Phong cách ẩm thực Lào
Ẩm thực Lào mang phong cách tương tự các quốc gia láng giềng là Campuchia và Thái Lan : cay, chua và ngọt. Tuy nhiên , ẩm thực lại mang những phong cách đặc trưng rất riêng.
Ngoài cá nước ngọt thì thịt heo, gà, trâu và vịt là những thành phần quan trọng để nấu nướng nhiều thứ món ăn thông thường. Người Lào cũng ăn những thứ thịt thú săn như nai, gà rừng, chim cút nếu có dịp kiếm được.
Người Lào ăn gạo là chính; các món ăn có đặc điểm là dùng những gia vị như gừng, me, lá chanh, và nhiều loại ớt khô rất cay. Vị chính trong các món ăn hầu hết các món ăn đều có rất nhiều ớt. Chỉ riêng ớt có hàng chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế , ớt hầm, ớt luộc … Chính vị cay này cũng là một nét văn hóa vì phần đông người Lào sử dụng nguồn lao động chân tay, vị cay gây kích kích, tạo món ăn ngon, giúp người lao động ăn được nhiều, tăng sức lao động. Ở mỗi vùng cũng có các món ăn đặc trưng, có các tên gọi khác nhau và được chế biến theo đặc trưng của từng vùng, nhưng không thể không có vị cay của ớt…Một món ăn tiêu biểu của người Lào là sự pha trộn giữa cay và ngọt, được trung hòa thêm thảo mộc. Cá đánh bắt được từ sông , hồ , suối được người Lào chế biến có sự pha trộn của các lọai gia vị thảo mộc. Mắm cá ( pa dek ) và mắm Cheo gồm da trâu, ớt nướng, tỏi nướng, riềng nướng, đường cùng nhiều gia vị thảo mộc trộn lẫn hoặc mắm Muok gồm lòng cá trộn ớt, sả, củ hành … hầu như nhà nào cũng có và nước mắm ( nám pla ) được người Lào sử dụng hết sức phổ biến.
Người Lào thường xây dựng bên cạnh nhà mình một vườn rau, trên đó người ta trồng các lọai rau như hành,khoai từ, dưa chuột, đậu ván , củ cải,cần tây,xà lách,..v..v.. Nó là những thứ bổ sung cho bữa ăn hàng ngày của người Lào.
Các món ăn
Món ăn Lào có khá nhiều món ngon , có thể kể ra như : gà nướng, lạp, lạp xưởng, thịt heo hấp măng (hoặc cá hấp lá chuối), gà (cá) nấu me, rau luộc, cơm (xôi). Ngoài ra còn có các món khác như như: ếch, mực chiên tỏi, sườn nướng, nem chua cá thịt… Ẩm thực Lào, ngoài các món này, còn có những món được xem là đặc sản như : Món Tam Maak Hung còn gọi là nộm chay gồm dưa muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa giã rồi trộn chung với cùng hàng chục gia vị ăn rất lạ. Ngoài Tam Maak Hung còn có các món như Thoót mú đẹt điêu, tôm dâm cung, cá nướng… Mỗi món đều có các nguyên liệu khác như Lạp được làm bằng thịt heo, băm nhỏ, trộn gia vị Lào, ăn với xôi hoặc cơm, trộn chung với ớt cay, cá nướng được ướp muối ngoài da, khi nuớng chín, da cá không cháy nhưng phủ trắng lớp muối, thịt cá không dính vào da, mùi thơm, chấm với nước “chẻo” (đặc chế từ ớt, tỏi, hành, mắm, muối, bột ngọt và chanh).
Tép nhảy
Món này được xem là đặc sản trên đất Lào, tép sống được đánh bắt trên sông Mê Kông còn tươi được vắt chanh vào, tép sẽ bị chín tái cùng với gia vị được ăn sống kèm nước chấm.
Gia vị
Gia vị chính của Lào trong các món ăn là hai vị thuốc “gialang” và “macụt”, cùng với các gia vị khác như ớt, tỏi, phà đẹt… cùng các gia vị Việt Nam.
Cơm lam
Lúa gạo rất được trân trọng ở Lào. Người Lào đặc biệt thích ăn gạo nếp (khao nyao) dù rằng gạo tẻ (khao chao) và bún gạo (khao poon) cũng rất phổ biến. Các thành viên trong gia đình ăn cơm từ một cái thố chung hoặc dùng riêng mỗi người một bát. Cơm nếp thì người ta ăn bốc bằng tay. Người ăn sẽ nắm cơm thành từng viên nhỏ, và sau đó dùng nó như cái thìa để vét và lùa thức ăn trên đĩa vào miệng, hoặc chấm vào nước chấm.
Gạo là thứ lương thực có nhiều công dụng, dùng để làm vỏ bọc cho các loại bánh, làm khuôn cho các món tráng miệng và bánh kẹo. Cơm trộn với khoai sọ, nước cốt dừa, và ngó hoa súng để làm món điểm tâm, chẳng hạn như món Khao tom – gồm cơm trộn với chuối, gói vào lá chuối rồi đem hấp. Một món điểm tâm thông dụng khác là Tom nam hua bua, được làm bằng cách trộn cơm với nước cốt dừa và hoa sen.
Ở Lào, cơm nếp thường được dát lên những bức tượng Phật hoặc những bức tường của tư gia để cúng cho các vị thần cư ngụ tại đó.
Phụ nữ thường được liên tưởng mạnh mẽ với lúa gạo. Trong nhiều làng bản hẻo lánh có truyền thuyết kể rằng nữ thần lúa đã hiến dâng mình cho ngọn lửa, và tro của nữ thần đã giúp cho dân làng được một mùa bội thu. Ở một số làng bản người Phuan, hài cốt của các bà tổ bà sơ được giữ trong ngôi tháp nhỏ xây giữa ruộng lúa của gia đình.
Các món nướng
Người Lào đặc biệt thích ăn nướng; từ thịt, cá, cơm đến cả rau củ và gia vị. Họ không chừa lại thức ăn trong đĩa và không ngồi ăn khi khách đã đứng dậy.
Lạp
Món ăn truyền thống trong lễ hội của người Lào, và cũng là một món ăn dân tộc gần gũi nhất của họ, được gọi là Lạp, nghĩa là “may mắn”. Lạp là một món đãi tiệc, thường được dọn ra trong những dịp đặc biệt hoặc cho những vị khách danh dự, được người ta so sánh với món thịt nướng của người Tác-ta hay món bít tết Cerviche của người Mexico. Lạp được làm từ thịt bò, thịt hươu bằm nhuyễn (hoặc thịt trâu, cá) với rau bạc hà xắt nhỏ và nước cốt chanh.
Phở Lào
Người Lào cũng rất thích món ăn Việt, mà món khoái khẩu nhất là Phở. Phở ăn với một đĩa rau để riêng, gồm rau diếp, bạc hà và măng tre để có thể cho thêm vào nước dùng.
Phong cách ở bàn ăn
Không giống như Phương Tây, người Lào không ăn quanh bàn ăn cao mà người Lào ngồi xổm trên nền nhà, người Lào mang lên bàn cùng một lúc các món ăn. Quan niệm Piep – là cha mẹ, là bề trên luôn ăn miếng đầu tiên để khai mạc bàn ăn, theo thứ tự tuổi tác sẽ ăn các món sau tiếp theo.
Khách đến nhà sẽ tuân theo những quy tắc bắt buộc được xem là nét văn hóa rất riêng của mình, khách không được ngồi ăn trong khi những người khác đã đứng dậy. Tập quán của người Lào là luôn chừa lại thức ăn trong đĩa khi đã ăn xong, nếu khách không chừa lại thức ăn, người ta sẽ cho là khách ăn không đủ no. chủ nhà sẽ bị mất thể diện. Người Lào rất sạch sẽ đến mức kỹ tính, họ có thói quen rửa tay không chỉ trước mà cả sau bữa ăn.
Thức uống
Thức uống của Lào có LauLao, Fanthong (gần giống với rượu cần), NamSa (trà pha nhạt), cà phê… Đặc biệt là món dừa nướng. Dừa để nguyên trái nướng vừa phải, lột vỏ rồi ướp lạnh. Nước dừa có vị ngọt và thơm rất lạ, cơm dừa dẻo ăn rất ngon.
Nước dừa được tìm thấy hầu hết trong các lọai thức uống, người Lào có thói quen hay pha trộn nước dừa với các lọai thức uống khác. Lau Lao – một lọai rượu nhẹ làm từ cơm nếp lên men uống với chút chanh và Pepsi. Rượu Lào dễ uống, khó say, nhưng khi say không gây nhức đầu. Các thực phẩm dùng để nấu rượu, xôi, cơm… và gia vị của người Lào và không bắt chước được. Theo tập quán, trong các bữa tiệc lễ hội, vài người ngồi uống Lau lao cùng một lúc bằng những cái ống dài hút rượu từ một bình sứ.
Cà phê Lào thì tuyệt vời, đa số được trồng từ cao nguyên Bolovens màu mỡ ở Nam Lào. Người Lào thích uống cà phê đậm và ngọt, vì thế người ta hay cho thêm đường và sữa đặc vào cà phê. Cà phê thường được pha từng ly, uống kèm với một cốc Nam Sa, một thứ Trà Tàu pha nhạt.
Lào cũng có thương hiệu bia riêng, bia Lào dễ uống và dễ dàng tìm thấy ở hầu hết quán ăn hay nhà hàng nào trên khắp đất nước.
Món ăn từ côn trùng
Loại thức ăn giàu đạm này được tìm thấy rất nhiều trên đất nước Campuchia và Thái Lan và Lào. Người Lào cũng rất thích dùng côn trùng đẻ chế biến nhiều món ăn. Từ dế cơm, trứng kiến đến con cà cuống, nhền nhện trong các món chiên, xào, dồn đậu phộng đến hấp cơm hay ngâm giấm đều rất ngon. Đắt nhất vẫn là con cà cuống – một loại côn trùng có ích sống nhiều ở đồng ruộng Campuchia với hương vị thơm cay. Tuy nhiên, món ăn từ côn trùng của Lào lại ít món hơn người Thái Lan và ít phổ biến hơn.
...