Thứ Bảy, 26 Tháng Năm, 2012

Sống trên Đất Pháp

Trong hai ngày Chúa nhật liên tiếp, ngày 09 và 16 tháng 06 vừa qua, người Việt chúng ta ai đã nhập Pháp tịch đã tham gia tích cực hay thờ ơ lạnh nhạt trong cuộc đầu phiếu bầu dân biểu quốc hội lập pháp : Đó là nhiệm vụ của người công dân của một nước có tự do dân chủ như nước Pháp tuy nhiên có một số lớn không đi bỏ phiếu vì lươì cũng có vì không hiểu vai trò cuả dân biểu cuả quốc hôị  cũng có. Nay tôi xin tóm lược những gì đáng biết cuả cơ quan lập pháp này để người Pháp gốc Việt chúng ta am tường hầu dễ dàng hội nhập vào xã hội mà chúng ta đã chọn làm quê hương thứ hai cuả mình.

      Có bao nhiêu Dân biểu ?

     Quốc hội cuả Pháp gồm có Thượng viện (Sénat) và Hạ viện (Assemblé Nationale) như quốc hội VNCH cuả chúng ta trước ngày 30-04-1975. Cuộc bầu cử hai vòng ngày 9 và 15 tháng 6 là bầu dân biểu hạ viện. Hạ viện có 577 dân biểu được bầu từ 100 Tỉnh hạt (départements) của nước Pháp, 2 hải đảo thuộc Pháp có quy chế đặc biệt là Mayotte và Saint- Pierre- et-Miquelon và các lãnh thổ hải ngoại là Nouvelle Calédonie, Polynésie Française và Wallis-et –Futuma. Mỗi Tỉnh hạt có từ đến 2 đơn vị của mình mà cho toàn quốc. Năm 1958, buổi đầu của nền đệ ngủ Cộng hòa (5e République) Hạ viện chỉ có 461 dân biểu nhưng đạo luật năm 1985 đã đưa số dân biểu lên 577 vị.

 

     Các Dân biểu được bầu như thế nào ?

     Các dân biểu được bầu theo thể thức phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín, theo lối « đơn danh, đa số và 2 vòng ». Đơn danh có nghĩa là cử tri bỏ phiếu cho từng cá nhân chớ không phải trên một danh sách ấn cử viên (liên danh). Đa số có nghĩa là để trúng cử ở vòng đầu, ứng cử viên phải đạt được đa số trên số phiếu bầu tức 50% cộng thêm một phiếu nữa. Ngoài ra ông ta (hay bà ta) phải gặt được ít nhất ¼ số cử tri ghi danh. Nếu không có ứng cử viên nào đạt được số phiếu đa số ở vòng đầu thì trường hợp đó gọi là « ballotage » (bỏ phiếu lại) và như vậy sẽ có một cuộc đầu phiếu lần thứ hai được tổ chức vào ngày Chúa nhật tới. Ưng cử viên nào đạt được 12.5% số cử tri ghi danh thì được tranh cử ở vòng thứ hai. Chừng đó ứng cử viên nào dẫn đầu thì được tuyên bố đắc cử.

      Nhiệm kỳ của Dân biểu là bao nhiêu ?

     Các dân biểu được bầu cho 5 năm. Tuy nhiên nhiệm kỳ đó có thể bị rút ngắn trong trường hợp Hạ viện bị giải tán mà chỉ riêng Tổng thống mới có quyền đó. Từ ngày thành lập Đệ ngủ Cộng hoà tức từ năm 1958 đã có mấy lần Hạ viện bị giải tán :

     năm 1962 và năm 1968 bởi Tướng De Gaulle

     năm 1981 và năm 1988 bởi Tổng thống Mitterand

     năm 1997 bởi Tổng thống Chirac

     Còn có nhiều lý do khác nữa để rút ngắn nhiệm kỳ một dân biểu như là : từ chức, được bổ nhiệm làm bộ trưởng, lãnh một công tác nào đó trên 6 tháng do Chánh phủ giao phó, sự giải nhiệm do Tối caopháp viện tuyên bố. Mỗi khi ghế một dân biểu trở thành vắng chủ thì người dự khuyết của ông ta đưọc kế vị. Người ta chỉ tổ chức bầu bổ túc trong trường hợp có một dân biểu từ chức mà thôi như thỉnh thỏang ta có thấy.

 

     Hạ viên nhóm lúc nào ?

     Trước năm 1995, các dân biểu họp 2 khoá thường lệ trong năm, 3 tháng vào mùa thu và mùa xuân và những khóa bất thường nếu được triệu tập do sáng kiến của Tổng thống do yêu cầu của Thủ tướng hay của đa số dân biểu hay nghị sĩ. Kể từ sau cuộc chính Hiến pháp (1995) Hạ viện họp mỗi năm một khóa duy nhất là 9 tháng bắt đầu từ ngày làm việc (jour ouvrable) đầu tiên của tháng 10 và kết thúc vào ngày làm việc cuối cùng của tháng 6.

      Nhiệm vụ của Dân biểu là gì ?

     Các dân biểu có 2 trách vụ chính :

     Dân biểu đệ trình các dự thảo, nghiên cứu, thảo luận và bỏ phiếu chấp thuận các đạo luật.

     Dân biểu kiểm soát hoạt động của chánh phủ vì chánh phủ có trách nhiệm đối với các dân biểu.

     Cũng như từ phía chánh phủ, các dân biểu có sáng kiến làm ra luật. Các bản văn của các dân biểu đưa ra gọi là « dự thảo luật » (propositons de loi) còn các bản văn từ chánh phủ đề nghị gọi là « dự án luật » (projets de loi). Lấy ví dụ trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua (1997-2002) có 220 đạo luật được quốc hội biểu quyết thì có 35% bắt nguồn từ các dân biểu. Để có giá trị được ban hành (do tổng thống) một đạo luật phải được vừa Hạ viện vừa Thượng viện biểu quyết chấp thuận.

     Trong vai trò kiểm soát Chánh phủ, các dân biểu được quyền chất vấn chánh phủ bằng các câu hỏi miệng hoặc viết ra có liên quan đến vấn đề thời sự. Thủ tướng hoặc các bộ trưởng trả lời cũng bằng 2 cách đó. Các dân biểu có thể biểu lộ sự bất tín nhiệm Chánh phủ bằng một kiến nghị khiển trách (motion de censure). Nếu bản văn đó được đa số dân biểu bỏ phiếu thuận thì Chánh phủ bắt buộc phải từ chức.

     Ngoài các buổi họp khoáng đại, các dân biểu chia nhau làm việc cho 6 Ủy ban thường trực trong đó phần vụ chính là vấn đề lập pháp.

     Mỗi dân biểu bắt buộc phải có chân trong một Ủy ban và chỉ một Ủy ban thôi.

 Strasbourg ngày 20 tháng 6 năm 2002

Nguyễn Đức Hòa

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art