc đường chính nơi có nhiều nhà khách với đa số là Tây ba lô ở trọ. Bửa ăn tối với các món ăn Khmer rất ngon. Tại một tiệm rữa hình, chủ là gia đình người Hoa, ông chủ rất nồng hậu đón khách, vui vẽ và ngạc nhiên khi biết chúng tôi là du khách từ Việt Nam. Người Hoa và Việt đã trở lại buôn bán sinh hoạt bình thường ở tỉnh Siem Reap và vùng Battambang. Cách đây không lâu, khi Khmer Rouge vẫn còn hoạt động trong vùng quanh Siem Reap và Angkor, an ninh rất bất ổn và là mối hiểm họa cho cộng đồng người Việt, Hoa.
Ta Phrom
Ngày hôm sau chúng tôi tiếp tục nhờ anh hướng dẫn viên đẫn đi thăm các đền Thommanon, Chao Say Tevoda, Ta Phrom, Neak Pean,.. Đền Thommanon nằm gần cửa “Chiến Thắng” của Angkor Thom. Trong thập niên 1960, đền đã được trường Viễn đông Bác cổ trùng tu bằng phương pháp phục hồi dùng vật liệu giống như vật liệu ban đầu (anastylosis). Trung tâm đền nằm giữa hai cổng tháp, một ở đông và một ở tây. Kiến trúc đền Thommanon thuộc loại cổ điển Angkor Wat, tương tự như kiến trúc đền Phimai ở Thái Lan mà trước kia trong năm 1984 tôi đã có dịp viếng thăm. Sau 20 năm rồi, tôi thực sự hôm nay mới có dịp đứng chiêm ngưỡng và nhớ lại những xúc động, cảm giác bồi hồi ngày xưa khi đứng trước ngôi đền cổ, đổ nát của nền văn minh rực rỡ đã đi qua trong quá khứ. Cảm giác của tôi hôm nay cũng không kém thuở trước. Tôi đi quanh đền và vào trong chánh điện, chụp một vài tấm hình kỷ niệm và để sau này sẽ so sánh với đền Phimai khi trở về. Trên tường đền, có điêu khắc rất đẹp những cảnh trong thần thoại Ramayana, như Vishnu cười chim thần Garuda.
Đối diện với đền Thommanon, bên kia đường, là đền Chao Say Tevoda có kiến trúc tương tự, nhưng bị đổ nát vì chưa được trùng tu bao giờ. Đền không lớn, nhỏ hơn đền Thommanon một chút, trước cửa vào đền có bảng thông tin cho biết là Chao Say Tevoda hiện đang được chính phủ Trung Quốc giúp tùng tru lại. Vì đền đang trùng tu nên du khách chưa được phép vào.
Đền Thommanon và Chao Say Tevoda được vua Suryavarman II xây dựng cùng thời với Angkor Wat. Thommanon thờ thần Vishnu nhưng đền Chao Say Tevoda thờ thần Shiva.
Vì không còn nhiều thời gian và muốn đi đến đền nổi tiếng Ta Prohm, nơi trường Viễn Đông Bác Cổ đã cố ý giữ lại tình trạng ban đầu của đền lúc được khám phá từ trong rừng rậm để giử lại cho hậu thế cảm quan khi đến thăm đền, nên chúng tôi vội vã lên xe. Tôi rời đền Thommanon trong tiếc nuối. Ta Phrom, nơi phim “Tomb Raiders” được quay đã đưa cô tài tử Angelica Jolies trở thành nổi tiếng chính là đền do vua Jayavarman VII xây.
Thường ở trung tâm các tháp có kiến trúc đá tượng trưng dương vật linga biểu hiện của thần Shiva và âm vật Yoni, đặc điểm của văn hóa và tôn giáo Ấn độ. Tôi có giải thích ý nghĩa của linga và yoni cho bạn đồng hành của tôi. Sau khi hiểu được vật thể tượng trưng của linh phù linga và yoni, bạn tôi đều cười mỗi lần khi gặp các vật trên được thờ ở chính giữa các điện tháp.
Ta Phrom là đền lãng mạng nhất ở Angkor, được vua Jayavarman VII xây năm 1186 để tưởng niệm mẹ của nhà vua, Jayarajachudanami, dưới dạng tượng quan âm bồ tát Bát Nhã Ba la mật (Prajnaparamita, tượng trưng cho sự sáng suốt uyên thâm) và tượng thầy của vua, Jayamangalartha. Cả hai tượng được dặt trong đền. Các cây cổ thụ mọc ngay trên đền, với rễ cây to lớn bao phủ các tháp và kiến trúc đền. Đó là hai loại cây, Ficus religiosa và cây bông gạo (kapok). Đền có không khí bị bỏ hoang trong rừng, các tảng đá lớn đỗ nằm lỗn ngỗn khắp mọi nơi từ các tháp, kiến trúc bị sụp đổ, do các cây rừng tàn phá từ bao thế kỷ. Viếng đền Ta Phrom mới cảm nhận được cảm tưởng của những người tìm lại được Angkor lúc ban đầu khi họ chứng kiến được Angkor trong trạng thái bỏ hoang trong rừng rú. Chính vì đặc điểm này mà rất nhiều du khách đến thăm đền. Trong hầu hết lộ trình của các chuyến thăm quan du lịch quần thể Angkor, cũng như Angkor Wat, Ta Phrom là một địa điểm phải được ghé thăm.
Neak Pean
Neak Pean là một đền nhỏ, trước kia là nằm giữa một hồ nhân tạo lớn gọi là Jayatataka, đây là hồ nước nhân tạo xưa, lấy từ sông Siem Reap, mà người xưa ở Angkor dùng để canh tác, nay đã hoàn toàn khô, không còn nữa.
Ở giữa hồ hình vuông là một đảo tròn nhỏ, có một tháp chung quanh là tượng rắn thần naga. Châu Đạt Quan có viết rằng hồ nước có nhiều hoa sen và tháp có nóc bằng vàng. Nay thì tháp được trang trí bằng những điêu khắc hình ảnh đức Phật và bồ tát Bodhisattva Avalokiteshvara (tượng trưng cho từ bi). Một tượng con ngựa tượng trưng cho bồ tát, đó là ngựa Balala. Theo truyền thuyết Phật giáo, thì đức bồ tát đã hóa thân thành con ngựa Balala để cứu một nhóm thương nhân bị đắm tàu.
Một đặc điểm của Neak Pean là có bốn buồng nhỏ chung quanh đảo. Mỗi buồng có một vòi phun nước, một buồng giống hình con voi, một giống sư tử, một giống con ngựa và một giống hình người. Từ những vòi này là nước trong veo chảy ra mà theo Châu Đạt Quan là được những người hành hương dùng để rữa hết tội lỗi. Neak Pean là kiến trúc biểu tượng hồ thần tiên Anavatapta mà theo truyền thuyết Ấn Độ là ở trên núi Hi Mã Lạp Sơn có các nước phun ra từ các đầu thú vật (9).
Preah Khan
Giống như Ta Phrom, đền Preah Khan vẫn còn như trong trạng thái hoang dã với các cây cổ thụ mọc trên kiến trúc đền. Tổ chức Quỷ Bia tượng Thế giới (World Monuments Fund) trước đây khi trùng tu và bảo quàng đền đã quyết định giữ các cây cổ thụ lại và bảo tồn đền như một phần đổ nát ở trạng thái thiên nhiên. Chung quanh đền là rừng, nên đền có một không khí rất cổ kính, tôn nghiêm và hoang dã. Một nơi thơ mộng, rất lý tưởng để suy tư, trầm ngâm trong yên lặng. Tuy vậy cũng như ở Ta Phrom, du khách đến đây rất nhiều vì thế mất đi nhiều không khí tôn nghiêm cổ kính.
Preah Khan, Ta Som và Neak Preah là một nhóm đền gần Jayatataka. Cũng như Bayon ở Angkor Thom, cả ba đền là kiến trúc Phật giáo được vua Jayavarman VII xây dựng. Preak Khan và Ta Som là đền được xây để tưởng niệm cha của vua Jayavarman VII. Như đã nói ở trên, Preah Khan có nghĩa là “gươm thiêng”, mà trong huyền thoại là của vua Jayavarman II trị vì vào khoảng cuối thế kỷ thứ 9. Preah Khan xây vào năm 1191 có chứa tượng vua cha Dhara Nindravarman II dưới dạng bodhisatva Lokesvara tên là Jayavarmesvara (9). Cũng như Bayon, đền được xây là đền Phật giáo nhưng sau khi vua Jayavarman VII mất, các vị vua kế vị đã biến đền thành đền thờ Ấn giáo. Các bàn thờ được xây thêm thờ các thần Ấn giáo như Shiva, Vishnu. Một số các điêu khắc đức Phật bị đục bỏ, một số khác thì râu được thêm vào để trở thành các hiền nhân rishi Ấn độ.
Preah Khan rất lớn khoảng 57 hectares, được bao bọc bởi bốn lớp tường thành và một hào nước bên ngoài. Preah Khan không phải chỉ là một đền thờ mà thật ra là một thành phố nhỏ. Những ký tự tìm được ở Preah Khan có nói đến một cộng đồng hơn 90 ngàn dân sống trong vòng đai đền. Chổ ở của các thầy tu, học trò và các người chăm sóc đền chắc là ở khoảng giữa bức tường bên ngoài và bức tường thành thứ hai.
Từ chổ đậu xe ở cổng hướng đông, chúng tôi đi bộ vào đền Preah Khan. Đường đi vào Preah Khan, hai bên là hàng dài các tượng đèn đá, sau đó là qua một cầu giống như ở Angkor Thom với hai bên là các thần và quỷ ôm con rắn chín đầu. Điều này cho thấy Preah Khan trước đây là chổ ở của hoàng gia, có thể nơi đây Jayavarman VII làm cung điện trong khi Angkor Thom đang được xây dựng. Qua cầu đá là đến cửa thành vòng ngoài, cửa thành được bảo vệ bởi các tượng chim thần Garuda to lớn. Trên cửa là tháp (gopura) rất hùng vĩ. Đi qua hai bức tường thành nữa là đến hệ thống kiến trúc đền với các điện, hành lang, phòng, đền thờ. Trong điện được gọi là “Điện người múa”, vì trên mi cửa vào là các điêu khắc vũ nữ apsara rất đẹp, thỉnh thoảng có tổ chức những điệu múa truyền thống Khmer. Giữa trung tâm Preah Khan có một tháp hình chuông (stupa) cho thấy đền Preah Khan ban đầu được xây là đền phật giáo.
Ở Preah Khan có một bệ đá khắc chữ, liệt kê các công trình kiến trúc được vua Jayavarman VII xây dựng (9), trong đó có 23 tượng đá gọi là Jayabudha mahanatha được biết là có đặt ở các thành phố trong đó có Lopburi, Suphan, Ratburi, Phetchaburi, Muang Sing (hiện nay nằm trên lảnh thổ Thái Lan). Tên tượng cho phép ta đoán là các tượng này tượng trưng cho nhà vua.
Bia đá khắc ở Preah Khan cũng có nói đến 121 nhà nghĩ mà nhà vua xây dọc đường trên vương quốc. Các nhà nghĩ chân này vẫn còn tồn tại một thế kỷ sau vì Châu Đạt Quan đã viết về chúng trong chuyến lưu hành ở Angkor của ông như sau “Trên những đường lộ chính, có các nhà nghĩ tương tự như các nhà nghĩ đưa thư tín của chúng ta”. Ngoài ra nhà vua còn cho xây 102 bệnh viện khắp trên vương quốc mà hiện nay vị trí của 32 bệnh viện này đã được xác định.
Sau khi thăm quan Preah Khan là đã xế chiều, mặc dầu tinh thần còn nhiều phấn khởi, chúng tôi rất mệt mỏi vì đi bộ rất nhiều từ ngày hôm qua đến ngày hôm nay, và đầu óc choáng ngộp với bao dữ kiện và thông tin. Chúng tôi nói với anh hướng dẫn viên về Siem Reap sớm để nghĩ ngơi. Nói chung trong hai ngày chúng tôi đã thăm quan những đền quan trọng và lý thú nhất trong quần thể Angkor. Sau khi nghĩ ngơi ở khách sạn, chúng tôi đi dạo quanh và vào chợ mua trái cây về phòng ăn, sau đó đến cà phê Internet gọi điện thoại về Saigon. Phải nói giá cước gọi đi Việt nam rất mắc so với các nước khác, mặc dầu hai nước rất gần nhau. Ở khách sạn chúng tôi ở, các nhân viên đều lịch thiệp và lanh lợi. Họ hỏi chúng tôi muốn đi đâu, họ sẽ gíup đỡ. Khi tôi nói là có ý định muốn đi mua phim ảnh cho máy chụp ảnh và quay phim, họ dùng xe Honda chở chúng tôi đến tiệm gần khách sạn. Tối hôm đó, chúng tôi do dự trong sự chọn lựa đi thăm quan ngày mai: biển hồ Tonle Sap hay tiếp tục đi thăm quần thể Angkor ở vòng ngoài. Angkor vẫn là quyến rủ không thể cưỡng lại. Chúng tôi nhờ khách sạn mướn xe đi thăm Banteay Sreii và các đền chưa thăm. Lúc đó chúng tôi mới biết là chính ông chủ nhà khách Tasom, người đã đưa chúng tôi đến khách sạn, sẽ là người lái xe chở chúng tôi đi thăm quan. Chuyến đi này chúng tôi không có hướng dẫn viên du lịch, và thật ra cũng không cần nữa vì các chi tiết lịch sử, kiến trúc đền đều có thể biết qua các sách hướng dẫn du lịch như Lonely Planet.
Banteay Srei
Chủ “nhà khách Ta Som” là người Khmer rất hiền lành và hoạt bát. Ông tên là Mang Meng, ông dùng xe nhà đích thân chở chúng tôi đi thăm quan. Ông có kể là ngày xưa ông dã từng trong quân đội chính phủ Hun Sen chống lại với Khmer Rouge trong thời chiến tranh. Nay ông đã giãi ngũ và làm ăn sinh sống. Trên đường đi Banteay Srei, ông chở chúng tôi ngang khu phố dọc bờ sông SiemReap nơi có nhiều dinh thự và nhà lớn. Ông nói nơi đây là chổ cư ngụ của tỉnh trưởng Siem Reap và các quan chức quan trọng. Họ rất giàu có và sang trọng, dĩ nhiên là nhờ có sự tham nhũng và thoái hóa mà đa số dân chúng đều biết.
Ra khỏi thành phố Siem Reap, đường đi đến Banteay Srei rất tốt, được cải tiến rất nhiều so với mấy năm trước đây. Hai bên đường là các hàng cây được trồng và tân trang lại. Theo ông chủ xe thì chính quyền tỉnh Siem Reap đã mua lại rất nhiều đất của dân để nới rộng đường. Có nhiều người trong chính quyền tỉnh đã dành và tiếm dụng đất chung quanh vùng vì hiện nay ở Siem Reap và nhiều nơi khác trên Cambodia giấy tờ chủ quyền không có hay không rõ ràng. Chúng tôi đi qua nhiều thôn xóm Khmer và thấy được cảnh sinh hoạt của người dân. Đa số họ sống rất nghèo khổ.
Đền Banteay Srei là tuyệt tác của nghệ thuật tôn giáo Balamon Ấn độ. Đền gồm ba lớp, qua cầu đá đi vào cổng đền là vòng ngoài, đến cầu đá thứ hai qua hào nước (nay không còn) là cổng vào vòng giữa và cuối cùng là vòng trong gồm các đền thờ và hai toà kiến trúc gọi là “thư viện”. Trước ảnh (mandapa) nối với trung tâm đền là các tượng người bảo vệ đền. Các tượng này thật ra chỉ là tượng sao bản, tượng cổ nguyên thủy hiện nay được giữ bảo quản ở Viện bảo tàng quốc gia ở Phnom Penh. Trên mi cửa (lintel) ở cửa hành lang điện sảnh là những điêu khắc tỉ mỉ chi li tuyệt tác. Trên sân nhỏ giữa đền ở vòng trong có ba đền thờ: kiến trúc đền thờ phía bắc thờ thần Vishnu, đền trung tâm và đền phía nam thờ thần Shiva.
Chính tại Banteay Srei vào năm 1923, nhà văn Pháp trẻ 22 tuổi Andre Malreau cùng vợ tên là Clara và người bạn thời thơ ấu đã đục lấy đi các tượng tổng cộng hơn 600 ký, chở đi trên ba xe bò, và sau đó dùng tàu thủy đến Phnom Penh để bán cho người mua mà họ đã thương lượng trước đó. Nhưng may thay, tại đấy, cả ba bị bắt và bị kết án ba năm tù. Bản án tuy vậy không được thực thi nhưng vụ án này đã được phổ biến rộng rãi trên báo chí và từ đó thúc dục nhà cầm quyền thực thi vai trò quan trọng của sự bảo tồn và bảo vệ những kiến trúc quí giá ở Angkor. Phương pháp phục hồi (analystolosis) bắt đầu được dùng đầu tiên bởi nhà khảo cổ Marchal ở đền Banteay Srei để phục hồi những chổ bị hư hại. Nhà văn Vương Hồng Sển khi viếng Banteay Srei vào năm 1940, thấy đền hầu như nguyên vẹn sau khi được phục hồi, lúc đó còn ở giữa rừng hoang (nay trước đền là con lộ lớn nhiều xe đi lại và các hàng quán, quày hàng bán đồ cho khách đến thăm).
Trên đường trở về Siem Reap, chúng tôi nhờ ông Mang Meng ghé qua vài ngôi đền khác trong quần thể Angkor mà các ngày trước chúng tôi chưa có dịp viếng thăm được. Cụ thể là các đền Mebon Đông, Ta Som và Ta Keo.
Mebon Đông (East Mebon)
Mebon Đông xưa kia nằm trên một hòn đảo nhỏ giữa một hồ đập nước lớn hình chữ nhật, gọi là “Đông Baray”. Châu Đạt Quan gọi hồ này là Đông Hồ. Đền Mebon Đông có tất cả các đặt tính của một đền núi, tượng trưng cho núi thiêng Meru. Muốn đến được đền phải đi bằng thuyền, lên nhiều bậc thang đá đến sân đền. Hồ đã biến mất từ nhiều thế kỷ nay. Trên sân đền là năm tháp gồm bốn tháp ở bốn góc chung quanh một tháp lớn ở giữa. Đền được vua Rajendravarman (944-968) xây dựng. Các ký tự tìm được gần đền và trên tượng đá tại đền (được xác định là năm 952) mô tả vị trí các điện thờ linh phù (linga) Sri Rajendresvara, các thần, nhất là Shiva và Parvati, giống như cha và mẹ của vua Rajendravarman. Đền Mebon Đông thuộc vào nhóm đền thờ cha mẹ của vua (3).
Xuống xe gần đền, chúng tôi nhận thấy đây là địa điểm khá xa trong quần thể Angkor nên hầu như không có du khách (trừ hai du khách khác từ Victoria, Úc mà chúng tôi vui vẽ nói chuyện, trao đổi cảm tưởng) và trước cửa đền không có cảnh buôn bán hay hàng quán gì hết. Chúng tôi đi lên đền qua nhiều bậc thang đá, qua tượng hai sư tử đá là đến sân đền. Từ sân đền trên cao nhìn xuống ta có thể thấy một số đền khác ở phía xa và khoảng đất bằng phẳng chung quanh đền của hồ cạn “Đông Baray”. Ở bốn góc sân đền là bốn tượng voi đá lớn và rất đẹp. Vắng bóng du khách, chỉ còn lại có hai chúng tôi đi quanh đền trong cảnh vắng lặng của buổi trưa nắng và vì cảm cảnh chúng tôi đã chụp rất nhiều hình kỷ niệm. Trưa nắng vùng nhiệt đới thường rất gay gắt và làm mọi người uể oải muốn tìm một nơi nào hay về nhà nghĩ mệt hoặc cùng lắm tìm góc cây nào đó dừng chân, nhưng quả thật cảnh hoang vắng trong một đền rộng lớn và yên lặng nhìn được bốn phía từ sân trên đỉnh đền như có gì huyền bí trang nghiêm làm chúng tôi như bị thôi miên, nghiện thuốc đi khắp nơi trong đền. Nhìn ngắm trong lúc tưởng tượng đến cách đây năm sáu thế kỷ nơi đây là chổ người xưa ở quanh vùng đến thờ cúng náo nhiệt, nay chỉ là nơi hoang tàng để lại di tích tuyệt tác của một nền văn minh rực rỡ đã mất.
Đền Mebon Đông không phải là tuyệt tác của nghệ thuật Khmer so với các đền khác trong quần thể Angkor như Angkor Wat, Banteay Srei hay Angkor Thom nhưng là một đền uy nghi vì tầm vóc cao lớn giữa đất bằng chung quanh và có nghệ thuật trang trí qua các linh phù điêu khắc rất linh hoạt và sống động. Xưa kia đền ở giữa hồ, từ xa có thể thấy như ngọn núi thiêng trấn ngự bao trùm chung quanh vùng, đóng vai trò quan trọng là trung tâm tôn giáo và tâm linh của người xưa..
Ta Som
Ta Som là một đền nhỏ, gần Neak Pean và Preah Khan, về phía đông của hồ Jayatataka, được bảo vệ bởi một hào nước nay đã cạn. Vòng trong của đền chỉ có kích thước 30mx20m. Vì thế rất ít người và du khích để ý đến nên rất vắng vẽ khi chúng tôi đến thăm. Đền có hơi đổ nát, chưa được phục hồi.
Giống như ở Bayon, trên tháp (gopura) ở cửa đông và tây là các tượng lớn điêu khắc hình mặt người ở bốn hướng. Trong các hành lang ở đền là các điêu khắc vũ nữ apsara và các thần. Ta Som là đền Phật giáo được xây bởi vua Jayavarman VII vào thế kỷ 12, như ở Preah Khan, đền xây để tưởng niệm vua cha. Cùng với các đền thờ phật giáo khác của Jayavarman VII, sau khi ông mất, các vị vua kế tiếp đã biến chúng thành các đền Ấn giáo. Vì thế các điêu khắc về đức Phật bị đục mất hoặc biến dạng. Giữa đền Ta Spm hiện nay là thờ linga tượng trưng cho thần Shiva thay vì tượng Phật như lúc ban đầu.
Rời Ta Som lúc đã xế trưa, chúng tôi trở về Sieam Reap để sửa soạn về Saigon chiều nay. Trong quần thể Angkor còn rất nhiều đền chưa viếng thăm được, cụ thể là các đền Banteay Kdei, Prasat Kravan, Banteay Samre, Bakong, Roluos, PreRup và các đền ngoài Angkor như Beng Mealea, Banteay Chmar. Tôi tự hứa phải để đến có một dịp khác trở lại thăm và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
Angkor và bài học lịch sử
Vì hôm nay là ngày cuối ở Angkor trước khi trở về Việt Nam vào lúc buổi chiều, chúng tôi quyết định nghĩ ngơi và thong thả đi dạo quanh thành phố Siem Reap sau ba ngày mệt mỏi viếng thăm Angkor. Anh Mang Men chở chúng tôi đi đến văn phòng Vietnam Airlines để đăng ký vé về Saigon chiều nay. Mỗi ngày đều có chuyến bay từ Siam Reap đi Saigon, Bangkok, Hanoi. Ngoài Vietnam Airlines, còn có các hảng hàng không khác của Thái Lan như Thai Airways, Bangkok Airways và Siem Reap Airways. Vietnam Airlines cạnh tranh rất hiệu quả với giá phải chăng và lúc nào cũng đông khách. Phi trường quốc tế Siam Reap rất hiện đại với nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đi thăm kỳ quan Angkor, ở đây trên tường có các câu trích từ tư liệu của các nhà học giả, sử gia nổi tiếng nói về Angkor: Pelliot, Châu Đạt Quan.
Buổi chiều hôm đó, trong lúc đợi phi cơ trở về Saigon, lúc nào trong đầu tôi cũng có một câu hỏi: lý do gì đã gây ra sự sụp đổ và bỏ hoang của Angkor. Lúc ở cực điểm, Angkor có dân số lên đến cả triệu người, xã hội trù phú, văn hóa rực rỡ. Vậy thì phải do một biến cố to lớn gì đó. Đa số các sử gia cho rằng sau khi đã bỏ vào rất nhiều nhân lực, tổn phí xây dựng đền dưới thời vị vua cuối cùng Jayavarman VII, xã hội Khmer đã hoàn toàn suy sụp sau khi kinh đô Angkor bị quân Xiêm tàn phá. Angkor bị bỏ hoang từ đó. Gần đây, một nhóm nhà nghiên cứu của đại học Sydney và trường Viễn đông Bác cổ dùng kỹ thuật ảnh vệ tinh, nghiên cứu địa lý, địa thế kinh rạch và tư liệu xưa cho rằng lý do chính gây ra sự sụp đổ của Angkor là do sự mất thăng bằng về môi trường trong sự xử dụng tài nguyên nước gây ra nạn đói kém và xã hội tan rã. Roland Fletcher (12) cho thấy Angkor là một thành phố trãi rộng từ bờ hồ Tonle Sap cho đến chân núi Phnom Kulen với diện tích khoảng 1000km2, tương đương với thành phố Sydney hiện nay. Angkor vì thế được coi như là thành phố trước cách mạng kỷ nghệ lớn nhất. Thành phố tuỳ thuộc vào hệ thống kênh đào nối liền với các hồ chứa nước, sông và biển hồ Tonle Sap trong mùa nước và mùa khô. Hệ thống cơ sở hạ tầng này cho phép thành phố phát triển với dân số lên đến 750 ngàn dân. Khi dân số lên quá mức, rừng được biến thành đồng lúa, và cây gỗ được khai thác ở vùng quanh núi Kulen (nguồn sông Siem Reap) dẫn tới phù sa tích tụ xuống Angkor gây trở ngại cho hệ thống kênh đào. Đây cũng là một thí dụ về sự sụp đổ của một xã hội đã phát triển thiếu quản lý, lạm dụng môi trường mà sử đã cho thấy nhiếu trường hợp như vậy. Nhà khoa học Jared Diamond (7) trong quyển sách xuất bản gần đây cho thấy một thí dụ là dân đảo Easter đã tự hủy diệt khi tài nguyên rừng bị lạm dụng khai thác quá mức dẫn đến sự biến mất rừng trên đảo và không còn vật liệu để làm thuyền đánh cá sinh sống.
Tham khảo
(1) Michael Freeman, Claude Jacques, Ancient Angkor, Thames & Hudson Ltd, London, 1999.
(2) Vương Hồng Sển, Hơn nửa đời hư, Nhà xuất bản trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003
(3) Maurice Glaise, A guide to the Angkor monuments, translated from French, <http://www.theangkorguide.com/>
(4) Jacque Lange, Angkor, La resurrection du temple montagne, Paris Match no. 2851, 8-19 Jan 2004.
(5) Eleanor Mannikka, Angkor Wat, Time, space and kingship, Allen & Unwin, 1997
(6) Michael (1) Michael Freeman, Roger Warner, Angkor, The hidden glories, David Larken book, 1990
(7) Jared Diamond, Collapse: How societies choose to fail or succeed, Penguin books, 2005
(8) Charles Higham, The civilization of Angkor, University of California Press, 2002
(9) George Coedes, The Indianized states of Southeast Asia, East West Center Press, University of Hawaii, 1968
(10) Ugo Zoppi et al, The contribution of C14 AMS dating to the greater Angkor archeological project, Poster presented at the AMS-9 conference in Nagoya, September 9-13, 2002.
(11) Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 1993.
(12) Roland Fletcher, Damian Evans, Ian Tapley, AIRSAR’s contribution to unđerstaning the Angkor World Heritage Site, Cambodia – Objectives and preliminary findings from an examination of PACRIM2 datasets, Proceeedings of 2002 AIRSAR Earth Science and Application Workshop, NASA Jet Propulsion Laboratory,Cal.,http://airsar.jpl.nasa.gov/documents/workshop2002/papers/P1.pdf