Thứ Năm, 13 Tháng Hai, 2025

TẠI SAO ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ MUỐN ĐẾN NICAEA NĂM 2025

Di tích cổng Constantinople ở Nicaea.

Sau cuc gp g vi Đc Thượng ph Giáo hi Chính thng Constantinople, Bartholomaios I, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã thông báo ý định đến Nicaea, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, để kỷ niệm 1.700 năm (325) của công đồng quan trọng này.

Lch s Kitô giáo c đi được viết nên trong đa lý các thành ph. Hiển nhiên Giêrusalem và Roma, những nơi các tông đồ có hoạt động thiết yếu, như Alexandria và Constantinople, những nơi là trụ sở của các nhà thần học lớn, như Carthage, Lyon, Arles, Marseille. Các thành phố khác đóng vai trò then chốt khi là nơi diễn ra các công đồng đại kết. Trong số đó có Nicaea, với công đồng đầu tiên năm 325 vẫn tiếp tục soi sáng Giáo hội.

Biu tượng đc tin

Đi vi Giáo hi, không có thời kỳ nào yên bình và không có rối loạn. Việc đế quốc chấm dứt bách hại và công nhận tự do tôn giáo (sắc lệnh Milan, 313) có thể khiến người ta tin những ngày hạnh phúc đã đến. Nhưng không phải vậy. Tại Alexandria, linh mục Arius phát triển tư tưởng cho rằng Đức Kitô chỉ là người chứ không phải vừa là người vừa là Thiên Chúa. Tư tưởng này lan rộng ở phương Đông rồi sau đó ở phương Tây, tạo nên một trong những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà thế giới Kitô giáo phải vượt qua. Chính để đáp lại ly giáo về tri thức và nhân văn này mà hoàng đế Constantine đã triệu tập một cuộc họp các giám mục tại một thành phố cách thủ đô Constantinople vài dặm. Các giám mục từ khắp thế giới Kitô giáo đã có mặt, Đức Giáo hoàng đã cử một sứ thần đến.Ảnh thánh miêu tả Công đồng Nicaea (325). Văn bản hiển thị là một phần của "Kinh Tin Kính Nicaea-Constantinople" trong hình thức phụng vụ Hy Lạp

Như là công đng đi kết đu tiên đã ra đi, Công đng Nicaea, không chỉ thiết lập Kinh Tin Kính, vẫn còn được đọc đến ngày nay, còn khởi xướng một truyền thống, đó là công đồng, tức việc quy tụ các giám mục trên thế giới để giải quyết các vấn đề giáo lý. Dù ngày nay thành phố này đã bị lãng quên, Nicaea là một trong những nơi đã xây dựng đức tin và hiệp nhất đức tin xung quanh một định nghĩa chung. Một phiên bản đầu tiên của kinh tin kính đã được thiết lập tại Nicaea năm 325 trước khi được ấn định chính thức tại công đồng Constantinople năm 381, từ đó cách gọi thông thường là kinh Tin Kính Nicaea-Constantinople, trong đó "symbolon" có nghĩa "dấu hiệu nhận biết" theo từ nguyên Hy Lạp.

T hip nht đến chia r

Nếu Nicaea là một trong những thành phố hiệp nhất Kitô giáo, thì kinh Tin Kính sau đó bị cáo buộc là nguyên nhân gây chia rẽ. Về Chúa Thánh Thần, người phương Tây công nhận Người phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con, "filioque", trong khi một phần người phương Đông bác bỏ mối liên hệ này. Từ đó nảy sinh biện minh cho ly giáo năm 1054 giữa người Latin và người Hy Lạp, ngày nay gọi là Công giáo và Chính thống giáo. Nhưng đoạn tuyệt này trước hết là chính trị và địa lý trước khi là thần học. Phương Tây và phương Đông không chia sẻ cùng một tầm nhìn về phân biệt quyền lực giữa tâm linh và trần thế, cũng như mối quan hệ giữa giáo dân và linh mục.

Đi kết cũng đi qua việc tuyên xưng một đức tin chung và gắn bó với Đức Kitô.

Khi tiếp đón Thượng ph Bartholomaios I, như các giáo hoàng trước đây đã tiếp đón các thượng phụ Constantinople, Đức Phanxicô trở thành người bảo đảm cho sự hiệp nhất và tìm kiếm việc phục hồi hiệp nhất của "oikoumene" [thế giới có người ở], sự phục hồi đi qua các thành phố biểu tượng hiệp nhất Kitô giáo thời cổ đại, và do đó đặc biệt qua Nicaea. Vào thời điểm chiến tranh ở Syria và sự bành trướng Nhà nước Hồi giáo, Đức Phanxicô đã nói về "đại kết của máu". Đại kết cũng đi qua việc tuyên xưng một đức tin chung và gắn bó với Đức Kitô. Đó là ý nghĩa ngài muốn gửi gắm vào chuyến đi dự kiến diễn ra vào mùa hè 2025, nếu có thể thực hiện được.

V trí lch s ca phương Đông

Năm 325, Đc Giáo hoàng đã cử một sứ thần đến công đồng đại kết Nicaea, 1.700 năm sau, Giám mục Roma mong muốn đích thân đến thành phố biểu tượng kinh Tin Kính để góp phần, thông qua ngoại giao, làm việc vì hiệp nhất, và qua việc thăm viếng những địa điểm quan trọng của lịch sử Kitô giáo, nhắc nhở vị trí thiết yếu của phương Đông trong lịch sử Kitô giáo. Một lịch sử không chỉ gồm những cội rễ, còn có những trang rực rỡ dù bị tổn thương bởi chiến tranh và những biến động chính trị.

Jean-Baptiste Noé - Aleiteia 04/07/24

Bài viết khác