Muốn gỏi sau khi trộn được giòn lâu và không ra nước, chỉ cần bóp gỏi với đường (không dùng giấm, muối hay chanh). Nước mắm trộn gỏi phải thật đặc (nấu nước mắm+ đường với tỉ lệ 1 nước mắm +2 đường). Khi trộn mới cho chanh.
Gỏi ngon & đẹp
Gỏi là một món ăn đơn giản, nhưng không kém phần hấp dẫn. Tuy nhiên để có thể chế biến thành công món ăn này, người đầu bếp cần biết đặc điểm của từng loại gỏi. Dưới đây là một số bí quyết.
Gỏi ngó sen không cần ngâm phèn chua. Khi làm gỏi ngó sen, bạn nên dùng một thau nước sạch, lấy 2 trái chanh tươi vắt nước vào, bỏ ngó sen vào ngâm thì gỏi chắc chắn sẽ giòn mà không bị đen.
Khi làm gỏi thường dùng chanh sẽ ngon hơn là dấm. Chanh vẫn chua và có vị thơm. Hơn nữa dùng chanh để trộn gỏi sẽ không bị ra nước.
Muốn làm gỏi cá lóc ngon và không tanh. Trước tiên bạn phải lựa cá lóc thật tươi. Làm thật sạch nhớt, cắt vừa ăn, cho qua thính gạo khô trước khi đem vào trộn thì cá lóc sẽ ngon và không bị tanh. Cá lóc tươi, thịt dai không vỡ.
Xoài làm gỏi rất ngon. Nên chọn xoài tượng xanh, gọt sạch vỏ, xắt sợi dọc. Có thể dùng tôm khô hay tôm đất luộc rồi lột vỏ trộn chung. Bạn dùng thịt nạc cũng rất ngon. Cần một ít rau húng dũi xắt nhuyễn, nước mắm, đường, chanh vắt, ớt bằm, hành phi, đậu rang bỏ vỏ giã hơi nát. Nước mắm pha chua ngọt, cay hơi sệt. Trộn chung với xoài, cho tôm, thịt nạc vào trộn đều. Cuối cùng cho húng dũi, đậu phộng, hành phi rắc lên.
Vài bí quyết nấu ăn Ngon...
Luộc bắp
Khi luộc bắp nên cho vào một chút đường, sau khi luộc xong cho vào chút muối, như vậy hạt bắp sẽ giữ độ mềm ngon. Ngon hơn nữa là dùng bơ thoa lên trái bắp ...
Luộc thịt thật trắng
- Khi luộc những loại thịt như lỗ tai heo, thịt ba rọi, giò heo, v..v…
Khi bắt soong nước lên luộc, phải chờ khi nào nước bắt đầu sôi, cho vào 1 muỗng súp giấm, Sau đó mới bỏ thịt vào luộc. Khi luộc thịt chín, trút ra rổ, xả sơ qua nước lạnh, rồi bỏ thịt (đã xắt hay chưa xắt) trong 1 cái hộp nhựa có nắp đậy đến khi nào ăn thì xếp ra dĩa. Thịt sẽ không bị biến màu, và có màu trắng.
Giữ thịt sau khi hầm mềm không bị thâm đen và thấm gia vị.
- Khi nấu những món ăn chơi bằng nước như bún bò huế hay phở, khi thịt giò heo hay thịt nạm chín phải vớt ra để hầm xương tiếp tục, thịt sau khi vớt ra phải ngâm vào thau nước pha muối (có độ mặn vừa), cho đến khi nào xương hầm mềm,
Sau khi nêm nếm soong nước lèo, tắt lửa thì vớt thịt ra khỏi thau nước và để thịt vào trong soong nước lèo, như vậy khi ăn, miếng thịt không bị đen mà còn thấm đầy đủ gia vị của nước lèo.
Cách luộc rau ngon
Để cho rau không bị mềm nhủn và mất đi màu xanh, khi bắt nồi nước lên bếp chờ nước sôi thật nhiều, rồi cho vào 1 muỗng súp muối khuấy cho tan đều trong nước sôi, rồi mới thả rau vào luộc, và nhớ đừng đậy nắp. Như vậy rau khi chín mà vẫn giữ được độ giòn và màu xanh của rau. Nếu luộc rau muống thì đừng luộc lâu quá, chừng 7 phút thì vớt rau ra.
Làm sao cho món ăn hết mặn
- Đôi khi lỡ tay nêm nếm nhiều muối hay nước mắm thì món ăn sẽ bị mặn và mất ngon. Nếu cứ dùng đường mà chữa thì cũng không được, vì vậy, bạn nên lấy 1 củ khoai tây gọt sạch vỏ, rồi cắt thành khoanh tròn chừng 1-2 khoanh mỏng cho vào nồi đang nấu sôi, sôi chừng 5 phút thì nhắc xuống vớt bỏ khoai tây. Như vậy món ăn của bạn sẽ không còn vị mặn nữa. Lúc đó thì bạn sẽ nêm nếm lại theo ý của mình.
Nấu Khổ Qua
- Muốn cho khổ qua không đắng trước khi chiên, xào, nấu canh, nên cho khổ qua vào cái thau rồi dùng muối bóp thật dập rồi cho nước vào rửa cho sạch muối rồi mới nấu.
- Nếu làm món hầm với thịt, sau khi cạy bỏ hột thì trước khi nhồi thịt, cho khổ qua luộc sơ qua trong nồi nước sôi có pha chút muối, rồi vớt ra rửa sơ qua nước lạnh, nhồi thịt vào hầm.
Xào đậu đủa bị sượng
- Lâu lâu thèm đậu đủa, mua về xào, mà đôi khi gặp phải đậu đủa không được mềm thì thật là tiếc! khi mua về, rửa sạch, bạn đừng nên dùng dao cắt cho đều, mà phải dùng tay ngắt thì khi xào, đậu sẽ được mềm và ko bị sượng cho dù mua phải đậu già.
Cách làm ruột, bao tử heo
- Có vài món ăn làm bằng ruột heo hay bao tử, nhất là mấy món nhậu, muốn làm cho bao tử, ruột heo hết mùi hôi, sau khi làm sạch, cho vào nước rửa cho thật sạch rồi cho 1 table tsp dầu đậu phộng chà lên trên phía trong bao tử và ruột heo. Sau để đó cho thấm chừng 10 ‘ sau đó mới rửa lại bằng nước lạnh rồi mới đem nấu hay chế biến món ăn.
Thịt Vịt không bị hôi lông
- Vịt mua về rửa sạch, trước khi ướp thì chà lên vịt gừng giã nhuyển với 1 tsp muối để cho thấm 5 ‘ rồi đem rửa lại nước lạnh cho sạch mùi gừng và muối, để ráo, lau khô, rồi mới ướp hay nấu, bảo đảm sẽ không còn bị hôi lông nữa.
- Gà cũng làm theo cách như vậy thì sau khi đem rửa sẽ đi hết tất cả lông măng mà khỏi cực khổ dùng nhíp để nhổ.