Thứ Ba, 26 Tháng Sáu, 2012

Đạo Cao Đài

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

 A. DẪN NHẬP

 Đạo Cao Đài ra đời năm 1926, cùng một lúc với phong trào cach mạng chống thực dân Pháp của nhân dân ta (1929 ). Một nhóm tư sản, địa chủ, tiểu tư sản và công chức, trong đó có nhiều người có tinh thần yêu nước, đứng ra vận động thành lập đạo Cao Đài, với ý định tập hợp lực lượng quần chúng, chủ yếu là nông dân, chống lại sự kì thị, chèn ép của thực dân Pháp từ một trào lưu tư tưởng chính trị, đạo Cao Đài nhanh chóng trở thành một tôn giáo lớn tồn tại ở Miền Nam Việt Nam cho đến ngày nay.

 Đạo Cao Đài là một giáo phái, có thể nói là một tổ chức, được thành lập với mục đích làm thỏa lòng dân đang cơn chán nản vì chiến tranh, khủng hoảng về tinh thần, vật chất…

Một giáo phái ra đời muộn, với một thứ giáo lý hỗn dung, hầu hết là vay mượn của các đạo giáo ra đời sớm hơn. Bên cạnh đó, để thâm nhập lòng các tín đồ người Việt vốn có sẵn lòng thờ kính tổ tiên, nên các nghi lễ là những gì thuộc tín ngưỡng người Việt. Tuy nhiên, với một đạo giáo như thế, rất khó cho việc trình bày về giáo lý của họ, nên ở đây chúng ta có thể tìm hiểu một số điểm nồi bật về đạo Cao Đài.

 B. NỘI DUNG

I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN.

1. Nguyên nhân

Như đã trình bày ở phần trên, nguyên nhân ra đời của đạo Cao Đài là một vấn đề còn có những cách nhìn nhận khác nhau: hoặc nhấn mạnh những yếu tố chính trị căn cứ vào thành phần những người sáng lập và những hoạt động của họ[1][1]; hoặc đơn giản cho rằng đạo Cao Đài ra đời như một hiện tượng lấp chỗ trống đơn thuần về mặt tư tưởng tín ngưỡng - phải nói rằng, như những tôn giáo khác, đạo Cao Đài ra đời giữa trên những tiền đề về kinh tế; chính trị xã hội nhất định. Nói cách khác, sự xuất hiện của đạo Cao Đài và chỉ có thể cắt nghĩa bằng chính môi trường nó sinh ra.

Hoàn cảnh kinh tế, chính trị xã hội nổi bật trong những năm đầu của thế kỷ XX là việc thực dân Pháp đẩy mạnh hơn bao giờ hết cuộc khai thác thuộc địa với một loạt chính sách vơ vét bóc lột về kinh tế, áp bức chính trị và nô dịch đồng hóa về văn hóa, cố vơ vét được nhiều của cải vật chất để đưa về đất nước mình. Tình hình đó đã đưa cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân ở Nam bộ chống thực dân Pháp vào giai đoạn quyết liệt. Tuy nhiên, do hạn chế của giai cấp mình, nông dân không thể tự giải phóng được. Lúc đó lại chưa có sự lãnh đạo dìu dắt của đảng cộng sản, một chính đảng của giai cấp vô sản. Do vậy cuộc đấu tranh của nhân dân ta lần lượt bị thực dân Pháp dìm trong bể máu. Trước thực trạng xã hội đầy áp bức bất công, khổ cực đang dồn dập đè lên đầu những người nông dân Nam bộ, họ chưa gặp được đường lối thoát ra giải phóng, tư tưởng bi quan định mệnh yếm thế lan tràn trong các làng ấp. Hơn nữa các ông đạo bùa chú phù phép xuất hiện không ngớt, đạo giáo phù thủy, thần tiên cầu cơ lan rộng, cầu hồn cầu tiên phát triển. Đồng thời vào những năm 1920, phong trào “thần linh học” một hình thức mê tín từ các nước Tây phương du nhập vào Việt nam, đặc biệt là vùng Nam bộ. Nó được đông đảo các tầng lớp trung lưu, tư sản, địa chủ, tiểu tư sản, công chức của chính quyền thực dân Pháp đón nhận. Nó nhanh chóng hòa nhập vào tư tưởng đạo giáo thần tiên đã có sẵn tại Việt nam để trở thành phong trào “cầu tiên giáng bút” khá sôi nổi trong những năm 1925-1926 ở vùng Sài Gòn, Gia Định, Cần Thơ, Mỹ Tho, An Giang… Phong trào này dẫn đến lý do trực tiếp ra đời đạo Cao Đài.

2. Các vị giáo chủ đầu tiên

Mở đầu là ông Ngô Văn Chiêu hay còn gọi là Minh Chiêu. Sinh năm 1878 tại chợ Bình tây (chợ Lớn Sài Gòn) trong một gia đình nghèo. Theo chuyện kể lại, lúc mới chào đời ông không biết bú mẹ mà chỉ có thể uống được nước cháo gạo. Lớn lên ông học rất giỏi, học xong đi làm thư ký ở sở di trú Sài Gòn, lúc này ông còn rất trẻ. Năm 1902 ông được bổ nhiệm làm tri huyện Phú quốc. Ong Ngô Minh Chiêu là người ham mê chuyện thần tiên và cầu cơ. Thời kỳ làm tri phủ Phú quốc ông thường chìm đắm trong những giấc mơ thần tiên. Về sau ông được chuyển về làm việc tại phòng nhì phủ thống soái Sài Gòn, ông nhanh chóng tiếp thu “thần linh học”. Ong thường gặp gỡ trao đổi với bạn bè về thuyết này và tổ chức cầu cơ, ông cho rằng ông thường được tiếp xúc với một đấng thiêng liêng A Ă Â, danh là Cao Đài Tiên Ông và được vị tiên này phán bảo sứ mệnh xây dựng tôn giáo mới ở phương nam. Ong gặp bạn bè loan báo về sự phát hiện của mình về đấng Cao Đài và được mọi người, nhất là ông Lê văn Trung và ông Phạm Công Tắc nhiệt liệt hưởng ứng. Đến khi đạo Cao Đài chính thức ra đời và phát triển rầm rộ, ông không muốn có sự rắc rối ồn ào, nên đã nhường lại sự lãnh đạo đạo Cao Đài cho ông Lê Văn Trung để trở về Cần Thơ tu luyện và cầu cơ, sau này hình thành phái Cao đài Chiêu Minh Đàn[1][2].

Ông Lê Văn Trung sinh năm 1875 tại chợ Lớn trong một gia đình tiểu chủ. Ong là người thông minh và chuyên cần. Nam 1893, ông tốt nghiệt trung học Chasseloup loubat và được bổ nhiệm làm phòng hai, văn phòng thống đốc nam kỳ, phụ trách công chính và chợ búa. Nam 1905 ông nghỉ việc và chuyển sang làm thầu khoán nghành du lịch đường sắt. Ong rất thành đạt trong công việc mới và được làm nghị sĩ tham gia hội đồng tư vấn phủ thống đốc. Nhưng chẳng bao lâu, năm 1920 ông bị thua lộ trong doanh nghiệp, ông đi vào hoạt động tôn giáo nhờ sự thông minh tài ngoại giao, tài tổ chức và có tinh thần thực tiễn, ông đã nhanh chóng tiếp thu khai đạo của ông Ngô Minh Chiêu và trở thành giáo tông đứng đầu “Cựu Trùng Đài”. Ong Lê Văn Trung qui tiên năm 1934.

Ông Phạm Công Tắc sinh năm 1893 tại Tân An (An Giang) con ông Phạm Công Thiên và bà Trần Thị Dương. Ong bắt đầu làm thứ quan từ năm 1910 và tiến nhanh trong chức vụ của mình, do bị chèn ép ông Tắc phải chuyển sang làm việc ở Phnôn Pênh (Campuchia). Sau đó ông bỏ nhiệm sở và chuyển sang hoạt động ở đạo Cao Đài, với chức hộ phát đứng đầu Hiệp Thiên Đài, cơ quan lập pháp của đạo Cao Đài. Sau khi ông Trung chết, ông Tắc trở thành lãnh tụ tối cao của đạo Cao Đài nắm cả hai cơ quan hành pháp và lập pháp. Và cũng từ đó mâu thuẫn trong nội bộ đạo Cao Đài trở nên gay gắt, sau này chia rẽ thành nhiều hệ phái.

Theo sử ký Cao Đài, đạo Cao Đài ra đời chính thức vào đêm Noel năm 1925, trong buổi cầu cơ bình thường như những buổi khác, đêm đó, Cao Đài Tên Ông xuất hiện noi rõ tánh danh là Cao Đài Tiên Ong đại Bồ Tát, Ma Ha Tát và chọn mười hai người lập tôn giáo mới[1][3] lấy tên là: Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gọi tắt là Cao Đài.

Sau đó, những chức sắc đầu tiên của đạo Cao Đài làm đơn kèm theo 247 chữ ký của tín đồ trình lên thống đốc Nam kỳ xin phép cho đạo Cao Đài hoạt động. Tháng 10-1926, sau khi thống đốc Nam kỳ Lalepol đồng ý, những người sáng lập đạo Cao Đài đã tổ chức lễ ra mắt rất lớn ở chùa Gò kén (Tây Ninh) với sự hiện diện của một số quan chức người Pháp và người Việt.

3. Thiên Nhãn xuất hiện.

Ông Chiêu được dạy bảo chưa được tiết lộ pháp môn tu luyện. Tuy nhiên ông cần một nghi thức nào đó để thờ đấng sư phụ vô vi. Một hôm Tiên Ông dạy ông phải nghĩ ra một biểu tượng nào đó cho đạo mới này. Ong Chiêu đề nghị chữ thập. Vì theo ông “nhất âm nhất dương chi vị đạo”. Tượng trưng cho đạo là mối hài hòa lưỡng nghi (âm dương). Nhưng có thể chữ thập gởi đến thì ảnh cây thánh giá của Kitô giáo nên Tiên Ong phải tìm lại biểu tượng khác. Sau khi hết thời hạn một tuần ông Chiêu vẫn chưa tìm ra được biểu tượng có ý nghĩa. Một buổi sáng nọ khi ông đang ngồi trên võng sau dinh quận (phú quốc) nhìn ra biển bổng thấy một con mắt thật lớn, linh động, hào quang chói lọi. Ong Chiêu có ý che mắt hồi lâu nhưng cảnh đó vẫn không tan biến. Ong khấn vái và được biết đó là ý Tiên Ong. Tuy nhiên, để chắc ăn, ông thử lại một lần nữa vào ngày mai, và cảnh đó lại xuất hiện như cũ. Từ đó ông lấy biểu tượng “con mắt” để thờ.

4. Thành lập đạo Cao Đài

Để vận động cho ban thành lập đạo Cao Đài, qua cầu cơ giáng bút, Cao Đài Tiên Ong cho ứng thành bốn câu thơ đó là:

Chiêu kỳ trung độ vẫn hoài danh

Bản đạo khai sanh qúi giảng thành

Hậu đức tắc cư thiên địa cảnh

Hường (quờn) minh vẫn đáo chủ đài danh

Vận ra mười hai người gồm:

1. Ngô Minh Chiêu

2. Vương Quang Kỳ

3. Lê Văn Trung

4. Nguyễn Văn Hoài

5. Đoàn Văn Bảo

6. Cao Hoài Sang

7. Nguyễn Văn Qúi

8. Lê Văn Giảng

9. Nguyễn Trung Hậu

10. Trương Hữu Đức

11. Phạm Công Tắc

12. Cao Quỳnh Cư

Còn ba tên Hương, Minh, Mẫn là ba đồng tử phò cơ.

5. Khai đạo

 Theo lịch sử của đạo, thì đạo Cao Đài được mở đầu vào đêm Noel năm 1925, trong một buổi cầu tiên giáng bút. Buổi cầu tiên đó, Cao Đài Tiên Ong xuất hiện xưng là “Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Tiên Ong, Đại Bồ Tát Ma Ha Tát giáo đạo nam phương”[1][4] và ứng phán bảo thành lập đạo, lấy tên là “Cao Đài Đại Đạo, Tam Kỳ Phổ Độ” gọi tắt là đạo Cao Đài. Sau đó những chức sắc của đạo Cao Đài làm đơn kèm theo hai mươi bảy chữ ký của những tín đồ đầu tiên gởi lên thống đốc Nam kỳ khi ấy tên là Lalepol xin phép cho đạo Cao Đài hoạt động. Tháng 10 năm 1926 được phủ thống đốc y duyệt. Những người sáng lập đạo Cao Đài tổ chức làm lễ ra mắt rất long trọng tại chùa Gò kén, tên hán tự là Tư Lâm Tử thị xã Tây Ninh với sự hiện diện của thống đốc Nam kỳ một số thống đốc cao cấp người Pháp và người Việt khác.

Năm 1926, khi đạo Cao Đài mới ra đời, có hơn 10.000 tín đồ. Chỉ bốn năm sau năm 1930, theo thông báo của nhà cần quyền Pháp lúc đó tín đồ đạo Đao Đài tăng lên 50.000 người. Đạo Cao Đài nhanh chóng phát triển ra lục tỉnh Nam kỳ, Sài Gòn, Gia Định, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau, Hà Tiên, Long Xuyên, Đồng Tháp, Đồng Nai.

II. TỔ CHỨC VÀ GIÁO HỘI

1.Tổ chức

Đạo Cao Đài tổ chức Giáo Hội như là một tổ chức hành chính nhà nước5 hầu hết những người sáng lập lãnh đạo Cao Đài là tư sản, công chức, tiểu tư sản, địa chủ nên họ am hiểu các thể chế chính trị trên thế giới. Họ cho rằng chế độ quân chủ lập hiến (theo kiểu Nhật bản) là hình thức chính quyền hợp với Việt Nam. Vì nó vừa trung thành được với truyền thống, vừa thích nghi với tinh thần dân chủ của thời đại mới. Do đó, khi thiết kế tổ chức đạo Cao Đài, họ rập khuôn của bộ máy nhà nước Nhật bản, nhưng nhiều chổ rườm rà và quan liêu hơn, đặt tên gọi các tồ chức, chức sắc bằng những từ Hán Việt cầu kỳ tăng vẽ huyền bí tôn giáo.

Hệ thống tổ chức ở cấp trung ương có ba đài đó là: Bát Quái Đài (phần vô hình): là ý niệm thiêng liêng thờ phụng của đạo. Gồm các vị thánh, thần tiên, phật do Lý Thái Bạch, còn gọi Lý Đại Tiên, thay mặt Thượng Đế làm trưởng quân .

1.1. Hiệp Thiên Đài: vừa là cơ quan lập pháp vừa là cơ quan tư pháp.

Về lập pháp trước khi ban hành những điều về nội dung tôn giáo hay xã hội, Hiệp Thiên Đài tổ chức cầu cơ hiệp thông với đứng thiêng liêng để “nhận thánh chỉ”6. Đạo Cao Đài thực hiện chế độ lập pháp theo chế độ “Tam Viện”, gọi là quyền vạn linh. Ba việc đó là:

+ Hội nhân sanh: gồm đại diện tín đồ.

+ Hội thánh: gồm đại diện các chức sắc thiên phong của Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài.

+ Thượng hội: gồm các chức sắc đại thiên phong tư “thập nhị thời quân” của hiệp thiên đài và “tứ phúc sư “ của “ Cửu Trùng Đài”.

Đứng đầu Hiệp Thiên Đài là chức Hộ Pháp. Giới Hộ Pháp còn hai chức Thượng Phẩm và Thượng Sanh. Giới hai chức Thượng Phẩm và Thượng Sanh là Thập Nhị Thời Quân (mười hai vị thời quân) chia làm ba chức gọi là Pháp Đạo Thể.

- Chi Pháp do hộ pháp trực tiếp phụ trách chuyên lo việc lập pháp gồm: tiếp pháp, khai pháp, bảo pháp. hiển pháp.

*Tiếp Pháp lo việc tiếp đạo, tiếp nhận ý kiến khiếu nại hoặc xây dựng.

* Khai Pháp lo việc truyền bá mở rộng pháp đạo .

* Bảo Pháp lo việc bảo tồn pháp đạo.

* Hiện Pháp lo việc đưa pháp đạo đến chổ toàn thiện mỹ.

 - Chí Đạo do thượng phẩm trưc tiếp phụ trách chuyên lo hành đạo, gồm bốn chức sắc, tiếp đạo, khai đạo, hiện đạo và truyền đạo.

 - Chi Thế do thượng sanh trực tiếp phụ trách, chuyên lo việc đào tạo, huấn luyện, kế thừa nền đạo, gồm bốn bức sách: tiếp thế, khai thế, bảo thế, hiện thế. ( bốn chức sắc này cũng như bốn chức sắc hộ pháp).

- Gới ba chi lại có cơ quan giúp việc, đó là:

Bộ chánh pháp, với các chức sắc, luật sư, sĩ tài, truyền trạng, thừa sự, giám đạo cải tranh, trưởng ấp, tiếp dẫn, đạo nhân.

Hàn lâm viện với mười hai chức sắc chuyên môn, gọi là Thập Nhị Bảo Quân ví như : bảo huyền linh quân, bảo ninh quân, bảo công quân, bảo thượng quân.

1.2. Cựu trùng đài: là cơ quan hành pháp gồm chín viễn: Hộ, Lương, Công, Học, Y, Nông, Hòa, Lai, Lễ, tương đương như chín bộ của một chính phủ. Đứng đầu Cửu Trùng Đài là chức giáo tông, tương đương như chức thủ tướng hoặc tổng thống. Chức sắc cựu trùng đài chia làm ba nghành: Thái (thuộc Phật) Thượng (thuộc Lão) Ngọc (thuộc Nho). Chức sắc lại có chín bậc (cửu phẩm), mỗi bậc có một số lượng nhất định, chia đều cho ba nghành, sắp xếp theo bậc hàng phẩm cao thấp như sau: giáo tông; một vị, chưởng pháp ba vị, đầu sư ba vị, phối sư ba mươi sáu vị, lễ sanh không rạch định, dưới lễ sanh là các chánh trị sư, phó trị sư và thống sư. Những chức sắc này cũng phải cầu cơ qua “pháp chính quyền”.

Đạo Cao Đài phát triển mạnh mẽ dưới thời Mỹ ngụy, nhưng chức sắc phái Cao Đài Tây Ninh còn lập ra những tổ chức khác như “hội phước thiện” gồm “thập nhị đẳng cấp thiêng liêng”. Đó là Phật tử, tiên tử thành nhân hiền nhân chân nhân thính thiện, Mỹ tâm minh đức. Những đẳng cấp này lo việc công đức xã hội, được qui vào ban thiên tài, ban thế đạo làm nhiệm vụ truyền đạo, cơ thánh vệ, cơ bảo mật, cơ bảo thế, cơ bảo phòng làm nhiện vụ bảo mật anh ninh trật tự. (Thờ kỳ 1944-1959 phái Cao Đài Tây Ninh lập ra lực lượng quân đội riêng lúc đông nhất có đến hàng chục binh sĩ.

Đạo Cao Đài còn có các cơ quan văn hóa như báo chí, nhà xuất bản, nhà in, hệ thống giáo dục từ tiểu học đến đại học, đài phát thanh, bệnh viện, cô nhi viện.

Dưới cơ trong nước đến các cấp hành chính đạo:

- Khâm trấn (miền đạo) do chức giáo sư đấng đầu, như ở giáo sư Cao Đài Tây Ninh.

- Khâm châu (tỉnh đạo) do chức chánh trị sư, phó trị sư cai quản.

- Thông biện điều hành việc đạo tại cơ sở.

Nói chung theo đạo Cao Đài thì tất cả mọi tổ chức, hoạt động của đạo đều do sự chỉ dẫn của Cao Đài Tiên Ong.

III. SỰ HỖN DUNG GIÁO LÝ

Nếu như ý thức hệ Nho giáo, niềm tin thiêng liêng Phật giáo, Lão giáo và cả Kitô giáo cũng như An độ giáo và Hồi giáo cũng có mặt ở nam bộ khi ấy, còn có tác dụng nhất định nào đó, thì hiện tượng các ông đạo, các tôn giáo mới trong đó có đạo Cao Đài đã không thể ra đời. Thế nhưng một tôn giáo mới ra đời cũng không thể đột nhiên từ trên trời rơi xuống, mà nó vẫn xuất phát từ truyền thống lịch sử và hiện thực nó ra đời. Bởi thế tư duy triết lý tôn giáo để cho đạo Cao Đài, những người sáng lập ra nó, đã không thể vượt ra khỏi những ý thức hệ tôn giáo đã có truyền thống lâu đời, sâu rộng ở nước ta. Hay nói cách khác, trong đạo Cao Đài hệ thống các tín điều không có chiều sâu dựa trên cơ sở triết lý thần học riêng, mà chỉ vay mượn giáo lý đã có sẵn trong Phật, Nho, Lão, và Kitô giáo. Qua các sách về giáo lý điều luật của đạo Cao Đài gồm:

1. Đại thừa tôn giáo

2. Ngọc đế chân truyền

3. Pháp chánh truyền

4. Thánh ngôn hợp truyền.

Ta thấy lý do triết lý mà đạo Cao Đài nêu là từ khi có loài người đến nay, Thượng đế đã hai lần “cứu rỗi phổ độ” chúng sinh. Lần thứ nhất goi là “Nhất ký phổ độ”, tính là “hội lý thượng nguyên”gồm có thái thượng đạo tổ-tiền thân của đạo Lão, Phục Hy -tiền thân của đạo Nho, Nhiên Đăng Phật-tiền thân của đạo Phật. Lần thứ hai gọi là “nhị kỳ phổ độ”, tính là “ hội sửu trung nguyên”, gồm có Thích Ca Mâu Ni- lập ra đạo Phật, Thái thượng Lão quân- lập ra đạo tiên, Khổng tử lập ra đạo Nho, Chúa Giêsu Kitô lập ra đạo công giáo.

1. Danh hiệu “Cao đài phổ độ.

Hai lần cứu rỗi trên đây, Thượng Đế thấy điều kiện nơi phàm trần khó khăn,”Năm châu sống lẽ loi,nên đã lập ra nhiều tôn giáo mỗi tôn giáo, mỗi giáo phái phù hợp với phong tục từng vùng, từng quốc gia, trong những thời gian khác nhau7.Đến nay điều kiện đi lại dễ dàng,”năm châu chung chợ, bốn phương chung nhà”, hơn nữa nhiều tôn giáo riêng rẽ, đã sinh ra mâu thuẫn, sinh ra xung đột các tôn giáo này với tôn giáo khác. Bởi thế đến nay Thương Đế phải lập ra một tôn giáo mới là đạo Cao Đài. Giáo lý đạo Cao Đài còn giải thích thêm, nên như hai lần phổ độ trước, Thượng Đế giao quyền lập đạo cho người phàm trần. Thì lần thứ ba gọi là”Tam kỳ phổ độ”, cũng là lần cuới cùng với đạo Cao Đài8 Thượng Đế trực tiếp đứng ra làm giáo chủ lập ra đạo gọi là Cao Đài để phổ độ chúng sinh9.Một bài thơ ra đời từ”cầu tiên giáng bút” nói về sư ra đời đạo Cao Đài:

Phật trời, trời phật cũng là ta

Nhành nhóc chìa ra cũng một nhà

Thích, Đạo, Gia tô…tay chuổng quản

Thương dân xuớng thế độ lần ba”10

2. Danh xưng “Cao Đài”

Về hai chữ Cao Đài, giáo lý của đạo giải thích đó là danh xưng của Thượng Đế giáng cơ11thể hiện qua bài thơ sau:

Linh tiên nhất pháp thị Cao Đài

Vạn tượng hào quang từng hử xuất

Cổ danh hữu cảnh lạc thiên thai (…)

Nơi diệu linh tiên trên trời có một cây tháp gọi la Cao Đài, quần tiên thường nhóm họp trước bể ngọc ấy Thượng Đế ngự ở pháp linh tiên gọi làCao Đài lấy tên Cao Đài đó làm danh xưng của đạo mình vậy. Có thể nói tư tưởng” tam giáo đồng tôn”, Phật, Nho,Lão được xem như là trung tâm giáo lý của Cao Đài. Mặt khác để được thực dân Pháp cầm quyền cho phép đạo ra đời hoạt động, họ không thể không đưa yếu tố gia tô giáo gộp vào trong đạo, còn Ấn Độ giáo, hồi giáo hầu như không thấy được nhắc tới trong giáo lý. (vì người Việt chưa hề theo đạo nay).

Đạo Cao Đài cho rằng họ là một “đại đạo”điều đó được viết trong”Đại Đạo Vấn Đáp Căn Nguyên” của Nguyễn Ngọc Thơ, một trong những người sáng lập đạo Cao Đài: “phần các tôn giáo lớn trên thế giới đều hay đều tốt cả, những nhà sáng lập ra các tôn giáo, đều là các bậc cao thưởng trên đời,từ bi bác ái cả. Mục đích của đạo Cao Đài Tam Kỳ Phổ Độ chúng tôi, mong kết hợp tất cả các tôn giáo trên thế giới mà khảo cứu, đi đến chỗ sưu tầm nguyên uỷ những điều cao thâm tinh khiết” (…)

Cái cao thâm tinh khiết đó là: qui nguyên tam giáo, tứ bi bác ái của Phật, công bằng nhân nghĩa của Nho, phù phép thần tiên của Lão. Được suy luận mở rộng ra gọi là” hiệp nhất ngu chi” tức là thống nhất năm nhành đạo; nhân đạo là từ Nho, thần đạo là từ đạo thờ phượng các chư thần, đại diện là Khương Thái Công. Thánh dạo là Thiên Chúa Giáo, tiền đạo là đạo Giáo và Phật giáo.

Về khái niệm Thượng Đế, đạo Cao Đài danh xưng bằng nhiều tên như Ngọc Hoàng, Ngọc Đế, Cao Đài, Huyền Khung Cao Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn…nhưng tên thông dụng thường được xưng là”Cao Đài Tiên Ong Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”12cái tên bao hàm được cả” quy nguyên tam giáo” Cao Đài là Nho, Tiên Ong là Lão, Bồ Tát Ma Ha Tát là Phật.

3. Đạo đức.

3.1. Về đạo đức đối với các tín đồ được gọi là “ tứ đại điều quy “ rút ra từ Nho giáo,đó là; On, Cung, Khiêm, Nhường:

-On là ôn hoà, tuân theo lời dạy của bề trên, chịu cho bậc thấp hơn điều độ, lấy lẽ hoà người lầm lỗi phải ăn năn chịu thiệt.

- Cung là chớ khoe khoang, kiêu ngạo, quên mình mà làm nên cho kẻ khác, giúp người nên đạo, chớ cừu riêng, chớ che lấp người hiền.

-Khiêm là tiền bạc xuất nhập phân minh,đừng vai mượn không trả, khiêm tốn kính trên nhường dưới.

-Nhường làtrước mặt sau lưng đều đồng một bậc, đừng kính trước rồi khinh sau, đừng thấy đông đạo tranh đấu mà không lời hoà giải, đừng cậy quyền mà bắt nạt người khác.

3.2. Về những điều liên luỵ đối với tín đồ, rút ra từ ngũ giới của đạo Phật, đó là:

-Bất sát sinh, không sát hại cuộc sống loài vật.

-Bất du đạo, là không được trộm cắp tham lam, lừa gạt hại người.

-Bất tửu nhục, không ăn uống quá độ say sưa, dẫn đến việc làm tội lỗi.

-Bất tà dâm, là không được cướp vợ hoặc chờng người khác, xui dục người khác vi phạm luân thường.

-Bất vọng ngữ, không nói dối, đơm đặt, nói lời thô tục, nói không giữ lời.

3.3.Về thờ cúng, tín đồ đạo Cao Đài phải tôn thờ đấng Chí Tôn, là Cao Đài Thượng Đế, đồng thời vẫn có thể thờ cúng tổ tiên, nhưng không được cúng lễ vật bằng đồ mặn, không được đốt vàng mã.

3.4. Về làm dấu phép thánh, theo hình thức đạo Công Giáo, lấy bàn tay phải đặt lên trán và hai vai, nhưng không phải Chúa Ba Ngôi (Cha, Con và Thánh Thần ) của Kitô Giáo mà là biểu thị Tam Bảo gồm: Nho, Phật, Lão.

3.5. Về lễ phục, cũng bao gồm ba ngành: ngành thái thuộc Phật, màu vàng, ngành thượng thượng thuộc Lão, màu xanh, ngành ngọc thuộc Nho, màu đỏ.

3.6. Về các ngày lễ đạo Cao Đài gồm:

- Hàng ngày, bốn khoá lễ vào các giờ: Mão (sáng sớm), Ngọ (giữa trưa), Dậu (chập tối ), Tý (đêm khuya ).

- Hàng tháng, hai ngày lễ sóc và vọng ( mồng một và ngày rằm âm lịch).

- Hàng năm, có các ngày lễ chính theo âm lịch là:

*Ngày 9 tháng giêng: lễ vía Đức Chí Tôn Đượng Đế.

*Ngày 15 tháng giêng: lễ Thượng Nguyên.

*Ngày 15 tháng 2 là lễ vía Thái Thượng Lão Quân.

*Ngày 8 tháng 4 là lễ vía Đức Thích Ca Mẫu Ni.

*Ngày 15 tháng 7 lễ Trung Nguyên.

*Ngày 15 tháng 8 lễ Hội Yến Diệu Tỳ Kim Mẫu (phật bà quan âm )

*ngày 15 tháng 10 lễ Hạ Nguyên, lễ khai đạo.

*Ngày 15 tháng 12 lễ đưa các chư thánh lên thiên triều.

3.7. Về kinh của đạo Cao Đài gồm có:

-Kinh cúng tứ thời

-Kinh quang hôn ( kinh về hôn lễ )

-Kinh tang tế (kinh về tang tế )

-Kinh thiên đạo (kinh ve đạo trời ).

-Kinh thế đạo (kinh về đạo người )

3.8. Về tín đồ, đạo Cao Đài phân chia thành hai bậc, đó là:

- Thượng Thừa, gồm tất cả các tín đồ có chức sắc thoát ly theo đạo, phải sống khắc khổ, không lập gia đình,để râu tóc, ăn chay diệt dục, chỉ biết một điều là phụng sự đạo.

- Hạ Thừa, là những tín đồ sống tại gia, hoạt động bình thường theo nghề nghiệp, được thờ cúng tổ tiên, ăn chay tháng hai ngày, ngày sóc và ngày vọng, gọi là nhị chay, lục chay là tháng sáu ngày ăn chay, còn ăn chay mười ngày trong tháng gọi là thập chay. Các tín đồ hàng ngày có thể tuỳ ý lễ thánh cầu kinh trước bàn thờ đạo tại nhà hoặc đến thánh thất.

Như vậy, lý do ra đời, đạo, tên đạo, giáo lý về thần linh, những yếu tố đạo đức, những điều răn giới, sự thờ cúng, màu sắc lễ phục,những ngày lễ tết, các kinh về quang hôn, tang lễ, kinh về thiên đạo, coi trọng Chúa Trời, kinh về thế đạo thì coi trọng về tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức…ta thấy tất cả đều đã có sẵn trong thọ mai gia lễ, trong những tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam, tất cả nói lên sự vay mượn, sự hỗn dung giáo lý trong đạo Cao Đài.

IV.KHÔNG GIAN VÀ Ý NIỆM THIÊNG LIÊNG CAO ĐÀI

1. Kiến trúc xây dựng.

Do tiếp thu kiến trúc của Giáo hội Kitô giáo những nhà thờ đạo Cao Đài đều là những kiến trúc gạch đá đồ sộ, tiêu biểu là thánh thất Tây Ninh, xây dựng vào năm 1927.

Các thánh thất đạo Cao Đài đều được bố trí sử dụng theo hàng dọc, các gác chuông đều vượt lên cao ở đầu phía trước, nơi cửa chính ra vào, cửa chính bao giờ cũng nhìn ra hướng bắc. Cách bố trí kiến trúc như thế này, theo triết lý Đông Phương, sau lưng quay về hướng nam nắng nóng, thuộc dương, âm dương hòa hợp, hông bên trái hướng tây, thuộc âm, hông bên phải hướng đông thuộc dương cũng là âm dương hòa hợp.

Tất cả đều là bốn hướng âm dương hòa hợp, tốt đẹp cho sự phát triển. Hoặc còn phải chăng là, trong tinh thần sâu nặng hiếu nghĩa tổ tiên, nhìn về hướng bắc tỏ ý nhớ về cội nguồn, được ẩn dụ ở những thánh thất Cao đài.

1.1. Mặt tiền: phía mặt trước , trên cao tiền sảnh nhìn xuống sân thánh đường, điêu khắc bao giờ cũng tạo hình một con mắt rất to sinh động. Hai bên con mắt hai ô cửa có hình cây thập giá, biểu tượng của Kitô giáo, con mắt trong đạo Cao Đài được giải thích vừa hiện thực vừa thần kinh. Hiện thực ở chỗ, mỗi con mắt người ta là một cửa sổ tâm hồn. Qua con mắt thu nhận biết bao những điều kỳ diệu trên đời ẩn chứa vào trong con người. Thần linh là ở chỗ con mắt như “thiên nhãn” (mặt trời) trong sáng, kỳ diệu, không mảy may cái gì xẩy ra dưới phàm trần, mặt trời Thượng Đế không phán xét. Thiên nhãn có thể nhìn thấy mọi nơi mọi lúc, mọi ngõ ngách tâm can trong mỗi con người. Bơi thế, đạo Cao Đài lấy con mắt làm biểu tượng thiêng liêng tôn thờ. Như hình chữ vạn Phật giáo, hình thập giá của Kitô giáo, hình trăng lưỡi liềm của đạo Hồi.

1.2. Lòng nhà thờ: trong không gian nội thất thánh đường, được bố trí tương tự như trong nhà thờ của Kitô giáo, gồm gian thánh thần và gian nguyện kinh Gian nguyện kinh phía ngòai nên các tín đồ ngồi cầu kinh. Gian thánh thần phía trong, tôn nghiêm, nơi thiết chế bàn thờ chánh. Các bàn thờ thánh trong mỗi thánh đường đạo Cao Đài bố trí tương đối giống nhau.

Trên cao hình ảnh một con mắt mở to nhìn xuống. Tiếp xuống bốn pho tượng Thích Ca, Khổng tử, Lão và Giêsu, hàng dưới nữa bốn pho tượng gồm quan âm, quan thánh (quan công), Lý Thái Bạch và Khương Thái Công. Tất cả gồm tám vị, đầy đủ bốn phương tám hướng bao hàm mọi không gian vũ trụ.

2. Đồ thờ, nghi lễ.

2.1. Đồ thờ.

Đồ tự khí trên bàn thờ đạo Cao Đài được thiết chế rất đơn giản, gồm hai cây nến, bình cắm hương, bình cắm hoa, bổ đài ba chiếc nhỏ đặt ba chén nhỏ đựng rượu cúng, hai đài lới đặt hai chén đựng nước chè và nước lạ khi cúng lễ. Cũng như trong giáo lý của đạo, luôn nhấn mạnh “qui nguyên tam giáo”, “hiệp nhất ngũ chi”, ấy là ý niệm thiêng liêng về âm dương ngũ hành, tam giáo, ba đạo, số hai, số đủ âm dương (số một âm, số hai dương), ngũ chi, ý là ngũ hành gồm thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Cũng như trên bàn thờ hai cây nến biểu thị âm dương hào hòa. Hai chén cúng, một chén đựng nước chè ý là dương, chén đựng nước lạ ý là âm. Rượi ba chén cũng là đủ âm dương, hương thơm tượng trưng thái cực hoặc mười hai vị quan ở dưới hộ pháp và tượng thượng phẩm trong hiệp thiên đài, gọi là thập nhị thời quân, đó là ý niệm về đủ một giáp, thuộc thần thời gian. Cũng như lễ sóc lễ vọng, mồng một và rằm hàng tháng cũng là biểu lộ cúng thần thời gian theo âm lịch. Hoặc như sắc phục của các nghành đạo tổng hợp lại trong đạo Cao Đài, nghành Nho màu đỏ hành hỏa thuộc dương; nghành Lão màu xanh, hành mộc phương đông cũng thuộc dương; nghành Phật màu vàng, hành thổ, thuộc âm. Như thế dương thịnh sự sinh sôi phát triển mạnh mẽ hơn.

2.2. Nghi lễ.

Như thế không gian và ý niệm thiêng liêng biểu lộ trong họat động thờ cúng, nghi lễ ở đạo Cao Đài cũng là tổ hợp như mọi thờ cúng khác ở người Việt. Đó là tư duy về thần thánh gắn liền với tư duy triết học, thiêng liêng thánh thần được biểu lộ bằng thiêng liêng triết học cổ đại. Xoay quanh những yếu tố trời đất vũ trụ âm dương ngũ hành.

Về ý niệm thiêng liêng hai tiếng Cao Đài các nhà sáng lập ra đạo còn giải thích, đó là tượng trưng cho đấng Thượng Đế tối cao là “thiên nhãn” xem xét không những chỉ có Đông Nam Á mà còn tất cả “ngũ đại châu” (năm châu thế giới). Nên đạo Cao Đài là đại đạo, bao trùm tất cả các đạo đã có từ trước tới nay gộp vào trong đó. Đạo Cao Đài là nguyên cớ của mọi nguyên cớ, là nguyên tắc của mọi biểu hiện. Đạo Cao Đài là của cả nhân lọai, cả thế giới…

3. Phương diện triết lý và thần học

3.1. Triết lý.

Tại sao những người sáng lập đạo Cao Đài lại có ý tưởng lớn lao cao rộng như vậy? Tìm hiểu hiện tượng này, ta thấy trong kinh sách ngọc đế chân truyền có nói rằng: lúc này mọi người đang chịu sự xét mình, nếu ta chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân, quyền lợi dân tộc, nếu ta chỉ tìm cách gieo rắc đau khổ, ta sẽ bị kéo vào trong luồng thác ghê gớm, mà kẻ ác sẽ tự phá hủy đời mình, làm nhơ nhớp tâm hồn mình.

3.2. Thần học

Đứng về mặt thần học, ý tưởng rộng lớn trên đây, ta thấy cũng không có gì mới mẽ. Chúa trời hay Thượng đế sáng tạo an bài mọi trật tự trên thế giới này đã có từ lâu trong đạo Kitô giáo. Cũng như ngậm hay muôn sự tại trời từ lâu đã có trong Nho giáo và đầy trong nếp nghĩ dân ta. Nhưng về hiện thực cuộc sống, thì ý tưởng trên đây đã phản ánh đúng thời sự lúc này, khi đạo Cao Đài ra đời. Đó là ở Việt nam cũng như trên thế giới, đang rùng mình chuyển động. Khủng hoảng kinh tế thế giới từ đầu những năm 1930 đang tác động sâu sắc đến mọi nước, mọi nơi. Lực lượng phát xít Đức, Ý , Nhật, bắt đầu hình thành, tập hợp lực lượng đang hướng nhân lọai nhích dần đến miệng hố chiến tranh thế giới thứ hai. Thuyết đại đông A của Nhật đang ngấp nghé tràn vào Đông dương… Trong tình hình ấy, đế quốc Pháp ở Đông dương không thể không thể nghĩ về số phậc chính quốc của họ ở Châu Au, và cảm thấy sự bất yên của họ ở nơi đây, nên họ không thể không tìm chỗ dựa đồng minh. Cho nên họ đã tác động vào cùng với tần lớp trung lưu bản địa ở Nam bộ, ít nhiều hiểu biết thời sự để cho ra đời đạo Cao Đài, để cho ý tưởng năm châu bốn bể đến trong tình hình người người đang chịu xét mình, nếu ta chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân thì sẽ quay vào trong luồng thác nghê gớm mà kẻ ác sẽ tự phá hủy đời mình, làm nhơ nhớp tâm hồn mình (…)

Ở đạo Cao Đài ta còn thấy, lễ vật dâng cúng thánh thần cũng rất đơn giản, chỉ có rượu, nước chè, nước lạ, hương trầm nến nhang. Lễ vật cúng ông bà tổ tiên trong gia đình các tín đồ cũng không dùng đồ mặn, không đốt vàng mã. Đồng thời đạo Cao Đài cũng nhấn mạnh sự trường tồn của các linh hồn, linh hồn chuyển tiếp. Đạo Cao Đài đề ra cho các tín đồ là chức sắc tu theo khổ hạnh của đạo là diệt dục, chay tịnh, khiết tịnh, tĩnh tâm, thanh thản là thiêng liêng nhất. Nếu còn ham muốn nhục dục vật chất, thì sẽ là nguồn gốc gây ra mọi tội lỗi, chiến tranh. Đây là cách nhìn nhận của đạo Phật được nhắc lại ở đạo Cao Đài. Đồng thời cũng là phản ánh, khuyên cáo mọi người sống thiện, an phận trước thực tế, ngòai đời trong nước và thế giới đang dồn dập báo hiệu cho có nhiều sự kiện xẩy ra.

Như vậy, ta thấy Chúa trời sáng tạo, an bài tất cả mọi sự là từ đạo Kitô giáo, thần tiên giáng linh là từ đạo Lão, nhân nghĩa là người là từ đạo Nho, ham muốn nhục dục vật chất là nguồn gốc gây ra môi đau khổ là từ đạo Phật, được tập hợp thể hiện trong tín điều, nghi lễ gắn liền với âm dương ngũ hành, là những nội dung thiêng liêng ở đạo Cao Đài. Tất cả để gây nên niềm tin thiêng liêng đều đã có sẵn trong tâm thức người việt. Nay chỉ là hỗn dung những niềm tin thiêng liêng sẵn có ấy mà đạo Cao Đài ra đời, mở rộng được trên miền đất mới, trong tình hình mới. Và nhất là nó đã phát triển tín hiệu tâm linh, trúng với bộ phận cư dân nông nghiệp thủ công, thủ động, vốn sẵn ý thức an bần lạc đạo, lấy sự chay tịnh, tĩnh tâm, thanh thản trong lòng làm thiêng liêng sung sướng, trước hiện thực biến động xã hội thực sự nhiều khốc liệt để vươn lên.

Cũng từ hai yếu tố là hỗn dung giáo lý và đáp ứng được yêu cầu tâm linh của một bộ phận dân cư, trước biến động của xã hội, mà đạo Cao Đài hình thành, mở rộng ta lại thấy có hai khía cạnh:

- Sự sớm phân hóa của đạo: do không có một niềm tin thiêng liêng thánh thần dựa trên cơ sở một triết lý thần học riêng biệt làm lực hút, nên ngay sau khi mới ra đời do mâu thuận địa vị các giữa các chức sắc, đạo Cao Đài đã đi ngay vào phân hóa trong quá trình mở rộng đạo. Đầu tiên là mâu thuẫn giữa phối sư Nguyễn Văn Ca với tông giáo là ông Lê Văn Trung, dẫn đến việc ông Nguyễn Văn Ca rời khỏi Tây Ninh về Mỹ Tho thành lập ra tổ chức “Cao đài minh lý hội”, sau đó gọi là “Cao đài minh chân lý” (1929) đặc biệt là từ năm 1934, sau khi ông Lê Văn Trung qua đời, mâu thuẫn nội bộ trong đạo Cao Đài càng thêm gay gắt, dẫn đến đạo Cao Đài phân hóa thành nhiều hệ phái. Trưởng phái Trần Đạo quay về Bạc Liêu cùng ông Cao Triệu Phát lập ra phái Cao Đài minh chân đạo. Phối sư Nguyễn Ngọc Trương về Bến Tre lập ra phái Cao Đài ban chánh đạo. Giáo hữu Nguyễn Hữu Chỉnh về Mỹ Tho, cùng Nguyễn Hữu Tài, Phan Văn Tổng lập ra Cao Đài thiên thai tĩnh, sau chuyển về Bến Tre đổi tên là Cao Đài tiên thiên. Cho đế năm 1954, đạo Cao Đài chia rẽ thành mười hai phái. Trong thờ kỳ miền nam chống Mỹ cứu nước, một số phái Cao Đài đã tham gia mặt trận Việt minh, ủng hộ kháng chiến. Một số phái Cao Đài bị Mỹ ngụy thao túng như đã trình bày ở phần trên. Đến năm 1975, đạo Cao Đài có tới trên hai chục giáo phái lớn như:

+ Cao Đài Tây Ninh, tòa thánh trung ương ở Tây Ninh tập trung chủ yếu ở Tây Ninh và một số ít ở vùng ngọai thành phía tây Thành Phố Hồ Chí Minh.

+ Cao Đài ban chỉnh đạo đô thành, tòa thánh trung ương ở Thành Phố Hồ Chí Minh, tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Long An, Đồng Nai…

+ Ở Bến Tre có hai dạng phái Cao Đài: Cao Đài Tiên Thiên, Tòa thánh trung ương ở Bến Tre và các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang.

Cao Đài ban chỉnh đạo tòa thánh trung ương cũng ở Bến Tre và một số giáo phận ở Long an Cần Thơ.

Cao Đài minh chân lý, tòa thánh trung ương ở Mỹ Tho một số giáo phận ở Tiền Giang, Cần Thơ.

Cao Đài minh chân đạo, tòa thánh trung ương ở Bạc Liêu và một số giáo phận ở Sóc Trăng Minh hải.

Cao Đài Bạch Y Liên, tòa thánh trung ương ở Rạch Giá và một số giáo phận ở Kiên giang, Đồng tháp.

Cao Đài Thượng Đế tập trung chủ yếu ở Cần Thơ.

Cao Đài trung việt truyền giáo, tòa thánh trung ương tập trung ở Đà Nẵng, tín đồ chủ yếu tập trung ở Quãng nam Đà Nẵng còn số ít ở các tỉnh miền trung.

Sự khô đạo, nhạt đạo: nếu như trước năm 1975 số tín đồ đạo Cao Đài lên tới hai triệu thì hiện nay theo số thống kê của ban tôn giáo số tín đồ giảm đi rất nhiều, khỏang 61%. Điều này có thể giai thích, là do hỗn dung giáo lý của đạo Cao Đài. Một bộ phận người nông dân nam bộ trước đây đang cần niềm tin thiêng liêng, trước biến động dồn dập của cuộc sống, thì họ dễ dàng chấp nhận. Nay trong điều kiện đất nước thái bình, họ có thì giờ suy gẫm về tín lý họ theo, trong lúc văn hóa, khoa học chính xác ngày một nâng cao, thì họ dễ dàng nhạt dần với tín lý hỗn dung là điều không thể tránh khỏi. Mặt khác phần đông dân chúng theo cơ chế thị trường, từ khi “mang gương đi mở cõi” nay có điều kiện hăm hở thực hiện làm giàu, đã bận rộn hấp dẫn hơn đối với lớp trẻ, so với cha ông họ ngày xưa, bị giới hạn nặng nề tìm an bình trong cõi tâm.

C. KẾT LUẬN.

Qua phần trình bày trên ta thấy, đạo Cao đài là một tôn giáo chủ trương tổng hợp các tôn giáo lớn có mặt tại Việt nam: Phật, Lão, Khổng và Kitô giáo, dưới việc tôn thờ một Đấng tối cao mệnh danh là Cao Đài.

Nguyên nhân phát sinh ra đạo Cao Đài là dựa vào những cuộc giao lưu trực tiếp giữa các thế thế giới bên kia với nhóm người ban đầu chuyên chơi thuật xây bàn thờ cầu cơ. Chính thuật đồng bóng này đã cho chúng ta một cảm giác nặng nệ về diễn mạo của đạo Cao Đài. Ngòai ra khi nghiên cứu về đạo Cao Đài trí khôn ta không nhận ra được trong hình thức cũng như nội dung một sự duy nhất chặt chẽ của óc suy luận, mà chỉ thấy những hỗn độn của sự gom góp muốn thâu thập hết những cái hay cái đẹp của người, mà không cố gắng tìm hiểu thấu đáo.

Ngọai trừ quan niệm về đức Cao Đài hay Thượng đế chí tôn, cha của mọi lòai mọi vật mà hết thảy đều phải tôn thờ, đạo Cao Đài đã bị ảnh hưởng Phật Giáo chi phối, và phần nào đi ngược lại ý tưởng tổng hợp các tôn giáo đã được đề xướng. Những người đầu tiên sáng lập nên đạo Cao Đài tòan là những người theo đạo Phật và ý muốn đầu tiên của họ chỉ muốn canh tân Phật giáo. Xét về giáo lý ta thấy những tin tưởng về luân hồi và nghiệp báo được chấp nhận hòan tòan. Về Luân lý ta càng thấy rõ đạo Cao Đài chỉ là một biến thể của Phật giáo: ngũ giới cấm của Cao Đài là ngũ giới cấm của Phật giáo cũng như con đường bát chánh là là bát chánh của đạo Phật vậy. Hơn nữa giống như trong Phật giáo, đạo Cao Đài luôn nhắc nhở cho con người bổn phận đối với chính mình, với gia đình, với xã hội và khuyên từ bỏ danh vọng tiền tài, xa hoa để chóng thóat cảnh luân hồi và tới cõi giải thoát. 

Bài viết khác