Phnom Penh
Thành phố Phnom Penh được hình thành từ thế kỷ 14 gắn liền với truyền thuyết về ngôi chùa Wat Phnom nổi tiếng. Truyền thuyết rằng vào năm 1372, khi vùng đất này còn là một đầm lầy với một ngôi làng nhỏ sống bằng nghề chài lưới. Sau một trận lũ khủng khiếp, một người đàn bà tên Penh (Đôn Pênh) phát hiện một cây bồ đề dạt ngoài bãi sông, bên trong ruột cây rỗng là 4 bức tượng phật bằng gỗ. Bà Penh kêu gọi dân chúng đắp một qủa đồi nhỏ (Phnom có nghĩa là đồi) và xây dựng ngôi chùa nhỏ (Wat) để thờ 4 pho tượng phật. Vì vậy nơi đó ngày nay được gọi là Wat Phnom.
Sự linh thiêng của 4 pho tượng phật trong Wat Phnom đã khiến cư dân ngày càng đông di chuyển tới sinh sống xung quanh ngôi chùa và dần hình thành một cộng đồng, tiền thân của thủ đô Phnom Penh ngày nay.
Phnom Penh chính thức trở thành thủ đô của người Khmer cách đây khoảng gần 600 năm. Sau khi vua Ponhea Yat từ bỏ Angkor vào năm 1422, ông tìm thấy một vùng đất mới với 5 ngọn tháp. Để tưởng nhớ tới bà Penh, nhà vua đặt tên cho thành phố là Phnom Penh (núi bà Penh). Phnom Penh được lựa chọn làm kinh đô không chỉ đơn giản vì thành phố có 5 ngọn tháp thiêng đó mà còn mang ý nghĩa kinh tế, chính trị và quân sự quan trọng. Thành phố có vị trí trung tâm đất nước, là nơi hợp lưu của các dòng sông lớn, là đầu mối giao thông, nơi thích hợp nhất cho giao thương, buôn bán, vận chuyển lương thực, chuyển quân giữa các vùng miền một cách thuận tiện nhất. Khi mới được chọn làm kinh đô, Phnom Penh nhỏ bé hơn ngày nay rất nhiều với mội vài ngôi làng tập trung ở khu vực bờ sông và Wat Phnom. Các đời vua sau đã vài lần di chuyển thủ đô tới nơi khác, tuy nhiên, với vị trí địa lý thuận lợi của mình, Phnom Penh cuối cùng vẫn là thành phố được chọn là kinh dô của vương quốc cho đến ngày hôm nay.
Mãi cho tới những năm 1880, các kiến trúc sư người Pháp mới quy hoạch thành phố với những con kênh để kiểm soát lũ lụt mùa nước nổi, xây dựng đường xá, cao ốc và bến cảng. Cho đến đầu nhưng năm 20 của thế kỷ 20, Phnom Penh đã được xem là thành phố đẹp nhất Đông Dương.
Phnom Penh tiếp tục phát triển cho đến những năm 60 của thế kỷ 20. Cuộc xung đột vũ trang tại Việt Nam lan rộng ảnh hưởng đến Campuchia. Các thế lực đối nghịch nhau tại Campuchia liên tục tranh giành quyền lực và đẩy đất nước vào xung đột trong suốt những năm đầu thập kỷ 70. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Phnom Penh rơi vào tay lực lượng diệt chủng Khmer Đỏ. Chỉ 3 giờ sau khi kiểm soát thành phố, Khmer Đỏ ép buộc toàn bộ cư dân Phnom Penh phải di tản ra khỏi thành phố, bắt đầu một thời kỳ đen tối trong lịch sử của cả đất nước. Với sự trợ giúp của Việt Nam, Phnom Penh được giải phóng vào ngày 7 tháng Giêng năm 1979. Người dân quay trở lại thành phố bắt tay vào xây dựng lại thủ đô với một sức sống mới hồi sinh.
Ngày nay, diện mạo của Phnom Penh đã có rất nhiều thay đổi. Từ một thành phố chết, Phnom Penh ngày nay náo nhiệt với rất nhiều phương tiện hiện đại trên các đường phố, các loại xe hơi đắt tiền chen lẫn với xe máy và xích lô giữa những phố phường sầm uất. Người dân Phnom Penh luôn sẵn có những nụ cười nồng nhiệt chào đón du khách tới thăm thành phố lịch sử của mình.
Bảo tàng Quốc Gia
Tọa lạc tại góc đường 178 và đường 13, gần. Mở cửa từ 8h đến 17h hàng ngày, giá vé 3USD/ người.
Nét đặc trưng dễ phân biệt của bảo tàng quốc gia là tòa nhà mầu nâu đỏ nằm ngay cạnh khu hoàng cung được khởi công xây dựng vào năm 1920 dưới thời vua Sisowath. Hơn 5000 hiện vật đang được trưng bày bao gồm những bức tượng, phù điêu, linga và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thời kỳ Angkor. Đáng chú ý nhất bức tượng vua Cùi (phong hủi) huyền bí. Mặc dù, bảo tàng có chủ đề tập trung vào nghệ thuật thủ công thời kỳ Angkor, nhưng cũng có những hiện vật đặc trưng cho các thời kỳ sau đó, bao gồm một bộ sưu tập các bức tượng Phật đặc sắc. Đi thăm khu quần thể Angkor trước khi thăm bảo tàng sẽ tốt hơn cho bạn trong việc tìm hiểu chung về nghệ thuật thủ công của người Khmer.
Tại bảo tàng có sẵn các hướng dẫn viên nói nhiều thứ tiếng, cửa hàng bán đồ lưu niệm và sách. Chụp ảnh trong bảo tàng bị hạn chế tại một số khu vực. Bảo tàng quốc gia còn nổi tiếng vì trước đây có rất nhiều dơi bám trên các xà nhà, hiếm khi nhìn thấy chúng xuất hiện vào ban ngày, nhưng thỉnh thoảng vào lúc hoàng hôn, dơi bay lượn từng đàn tạo nên một khung cảnh ngoạn mục. Vào tháng 3 năm 2002, trần của bảo tàng được sửa chữa và từ đó đàn dơi không còn trở lại nữa. Gần bảo tàng, trên đường 178, có nhiều cửa hàng tranh và đồ lưu niệm. Cửa hàng nghệ thuật Reyum là cửa hàng đặc thù, trưng bày những sản phẩm nghệ thuật đương đại của người Campuchia.
Chùa Vàng Chùa Bạc.
Tên chùa là Wat Preah Keo. Tưởng là hai chùa, thật ra chỉ có một mà thôi. Bên vách tường vòng quanh chùa có vẽ những cảnh trong sử thi Ramayana nhưng đã bị phai mờ hư hại nhiều. Chùa tên là Chùa Bạc vì được lát bằng 5000 viên gạch làm bằng bạc mỗi viên nặng 1kg. Chùa được xây bằng gỗ năm 1892 dưới thời vua Norodom theo kiểu chùa Ngọc Phật của Thái Lan. Dưới thời Pol Pot, chùa được bảo tồn tuy rằng 60 phần trăm hiện vật đã bị mất. Sau nầy năm 1962 chùa đã được trùng tu.
Trong chùa có một tượng Phật đứng làm bằng vàng tạc năm 1906. Tượng nặng 90kg và có gắn 9584 viên kim cương. Viên lớn nhứt nặng 25 cara. Bên trên còn có tượng Phật làm bằng ngọc xanh. Ðây là tượng Phật ngồi cao chừng 30cm. Hiện giờ trên thế giới chỉ có mấy nước như Thái Lan, Tích Lan, Miến Ðiện... là có tượng Phật làm bằng ngọc xanh như ở đây. Ngoài ra, trong chùa còn rất nhiều tượng Phật khác, tượng nào cũng rất quý giá.
Phía sau các tượng Phật có để “long xa”. Thật ra đây chỉ là một cái ghế có các thanh dọc để 12 người khiêng đức vua ngồi trên đó và diễn hành trong ngày đăng quang. Ở Campuchia, ghế ngồi của vua hay phủ vàng, phần làm bằng vàng của cái ghế nầy nặng 23kg.
Trước sân chùa có tượng vua Norodom cỡi ngựa. Hai bên có hai tháp làm bằng xi măng trắng bên trong là tro cốt của hai vua Norodom và Ang Duong. Sân chùa trồng hoa rất đẹp. Phía sau chùa có nhiều tháp nhỏ khác cũng để tro cốt của những người trong hoàng tộc trong đó có tro cốt một công chúa.
Ở phía Nam chùa có một tiệm bán đồ lưu niệm. Sau đó là kiến trúc một căn nhà tiêu biểu của dân tộc Khmer. Bên cạnh đó là triển lãm về ngoại giao của hoàng gia. Ta sẽ thấy hình vua Sihanouk bắt tay các lãnh tụ trên thế giới cả phe tả lẫn phe hữu. Trên đường ra là triển lãm lễ đăng quang của vua mới: Norodom Sihamoni. Ông nầy là con thứ của Sihanouk. Nhưng ông có số làm vua vì ông anh cả là hoàng thân Ranarith muốn làm chánh trị nên có đảng riêng. Vua Campuchia chỉ có hình thức và nghi lễ mà không có thực quyền nên không được làm chánh trị. Vua Sihamoni hiện còn độc thân. Ông Sihanouk có rất nhiều con và con của ông chỉ học ca, vũ, nhạc, kịch... nghĩa là các món ăn chơi chớ không học văn hóa, quân sự, hay chánh trị. Vua Norodom Sihamoni hiện nay là một vũ sư có tài còn chị của ông là công chúa Norodom Buppha Devi cũng là một vũ sư nổi tiếng về vũ apsara của dân tộc Khmer
Cung điện Hoàng gia Campuchia
Hoàng Cung ở Phnom Penh được xây dựng từ hơn một thế kỷ trước để phục vụ việc ăn ở, sinh hoạt của quốc vương, gia đình quốc vương và các quan khách nước ngoài, nơi đây còn là nơi diễn ra các cuộc thiết triều, các nghi thức ngoại giao và lễ nghi hoàng gia. Hoàng cung còn là biểu tượng của cả vương quốc. Khu Hoàng cung gắn liền với Chùa Bạc là sự đa hợp bao gồm những cung điện, công trình kiến trúc và những khu vườn. Tất cả nằm trên diện tích 500*800 met có tường bao quanh và hướng ra con sông phía trước.
Đến gần Hoàng Cung, bức tường cao với các họa tiết điêu khắc và những công trình kiến trúc màu vàng hình tháp đứng sừng sững chắn con sông phía trước in lên nền trời. Bên trong khu Hoàng Cung, các bức tường cao đã giữ lại sự ồn ào của những con đường bên ngoài. Các cung điện trong Hoàng cung được trang trí công phu, lộng lẫy giữa các khu vườn nhiệt đới được chăm sóc kỹ lưỡng như được mọc lên trên một hòn đảo thanh bình. Trừ khu vực sinh sống của Hoàng gia (Cung điện Khemarin), các nơi khác trong Hoàng Cung và Chùa Bạc được mở cửa cho du khách tham quan. Lối vào Hoàng Cung ở cổng trên đường Sothearos cách khoảng 100m về hướng Bắc đường 240. Hướng dẫn viên du lịch có sẵn tại quầy bán vé, phí hướng dẫn một lần tham quan cả Hoàng Cung và Chùa Bạc là 5 USD. Vé vào cửa: 3USD/ người, 2USD/ camera, 5USD/ video camera. Mở cửa hàng ngày từ 7:30-11:30/ 14:00-17:00. Toàn bộ khu hoàng cung sẽ đóng cửa khi tổ chức các nghi thức ngoại giao hoặc ngày lễ truyền thống.
Lịch sử Hoàng cung.
Hoàng Cung tại Phnom Penh được xây dựng mới vào năm 1866. Vào thời kỳ Angkor, từ năm 802 cho đến đầu thế kỷ 15, kinh đô của ngườI Khmer nằm tại phía bắc của Biển Hồ, ngày nay là tỉnh Siem Riep. Sau đó vua Ponhea Yat từ bỏ Angkor để dời đô về Phnom Penh. Lần đầu tiên Phnom Penh được chọn làm kinh đô vào năm 1434 (hoặc 1446) và giữ vai trò kinh đô trong một vài thập kỷ. Năm 1494 kinh đô lại chuyển tới Basan, sau đó chuyển tới Lovek rồi tới Oudong.
Kinh đô không được dời lại Phnom Penh cho tới thế kỷ 19 và không có bằng chứng hay ghi nhận nào về một hoàng cung ở Phnom Penh trước thế kỷ 19. Năm 1813 quốc vương Ang Chang (1796-1834) đã xây dựng Banteay Kev (Cung điện Pha Lê) trên vùng đất của hoàng cung ngay nay và ở đó trong thời gian rất ngắn trước khi chuyển tới Oudong. Cung điện Pha Lê bị đốt cháy trong cuộc phá hủy thành phố năm 1834 khi quân Xiêm rút lui khỏi Phnom Penh sau thời gian chiếm đóng.
Mãi cho tới khi thực dân Pháp xâm lược Campuchia và ép vua Norodom (1834-1904) ký Hiệp ước bảo hộ năm 1863, thủ đô vẫn được đặt tại Oudong, khoảng 45km về hướng đông nam Phnom Penh. Đầu năm 1863, một cung điện tạm thời đã được xây dựng tại vị trí cách hoàng cung hiện tại khoảng vài trăm met về hướng bắc. Hoàng Cung ngày nay được thiết kế bởi kiến trúc sư Neak OkhnaTepnimith Mak và được xây dựng bởi sự bảo trợ của nước Pháp năm 1866.
Cũng trong năm đó, nhà vua rời Oudong (khoảng 45km về hướng đông nam Phnom Penh) và Phnom Penh lại trở thành kinh đô của đất nước. Mấy thập kỷ sau đó, vài công trình kiến trúc được xây dựng thêm, một vài trong số chúng đã bị phá huỷ và xây mới, bao gồm Điện Chanchaya và Phòng khánh tiết (nơi đặt ngai vàng và là nơi thiết triều của nhà vua). Cung điện hoàng gia hoàn thành việc xây dựng vào năm 1871 và những bức tường bao quanh được xây năm 1873. Một số công trình đặc biệt của khu hoàng cung sử dụng phong cách kiến trúc và nghệ thuật truyền thống người Khmer nhưng luôn pha trộn với phong cách nghệ thuật phương Tây một cách độc đáo. Một trong những công trình tiên biểu của thời kỳ này là Điện Napoleon, một món quà từ nước Pháp năm 1876.
Quốc vương Sisowath (1904-1927) cũng đã có vài đóng góp cơ bản cho quần thể kiến trúc hoàng cung như việc xây thêm Đại sảnh Phochani năm 1907, khánh thành năm 1912. Từ năm 1913 - 1919 phá bỏ một số ngôi nhà cũ, thay thế và mở rộng Điện Chanchaya và Phòng khánh tiết với kiến trúc như ngày nay còn lưu lại. Những công triìh này mang phong cách nghệ thuật truyền thống người Khmer và kiểu thiết kế đầy cảm hứng của người Angkor, được thể hiện rất rõ trong Phòng khánh tiết mặc dù những nét ảnh hưởng của châu Âu vẫn còn tồn tại. Các công trình xây dựng quan trọng tiếp theo được làm vào những năm 1930 dưới đời quốc vương Monivong như xây thêm Điện thờ hoàng cung, Vihear Suor (1930), và phá bỏ và thay thế khu hoàng cung cũ bằng khu cấm thành Khemarin (1931). Sau đó, năm 1953 xây dựng công trình độc đáo Damnak Chan dùng làm nơi làm việc của Hội đồng cao cấp của nhà vua, năm 1956 xây dựng thêm khu biệt thự Kantha Bopha sử dụng cho các vị khách nước ngoài viếng thăm hoàng gia.
Từ khi diễn ra đảo chính năm 1970, khi Campuchia trở thành nước cộng hoà, trong suốt thời kỳ chế độ Khmer đỏ (Campuchia Dân chủ 1975-1979) và chế độ cộng sản của những năm 1980 đến tận năm 1993 khi nền quân chủ được lập lại, khu hoàng cung có khi được sử dụng như bảo tàng hoặc bị đóng cửa. Trong thời kỳ cai trị của chế độ Khmer Đỏ, quốc vương Sihanouk và gia đình bị giam lỏng như tù nhân trong khu hoàng cung. Vào giữa những năm 1990 một số toà nhà trong khu hoàng cung được phục chế và tu sửa với sự trợ giúp của quốc tế.
Những công trình kiến trúc tại hoàng cung.
Phòng khánh tiết: là nơi quan trọng nhất trong hoàng cung, nơi tổ chức lễ lên ngôi, các nghi thức ngoại giao và một số nghi lễ truyền thống. Phòng khánh tiết đã được xây dựng hai lần, lần đầu tiên được xây dựng bằng gỗ vào năm 1869-1870 dưới thời vua Norodom, công trình này bị phá bỏ năm 1915. Phòng khánh tiết ngày nay được xây dựng năm 1917 và được khánh thành năm 1919 bởi nhà vua Sisowath. Toà nhà có diện tích 30*60m, với đỉnh tháp cao 59m. Như tất cả các ngôi nhà và công trình xây dựng trong hoàng cung, Phòng khánh tiết có hướng đông và rực rỡ nhất vào buổi sáng. Ngai vàng (Reach Balaing) được đặt trang trọng chính giữa phòng và trần có cấu trúc mái vòm trang trí họa tiết rực rỡ mô tả truyền thuyết Reamker (Sử thi Ramayana đã Khmer hóa).
Sân khấu Chanchhaya: Khu sân khấu ngày nay là công trình đã được xây dựng lần hai, trước đó dưới thời vua Norodom đây là một công trình bằng gỗ. Năm 1913-1914, dưới thời vua Sisowath, công trình được tái xây dựng với cùng kiểu dáng thiết kế với công trình trước đó. Sân khấu Chanchhaya còn được gọi là sân khấu Ánh trăng. Mặt trước sân khấu hướng ra đường Sothearos. Sân khấu là nơi tổ chức các điệu múa cung đình, là khán đài để nhà vua diễn thuyết trước nhân dân và cũng là nơi tổ chức các sự kiện và những bữa tiệc lớn của hoàng gia. Năm 2004, nhân ngày quốc vương Norodom Sihamoni lên ngôi khu sân khấu đã được sử dụng để tổ chức bữa tiệc lớn mừng tân quốc vương đăng quang.
Hor Samran Phirun (Điện nghỉ yên tĩnh): là nơi nghỉ ngơi và thư giãn của hoàng cung, nơi mà nhà vua đợi để lên lưng voi trong các dịp rước lễ của hoàng gia, được xây dựng năm 1917, đây còn là nơi cất giữ nhạc cụ và các đạo cụ biểu diễn. Ngày nay, điện dùng để trưng bày vật kỷ niệm của những nhà lãnh đạo nước ngoài.
Hor Samrith Phimean (Cung điện đồng): được xây dựng năm 1917 và là nơi cất giữ những trang phục và vật tượng trưng của hoàng gia. Ngày nay tầng 1 của ngôi nhà dùng là nơi trưng bày những trang phục và biểu trưng hoàng gia.
Điện Napoleon III: thoạt nhìn, điện Napoleon III với vẻ bề ngoài mang phong cách nghệ thuật Châu Âu thuần khiết có vẻ qúa khác biệt với những cung điện mang phong cách nghệ thuật Khmer ấn tượng và rực rỡ bao quanh. Ngôi điện trên thực tế là công trình xây dựng vĩnh cửu đầu tiên trong khu vực hoàng cung, được xây dựng hoàn toàn bằng sắt. Nó là một công trình độc đáo dành cho nữ hoàng Eugenie nước Pháp, vợ vua Napoleon III, năm 1869 từng được sử dụng trong lễ khánh thành kênh đào Suez. Năm 1876, hoàng đế Napoleon III gửi tặng nhà vua Campuchia Norodom.
Thật ngẫu nhiên, các biểu tượng hoàng gia với chữ “N” trên các cửa và các mặt của ngôi nhà vinh danh Napoleon đã không cần phải đổi lại khi ngôi nhà được tặng cho nhà vua Norodom (tên của nhà vua cũng bắt đầu bằng chữ N). Ngôi nhà được trùng tu vào năm 1991 với sự trợ giúp tài chính từ chính phủ Pháp. Ngôi điện này ngày nay được sử dụng làm một bảo tàng nhỏ, trưng bày các bức ảnh và những sự kiện đáng nhớ của hoàng gia. Chụp ảnh toàn cảnh ngôi điện đẹp nhất là vào buổi sáng sớm.
Điện Phochani: là một sân khấu rộng dùng vào mục đích biểu diễn nghệ thuật, công trình được xây dựng năm 1912 và ngày nay được sử dụng làm nơi đón tiếp và hội nghị của hoàng gia.
Damnak Chan: ngày nay được sử dụng làm nơi làm việc của hoàng cung. Được xây dựng năm 1953 dành riêng cho Hội đồng cao cấp của nhà vua. Ngôi điện được sử dụng làm trụ sở của Bộ văn hoá trong những năm 1980 và Ủy ban cấp cao quốc gia Campuchia từ năm 1991- 1993. Damnak Chan thể hiện một số mặt không hợp lý của sự pha trộn phong cách nghệ thuật phương Tây và nghệ thuật truyền thống ngưòi Khmer. Sự pha trộn kiến trúc bất hợp lý thể hiện rõ ràng nhất là mái nhà mang phong cách kiến trúc Khmer nhưng tường bao quanh lại mang phong cách kiến trúc phương Tây. Điện không mở cửa cho du khách.
Đài Độc Lập
Nằm tại quảng trường lớn, giao lộ giữa đường Norodom và đường Sihanouk. Miễn phí tham quan, tuy nhiên một số ngày lễ Đài độc lập không cho phép khách du lịch vào thăm.
Đài độc lập được khởi công xây dựng năm 1985 và khánh thành ngày 9 tháng 11 năm 1962 nhằm đánh dấu 09 năm độc lập của người Campuchia khỏi áp bức nước ngoài. Công trình là tác phẩm của kiến trúc sư Campuchia Vann Molyvann, sử dụng hầu như tất cả các mô típ truyền thống của kiến trúc Khmer cổ truyền.
Đài độc lập còn được sử dụng như đài tưởng niệm những người Campuchia đã chết vì chiến tranh. Nó còn là nơi diễn ra những ngày lễ kỷ niệm và tế lễ trong nhưng ngày như: ngày độc lập, ngày hiến pháp đất nước. Đây là một công trình kiến trúc đẹp của thành phố Phnom Penh. Có thể đứng từ mọi phía để ngắm quang cảnh của quảng trường Đài độc lập.
Wat Phnom
Nằm tại giao lộ của đường 96 và đường Norodom, giá vé vào cửa 1 USD/người, mở cửa cả ngày.
Chùa Núi nằm trên một quả đồi nhỏ đánh dấu sự huyền bí của một truyền thuyết kể về nguồn gốc của sự hình thành thủ đô Phnom Penh. Quả đồi biểu hiện cho tính kiên định, với những bậc thang dẫn lên ngôi chùa trên đỉnh đồi như thể hiện sự thành tâm để đến với sức mạnh linh thiêng. Truyền thuyết rằng vào năm 1372, khi vùng đất này còn là một đầm lầy với một ngôi làng nhỏ sống bằng nghề chài lưới.
Sau một trận lũ khủng khiếp, một người đàn bà tên Penh (Đôn Pênh) phát hiện một cây bồ đề dạt ngoài bãi sông, bên trong ruột cây rỗng là 4 bức tượng phật bằng gỗ. Bà Penh kêu gọi dân chúng đắp một qủa đồi nhỏ (Phnom có nghĩa là đồi) và xây dựng ngôi chùa nhỏ (Wat) để thờ 4 pho tượng phật. Tên gọi Wat Phnom bắt nguồn từ đó. Sự linh thiêng của 4 pho tượng phật trong Wat Phnom đã khiến cư dân ngày càng đông di chuyển tới sinh sống xung quanh ngôi chùa và dần hình thành một cộng đồng, tiền thân của thủ đô Phnom Penh ngày nay.
Ngôi chùa hiện nay được tu sửa lần cuối vào năm 1926. Trên đỉnh có tháp lớn chứa hài cốt vị vua Ponhea Yat (1405- 1467), người di chuyển thủ đô từ Ankor về Pnom Penh năm 1422. Ban thờ bà Penh đặt giữa ngọn tháp lớn và chánh điện. Bà Penh được dân chúng coi là đấng cứu thế riêng của phụ nữ. Vào những ngày tết của người Trung Hoa và người Việt Nam, Wat Phnom là ngôi chùa có số người tập trung về dâng hương đông nhất tại Phnom Penh.
NHỮNG BÍ ẨN VỀ ANGKOR VAT
Tại một vùng cách hồ Tongler Sap (Campuchia) trên mười cây số về hướng chính Bắc, có khu di tích danh thắng cổ kính có tên là Angkor Vat. Nơi đây là đô thành của vương quốc Cao Miên từ thế khỷ IX đến thế kỷ XV, với công trình kiến trúc cổ đại, trang nghiêm, điền nhã, những tác phẩm chạm khắc đá, những bức phù điêu ghi lại những dấu ấn của nền văn minh và kiến trúc tuyệt vời của tổ tiên người Cao Miên. Di tích này có trên 500 năm ngủ im lìm tại vùng rừng sâu rậm rạp. Xuay quanh việc phát hiện, xây dựng và quá trình thịnh suy của danh thắng này, vẫn để lại những bí ẩn và giả thuyết khác nhau.
Năm 1861, ông M. Hanry, một nhà bảo tàng học nước Pháp đã đến Cam pu chia để sưu tập tiêu bản các loài bướm quý lạ, ông dùng chiếc thuyền nhỏ bơi ngược dòng Me kong đến hồ Tongler Sap, sau khi xuống thuyền ông thuê bốn người Cam pu chia luồn rừng rậm tiến sâu vào khu rừng thẳm, những người này không muốn tham gia vào cuộc du hành này, vì họ nghe nói vào sâu sẽ gặp thế giới ma quỉ hoành hành, sẽ làm cho họ lạc đường rồi sẽ bị giết bởi luồng gió nóng đáng sợ". Họ còn nghe nói "nơi rừng sâu có một thành quách khổng lồ, vì lời nguyền của ác quỷ nên hàng trăm năm nay ở đây không có một bóng người".
Nghe vậy, Hanry càng thêm tò mò, ông không để ý đến việc sưu tập các loài bướm nữa, ông cố sức ngon ngọt, thuyết phục bốn người cùng ông tiến vào rừng đầy bí ẩn.
Trong rừng thẳm, ẩm ướt và u ám, tiếng chim kêu hót, rắn độc mãnh thú xuất hiện thường xuyên, sơ ý là bị cành cây, rễ cây cuộn chặt. Họ nói với Hanry, ông trả bao nhiêu tiền họ cũng không dám đi thêm một bước nữa. Bất đắc dĩ, Hanry cố vật nài họ dẫn đường thêm một ngày nữa. Họ đi hết ngày thứ 5 vẫn không phát hiện thêm một điều gì. Đang lúc quay trở về, thì đột nhiên họ thấy 5 ngọn tháp ở trong rừng sâu. Hanry phấn khởi quá, bất giác gào lên...
5 ngọn tháp cao vút giữa thinh không, ngọn tháp cao nhất lấp lánh ánh nắng chiều tà, rực rỡ đến lóa mắt, như hoa phù dung ngô khỏi mặt nước. Đó chính là Angkor Vat!
Hanry vui mừng và kinh hoàng gần như không tin vào mắt mình nữa, bốn người dân thì hoảng sợ nằm phục dưới đất không dám ngẩng đầu lên. Hanry tiến lên phía trước quan sát, công trình kiến trúc quy mô hùng vĩ hơn tưởng tượng rất nhiều, hơn nữa hầu như còn nguyên vẹn. Ông cố nén niềm sung sướng cao độ, bò lên những bậc thềm đá được điêu khắc tinh xảo, trèo lên đỉnh tháp cao nhất, mới biết tháp cao nhất 75m.
Từ trên đỉnh tháp, có thể nhìn thấy rừng rậm xung quanh đến mấy cây số. Nơi xa xa về phía Bắc, chừng 1 cây số có một quần thể kiến trúc trong đó có hoàng thành Angkor.
Khu đền Angkor nằm trên một cái sân rộng, chiều Đông Tây dài 1.400m, chiều Bắc Nam dài 820m, chu vi bao bọc là đường hào dài năm, sáu cây số, rộng 200m. Đền được trang hoàng bằng những tác phẩm phù điêu tinh xảo, trước mặt trải con đường đá thẳng như kẻ chỉ, trên mặt đường thậm trí còn lưu lại những vết tích bánh xe của những chiến xa. Trên các công trình kiến trúc toàn là các tấm phù điêu hình ảnh của các tiên nữ, voi lớn...
Những công trình kiến trúc trong khu hoàng thành ở phía Bắc cũng đều hùng tráng, rực rỡ, bao gồm: Cung điện, thư viện, bể tắm... Những tác phẩm tinh xảo trang trí trên đó cũng gần như hoàn hảo và nguyên vẹn.
Hoàng thành cũng có tường thành kiên cố bao quanh với 5 cổng thành. Trước cửa Bắc, đứng uy nghiêm hai pho tượng đá người khổng lồ ôm trước bụng một con rắn lớn, bên phải là "thần ác", bên trái là "thần thiện". Giữa hoàng thành có một tòa tháp có 4 mặt, 4 gương mặt người mắt yêu quái khổng lồ trông rất có hồn. Hanry vừa đi vừa ngắm, đi tới 16 cây số vẫn chưa xem hết 1/10 của khu di tích này.
Nhằm công bố phát hiện này, Hanry vội vàng trở về nước Pháp. Nhưng khi ông nói trong rừng rậm CPC có công trình kiến trúc còn to hơn nhà thờ Đức bà Paris thì không ai tin. Mấy tháng sau, Hanry lại đến thám hiểm tại khu rừng rậm nước Lào, không may bị sốt rét và chết. Cho đến mãi sau này, người ta mở cuộc khảo sát thực địa, mới chứng minh rằng, phát hiện của Hanry là hoàn toàn chính xác.
Vậy thì do ai, thời đại nào, xuất phát từ mục đích gì mà xây dựng khu đền đài và hoàng thành này???
Theo các nhà khảo cổ học nghiên cứu, vào đầu thế kỷ thứ IX, tổ tiên của người Cam pu chialà vua Gia yavaman II thuộc tộc Cao miên đã từ Đông Nam Á đến nơi đây, thống trị trong một thời gian khá dài. Đầu thế kỷ XII, Gia yavaman đã cho xây dựng đền Angkor. Khoảng từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIII, cho xây dựng hoàng thành. Hoàng thành có chu vi 12km; đồng thời đào hố chứa nước Đông rộng 1,8 cây số, dài 7 cây số; hồ chứa nước phía Tây rộng 2,4 cây số, dài 8 cây số. Đây là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất thế giới.
Có người cho rằng, do xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm lớn như dịch hạch, thổ tả... xảy ra chưa đầy một tháng, thì trên 2 triệu cư dân đã bị chết hết (?).
Có giả thuyết cho rằng, do nội bộ lục đục, cư dân tàn sát lẫn nhau mà chết, chỉ để lại công trình kiến trúc trống không. Nhưng, dù sao cũng phải lưu lại những di cốt hóa thạch chứ? Đằng này, không phát hiện một chút xương cốt hóa thạch nào.
Có người cho rằng quân địch bất ngờ chiếm lãnh toàn thành, trên 2 triệu người dân bị bắt đi nơi khác làm nô lệ... giả thuyết này vị tất được đứng vững. Theo G. Colaoxle, một học giả chuyên nghiên cứu lịch sử cổ đại Cam pu chia nói: "... Vì đánh nhau với người Xiêm La (người Thái Lan), nên người Angkor bị tiêu hao, suy yếu lực lượng, nhưng nguyên nhân mất nước không phải vì lý do ấy, mà hầu như nô lệ phản kháng hàng loạt. Nhằm thỏa mãn dục vọng xa xỉ cùng cực của Quốc vương này, mấy chục vạn nô lệ Cao Miên không có mảnh quần áo che thân, ăn không no bụng, hàng ngày chết hàng loạt ở trên công trường khai thác đá và trên tường thành. Thế là trong số nô lệ có một vị thủ lĩnh, chỉ huy quần chúng dựng cờ khởi nghĩa, họ dùng mọi biện pháp giết sạch bọn vương công, quý tộc và con cái của chúng, số nô lệ còn lại nhất định rời bỏ mảnh đất này mà di chuyển đến nơi khác...".
Thế là lại xuất hiện giả thuyết nô lệ khởi nghĩa!?
Nghe nói, sau đó nơi này biến thành một vùng hoang vu, rừng rậm chằng chịt, hổ báo ra vào tự do hoành hành, im lìm mãi cho tới khi Hanry và 4 người Cam pu chia làm thuê ông phát hiện ra. Ngày nay, Angkor Vat trở thành khu di tích danh thắng nổi tiếng, một trong những di sản văn hóa của loài người.
Vũ Phong Tạo (Tạp chí Thăng Long)
Angkor Wat
Angkor Wat (hay Ăng-kor Vat), còn có tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên, trong khi đó, Angkor Thom thì được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên Đế Thích. Theo tiếng Khmer Angkor: thành phố, Wat: đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm của các thủ đô của Đế quốc Khmer. Đây là một trong các là di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.
Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 240 km về hướng bắc, được xây dựng dưới thời vua Surja-warman II (1113-1150), Angkor Wat mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.
Kiến trúc
Khu Angkor Wat có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65 m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng Mặt Trời lặn.
Cách bố cục này gây cảm giác ức chế cho người đi vào đền, bởi hình ảnh khu đền đồ sộ nổi bật trên ánh sáng chói lòa của Mặt Trời. Khu đền gồm 4 tầng nền, càng lên cao càng thu nhỏ lại, mô phỏng hình ảnh "núi vũ trụ Mêru" của người Ấn Độ. Vị thần linh được thờ ở đây là thần Viśnu. Khu đền chính bao gồm 398 gian phòng với nghệ thuật chạm khắc đá trên trần phòng, hành lang, các lan can... thể hiện sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại. Chính phủ Campuchia đã cho tiến hành phục chế, tu bổ khu di tích và ngày nay, quần thể này là địa điểm thu hút hàng trăm du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Xung quanh ngôi đền, có hào rãnh bao bọc; bên ngoài bức tường có nhiều hồ chứa nước, sự thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và xinh đẹp, có qui mô to lớn, khu vực nằm trong vòng tường, rộng tới 83610 m².
Trung tâm của thánh điện là một toà tháp cao 61m. Muốn đi tới đó phải qua mấy cửa, một bậc thềm cao và một sân rộng. Chung quanh toà tháp thấp hơn, đó là dấu hiệu đặc trưng của toàn bộ kiến trúc.
Với những phù điêu phong phú, nhiều màu sắc để trang trí, hoàn toàn tương xứng với sự thiết kế cân đối và nghiêm trang. Trên những bức phù điêu đá này, đã miêu tả những cảnh tượng trong sử thi Ấn Độ. Rất nhiều thần linh nam và nữ vui vẻ nhảy múa với nhau trong tư thế trêu chọc. Qua một hành lang phù điêu nối tiếp nhau, chạy dài đến mấy trăm thước Anh, đã thể hiện nhiều nhân vật chân thật trong lịch sử của Campuchia. Hình tượng được mọi người yêu thích và thường xuất hiện trên phù điêu, chính là vị nữ thần nhảy múa của Campuchia.
Nhận xét về ngôi đền
Đền Angkor là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, nó thể hiện một trình độ sâu sắc về thể tích, không gian và sự tổ hợp kỷ hà. Thời bấy giờ, kỹ thuật phong cách kiến trúc còn hết sức giới hạn - việc sử dụng đá lại có tính chất như sử dụng gỗ; những kết cấu có hình bán nguyệt và nóc vòm, là những kỷ thuật mà ta chưa biết - những hiệu quả toàn diện của nó làm cho mọi người phải ngạc nhiên.
Chiến tranh tàn phá
Năm 1973, các nhà khảo cổ học người Pháp từng tiến hành quản lý ở đây, nhưng do chiến tranh leo thang nên bắt buộc học phải dời đi. Ngôi chùa vĩ đại này cũng như quần thể kiến trúc xung quanh trở thành nơi ẩn náu của Khmer Đỏ (gần 160km² ở đó, tồn tại khoảng 200 chùa miếu, Angkor Wat nằm giữa trung tâm của những kiến trúc đó). Hiện nay, khắp ngôi chùa này, vẫn còn lỗ chỗ những vết đạn.
Sau 20 năm bị bỏ hoang phế, công tác bảo vệ lại được bắt đầu. Nhưng mọi người vẫn lo ngại, với cách sửa chữa thô sơ, thiếu phương tiện, có thể làm cho di tích càng bị tổn hại nhiều hơn. Tình trạng chiến tranh và tình hình chính trị không ổn định đã để lại nhiều vết tích. Đối với những người mong muốn di tích Angko Wat được đối xử công bình như tất cả di tích tôn giáo và lịch sử khác, vẫn còn lo ngại rằng sự thiếu thốn tiền bạc sẽ là một vấn đề khó khăn cho những người có trách nhiệm.
Qua cửa khẩu Mộc Bài khoảng 10 giờ sáng, trước mắt tôi là cửa khẩu Ba Vét - tuy chỉ là một tòa nhà trệt nhưng cấu trúc ngôi nhà hiện rõ nét đặc trưng của kiến trúc truyền thống Campuchia. Thủ tục nhập cảnh tại đây nhanh chóng hơn thủ tục xuất cảnh bên cửa khẩu Mộc Bài (điểm đầu tiên gây được cảm tình đối với du khách!). Theo quốc lộ mới được nâng cấp chúng tôi đi qua tỉnh Svayriêng, một phần các tỉnh Kongpong Cham và Kongpong Thom khoảng đường dài hơn 400km và chiều muộn thì tới Siem Reap- trung tâm du lịch lớn nhất Campuchia.
Quần thể di tích Angkor nằm giữa vùng rừng già nguyên sinh cách Siem Reap 7km về phía Bắc. Nơi đây từng là trung tâm của đế chế Khmer hùng mạnh vào thời hoàng kim từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIII. Angkor Vat là một kiến trúc kiểu đền núi duy nhất trong quần thể kiến trúc Angkor, và cũng duy nhất ở Campuchia, có lối vào là hướng chính Tây – hướng mặt trời lặn. Vì vậy, vào mỗi buổi sớm mai đứng từ phía cổng chính ta sẽ được chứng kiến cảnh tượng vô cùng kỳ vĩ và tuyệt đẹp khi mặt trời dần nhô lên từ phía sau năm ngọn tháp của ngôi đền đồ sộ này.
Khoảng gần 5 giờ sáng chúng tôi đến đây nhưng khó mà tìm được một chỗ trống bởi hàng ngàn du khách có mặt sớm hơn đã ngồi kín mít… nhưng rất tĩnh lặng… dường như ai cũng sợ chỉ một tiếng nói lớn thôi cũng làm phá vỡ sự thiêng liêng của khoảnh khắc mặt trời xuất hiện.
Trong màn sương mù thâm u của hàng ngàn năm đền đài và rừng thẳm, năm ngọn tháp in bóng trên nền trời màu xám đang hửng lên, những tia sáng đầu tiên xuất hiện như những ngón tay mảnh mai vắt một dải lụa phớt hồng lên ngọn cây thốt nốt cao vút…
Và mặt trời từ từ hiện ra, trang nghiêm một màu đỏ cam, huyền bí và tinh khiết… Trong phút chốc dường như gương mặt những con người hiện diện nơi đây, bất kể quốc tịch, tôn giáo nào bỗng trở nên hướng thiện và trong sạch lạ lùng…
Vượt cây cầu đá dài bắc qua đường hào bao quanh, chúng tôi đi vào khu đền còn khá nguyên vẹn. Được xây dựng từ thế kỷ XII, đền Angkor Vat mô tả cuộc sống thế giới bên kia theo sử thi Ấn Độ Ramayana và là lăng vua Suriavarma II.
Ngọn tháp chính cao 64m tượng trưng cho nơi ngự trị của Thần Visnu và năm tháp phụ cao 42m đều có 3 tầng tượng trưng cho thế giới trần tục, tâm linh và thần linh theo quan niệm Ấn Độ giáo. Tại đây đền đài với hàng ngàn tấm phù điêu chạm khắc thành một pho sử bằng đá đồ sộ nhưng giản dị và thanh thoát, hoành tráng trên tổng thể lại vô cùng mềm mại, gợi cảm trong từng chi tiết.
Theo những bậc thang nhỏ hẹp, dốc đứng tôi leo lên tầng đỉnh tháp. Bầu trời xanh trong vắt bỗng gần hơn, nắng bỗng vàng lung linh trên những pho tượng cổ, và gió dường như đang thầm thì kể về những huyền thoại xa xưa…
Angkor là một quần thể kiến trúc đô thị và đền tháp gồm hơn 100 ngôi đền bằng đá, diện tích toàn khu vực khoảng 40km2, được các vị vua trị vì vương quốc Khmer cổ xây dựng từ thế kỷ IX đến thế kỷ XII.
Từ khoảng thế kỷ XIV Angkor dần bị lãng quên.
Mãi đến năm 1860 một nhà thám hiểm Pháp là Hessi Mouhot đã tình cờ phát hiện công trình này giữa đại ngàn nguyên sinh.
Năm 1992, UNESSCO đã công nhận quần thể di tích Angkor là Di sản văn hóa thế giới.
Kinh thành Angkor Thom (có nghĩa là Thành phố Vĩ đại) cách đền Angkor Vat khoảng 1km. Đây là kinh đô của vua Jayavarman được xây dựng vào thế kỷ XII theo phong cách nghệ thuật Phật giáo.
Kinh thành có 5 cổng vào ở chính bốn hướng và một cổng Khải hoàn dẫn thẳng đến cung điện chính giữa kinh thành. Riêng cổng phía Nam, một con đường lớn dài khoảng 200m nằm giữa rừng cây xanh có hai hàng tượng đá, mỗi bên 54 vị thần cùng trong tư thế nắm giữ thân rắn thần Nagar, những đầu rắn vươn cao xòe rộng hình nan quạt ở phía đầu con đường.
Ngôi đền Bayon là một trong những công trình kiến trúc kỳ vĩ nhất của toàn bộ khu di tích Angkor. Ngôi đền nối liền với 54 ngôi tháp khác, kích thước lớn nhỏ khác nhau, trên có tổng cộng 216 khuôn mặt có những nét riêng nhưng đều dịu dàng trầm mặc, đầy vẻ an nhiên thoát tục.
Ngôi đền Ta Prohm chỉ còn là một phế tích giữa rừng già vì hầu như đã đổ nát gần hết.
Tại đây, hàng chục cây cổ thụ và những loài cây tầm gửi mọc ngay trên những bức tường của đền tháp, bộ rễ khổng lồ bao phủ khắp nơi như những con trăn, con rắn ngoằn nghoèo bò dọc hàng trăm hành lang mờ tối, xuyên qua mái vòm, vắt vẻo trên các đền tháp…
Nơi đây đã trở thành địa điểm tham quan nổi tiếng và quen thuộc của du khách từ sau khi Hollywood chọn làm bối cảnh chính cho bộ phim Bí ẩn ngôi mộ cổ.
Buổi chiều cuối cùng ở Siem Reap, chúng tôi đến ngôi đền Phnom Bakheng trên một ngọn đồi ở độ cao khoảng 1.300m so với mực nước biển.
Đứng đây có thể nhìn toàn cảnh Angkor về bốn hướng. Đền tháp ở đây đã sập đổ hết... Đến Phnom Bakheng vào buổi chiều tà sẽ được chứng kiến một khoảnh khắc tuyệt vời.
Trời quang mây, từ sân đền này khi tôi để ngửa bàn tay ngang vai, mặt trời như một viên hồng ngọc khổng lồ do thần linh ban tặng nằm gọn trong lòng bàn tay…
Khi khối cầu đỏ rực ấy khuất dần sau đường chân trời, đền tháp và phế tích ngả bóng trên nền trời tím sẫm… Hoàng hôn buông xuống để rồi sớm mai lại hiện lên rực rỡ trên năm ngọn tháp đền Angkor Vat.
Mỗi ngày ở Angkor là một ngày đầy ắp những cảm xúc mới mẻ và mãnh liệt…
Nguyễn Thị Hậu
Angkor Thom.
Nhắc tới Angkor Wat không thể không nhắc tới Angkor Thom. Angkor Thom được Vua Jayavarman VII xây dựng sau Angkor Wat gần 100 năm. Angkor Thom cũng có sức hấp dẫn huyền bí không kém Angkor Wat.
Giữa quang cảnh đổ nát, đi quanh những tảng đá lớn nằm ngổn ngang ở đền Bayon, nhìn lên mọi hướng, du khách lúc nào cũng thấy tượng đầu người mỉm cười bí hiểm. Có tổng cộng 256 gương mặt đá trên 54 tháp nhìn khắp hướng ở đền Bayon. Đường vào cửa Angkor Thom rất ấn tượng: hai bên là các tượng thần ôm thân con rắn 7 đầu, dài khoảng vài trăm thước dọc hai bên cửa vào thành phố cổ này.
Trung tâm thành phố Angkor Thom là đền Bayon với bốn cửa theo bốn hướng. Kế đến Bayon về phía Tây Bắc là cung điện vua Phimeanakas. Từ đó cũng có một trục đường chạy về phía Đông ra một cửa nữa gọi là cửa “Chiến thắng”. Vì thế, Angkor Thom có hai trung tâm biểu hiện hai thời kỳ lịch sử khác nhau. Hiện nay, thành phố Angkor Thom chỉ còn là phế tích, bên trong là rừng rú dày đặc cây cao, dây leo khắp nơi, khó có thể biết là có thành phố, đền điện cổ trong đó…
Angkor Thom có nghĩa là Thành phố vĩ đại, được Jayavarvan VII xây dựng sau Angkor Wat gần 100 năm và bao quanh bằng tường đá và kênh đào dài 3km mỗi cạnh, là kinh đô cuối cùng của Đế chế Angkor.
Sau khi Vua Jayavarman VII đoạt lại được thủ đô từ tay người Chăm, ông ta tiến hành công cuộc xây dựng vĩ đại suốt triều đại ông ta trị vì, nhằm biến Angkor Thom trở thành thủ đô mới.
Có 5 lối vào thành phố từ 4 hướng, mà trung tâm là đền Bayon. Đỉnh của mỗi cổng vào (gọi là gopuras) là bốn khuôn mặt khổng lồ tạc vào đá mắt khép hờ nhìn ra bốn hướng. Cổng phía nam (South Gate) là một trong những biểu tượng nổi tiếng của Angkor.
Hai bên sườn con đường dài dẫn tới gopuras là hai hàng tượng đá với 54 pho mỗi hàng - thần linh ở bên trái, ác quỷ ở bên phải - làm nên tổng số 108 nhân vật thần thoại canh gác cho cổng thành. Các thần linh và ác quỷ đều nắm giữ thân rắn thần Naga trên gối họ, thân rắn cùng đoàn tượng đá kéo suốt chiều dài con đường đến gopuras. Nơi bắt đầu của con đường, tượng Naga toả thành 9 đầu xoè hình nan quạt.
Siem Reap
Siem Reap hay Siem Riep là thành phố du lịch nổi tiếng nhất Campuchia. Hàng năm Siem Reap đón hàng triệu khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến, chủ yếu để thăm quan khu đền cổ nổi tiếng Angor Wat. Angkor Wat là dấu ấn một thời của triều đại Suryavarman II hùng mạnh vào đầu thế kỉ 12.
Ngoài ra Angkor Wat còn có ngôi đền Ta Prohm được biết đến như là nơi diễn ra các cảnh chính của bộ phim Kẻ cướp mộ có ngôi sao điện ảnh Angelina đóng vai chính. Khi dưới sự cai trị của Xiêm, tỉnh được đặt tên là Siam Nakhon (Thành phố Xiêm), và sau đó được đổi lại thành Siam Reap (nghĩa là "Xiêm thất trận").
Xiêm Riệp (tỉnh)
Siem Reap (phiên âm tiếng Việt là Xiêm Riệp) là một tỉnh tây bắc Campuchia, bên bờ của hồ Tonlé Sap. Tỉnh lỵ của tỉnh này là thành phố Siem Reap. Tên Siem Reap có nghĩa là "người Xiêm bị đánh bại", nhắc đến chiến thắng của Đế quốc Khmer đối với quân Thái Lan dưới thời vua Ayutthaya thế kỷ 17. Ngày nay, thành phố Siem Reap nổi tiếng vì gần khu di tích Angkor Wat, một di sản thế giới.
Thông tin chung
Năm ở Tây Bắc Campuchia, Siem Reap là nơi thu hút khách du lịch chính ở Campuchia nhờ vị trí của thành phố gần đền Angkor nhất. Hầu hết các ngôi đền được phát hiện như Angkor Wat (được vua Suryavarman II xây dựng vào đầu thế kỷ 12) là các địa điểm thu hút khách du lịch. Gần đây thành phố đã mở rộng nhiều khách sạn, nhà hàng, cửa hàng để phục vụ du khách nước trong và ngoài nước. Quần thể đền Angkor nằm ở Bắc Siem Reap.
Có nhiều địa điểm du lịch khác gần Siem Reap như Angkor Thom được xây bởi Jayavarman VII, Banteay Srei, Ta Prohm, cũng như hàng trăm những ngôi đền đổ nát khác. Angkor Thom đã là thủ đô của Đế quốc Khmer cho đến năm 1431, sau 7 tháng bị bao vây. Thủ đô đã dời đến Phnom Penh năm 1432, và sau đó đến Lovek và Oudong, trước khi dời lại về Phnom Penh năm 1866. Những ngôi đền đổ nát được phát hiện bởi những nhà thám hiểm phương Tây và những người truyền giáo trước vào thế kỷ 19, nhưng Henri Mouhot được xem như là có công "phát hiện" Angkor Wat vào năm 1860.
Khi dưới sự cai trị của Xiêm, tỉnh được đặt tên là Siam Nakhon (Thành phố Xiêm), và sau đó được đổi lại thành Siam Reap (nghĩa là "Xiêm thất trận").
Giải trí
• Thăm Angkor Wat và Angkor Thom
• Thuê xe đạp đi dạo và ngắm hoàng hôn Angkor Wat
• Xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống Campuchia vào buổi tối
Ăn Uống Quán ăn
Chủ yếu tập trung ở khu Pub Street
• Angkor Famous
◦ Các món Campuchia và món Thái với giá bình dân 1-2 USD
◦Nằm ở con đường nhỏ song song Pub street.
Chiang Mai and Chivat Thai 2
Các món Thái, giá từ 1.5 USD
◦Nằm trên đường Wat Bo
•Khmer Family
◦Các món từ 2-4US$
•Viroth's Restaurant,
◦Các món Khmer, có nhiều món chay.
◦Ph Wat Bo. Giá từ $5-8 USD.
Quán cafe
•Giddy Gecko,
◦Quán có nhiều người nước ngoài hay đến uống.
◦Walking Street
•Laundry Bar
•Le Tigre du Papier,
◦Chiếu phim miễn phí mỗi tối. Cung cấp khá nhiều sách để đọc.
◦Pub street
Mua sắm
Chợ Angkor, đại lộ Sivatha . Có đủ loại thức ăn, rượu và cả quà lưu niệm, giá cả rõ ràng không trả giá.
•Chợ Psar Chas (Old Market), phía nam của thành phố. Bán quà lưu niệm, các vật dụng cho du khách.
Đường phố Siêm Riệp, Campuchia đèn điện sáng trưng, du khách thả sức đi bộ mua sắm ở khu chợ đêm hay ngồi nhấm nháp ly cà phê ở khu phố Tây ồn ào, náo nhiệt.
Từ Việt Nam, qua cửa khẩu Poipet, đi xuôi quốc lộ 6, qua những cánh đồng bạt ngàn cây thốt nốt, khách sẽ hướng về tỉnh Siêm Riệp - cố đô của đất nước Chùa Tháp. Khách sẽ qua cây cầu cổ bằng đá ong được xây dựng từ thế kỷ 12 - thời kỳ Angkor cách đây hơn 1000 năm. Cầu làm kiểu vòm với rất nhiều trụ bằng đá ong, có tượng rắn thần Naga 7 đầu khá linh thiêng được người dân tôn thờ như thần thánh.
Đêm Siêm Riệp, du khách sẽ cảm nhận được sự bình yên và vẻ đẹp quyến rũ của vùng đất cố đô. Các khách sạn mọc lên nhiều vô kể, thắp đèn điện sáng trưng, lung linh và huyền ảo. Theo kiến trúc ở đây, các khách sạn chỉ cao 3 tầng và không được cao hơn Angkor Wat. Ở thành phố này, không có nhiều taxi, việc đi lại chủ yếu bằng xe tuk tuk. Chỉ mất khoảng 5 USD, du khách sẽ được ngắm vẻ yên bình của Siêm Riệp về đêm.
Sầm uất nhất có lẽ là chợ đêm và “khu phố Tây”. Ở đây, người ta bày bán rất nhiều đồ lưu niệm, từ những hình Angkor làm bằng đất nung tới những chiếc khăn đầy màu sắc, những chiếc gạt tàn chạm khắc tỉ mỉ, hay những món đồ trang sức bạc, vàng lấp lánh sắc màu…
Sau khi tản bộ ở chợ, mặc sức trả giá mà người bán vẫn mỉm cười thân thiện, du khách đi bộ về “khu phố Tây”, thưởng thức ly cà phê và nhìn ngắm đường phố. Thú vị nhất là vừa ăn tối vừa thưởng thức điệu múa Apsara đầy mê hoặc, quyến rũ. Ở Campuchia, hầu như nhà hàng, khách sạn lớn cũng có múa Apsara phục vụ du khách yêu nghệ thuật. Điệu nhạc truyền thống nổi lên, các cô gái trẻ trang phục sặc sỡ, váy áo dát vàng, uyển chuyển bước ra theo từng điệu múa cung đình mềm mại.
“Từ xa xưa, điệu múa Apsara chỉ để dành cho vua chúa thưởng thức. Apsara hiện thân là các tiên nữ, các vũ nữ được triều đình tuyển chọn, huấn luyện một cách bài bản