Thứ Sáu, 06 Tháng Mười Một, 2020

Nước măm tỏi ớt chua cay

Nước mắm là gia vị truyền thống quen thuộc và không thể thiếu trong mâm cơm của gia đình Việt. Mỗi vùng miền thường có cách làm, cách chế biến nước mắm theo nhiều hương vị khác nhau, đem đến đến sự đậm đà trong các món ăn.

Nguyên liệu:

- Nước mắm: 1 bát/1 cup (250ml). Nên chọn nước mắm nhạt, tầm 27- 30 độ đạm.

- Đường: 1 bát/1 cup (250ml)

- Nước: 2 bát/2 cup (500ml)- 1-2 thìa cà phê muối

- 1 quả dứa (hay còn gọi là thơm). Dứa nên chọn quả hơi chín, vỏ còn xanh và hơi vàng, bỏ vỏ, cắt khoanh tròn.- 1-2 khoanh nhỏ mía lau (có thể có hoặc không)

- Giấm hoặc nước cốt chanh: 3 thìa canh (45ml)

- Tỏi, ớt bỏ hạt băm nhỏ.

Thực hiện

Bước 1: Cho nước vào trước đun sôi. Tiếp đó, cho cho đường vào khuấy tan. Cuối cùng, cho nước mắm và dứa (quả thơm), mía lau vào đun sôi, hạ nhỏ lửa liu riu. Thêm chút muối để giữ độ bền (để được lâu) cho nước sốt. Bạn có thể cho giấm vào luôn lúc này. Tùy mục đích sử dụng, nước mắm tỏi ớt chua ngọt có thể nấu theo 2 loại:

Loại 1: Nước mắm chua ngọt dùng cho cơm tấm Sài Gòn, nem rán, chả ram tôm đất, hành cuốn tôm thịt, cá rán…, bạn cứ đun sôi với lửa nhỏ cho tới khi vơi bớt 1/2 lượng nước trong nồi. Để nguội hẳn, nước sốt sẽ sánh hơn, vớt bã dứa (thơm) và mía ra.

Loại 2: Nước mắm chua ngọt dùng chấm bún chả, bánh cuốn, phở cuốn thì bạn chỉ cần đun 5-6 phút. Tắt bếp, để nguội rồi cho tỏi, ớt băm nhỏ vào. Với cả 2 loại nước chấm trên, nếu chưa cho giấm ở bước đun sôi thì lúc này mới cho nước cốt chanh vào khuấy đều.

Nước mắm tỏi ớt chua ngọt có thể dùng với rất nhiều món chấm khác nhau (Ảnh: Bùi Thủy)

Nước mắm tỏi ớt chua ngọt có thể bảo quản được 1 tháng, dù ở điều kiện bên ngoài hay trong tủ lạnh. Càng để lâu càng sánh, thơm mùi dứa, tỏi ớt vẫn nổi. "Đặc biệt mùi dứa thoang thoảng, nhiều lúc tan tầm về muộn, chỉ cơm trắng và bát nước mắm, chút rau luộc là xong bữa".    

Bài viết khác