Thứ Năm, 12 Tháng Tư, 2018

Người Thái ăn tết té nước Song Kran thuở còn toàn đi xe đạp

Tết Thái Lan gọi là Songkran và là một lễ hội truyền thống Phật giáo được tổ chức từ ngày 13 đến 16-4 hàng năm trừ khi ngày nghỉ lễ được chính phủ thông báo điều chỉnh cho thuận tiện với ngày làm việc.

Người Thái ăn tết té nước Song Kran thuở còn toàn đi xe đạp - 1


Thau và xô được trung dụng để chiến đấu hết sức trong lễ hội té nước- Ảnh: admissionpremium

Songkran còn được biết đến với tên gọi lễ hội té nước với niềm tin nước sẽ rửa sạch mọi điều rủi, xấu, không may, chưa hài lòng... của năm cũ.

Người tham gia vào lễ hội sẽ đổ một ít nước, có thể cho thêm lá thơm để tượng trưng cho việc gội sạch vận rủi và tội lỗi trong cuộc sống mỗi người.

Người Thái ăn tết té nước Song Kran thuở còn toàn đi xe đạp - 2


Trẻ em là những người hạnh phúc trong ngày lễ hội té nước - Ảnh: admissionpremium

Nếu có dịp đến Bangkok vào dịp này, đường Silom là nơi nên đến hoặc nên tránh - vì lễ hội té nước sẽ diễn ra rất xôm tụ ở đây trên một đoạn đường dài gần 4km.

Những cuộc vui kiểu té nước ào ào và sôi động ở Bangkok trong ngày tết truyền thống đã khá quen thuộc với người dân khắp thế giới.

Người Thái ăn tết té nước Song Kran thuở còn toàn đi xe đạp - 3


Người lớn cũng ướt đầm đìa. Ngày nay người ta dùng súng phun nước là chính - Ảnh: admissionpremium

 

Nhưng còn không khí ngày tết của một thời xa xưa khi đa số người dân Thái còn đi xe đạp thì sao?

Trước thềm năm mới Songkran, nhiều trang web đã giới thiệu chùm ảnh về một Thái Lan rất bình yên trong ngày tết Songkran của một thời đã xa.

Vậy Tết Songkran có ý nghĩa như thế nào?

Từ Songkran có nguồn gốc từ tiếng "Sanskrit" có nghĩa là "thay đổi" hay "vận động". 

3 ngày tết năm mới có ý nghĩa như sau: 

- Ngày 13-4 là ngày Maha Songkran Day - ngày đánh dấu sự kết thúc của năm cũ. 

- Ngày 14-4 là ngày Wan Nao - ngày dành cho gia đình. 

- Ngày 15-4 là ngày - Wan Thaloeng Sok là ngày năm mới bắt đầu. 

Theo truyền thống, người Thái sẽ đổ nước thơm lên vai và lưng nhau và chúc sức khỏe và an lành cho người đó. Khi đi thăm những người lớn tuổi trong dịp này, người trẻ cũng sẽ đổ một ít nước thơm vào tay người già để chúc lành và tỏ lòng kích trọng với họ. 

Tại các chùa, vào dịp Songkran người ta cũng rảy nước thơm lên các tượng Phật để cầu bình an, phước lành. 

Ngày nay, ở các thành phố lớn, Songkran đã trở thành ngày hội có phần kích động và mọi người vui vẻ tham gia tạt nước, bắn nước vào nhau trên đường phố.

Tuổi Trẻ Online xin mời bạn đọc lặng ngắm ngày tết của Thái Lan ngày xưa, trong những bức hình này, xem ra dù xưa hay nay, niềm vui ngày lễ hội vẫn không không có gì thay đổi.

Người Thái ăn tết té nước Song Kran thuở còn toàn đi xe đạp - 4
Người Thái ăn tết té nước Song Kran thuở còn toàn đi xe đạp - 5
Người Thái ăn tết té nước Song Kran thuở còn toàn đi xe đạp - 6
Người Thái ăn tết té nước Song Kran thuở còn toàn đi xe đạp - 7
Người Thái ăn tết té nước Song Kran thuở còn toàn đi xe đạp - 8
Người Thái ăn tết té nước Song Kran thuở còn toàn đi xe đạp - 9

Người Thái ăn tết té nước Song Kran thuở còn toàn đi xe đạp - 10

 

HỒNG VÂN

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art