Hoàng Ngọc Lễ
Nghe bà chủ hotel kể rằng ở Lim, bọn đàn anh đàn chị, đang chuẩn bị tập dượt cho ngày hội quan họ. Thấy rằng đây là một cơ hội không thể thiếu nên từ Hà Nội, chúng tôi lên đường đi thăm làng Ngăm sớm hơn dự định. Để có thể thưởng thức một bát phở gia truyền Bát Đạt, chúng tôi đã phải đi thật sớm, khi trời Hà Nội còn phủ kín sương mù và dưới cơn mưa phùn, gió bấc. Chúng tôi đây là tôi và bác tài của công ty Hương Giang, mà tôi đặt thuê từ Thụy Sĩ.
6 giờ sáng, trời Hà Nội còn tối và đèn đường chỉ đủ sức tỏa ra những tia sáng vàng vọt, dưới những lớp sương mù dày đặc. Những bác tài xế xích lô vẫn còn quấn mình trên những ghế đá công viên, dưới những hàng xấu gìa. Những hàng qùa rong, cất tiếng rao lanh lảnh, nghe rất lạ tai. Những người phu quét đường, mang áo tơi, quơ những đường chổi mệt mỏi. Những con chó được các nhà chủ cho chạy rong ra đường, tìm những chỗ tiểu tiện buổi sáng. Đường phố Hà Nội ngập mùi cống rãnh. Hiệu phở Bát Đạt còn trống vắng, chúng tôi kiếm một cái bàn gần với nhà bếp nhất để từ đây có thể quan sát mọi diễn biến trong tiệm phở này. Nhà phố Hà Nội chật hẹp, những anh nhân công ngổi phải xổm dưới đất để có thể cắt lọc thịt. Những tảng thịt khổng lồ, được đặt trên những lớp giấy báo, coi vẻ không mấy vệ sinh. Những thúng hành, ngò được cắt sẵn từ đâu đem tới, hòa lẫn với mùi thơm nước lèo, bay mùi thơm ngát. Những chồng bát được chất cao vút.
Cứ mải mê quan sát những người nhân công cắt, lẻo thịt mà chúng tôi không để ý một điều là muốn có được một tô phở thì phải ra ngoài đường xếp hàng và tự bưng vào bàn. Nhìn ra đường, chúng tôi đã thấy một hàng dài người xếp hàng dưới cơn mưa xuân lún phún. Chúng tôi nối đuôi sau đoàn người chờ đợi và phải mất nửa tiếng đồng hồ mới tới phiên. Cách phục vụ phở ở đây thật là ngộ nghĩnh. Những người múc phở cũng là kẻ thu ngân. Tay vừa cầm thu những đầu tiền bụi bậm, dơ bẩn, vừa cầm những miếng thịt nạm, gầu thoăn thoắt bỏ vào bát. Họ làm việc, im lặng như kẻ câm. Phở ở đây chỉ có 3 loại, đưa tiền loại nào thì nhà hàng bán cho loại ấy. Tái nạm gầu 6.000, tái 5.000 và nạm gầu 4.000. Cứ như thế mà trao đổi, nhà hàng bù đầu với công việc, không hơi đâu mà trò chuyện.
Phòng ăn, bàn ghế không mấy sạch sẽ, khách cứ việc vứt bỏ những cuống rau thơm, vỏ chanh xuống ngay nền đất dưới gậm bàn một cách vô tội. Khách hàng cứ lầm lì mà thửơng thức món ăn, ít ai trò chuyện với ai, kể cả những cặp nhân tình coi vẻ đang còn rất mặn mòi, âu yếm. Người ta ăn nhanh như vẻ sợ nguội, sợ những hương vị thơm ngon, để lâu sẽ bay mất? Chúng tôi thấy có một vợ chồng trẻ ngồi bên cạnh, tính bắt chuyện làm quen nhưng thấy không khí nặng nề trang nghiêm qúa nên không dám. Tuy dù vẻ bề ngoài cũ kỹ, trông có vẻ mất vệ sinh nhưng hương vị phở ở đây thơm ngon đặc biệt. Những miếng nạm, miếng gầu được cắt bạt một cách tài tỉnh, ẩn lộ một lớp gân trong suốt và cho một hương vị phở thật ngạt ngào. Thấy nhiều người đã có tô phở trong tay nhưng chưa có chỗ ngồi, chúng tôi húp vội những ngụm nước lèo sau cùng, đứng lên nhường chỗ. Phở ở đây chỉ bán từ 6g30 tới 9g sáng và chậm chân là hết nên khách hàng quen thuộc cũng như những người hiếu kỳ như chúng tôi qua lời giới thiệu muốn tò mò tới ăn một tô cho biết nên đa số đã đến đây từ rất sớm. An một cách qúa ư là vội vàng nên rời tiệm phở, thấy còn sớm lắm, chúng tôi rủ nhau qua cà phê Giảng. Tiệm cà phê này có cả một lịch sử huyền thoại của nó. Tọa lạc ngay phố Hàng Gai, đối diện với phố Hàng Đào, nằm trong một địa thế kinh tế và du lịch lý tưởng nhất Hà Nội, gía tiền đất nhà lên đến 48 lượng vàng một mét vuông và nếu bán đi hoặc kinh doanh một thứ hàng khác, hoặc dù cho thuê thì lợi tức hàng tháng cũng cao gấp rất nhiều lần kinh doanh quán cà phê nhỏ bé này. Vậy mà cà phê Giảng vẫn cứ trễm trệ ngay giữa khu trung tâm thương mại sầm uất nhất của thủ đô.
Đối diện với bàn của chúng tôi là một ông cụ gìa râu tóc bạc phơ, ông cụ vừa nhấp nhi ly cà phê lọc, vừa quay vào phía trong trò chuyện. Giọng nói của ông cụ oang oang, chứng tỏ sức mạnh của ông cụ còn cường tráng lắm. Thấy ông cụ vui tính, tôi ngỏ lời chào ông cụ làm quen. Cụ mời chúng tôi sang ngồi cùng bàn và tôi lên tiếng hỏi cụ:
- Dạ thưa! Cụ đã uống cà phê ở đây lâu chưa ạ!
- Thưa ông, chẳng nói dấu gì, tôi đã uống cà phê ở đây từ đời ông Giảng bố, tới đời ông Giảng con, cho tới nay, đời Giảng cháu. Trải dài từ thời Pháp thuộc, tới thời bao cấp và cho tới tận ngày nay.
Cụ vừa nói, vừa ngụm một hớp cà phê, coi vẻ thích thú và tận hưởng. Đợi cho ông cụ nhả một làn khói được hít sâu trong tận cùng của buồng phổi. Tôi hỏi cụ.
- Thưa cụ bao cấp có nghĩa là sao ạ!
- Oi giời ơi! Thưa ông! Nói tới cái thời này thì nó rắc rối và khốn nạn lắm! Ai đời một hột muối, hột đường cũng phải tem, phiếu, sổ sách, hộ khẩu. Ngay như lão đây đã bị mấy lần phê bình kiểm thảo trước dân phố chỉ vì la cà lâu giờ ở tiệm cà phê. Đến như ông Văn Cao, một ông cụ gìa hết sức lao động và là tác gỉa của bài quốc ca, còn không được ngồi yên để nhấp nháp vài giọt cà phê nữa là
- Thưa cụ, thế nhạc sĩ Văn Cao có thường uống cà phê ở quán này không ạ!
- Ông Văn Cao thì lại thường đóng đô ở cà phê Lâm. Trời cho mỗi người một ý thích, một con mắt, một khẩu vị. Lão thì chỉ ở đây thôi. Không phải cà phê ở đây ngon hơn ở chổ khác nhưng vì cái chỗ ngồi, cảnh trí và con người ở đây đã quen lâu rồi, đã lọt vào tận trong cùng của tâm tưởng rồi. Khó thay đổi lắm! Chẳng những lão chỉ ngồi thưởng thức cà phê ở quán này mà ngay cả cái chỗ xó này nữa. Chẳng vậy mà mỗi khi lão có chuyện tới trễ, những kháng hàng khác cũng không đếm xỉa đến và cứ để trống cái chỗ, đợi lão đến. Những khách hàng uống cà phê ở đây đều là những khách hàng trung thành lâu ngày, hễ cứ thấy thiếu một người là thấy thiếu vắng nhiều lắm! Họ đến đây đều theo thời khắc quen thuộc cả. Đấy hôm nay những khuôn mặt này, sáng mai ông đến cũng thế mà thôi. Lâu lâu, có khách vãng lai, nhàn tản dạo cảnh bờ hồ ghé vào như ông đây nhưng không nhiều lắm.
Ông cụ vừa nói, vừa chỉ vào những bàn bên trong, họ chia ra từng toán một, chụm đầu vào nhau vừa nhấp nhi cà phê, vừa thả khói thuốc nói chuyện. Trông họ có vẻ tâm đắc, tâm tình và quen biết lâu ngày.
Quán cà phê này thật chật hẹp nhỏ bẻ, khiến nhà chủ chỉ dùng những chiếc ghế độc nhỏ bé, giống như tại các quán cà phê chồm hổm ở vỉa hè Sài Gòn. Bề ngang căn nhà chỉ chừng chưa đầy 4m, vậy mà lại phải chia ra làm hai gian, ngăn cách nhau bởi một cầu thang cho người ngụ trên gác lên xuống. Khách ngồi ngăn cách trong cả hai gian, phía sau cầu thang để trống, làm đường thông giữa hai bên, nhà chủ làm việc và pha chế cà phê ở phía gian sau, nhỏ chừng vài mét vuông.
Ông cụ nhấp nhi một ngụm cà phê rồi gật gù kể tiếp:
Quán cà phê này nhỏ bé là thế nhưng nó có cả một lịch sử và đặc thù văn hóa của nó đấy, ông ạ! Tôi là khách hàng quen từ đời ông Giảng bố, ông bố chết rồi truyền lại cho con, ông con chết vào thời mở cửa, đất đai Hà Nội qúy như vàng vậy mà khi hấp hối, ông ta còn truyền lại cho 2 người con trai rằng: "Sở dĩ gia phong nhà ta, trên thuận dưới hoà và có thể sinh sống cho đến ngày nay, cũng là vì phát sinh từ đây. Vậy sau này, có làm gì thì làm, các con cũng cố giữ lấy cái quán này để mà sống. Trước là để ghi nhớ công ơn ông bà gầy dựng, sau là để nương tựa nhau mà sống. Trong chúng con, sau này nếu có đứa nào thế này thế nọ thì phải rộng lượng mà bảo ban nhau. Hạt gạo nếu có lọt sàng thì cũng xuống nong, không mất mát đi đâu mà sợ". Đấy ông trông vào trong kia kìa, hai chị em dâu cứ cật lực vui vẻ chung sức mà chung sống với qúan cà phê này đấy! Thật là đáng khen và qúy hiếm.
Tôi nhìn vào bên trong, hai người đàn bà trạc độ ngoài 30 đang vui vẻ nói cười, người nào việc nấy, người thì đang pha nước sôi vào bình thủy, kẻ thì đang pha chế cà phê, trông dáng vẻ của họ thật là vui tươi, thơ thới.
Những cánh cửa sắt của các gian hàng đối diện và chung quanh đồng loạt theo nhau mở ra, gây những tiếng kêu ken két của những thanh sắt khô khan va chạm vào nhau, xe cộ ngoài đường cũng bắt đầu tấp nập qua lại, báo hiệu một ngày mới của phố thị Hà Nội. Chúng tôi xin nhà chủ tính tiền và ngỏ lời chào tạm biệt ông cụ cùng những người khách ngồi gần bàn.
Một ngày của Hà Nội bắt đầu chậm hơn ở Sài Gòn. Nếu ở Saigon thì xe cộ bắt đầu qua lại nhộn nhịp từ lúc 5,6 giờ sáng thì ở Hà Nội bắt đầu chậm hơn, phải đến 7,8 giờ xe cộ mới tấp nập ngược xuôi và phải đợi đến 8,9g, các gian hàng mới bắt đầu mở cửa. Đường phố Hà Nội chật hẹp và ít xe cộ hơn Sài Gòn nhiều. Ở đây chủ yếu là xe gắn máy, nhất là loại xe gắn máy Wave nhái Honda của Nhật. Thú thật, nếu không có bác tài thì tôi không thể nào phân biệt được chiếc Wave nào của Nhật và chiếc nào của Tàu. Họ nhái cắp kiểu mã thật là tinh vi.
Phải ra tới cầu Chương Dương mới nếm được cái màn ùn tắc xe cộ. Hàng lượt người từ vùng ngoại thành đổ xô vô nội thành làm việc. Xe cộ từ các tỉnh đông bắc tuôn đổ về thành phố với đủ loại hàng hóa chất chồng, nhiều xe ngập cả mui, những chiếc xe đò nhét chật người bên trong như những hộp cá mòi, những chiếc xe đạp thồ nông sản từ vùng ngoại ô về thành phố, những con lợn được nhốt trong giọ, bị lật ngửa chổng 4 vó lên trời.
Nhìn mấy chiếc xe chở, thồ những lồng chở lợn đi ngang, bác tài kể rằng: "Cái loài lợn này buồn cười lắm! Để sấp để ngiêng gì thì chúng cũng giãy giụa và kêu la eng éc nhưng để ngửa thì nằm êm ru, chịu chết". Bác tài rất dí dỏm và kể chuyện rất có duyên và chuyện gì, đề tài gì bác cũng nhập cuộc một cách dễ dàng, khiến đoạn đường xa xôi, gập ghềnh trở nên gần gũi hơn.
Xe qua cầu Chương Dương được một quãng thì tiến sâu hơn vào vùng nông thôn Bắc Ninh. Những cánh đồng ruộng ở đây vuông vắn nhưng lại qúa nhỏ bé, không giống như ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trên cánh đồng vẫn như những bức tranh nông thôn quen thuộc. Những cô gái kéo gầu tát nước, những con trâu thè lưỡi kéo cầy. Mà trâu ở đây sao nhỏ qúa! Giống như những con nghé con trong miền nam. Bác tài kể rằng, ngoài này đồng ruộng nhỏ bé, hơn nữa đâu có nhiều đồng cỏ để nuôi trâu nên đa số nông dân phải tìm nuôi những con trâu thật nhỏ bé, không cần cho ăn nhiều và chỉ cần đủ sức kéo cày những ruộng đồng nhỏ. Ngoài các cánh đồng, chúng tôi thấy hầu hết là các bà, các cô gái làm việc, ít thấy bóng dáng đàn ông. Điều này, bác tài cho biết. Ruộng đồng đâu có đủ ăn, vừa canh tác, vừa giữ đất. Trông vào ruộng đồng mà thôi, chỉ có mà treo mõm. Đàn ông thì phải đi làm việc khác, hoặc làm nhân công trong các xí nghiệp. Đời sống nông thôn ngoài này chật hẹp lắm! Quanh năm chẳng biết đồng bạc là cái gì, nhà nào có người biết buôn bán thêm hoặc làm việc xí nghiệp thì có đồng ra đồng vào, mua sắm.
Trên đường rẽ vào làng Lim, chúng tôi đi ngang một cái chợ nhỏ, hàng hóa sơ sài vài món hàng nông sản cùng vài hàng tôm tép chài lưới từ dưới sông trong vùng đem lên. Ở đây cá tép qúy ít để có thể bán bằng cân mà đơn vị tính bằng con hay từng nhúm. Sức mua sắm ở đây rất yếu vì như bác tài nói, nông dân có rất ít tiền mặt. Vùng này xu hào và táo dai rất nhiều, những trái xu hào to bằng những bát điếu và xanh tốt, những trái táo dai tròn trĩnh và tươi xanh, cho vị thơm ngon, ngọt lịm mà gía cả chỉ 2,3 ngàn một ký. Ở đây cũng có loại mía tía mềm và ngọt lịm, bày bán khắp chợ nhưng chẳng thấy ai đoái hoài, có lẽ nhà nào cũng có một vài bụi nên không mấy người thiết mua?
Ao làng Lim khá rộng và nước trong ao đục ngầu. Bên bờ ao là một chiếc cầu gỗ nối dài với hai chiếc thuyền, neo đậu ở giữa ao. Thấp thỏm trên 2 chiếc thuyền là những đàn anh, đàn chị đang tất tả chuẩn bị cho buổi tập dợt. Những chiếc nón quai thao, những chiếc áo dài tứ thân đã được móc, treo sẵn đâu đó. Chung quanh bờ ao, người gìa trẻ em đã vây quanh khá đông. Con gái vùng này khá xinh xắn và cân đối. Họ trao đổi với nhau với giọng nói cao vút như những con chim sơn ca cất cao tiếng hót, nghe thật khó hiểu. Quê tôi ở không xa đây mấy nhưng vì đã lưu lạc từ lâu, nay về nghe lại như một âm thanh xa lạ.
Tiếng trống triệu tập bắt đầu, những đàn anh, đàn chị lũ lượt từ đâu kéo đến. Họ ăn bận quần áo màu sắc rất đẹp mắt. Nhìn những cô gái quan họ, trong những chiếc áo dài tứ thân, để hở lộ chút thăn vú ra ngoài cái yếm thắm, tôi nhớ lại mấy câu ca dao ví von, tả sắc đẹp người con gái Bắc Ninh.
Em là con gái Bắc Ninh
Em nghiêng vành nón, mái đình nghiêng theo.
Hay
Tòa sen Phật muốn lặng thinh
Nghe em ca bỗng thấy mình trần gian.
Tôi rất thích đi coi chèo Bắc và nghe hát quan họ. Nhưng cho đến nay, tôi chỉ mới được coi hát quan họ qua các băng nhựa hay qua các chương trình tv nên lòng tôi rất hồi hộp trông chờ buổi tập dượt bắt đầu.
Hai cô gái rất xinh đẹp, chân không trắng nõn, từ trong một ngôi đền đi ra, một cô, hai tay bưng một mâm trầu, còn cô kia thì bâng một mâm rượu. Tôi đoán họ sắp hát bài "Người ơi! ở lại đừng về". Tôi nao núng giống như chính mình là người khách mà chút nữa đây sẽ được các em gái làng Lim dâng trầu, dâng rượu với những lời mời đầy quyến rũ, trữ tình: "người ơi! ở lại đừng về".
Tiếng trống chầu văn bắt đầu và tiếng nhạc cũng đả nổi lên. Tôi nghĩ rằng mình thật khó có thể bước chân ra về sớm hơn. Hòa cùng tiếng trống tiếng kèn là một đoàn rước ăn vận trang phục của vùng đồng bằng Kinh Bắc. Đi đầu là mấy cụ gìa, sau đó là lớp đàn chị, đàn anh (dân địa phương đọc là liền chị, liền anh) và sau cùng là mấy mâm xôi, mỗi mâm, trên đặt một con gà luộc vàng ngậy.
Đi ngoài đoàn rước là hai thiếu nữ đi giật lùi, bưng một vỏ bình tích, trong đựng thứ gì không biết. Hai cô liền tay cho vào bình lấy đồ phân phát cho bọn đàn anh, đàn chị. Thấy lạ, tôi tiến tới một anh thanh niên đánh trống khẩu gần đó kiếm cớ làm quen rồi hỏi:
- Anh ơi! Hai cô kia đang phân phát thứ gì đó?
- Thì là vỏ trám trắng với nhúm oản chứ có gì!
- Mà vỏ trám trắng để làm gì?
- Để ngộ nhỡ tắc giọng thì ngậm vào cho thông. Anh hỏi gì mà ỡm ờ!
Anh ta vừa luôn tay đánh trống khẩu, vừa quay lại nhìn tôi. Có lẽ thấy tôi là khách phương xa nên đã dịu giọng.
- Ay chết! Ông anh là khách phương xa, em lại cứ tưởng bọn nhãi ranh làng Vọng tới đây phá phách.
- Ủa, chỉ là buổi diễn tập mà sao lại trịnh trọng thế?
Tuy gọi là diễn tập nhưng hôm nay có cả liền anh liền chị ở Nhồi, Nội Duệ kéo đến nên ta phải thết đãi cho tử tế.
- Thết đãi chỉ bằng xôi gà thôi à!
- Bọn con hát không dám xơi thịt lợn đâu, mỡ vào tắc cổ thì hát thế chó nào được. Mà ngay cả thịt gà, gọi là thịt chứ họ cũng ăn đãi bôi qua loa gọi là mà thôi.
- Thế hôm nào mới là ngày hội chính?
- Ngày hội chính thức là ngày 13 nhưng từ nay tới đó, con hát kéo tới lai rai, hát hoài. Anh cứ ở lại đây chơi vài bữa, mặc sức mà coi. Mà anh từ đâu đến đây?
- Tôi sinh đẻ ở Yên Phong, cũng là quê hương quan họ nhưng đi xa lâu rồi, nay chắc là lạc điệu.
- Đã là dân quan họ thì lạc điệu thế đếch nào được. Nếu đi xa lâu ngày quên thì mình tham gia giọng phụ, miễn là có trí nhớ tốt, thuộc bài nhắc tuồng cho anh chàng giọng diễn và có chút giọng ò ơ là được rồi.
- Thế mình phải đăng ký ở đâu mới được phép tham dự?
- Thế làng anh có đoàn hát nào kéo tới đây không?
- Chắc là không có, vậy tôi có thể tham gia vào một làng khác được không?
- Anh đứng đây đi, tôi nhờ một tay đánh trống giúp rồi dẫn anh đi gặp mấy tay liền anh, liền chị, coi họ có cho nhập đoàn hay không?
Ngay từ nhỏ, ảnh hưởng những bài viết về quan họ, tôi hằng ao ước được một lần mặc áo dài khăn đống, đứng cạnh một cô gái mặc áo tứ thân, đội nón quai thao để cất cao tiếng hát quan họ. Không ngờ cái ước mơ nhỏ bé lại gần thành sự thực.
Anh đánh trống khẩu bỏ đi một hồi thì quay lại, anh dẫn tôi vào trong một góc đình, nơi các đoàn quan họ đang trang sức, mỗi người ngồi một góc, những cái gương để dưa vô những chiếc cột đình. Các cô đa số vẫn còn mặc yếm. Yếm hồng, yếm thắm đủ màu, áo tứ thân hình như chỉ được mặc vào trước lúc diễn.
Tôi có một xấu tật mà có lẽ người khác nhìn vào mới thấy. Cặp mắt tôi ít khi nào bỏ lỡ cơ hội trước những tác phẩm ưu việt của thượng đế. Đối với tôi cảnh vật thiên nhiên đẹp đẽ đến mấy, cũng chỉ là thứ yếu. Tác phẩm tuyệt trần phải là thân xác đàn bà. Nhất là những cô gái che khép thân hình nửa hở nửa kín bằng những vuông yếm thắm ở làng Lim này.
Tôi được đưa tới anh Lâm cùng chị Nga, một đàn anh, đàn chị. Có lẽ cả hai người đều đã ngoài 30 và cũng đã có gia đình. Nhìn vào cặp vú đu dưa của chị Nga trong miếng yếm ngắn, tôi đoán như thế. Anh chị chào hỏi tôi rất thân tình và cuối cùng hỏi tôi có biết hát không? Tôi trả lời rằng hát thì không có giọng nhưng có thể thuộc bài và ú ớ phụ họa. Họ nhìn nhau có vẻ ngạc nhiên rồi hỏi:
- Chết thật, nếu ông anh không có giọng và chưa bao giờ hát quan họ thì không thể nào một sớm một chiều luyện giọng được. Nếu qủa thực ông anh thích tham gia thì chúng tôi xin ghép ông anh vào một vai phụ diễn nhưng khi anh em hát thì xin ông anh chỉ mấp máy môi thôi chứ đừng hát thành tiếng nhé! Chen vào lạc giọng anh chị em thì chết cả lũ.
Chị Nga thêm vào:
- Ô cái anh Lâm này hay nhỉ! Người ta tay ngang khi không lại cho vào tham gia. Bưng mâm, bưng trà gì thì cũng phải có điệu bộ cả chứ, bây giờ cận rồi, giờ dâu mà chỉ bày.
- Nhìn mặt mũi ông anh sáng láng lắm, chắc không đến nỗi.
- Nhưng cũng phải có quần áo cho anh ấy mặc chứ! Béo tròn béo trục như vậy thì quần áo đâu mà mặc vừa?
- Thì anh Hợi đấy! Anh ấy đang kiếu ốm, người nặng cả tạ làm gì mà mặc không vừa!
- Ay chết! Tôi chỉ có 65 ký mà thôi. Nhìn thấy phốp pháp vậy chứ không béo lắm đâu.
Thấy tôi thanh minh, cả hai anh chị đàn anh, đàn chị cùng nở một nụ cười cảm thông vui vẻ. Thế là tôi sắp được trở thành con hát quan họ.
Cô Thúy, một cô gái trẻ đem đến cho tôi một bộ quần áo, bộ quần áo có lẽ đã mặc qua nên tôi hơi ngần ngại. Từ nhỏ, tôi vốn sợ cái bệnh hôi nách nên ít khi dùng quần áo chung của ai. Những năm học tiểu học ở Sông Cầu, nghèo khổ là vậy, đi học chỉ duy nhất một bộ vậy mà khi chú tôi cho mượn áo, tôi cũng không dùng thế mà giờ này, tôi lại phải bận một bộ quần áo của người lạ. Thấy tôi có vẻ ngần ngại, cô Thúy hiểu ý, nói:
- Ông anh cứ mặc vào đi, quần áo này được giặt giũ sạch sẽ rồi!
Tôi nhìn vào khuôn mặt khả ái của cô gái. Chắc đang ở độ đương thì, cặp vú nở tròn căng nhung nhúc, để lộ hai đầu vú nhọn tròn như hai đầu con quay. Tôi thầm khen cho người tạo mẫu ra cái yếm thắm này. Cái yếm này, tôi đã thấy cô tôi rồi các bạn học của tôi bận từ ngày tôi còn trẻ lắm vậy mà ngày nay, ở các xứ âu tâu người ta mới vẽ ra cái mẫu yếm này. Năm ngoái, nhờ cái mẫu yếm này mà vợ tôi bán được một số hàng khá lớn. Giờ này mới là cuối đông mà các nhà tạo mẫu âu tây đã cho ra cái hình mẫu yếm mới, nó nằm xéo và mang màu sắc mới. Thế mới biết rằng tổ tiên của chúng ta có cái nhìn tinh tế và đi trước bọn âu tây hằng trăm năm.
Phải đứng trước dung nhan của cô Thúy, cũn cỡn trong chiếc yếm mỏng manh mới thấy được rằng các nhà vẽ mẫu của chúng ta ngày xưa thật là phóng khoáng và tinh đời. Chỉ cần một vuông vải mỏng, với hai sợi dây cột buộc sau lưng, đã bó tròn được cặp vú nhung nhúc, bềnh bồng nổi gợn màu hồng da thịt mờ ảo, ẩn hiện trong lớp vải mỏng. Để hở cái lưng trần trắng nõn, toát tỏa mùi thơm da thịt, hòa quyện thơm ngát mùi hương đồng.
Hãy nhìn kỹ cô Thúy kìa! Phải chăng thượng đế tạo nặn ra cô để tôi đứng nhìn ngây ngất không nhỉ!
Thúy đã choàng chiếc áo dài cho tôi, chiếc áo khá vừa vặn. Tưởng thế là xong, đàn anh đến xem, bắt tôi phải tỉa cắt lông mày và xoa lên mặt một lớp son phấn. Thú thật hai cái điều này là cái điều cấm kỵ đối với tôi. Hầu như ai nhìn vào cặp lông mày của tôi cũng ác cảm, họ bảo dữ qúa! Nhiều người bạn đề nghị cắt bỏ, vợ tôi cũng thế, nhiều lúc định rằng đợi đến lúc tôi ngủ say sẽ cầm kéo cắt bớt nhưng rồi nàng sợ cái gương Quan Am Thị Kính nên chưa ra tay. Tôi cũng chúa ghét mấy anh chàng nam ca sĩ thoa son, trát phấn trên mặt mỗi khi trình diễn. Nhiều lúc tôi đang nghe mấy bản nhạc khá hay, bỗng đâu xuất hiện anh ca sĩ gương mặt đầy son phấn, tôi cảm thấy nhột nhạt, kỳ kỳ làm sao ấy, tắt bài nhạc đang nghe dở, đi làm chuyện khác.
Bây giờ tôi phải bôi mặt làm nghệ sĩ. Người ta nói: "Ghét của nào, trời cho của ấy!". Không hiểu có đúng với tôi trong trường hợp này không? Tôi định bụng không chấp nhận nhưng nhìn cặp vú nhung nhúc của Thúy cùng các cô gái khác. Tôi buộc lòng phải trở thành hoạn quan.
Anh Lâm và chị Nga đưa tôi lên đền Cả để nhập vô đoàn hát của họ. Thì ra họ chưa tập luyện hát ngay mà phải tập trung để nhập lễ rồi rước Thành Hoàng từ đây xuống đồi Lim. Gọi là đồi Lim vì ở đây trứơc kia có rất nhiều cây Lim. Mục đích của cuộc rước này là đề dân làng bắt đầu dọn dẹp đường cái, nhà cửa hai bên đường và để cho con hát có dịp tập dượt, chuẩn bị cho lễ hội.
Đồi Lim không cao lắm nhưng từ đây có thể quan sát một con đường thẳng tắp từ đồi xuông tới ao làng. Hai bên đường cờ xí rợp trời, những chiếc cờ đuôi nheo căng gío tung bay phất phới với đủ mọi màu sắc, nhìn rất vui mắt. Chung quanh ao làng, hàng ngàn khách thập phương kéo đến xem kín mít, những chiếc thuyền chút nữa đây sẽ được các liền anh, liền chị biến thành sân diễn đã đựoc neo đậu ngay những chiếc cầu gỗ, bên cạnh những cánh sen tím ngát. Những cô gái mặc áo tứ thân, đầu đội nón quai thao vẫn tất tả ngược xuôi. Đang còn quan sát cảnh người tấp nập kéo đến nối dài đoàn rước, cô Thúy từ dưới ao làng đi lên, trên đỉnh nón quai thao, cô đội một nia toàn là táo dai, trái nào trái ấy to tròn và chín mộng, phát cho mọi người trong đoàn. Tôi cầm lấy 2 trái, cô dí thêm vào tay tôi thêm mấy trái nữa. Tôi làm theo anh Lâm, nhay chùi trái táo vào đùi rồi đút vô miệng cắn một miếng. Táo ở đây ngon dòn và thơm phức, một vị ngọt dịu và mát miệng. Tôi đoán là họ ăn táo cho trong tiếng chăng?
Không thể nào tôi lại có thể bỏ qua cái nhìn dán chật vào thân hình cô Thúy. Hai vạt áo đung đưa, lúc lắc qua lại theo dáng đi, để lộ hai thăn vú ngoài góc yếm, trắng nõn, tròn trĩnh và căng đầy. Tôi lén lấy máy hình ra chụp một vài pô, may là máy nhỏ và có màn hình nên không cần phải đưa lên nhắm. Chắc là không có ai nhìn thấy? Tôi định bụng rằng chút nữa đây, tôi sẽ làm một bài quan họ tặng Thúy.
Cô Thúy đã đi khuất nhưng tôi vẫn đứng chết trân cho tới khi anh Lâm vỗ vào vai tôi.
- Anh bạn ơi! Mình đi thôi! Tương tư rồi ả?
Tôi giật mình khi biết được người khác đọc được ý nghĩ của mình. Tôi thán phục Lâm nhưng lại tự an ủi. Thằng đàn ông nào chẳng thế, khác nhau là hắn ta nhìn quen hình ảnh này qúa rồi nên đã nhàm mắt.
Đoàn rước bắt đầu khởi hành và đủ mọi loại nhạc cụ đựơc trổi lên. Mỗi đoàn đều có những thanh âm và bài hát riêng của mình. Tôi không dành âm nhạc và có cặp lỗ tai không thính nên đã không phân biệt được những âm thanh phát ra. Có bài thì nghe có vẻ quen thuộc, có bài thì nghe lạ lắm, không hiểu ở thể điệu nào.
Trong đoàn tôi, cô Nga cũng đã bắt đầu trổ lên tiếng hát và tiếp đó là Lâm. Họ hát điệu gì tôi không biết, nghe na ná như những giọng điệu mà tôi thường nghe trong các tuồng chèo cổ Bắc phần. Sau Nga và Lâm là các con hát trai gái phụ họa. Họ vừa hát, vừa quay vòng bên nhau, thỉnh thoảng đưa chén rượu, cơi trầu lên mời nhau. Tôi cảm thấy lạc lõng, thỉnh thoảng cũng định lên tiếng phụ giọng ò ơi nhưng sợ người khác lạc giọng nên không dám. Lâm biết ý, đưa cho tôi chiếc quạt rồi chỉ tay về một phía một ông bô lão đang vừa vung quạt, vừa hất cẳng theo nhịp. Tôi hiểu ý làm theo. Thấy chỉ một động tác thông thường mà làm theo sao mà khó thế! Thấy ông lão kia làm động tác gì thì tôi làm theo như thế. Thấy ông lão cầm quạt, rồi kiễng cẳng quay vòng, tôi làm theo. Thình lình tôi thấy chóng mặt, mất thăng bằng, tựa hồ như muốn đứng không vững. Cô Nga nhìn tôi, lấy quạt che miệng cười. Tôi tự cảm thấy thật là vô dụng, đúng là "văn dốt võ dát" nên định bụng khi đoàn rước xuống tới cầu ao là xin phép cáo từ, rút ra khỏi đoàn.
Cô Thúy lại từ cầu ao đi lên, vẫn cái eo thon nõn nà, vẫn với cái vạt yếm cũn cỡn, không đủ che kín thân hình. Cô nhìn tôi, miệng cô nở nụ cười tưới như hoa, khiến tôi cảm thấy háo hức, rạo rực khôn tả. Tôi dán chật mắt nhìn cô, cô ngượng ngùng sao đó, quay nhìn đi nơi khác.
Tai tôi không còn nghe rõ lời nhạc tiếng ca nữa mà chỉ nghe rõ tiếng hát ngâm của chính mình, tiếng ngâm lập lờ trong tâm não. Thì ra tôi đang làm một bài ca quan họ. Tôi chẳng dành thể điệu, nghe thấy âm thanh và lối hát láy và cứ thế nhẫm theo và tạo vào ý thơ của mình.
Em gái quan họ
(Tặng Thúy và đoàn ca Lim)
Em che yếm thắm nửa người
Hở lưng trần nõn, để đời lên hương
Giọng ca em hát du dương
Nghe em láy giọng, anh thương vô vàn!
Về đây Quan họ ngút ngàn
Lời ca trầm bổng mở màn yêu đương
Liền anh, liền chị mến thương
Miếng trầu, ly rượu nhớ thương ngút ngàn
Về đây quan họ kết đoàn
Bên em yếm thắm, nõn nàng yêu đương
Nhìn em sao thấy vấn vương
Bên em sao thấy yêu thương nồng nàn!
Tôi nhẫm đi nhẫm lại cho thuộc hẳn rồi viết vội ra tờ giấy, chờ Thúy đến để nhét vội vô tay nàng. Nghĩ thì nghĩ thế nhưng mỗi lần Thúy qua lại, tôi lại cứ cảm thấy ngường ngượng làm sao ấy! Cứ định đưa rồi lại thôi. Tôi cảm thấy mình như thằng con trai mới lớn, cảm thấy thân xác yếu mềm trước một cô gái mình để tâm để ý.
Lâm lại hiểu ý tôi, anh nói:
- Thôi đưa đây anh hai, để đàn em làm ông tơ bà nguyệt cho.
Thấy Lâm có vẻ ma mãnh nhưng rất thân tình, tôi đề nghị Lâm đọc bài thơ trước khi trao cho Thúy. Đọc xong bài thơ tôi viết, Lâm tiếp:
- Được qúa đi chứ! Thế này là nhất rồi! Làm gì mà cô Thúy lại không "phải lòng"?
- Ay chết! Anh đừng nói như vậy không nên. Tôi không có ý đó đâu. Qua đường thấy người tài sắc thì nổi chút thi hứng vậy thôi.
- Ay làm gì mà phải khéo lời! Chút nữa đây bọn em sẽ hát mấy vần này cho ông anh nghe nhé!
Vừa nói xong, Lâm tiến nhanh bước, bắt kịp cô Thúy đang ve vẩy phân phát thứ gì cho ai đó! Không hiểu Lâm đang nói gì với Thúy, chỉ thấy thỉnh thoảng cô ta nhìn về phía tôi, đập chân, rãy nảy. Từ lúc đó cho tới khi đoàn rứơc xuống tới ao làng, tôi không thấy Thúy đâu nữa.
Thấy vai trò của mình trong đoàn thật vô duyên và vô tích sự, vả lại cũng đã đến giờ lên đường đi Ngăm Giáo nên tôi buộc lòng phải kiếu từ đoàn ra đi. Anh Lâm và chị Nga cố giữ tôi lại nhưng rất tiếc tôi không thể trì hoãn lâu hơn. Trước khi ra đi, tôi nhét vội hai tờ giấy bạc vào hai tờ giấy, gặp lại rồi trao cho anh Lâm và chị Nga. Một tờ biếu đoàn và một tờ biếu cô Thúy. Biếu đoàn vì đoàn đã cho tôi được một nửa ngày trời vui thú hứng khởi, cho tôi nhập đoàn, bôi son thoa phấn diễn tuồng. Tiếc một điều là tôi vụng về qúa, không làm gì nên chuyện. Một tờ biếu cô Thúy, phần vì cái nét đẹp kiêu xa lãng mạng của cô, một phần tạ tội với cô vì đã gây cho cô những ngượng ngùng, mắc cở .
Không giữ tôi được lâu hơn, anh Lâm chị Nga đã tặng tôi một gói xôi, một ít trái táo dai cùng một lá cờ đuôi nheo làm kỷ niệm. Sau đó, anh chị huy động mọi người vào góc bờ ao, nơi dành cho đoàn tập dượt để hát một bài tặng và tiễn chân tôi. Tôi rất cảm động và muốn bật khóc khi tôi được nghe chính cô Thúy (chứ không phải cô Nga) và anh Lâm trổ bài thơ của tôi tặng Thúy sang thể quan họ.
Em che "này" yếm thắm "chứ" nửa người
Hở lưng "này" trần nõn "chứ", để đời "là đời" lên hương í ì í i
Giọng ca "này" em hát "chứ" du dương
Nghe em "này" láy giọng "chứ" , anh thương "là thương" vô vàn! Í ì í i .
.. .
Nhìn em "mà" sao thấy "chứ" vấn vương
Bên em "thì" sao thấy "chứ" yêu thương "là thương" nồng nàn! Ì ì i
Giọng ca của Thúy cao vút tới tận trời xanh rồi rơi quyện vào lòng tôi, khiến lòng tôi nức nở tới tận cùng. Tôi cảm động và thấy thân thể mình như mất trọng lực, tôi thả hồn xa xa, hòa quyện với lời ca tiếng hát. Trên bầu trời xanh và cao vút, những con nhạn đang bay lượn, đong qua đan lại, như đang chào đón một mùa xuân tình ái.
Tôi phải rằn lòng để không bật lên tiếng thổn thức vì cảm động. Những ca viên quan họ, diễn ngâm hay qúa, những tiếng láy giọng của họ như chọc thủng vào tận tâm can của tôi. Tôi liếc mắt nhìn Thúy, cô vẫn đang say sưa hát lại lần thứ hai như một điệp khúc mang nặng tình cảm để trao tặng tôi trước khi ra đi.
Tôi tiếp tục lên đường đi thăm viếng làng Ngăm. Những cánh đồng làng Lim xanh ngắt cứ<