Thứ Tư, 10 Tháng Ba, 2021

Xin Cha giải thích thời kỳ "Babylon" là gì ?

Xin Cha giải thích thời kỳ "Babylon" là gì ?

Nguyễn Văn Nguyên (Kiel)

Thơ anh đặt ra tất cả 5 (năm) câu hỏi, tôi sẽ lần lượt trả lời trên báo Dân Chúa. Câu hỏi lần này, tôi nghĩ anh muốn nói đến thời kỳ dân Do thái bị đưa sang lưu đày bên Ba-by-lone. Muốn biết rõ những việc đưa đến biến cố đó, thiết tưởng chúng ta nên đọc lại lịch sử dân Do thái. Nếu muốn đi vào chi tiết thì rất dài, nên tôi chỉ đưa ra dưới đây vài điểm tóm lược chính yếu.

1. Từ nếp sống du mục đến đời sống định cư.

Vào năm 3500 trước Công nguyên, giữa hai xứ Mé-so-po-ta-mie (Lưỡng Hà Ầịa = giữa hai sông Eu-phra-te và Ti-gre, ngày nay là nước I-rak) và Ai Cập di chuyển nhiều dân du mục. Trong đó, người ta chú trọng đến một nhóm dân thường gọi là Ha-bi-ru tổ tiên người Híp-ri. Họ định cư trên những đồi nằm giữa biển Ầịa Trung Hải và sông Gio-đan gọi là xứ Ca-na-an khoảng năm 1800.

Trong thời kỳ này, có những nhóm dân Híp-ri du nhập vào đồng bằng lưu vực sông Nil tại Ai Cập và họ bị trục xuất vào năm 1550. Ầây có thể gọi là cuộc xuất hành Ai Cập lần thứ nhất. Một số khác vẫn tiếp tục ở lại phục dịch cho vua Pha-ra-on. Năm 1520, hoàn cảnh sinh sống xuống dốc vì có thay đổi trong vương quốc thúc đuổi họ phải trốn vào sa mạc Sinai dưới sự lãnh đạo của ông Mô-sê. Cuộc xuất hành chạy trốn lần thứ hai thường được gọi là thời kỳ Xuất Hành ra khỏi Ai Cập. Một biến cố quyết định vì Thiên Chúa đã giải phóng dân Híp-ri và trở nên như là Chúa của họ. Biến cố Xuất hành được Thánh Kinh nhắc nhở như biến cố lập quốc của Dân Chúa.

Về sống tại Ca-na-an vào năm 1200, họ thấy lại những bộ lạc không rời bỏ quê hương xứ sở, cũng như có một số người khác vào đó sinh sống bằng những con đường khác. Từ đó, tất cả cùng thề hứa cam kết chỉ phụng sự một Thiên Chúa duy nhất, Thiên Chúa Abraham, Isaac và Gia-Cóp, gọi là YHWH (Gia-vê). Thật ra, người ta cũng không biết phải đọc tên ấy ra sao, người Híp-ri thường gọi là Thiên Chúa.

2. Thời Thủ  lãnh.

Khi các nhóm dân Híp-ri ở Ca-na-an chuyển từ đời sống du mục sang đời sống định cư với nhiều đảo lộn quan trọng : về mặt đối nội nhiều bộ lạc tranh chấp lẫn nhau, về mặt đối ngoại, dân Ca-an-an ảnh hưởng ở khắp mọi nơi mọi chỗ đem lại lòng thù nghịch của các dân láng giềng nhất là dân Phi-lis-tins. Ầây là đám dân đến từ hải đảo và định cư tại miền đồng bằng ven biển giữa Ga-za và Jaf-fa. Họ giỏi về kỹ thuật đồ gốm, nhất là lò rèn; vì thế dân Phi-lis-tins đã dùng đồ sắt để cai trị các dân còn thuộc thời đại đồ đồng. Họ giữ địa vị thống trị khủng khiếp khắp cả miền.

Ầể tự bảo vệ khỏi những tấn công của địch thù, các bộ lạc Híp-ri từng thời kỳ một, đặt định các trưởng vùng địa phương gọi là các thủ lãnh (1200-1000 trước Công nguyên). Họ thường được biết đến về phương diện chiến công. Trong thời ly loạn họ đóng vai trò giải phóng và cai quản dân chúng.

3. Thiết lập nền quân chủ (1050-933).

Từ quãng năm 1050, người Phi-lis-tins phát triển mạnh mẻ. Họ tăng cường áp lực và xâm nhập nội địa xứ sở như vùng núi miền trung xứ Pa-les-tine. Nền an ninh Is-ra-el không còn lệ thuộc từng bộ lạc và họ bắt chước theo những dân định cư khác áp dụng nền quân chủ với một hoàng đế cai trị, có dân ủy quyền làm thành một chính quyền trung ương mạnh và vững bền. Tình hình các cường quốc chung quanh lúc ấy đang suy yếu nên công việc hướng về nền quân chủ không bị ngăn cản.

3.1. Khôi Phục Nền Quốc Vương (1030-933).

Cứ như thế vào khoảng năm 1030, ông Sao-lê được lên ngôi tại Hé-bron với nhiều hứa hẹn. ìng được dân chúng xưng vương và được xức dầu thánh hiến. Ợt lâu sau, ông đã gặp phải chống đối mạnh mẽ, và uy quyền bị giảm sút đi đến thảm bại. Ầa-vít lên ngôi thay thế và trị vì từ năm 1010 đến khoảng năm 970. ìng khuất phục các vua Ca-na-an, đánh chiếm Giê-ru-sa-lem vốn có pháo đài Si-on bảo vệ và làm thành thủ đô. ìng lợi dụng từng lúc suy yếu của Ai Cập và Mé-so-po-ta-mie, chẳng bao lâu ông đứng đầu một đế quốc rộng lớn. Cuối đời, Ầa vít gặp khủng hoảng đến từ việc tranh chấp quyền kế vị và có lúc ông phải chạy trốn. Hai miền Nam Bắc bắt đầu chia rẽ. Cuối cùng đứa con trẻ nhất là Sa-lo-mon lên ngôi nhờ ảnh hưởng của bà mẹ và ngôn sứ Na-than.

Sa-lô-mon sau này sáng chói trên chính trường quốc tế. Lúc ông từ trần vào năm 933, các bộ lạc trước đây thù địch với nhau nhưng chung sống qua một thế kỷ yên ổn, ngày nay lại nổi lên tranh chấp.

Việc thiết lập nền quân chủ đánh dấu một cơn thử thách về lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa xưa đã giải phóng dân của mình, dường như đã bỏ rơi vào tay địch thù. Phải chăng vì vậy mà người ta cần phải có một ông vua ?

 4. Từ chia cắt đến Lưu đày (933-587).

Vào năm 933, ngay sau khi Vua Sa-lo-mon tạ thế, vương quốc kể từ đây chia làm đôi và thù nghịch nhau : nước Giu-đa ở miền Nam và nước Is-ra-el ở miền Bắc. Thời gian bại hoại bắt đầu.

4.1. Vương Quốc Miền Bắc (933-722).

Đế quốc As-sy-rie lúc này đang hùng mạnh và xâm lăng tàn sát không nương tay. Vương quốc miền Bắc cố gắng chống cự nhưng các Vua đều thất bại. Một thế kỷ sau, họ cầu cứu Ai Cập đến tăng cường giúp đỡ, nhưng vua bị bắt làm tù binh. Thành Sa-ma-ria, thủ đô của vương quốc bị thất thủ vào năm 722. Giới nhân sĩ của vương quốc bị lưu đày và người As-sy-rie đưa các dân tộc ngoại lai đến chiếm cư.

4.2. Vương Quốc Miền Nam (933-587).

Ầương đầu với đến quốc As-sy- rie, nước Giu-đa tỏ ra hòa hiếu hơn là Is-ra-el ở miền Bắc bằng cách chấp nhận làm chư hầu, và nhờ đó tránh khỏi thất bại và ách nô lệ năm 722. As-sy-rie bắt đầu suy tàn từ giữa thế kỷ thứ bảy và cuối cùng thủ đô Ninive bị quân Ba-by-lone đánh chiếm năm 612. Khi đế quốc Ba-by-lone còn gọi là Chal-dée kế vị người As-sy-rie thì nước Giu-đa lần này quyết định liên minh với Ai Cập kháng cự và tai họa đã xảy tới. Năm 597 Hoàng đế Na-bu-cho-do-no-sor đánh chiếm thành Giê-ru-sa-lem, đày vua Yo-ya-kin và một phần giới nhân sĩ sang Ba-by-lone. N-abu-cho-do-no-sor đặt vua Sé-dé-ci-as lên ngôi tại Giê-ru-sa-lem. Vua này lại nổi loạn vào năm 587, Giê-ru-sa-lem bị quân Ba-by-lone phá thành bình địa và phát hỏa; cuộc lưu đày lần thứ hai diễn ra : đó là thời kỳ Lưu đày. Vương quốc Giu-đa từ đó bị xoá khỏi bản đồ.

Triều đại do Ầa-vít sáng lập hoàn toàn chấm tận. Ầền thờ Giê-ru-sa-lem bị thiêu hủy gây ra một khủng hoảng đức tin trầm trọng, và là một biến cố kinh hoàng. Ầất nước giờ đây bị tàn phá. Ầền thờ, trung tâm Ầức tin, bị phá hủy. Vua, người kế vị Ầa-vít, cũng biến mất. Người dân đặt câu hỏi Thiên Chúa đã thật sự bị các vị thần ngoại khác đánh bại hay sao ? Phải chăng Thiên Chúa đã bỏ rơi dân Ngài ? Dân Thiên Chúa chọn có còn hy vọng gì về tương lai nữa không ?

5.Thời kỳ Lưu Đày (587-538)

Sau thảm bại tại thành Giê-ru-sa-lem một số người bị phát lưu sang Ba-by-lone, nhưng đa số dân chúng vẫn còn được ở lại xứ. Người ngoại bang không đến chiếm cư như tại miền Bắc sau biến cố 722. Nhưng giờ đây họ không có người điều khiển và hoàn cảnh sống thật điêu đứng. Một số khác trốn sang Ai Cập. Giới nhân sĩ, có đến hàng chục ngàn người, bị lưu đày sang Ba-by-lone và chính họ sẽ giữ vai trò quan trọng cho tương lai Is-ra-el. Số phận họ dĩ nhiên không được đếm xỉa đến như lời ca của Thánh vịnh 137,1-5 :

Bên bờ sông Ba-by-lone, ta ngồi nức nở mà nhớ về Si-on; trên những cành dương liễu, ta tạm gác cây đàn. Bọn lính canh đòi ta hát xướng, lũ cướp này mời gượng vui lên : "Hát đi, hát thử đi xem, Si-on nhạc thánh điệu quen một bài !". Bài ca kính Gia-vê làm sao ta hát nổi nơi đất khách quê người ? Giê-ru-sa-lem hỡi, lòng này nếu quên ngươi, thì tay gảy đàn thành tê bại !

Tuy nhiên, dần dần những người bị lưu đày được quyền tụ họp và tự do tổ chức. Họ được cáy cấy và buôn bán. Họ giữ được tinh thần đoàn kết và tìm về gắn bó với truyền thống cha ông Họ hội nhau tế tự như xưa kia họ làm tại đền thờ Giê-ru-sa-lem với những lời nguyện và nghe giải thích các bài đọc của Sách luật.

6. Cuộc hành hương (538-332).

Gần nữa thế kỷ sau khi dân Israel bị lưu đày, một vị vua trẻ người Ba Tư tên Cy-rus lên ngôi. Dần dà Cy-rus thôn tính tất cả các nước chung quanh và cuối cùng ông đương đầu với đế quốc Ba-by-lone. Từ trước đến nay quân As-sy-rie và quân Ba-by-lone đối xử rất thậm tệ đối với những nước thua trận như cướp bóc và lưu đày. Ngược lại, Cy-rus tỏ ra đối đãi nhân đạo hơn. ìng không gây hãi sợ cho dân chúng vì thế khi Cyrus tiến chiếm Ba-by-lone, ông được đón tiếp như một người được các thần sai đến. Năm 538, ông ban sắc chỉ cho phép người lưu đày được trở về trên quê hương xứ sở của họ.

Nhiều đoàn người Do thái bị lưu đày tìm đường trở về quê cha đất tổ. Họ gặp nhiều khó khăn về tài chính. Hơn thế nữa dân chúng địa phương không muốn nhường đất và địa vị cho những người trở về. Họ chống đối việc tái xây dựng đền thờ Giê-ru-sa-lem. Thật ra, giữa những người trở về và người ở lại đã chia rẻ. Người bị lưu đày cho rằng đám người ở lại đã có ngoại bang trà trộn nên không đồng ý cho hợp tác; vì thế người ở lại đã tìm mọi cách ngăn cản công việc tái dựng trên. Năm 520 họ bắt đầu khởi sự xây dựng và đền thờ được khánh thành năm 515 và được gọi là đền thờ thứ hai khiêm tốn hơn đền thờ do Sa-lo-mon xây dựng.

Ngoài ra, dù được trở về tụ tập trên quê hương, nhưng dân chúng không mấy được tự do. Những người Ba Tư giải phóng trở nên những người chủ mới, và tồn tại được hai thế kỷ, cho đến năm 334 khi vua A-le-xan-dre Cả khuất phục họ. Đây bắt đầu thời kỳ Hy Lạp từ năm 332 đến khi Ầức Giê-su sinh ra.

Linh mục Thêôphilô.

 

Bài viết khác