Tất cả bệnh tật đều bắt đầu từ bên trong cơ thể và tâm trí của chúng ta gây ra do suy nghĩ sai lệch không thành thật với mình, và ăn uống không đúng cách.
Nếu chúng ta sống một cách tự nhiên, phù hợp với quy luật hài hòa của vũ trụ thì thường chúng ta ít khi bị bệnh tật.
Đông y nói “Bệnh tòng khẩu nhập, bệnh theo miệng vào.” Đúng vậy. Ăn uống cần phải cẩn thận. Tùy theo phong tục tập quán của từng quốc gia, địa phương và sở thích của mỗi cá nhân và sự chọn lựa cho hợp với khẩu vị, hợp với thể trạng (để khỏi bị dị ứng và giúp cho dễ tiêu hóa…).
Có ba loại thức ăn chính:
-Đường như bột mì, bột gạo, bắp…
-Chất đạm (protein) như thịt chất đạm động vật và chất đạm thực vật như đậu hũ, các loại hạt…
-Và mỡ (lipid).
Đồng thời có rau cỏ, trái cây vừa là chất độn chứa nhiều sinh tố cần thiết.
Ngoài ba thức ăn đó con người con người phải ăn đầy đủ vừa phải, không quá nhiều, quá ít.
Theo khoa học ngày này thì biến dưỡng căn bản của một người khoảng 2,000 calories, mỡ 9 calories, đường 4 calories. Như vậy một ngày biến dưỡng căn bản của một người chỉ cần là 75 gram thịt, 88.8 gram mỡ và 255 gram đường. Biến dưỡng căn bản là biến dưỡng lúc nghỉ ngơi, từ đó để tăng và giảm thức ăn cho hợp với sức khỏe của mỗi người.
Khi nấu thức ăn chúng ta dùng gia vị có mục đích làm gia tăng hoạt động cơ thể và cho kiện toàn tiêu hóa như gừng là ấm tì vị, hành, sả để toát mồ hôi và lợi tiểu, đinh hương để thông khí kể cả trần bì, riềng tẩy uế khí, ớt để kích thích vị giác, nghệ để thông túi mật, đặc biệt để chống dị ứng thức, tỏi để sát trùng, chống mỡ trong máu và gia tăng khí lực giúp điều hòa được đường tiểu tiện… Tất cả đều tốt, nên dùng vừa đủ, nhiều quá là có hại.
Nếu chúng ta ăn uống không đầy đủ calories và những chất ăn không tinh khiết, có nhiều độc tố hay những hóa chất, cơ thể trở nên yếu ớt không thể chống đỡ lại được với với sự xâm nhập và tác động của vi trùng và vi khuẩn, khi đó các loại bệnh tật xuất hiện.
Nguyên nhân cốt lõi của bệnh tật phần nhiều không phải là những tác nhân bên ngoài của vi trùng và vi khuẩn mà chỉ là những chất không thanh khiết chúng ta ăn uống và hít thở hằng ngày mang vào trong cơ thể mà gây ra do sự tiêu hóa và bài tiết không thích hợp.
Làm sao chúng ta ăn có lợi cho sức khỏe? Đây là một câu hỏi rất cần thiết cho đời sống của chúng ta. Có nhiều người thường nói họ ăn uống rất điều độ và đúng cách. Nhưng quan niệm lại trái ngược nhau, làm chúng ta hoang mang, không biết đâu là đúng, đâu là sai?
Chúng ta thấy có nhiều sự tranh luận dựa trên những thực phẩm cần thiết được xếp hạng sau: thịt, cá, bánh mì, cheese, trái cây, rau tươi, dầu ăn, trứng, sữa, đường…
Khoa Yoga lại phân làm ba loại tùy theo giá trị quân bình như gạo trắng là tốt nhất, trong khi gạo đỏ lại xếp loại xấu. Nhưng với phái dưỡng sinh Giáo Sư Ohsawa, ăn chay tại Nhật, lại cho gạo đỏ là tốt nhất, sữa và gạo trắng là xấu hơn.
Sự luyện tập ngày nay bắt đầu với sự phát triển cơ thể, vì cơ thể là cỗ xe trong cuộc hành trình của chúng ta với mục tiêu cuối cùng của ý thức tràn đầy chân phúc vĩnh hằng. Và khi chúng ta phát triển cơ thể, chúng ta phải chú ý đặc biệt tới những thức ăn, chúng ta ăn vào. Vì những thức ăn này có tác dụng sâu xa tới mọi phương diện phát triển của con người: cơ thể, trí óc và tinh thần.
Vậy chúng ta phải ăn gì cho đúng? Chắc quý vị cũng đồng ý với tôi rằng việc ăn uống còn tùy theo từng quốc gia, phong tục, tập quán, tôn giáo, quan niệm, và thể chất của từng người mà biến dịch và thích hợp với từng trường hợp.
Không thể nào có sự đồng ý hoàn toàn từ quốc gia này, qua quốc gia, từ tôn giáo này, qua tôn giào khác, đối với câu hỏi căn bản, ăn gì có lợi cho sức khỏe? Câu trả lời chỉ có tính cách tương đối và tổng quát mà thôi.
Như vậy, việc ăn uống cho đúng cách và tương đối là phải theo nhưng căn bản nào hy vọng tăng cường cho sức khỏe:
1-Thế nào là ăn theo mùi vị?
Mùi vị rất tốt để hướng dẫn cho biết cái gì ăn tốt cho cơ thể chúng ta. Thực hành và phát triển những khứu giác và vi giác, nhờ nó sẽ khám phá ra những thức ăn thích hợp với cơ thể từng người. Nếu chúng ta chỉ ăn những thực phẩm được coi là tốt, mà không lắng nghe sự kỳ diệu của cơ thể, cũng là điều thiếu sót. Thức ăn chúng ta ăn cần phải có mùi vị và được đồng thuận của cơ thể, thì tốt cho sức khỏe.
Thèm ăn thức gì, chúng ta ăn thức đó, có nghĩa là cơ thể chúng ta cần những thức ăn đó.
2-Phải lưu tâm vào thức ăn
Tiêu hóa là tấm gương phản ảnh của tâm. Vì vậy có nhiều bệnh liên quan tới tiêu hóa là do stress. Nếu chúng ta ăn trong khi giận dữ, bực bội, tiêu hóa sẽ trở ngại, dù chúng ta ăn những thức ăn tốt.
Nếu chúng ăn trong khi coi tin tức trên truyền hình hay bàn chuyện thương mại, như vậy chúng ta không lưu tâm vào việc ăn uống, làm sao cơ thể lo cho những thức ăn mà chúng ta mang vào. Nó sẽ không kiện toàn tiêu hóa vì chúng ta đã không trú tâm tới nó.
3-Chúng ta phải ăn nhiều loại thức ăn
Chúng không nên ăn cùng loại thức ăn từ ngày nọ, qua ngày kia, phải biết thay đổi thức ăn và các loại thức ăn có đầy đủ chất bổ dưỡng, khoáng chất, tinh bột, chất béo, chất đạm, chất đường…
Và phải đổi cách ăn uống, cách tốt nhất là không ăn quá nhiều vào một loại thức ăn nào.
Được biết trong đậu phộng thường có chất aflatoxin, và chất carcinogen thấy trong đậu phộng và một vài loại hạt. Nhưng không có nghĩa là chúng ta loại bỏ đâu phộng trong thức ăn. Chúng ta không nên ăn nó hoài hoài và số lượng nhiều.
Tốt hơn chúng ta chọn thức ăn nhiều loại hơn là tập trung vào loại chúng ta thích.
4-Ăn thức ăn tươi
Đồ ăn khô, đóng hộp, đông lạnh được dùng để sửa soạn cho bữa ăn hằng ngày, những thức ăn này thường chứa đường và muối, nhiều chất béo. Ăn những thức ăn này thường không có mùi vị như thức ăn tươi. Nếu chúng ta để ý đến mùi vị và phát triển khứu giác của chúng ta, nó sẽ giúp chúng ta tránh xa đồ ăn đóng hột thay vì đồ ăn tươi.
5-Nên ăn rau trái
Rau trái là thức ăn rất tốt gồm potasium, chất khoáng, vitamin và chất sợi, phần lớn chúng có rất nhiều chất béo và chất bổ dưỡng. Thường thì đàn bà ăn rau trái nhiều hơn đàn ông. Có một số quý ông chỉ luôn ăn thịt.
Chất sợi rất cần thiết cho cơ thể, trong thịt và cá hoàn toàn không có chất sợi, mà chất sợi sẽ lôi theo những chất mỡ, cholesterol,và tế bào ung thư theo ruột già mà đại tiên ra ngoài. Nếu chúng ta ăn thiếu chất sợi có nhiều cơ hội bị ung thư.
6-Nên ăn lúc hơi đói
Nghiên cứu cho biết những súc vật cho ăn ít hơn là chúng đòi hỏi chất bổ dưỡng hằng ngày, thì sống lâu hơn và ít bệnh tật hơn.
Ngày nay có nhiều nhà khoa học nghiên cứu cho biết, nên ăn hơi đói, có sức khỏe và sống lâu hơn. Nói thì dễ nhưng điều này mấy ai thực hành.
7-Thế nào là ăn uống quân bình
Chúng ta đã nghe nhiều lần về ăn uống quân bình, đến nỗi chúng ta không muốn nghe thêm nữa. Nhưng thế nào là ăn uống quân bình? Quân bình ăn uống đặt trên ba thành phần: Chất đường (carbohydrate), chất mỡ (fat), chất đạm (protein). Theo Bác Sĩ Barry Sear đã từng được giải Nobel nghiên cứu cho biết tỷ lệ lý tưởng là:
-40% chất đường (carbohydrate).
-30% chất béo (fat).
-30% chất đạm (protein).
Sẽ giúp cho cơ thể không bị mập phì và giữ thon gọn.
8-Thế nào là kinh nghiệm với thức ăn của mình?
Cách duy nhất, chúng ta phải tự tìm ra những thức ăn gì sẽ giúp cho sức khỏe chúng ta bằng những kinh nghiệm ăn uống, cố gắng ăn những thức ăn mới và phối hợp với nhiều loại thức ăn.
Trong cơ thể chúng ta còn có những điểm yếu, hay có thể gọi là những điểm báo động. Khi chúng ta ăn uống các thức ăn hằng ngày vào cơ thể, những thức ăn không thích hợp với cơ thể, chúng sẽ báo động cho chúng ta biết như bị đau nhức, ngứa, nổi mụn, nhức đầu, chóng mặt…
Vì vậy, chúng ta phải tìm cách loại bỏ những thức ăn không thích hợp với cơ thể, mới mong sức khỏe được cường tráng và kéo dài tuổi thọ.