Thứ Ba, 26 Tháng Sáu, 2012

Tìm hiểu Phong trào Canh tân Đoàn sủng

Tìm hiểu Phong trào Canh tân Đoàn sủng

Sau « làn sóng đầu tiên» - thức tỉnh tâm linh - vào năm 1905 ở Hoa Kỳ, rồi làn sóng thứ hai, được gọi là Canh tân đặc sủng, giữa lòng các Giáo Hội Công giáo và Tin lành, làn sóng thứ ba đã bắt đầu ở Canada vào năm 1994.

Sự hình thành của phong trào Canh Tân Đặc Sủng Công giáo

 Vào năm 1967, các sinh viên của Đại học Công giáo Đức Bà ở Duquesne (Indiana) đã cảm nghiệm một sự tuôn tràn Thánh Thần, một loại « hiện xuống » với ơn ngôn ngữ (nói bằng các ngôn ngữ, như được mô tả trong sách Công vụ 2, 6.), với những lời nói tri thức và ngôn sứ, những cuộc chữa bệnh…

Kinh nghiệm « đặc sủng » này (tiếng Hylạp là charisma, ơn của Thánh Thánh) được lan rộng ở Hoa Kỳ mà có nhiều người Pháp đã kinh nghiệm, nhất là linh mục dòng Tên Laurent Fabre (ngày này là người điều hành phong trào Chemin-Neuf) và linh mục dòng Đaminh Albert-Marie de Monléon (trở thành Giám mục giáo phận Meaux).

 Từ năm 1970, các nhóm đặc sủng đã hình thành ở Paris và Lyon. Phong trào « Canh Tân » này sinh ra những cộng đoàn hỗn hợp mới, như Word of God (Lời Thiên Chúa), được thành lập từ năm 1969 ở Ann Arbor (Michigan) bởi Ralph Martin và Steve Clarck.

 Giai đoạn thành lập và tăng trưởng nhanh chóng này (khoảng từ 1967 đến 1975) cũng chứng kiến sự hình thành của hàng ngàn nhóm cầu nguyện địa phương. « Phong trào Canh Tân tâm linh này phải chăng nó sẽ là một cơ hội cho Giáo Hội và cho thế giới ? », Đức Phaolô VI đã hỏi như thế vào dịp lễ Hiện Xuống năm 1975, lúc diễn ra Hội nghị quốc tế lần thứ III của phong trào Canh Tân Đặc Sủng, ở Rôma, tập hợp 12.000 người.

 Từ ngữ « cơ hội » này sẽ được xem như là một sự nhìn nhận chính thức phong trào Canh Tân này, mà lúc đó vẫn còn gây quan ngại trong Giáo Hội.

Những giai đoạn phát triển

 Tiếp đến là thời ký cắm rễ và đào sâu các đặc sủng đã được đón nhận. Ở Pháp, một giai đoạn tổ chức và tạo cơ cấu (khoảng từ 1976 đến 1988) đã chứng kiến các cộng đoàn bắt đầu những tiến trình nhìn nhận các quy chế của chúng, sự bàn giao thẩm quyền giữa các nhà sáng lập với thế hệ tiếp theo.

Cũng thế, 1800 nhóm cầu nguyện (trung bình 15 tham dự viên) đưa vào các « Huynh Đoàn Hiện Xuống » (các nhóm phối hợp vùng) tập hợp « các chủ chiên » lại (các vị hữu trách của nhóm).

 Một « Cấp hiệp thông », tập hợp các vị đại diện các cộng đoàn và các Huynh Đoàn Hiện Xuống, cũng như một đại hội đồng của phong trào Canh Tân được tạo ra, dưới trách nhiệm của Hội đồng Giám mục về các phong trào và hiệp hội các tín hữu. Các nhóm và các cộng đoàn sẽ cùng nhau tổ chức cuộc tập hợp 20.000 người ở Bourget vào dịp lễ Hiện Xuống 1988.

 « Sự thức tỉnh » trong Giáo Hội Công giáo này đã làm nổi lên những thừa tác vụ chữa bệnh khác nhau (như các thừa tác vụ của cha Emiliano Tardif, qua đời vào năm 1999) và các thừa tác vụ rao giảng (Kim Kollins, Raniero Cantalamessa…). Cũng chính từ những năm này mà những « ngôi sao » của phong trào Phúc Âm bắt đầu đến rao giảng ở Pháp : Billy Graham đã làm cho Cung điện Omnisports Paris-Bercy vào năm 1986, và T. L. Osborn thu hút các hàng ngàn người đến Vincennes vào năm 2006.

Hoàn cảnh ở Pháp hiện nay

 Với bốn giám mục trực tiếp xuất thân từ các hàng ngũ của nó –đức cha Michel Santier (người sáng lập cộng đoàn Réjouis-Toi ở Coutances, hiện nay ngài là giám mục của giáo phận Créteil) ; đức cha Dominique Rey (giáo phận Fréjus-Toulon), đức cha Guy de Kérimel (giáo phận Grenoble) và đức cha Yves Le Saux ( giáo phận Le Mans) đến từ cộng đoàn Emmanuel - , từ nay, phong trào Canh Tân được nhìn nhận và tháp nhập vào Giáo Hội Pháp.

 Dưới ảnh hưởng của nó, nhiều sáng kiến đã được đưa ra : trong mục vụ (phụng vụ, tuyên úy…), trong việc nhân đạo (liên đới với thế giới thứ ba, đón tiếp người nghèo, nghiện ngập, bệnh nhân sida), đào tạo (các trường loan báo Tin mừng), các phương tiện truyền thông (đài phát thanh, nhà xuất bản, Internet), biểu lộ nghệ thuật…

 Thế nhưng, các nhóm cầu nguyện chứng kiến quân số của mình giảm và già cỗi đi, và các đặc sủng của họ đang tắt dần đi.

 Cũng tương tự, đa số các cộng đoàn đặc sủng đã trải qua – hay luôn đang trải qua – những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, với sự ra đi của vị sáng lập (như thế ở các Tổ chức cho một thế giới mới, vào năm 1991) hay nhiều vị hữu trách (ở phong trào Chemin-Neuf vào năm 1995-1999), hay cả những chia rẽ giữa các nhà sáng lập (phong trào Verbe de Vie vào năm 2002-2003, thậm chí cả những tai tiếng nội bộ (phong trào Béatitudes).

 Những đóng góp chính yếu

 Theo đức cha Guy Gaucher, giám mục phụ tá đã về hưu của giáo phận Bayeux-Lisieux, « đóng góp lớn lao của phong trào Canh Tân vẫn sẽ là đã tái khám phá ân sủng của bí tích Rửa tội và đã nhắc nhở rằng những ơn gọi khác nhau không thể tách rời lẫn nhau ».

 Khi đề cao một mối tương quan thân mật cá nhân với Chúa Kitô, phong trào Canh Tân Đặc Sủng cũng đã nhấn mạnh đến sự ăn khớp giữa lý trí và tâm hồn, sự tìm kiếm việc nên thánh và đời sống huynh đệ.

 Khi được sống song song với các Giáo Hội Tin lành, nó cũng đóng góp vào việc đối thoại đại kết, bằng việc hết lòng để cao những hành vi hòa giải như nhóm Lên Giêrusalem (Montées à Jérusalem), được xúc tiến bởi mục sư Thomas Roberts vào năm 1983, và nhóm Canh thức đại kết (Veillées œcuméniques), ở các nơi phụng tự Công giáo, Tin lành và Chính thống.

 Sau hai cuộc tập hợp đại kết của phong trào Canh Tân Đặc sủng vào năm 1982, trên quy mô Châu Âu, rồi ở sân vận động Charléty ở Paris vào năm 1999, cuộc đối thoại đại kết của các phong trào Canh Tân Đặc sủng này đã « đứt hơi » một chút. Nhưng nó tái khởi động với nhưng xgì mà người ta gọi là « làn sóng thứ ba » của phong trào Canh Tân Đặc Sủng.

 « Làn sóng thứ ba » của phong trào Canh Tân Đặc Sủng

 - Vào tháng Giêng năm 1994, trong một nhóm canh tân đặc sủng-hiện xuống Toronto, ở Canada, nhiều người Tin lành và Công giáo đã bắt đầu sống những kinh nghiệm mới : không chỉ những « nghỉ ngơi trong Thánh Thần » từ nay thành cổ điển, các bài thánh ca bằng các ngôn ngữ và nước mắt, nhưng còn những tiếng cười kéo dài, những rung lắc, những động tác giật từng đợt…

 - Những dư luận khác nhau về « Phúc lành Toronto » này, một số người phê bình nó cách nghiêm khắc, những người khác xem đó là công trình của Thánh Thần. Sau khi đã được phát triển ở Hoa Kỳ, ở Brazil và ở Anh, sự « thức tỉnh » mới mẻ này được biểu lộ trong Giáo Hội Công giáo ở Pháp từ năm 1996.

 - Như hai làn sóng trước, « làn sóng thứ ba » này được thể hiện qua những kinh nghiệm tập thể về sự tuôn tràn của Thánh Thần, với những cuộc hoán cải thiêng liêng tận căn, và qua những tác vụ mới thường gây hoang mang – như ở Pháp, những tác vụ của các mục sư của phong trào Phúc âm, Carlos Payan hay Patrick Fontaine, các cha dòng Đaminh Rémy Schappacher và Benoît-Marie Berger, của linh mục Roger Paulin, dòng Chúa Ba Ngôi, của cha Marie-Angel (Cộng đoàn Thánh Gioan) hay của cha Silouane Ponga, dòng Béatitudes. Nó cũng chứng tỏ một ý muốn đối thoại đại kết rõ ràng, với tác vụ giảng thuyết chung, như trường hợp Carlos Payan và linh mục dòng Tên Guy Lepoutre ; những năm vừa qua, đức cha Gérard Daucourt, giám mục Nanterre, đã cử hành thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh trước sự hiện diện của mục sư Payan.

 - Những phong trào Canh tân đặc sủng « cách thế thứ ba » này cho rằng cho đến lúc đó, phong trào Canh Tân đã quá tách rời các thực tại thiêng liêng và trần thế. Theo họ, mỗi nơi (nhà, thành phố, đất nước) sẽ là nơi của một cuộc đấu tranh theo thuyết Manikê giữa Thiên Chúa và Satan, giữa thiên thần và ma quỷ : từ đó những chiến dich cầu nguyện cho Paris (chiến dịch « Marche pour Jésus ») và cho nước Pháp (chiến dịch « Alléluia France »). « Làn sóng thứ ba » chủ trương rằng Tin Mừng phải là mạnh mẽ, do đó, phải được biểu lộ bằng những dấu chỉ và những kỳ công, có nguy cơ đến một nền « thần học về sự thịnh vuợng » và vì lợi ích của một cái nhìn « vui sướng » về thế giới.

 - Dưới ảnh hưởng của « làn sóng thứ ba » này, các nhóm mới đã được hình thành, mỗi tuần lôi cuốn hàng trăm người trẻ, như các nhóm Ressucito ở Versailles, Plénitude ở Paris, Kavod ở Boulogne-Billancourt, La Gloire ở Herbiers (Vendée), Feu d’Amour ở Nantes, Le Fleuve ở Toulouse, nhưng còn Loretto ở Salzbourg (Áo) hay San Lorenzo ở Roma.

Lm. Võ Xuân Tiến

phỏng dịch theo Claire LESEGRETAIN, La Croix

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art