Thứ Tư, 10 Tháng Sáu, 2020

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt

TTO - Lăng Lê Văn Duyệt (dân gian gọi là lăng Ông) là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) ở số 1 Vũ Tùng, P.1, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Do vị trí lăng Ông nằm ở khu vực Bà Chiểu nên người dân quen gọi chung là lăng Ông - Bà Chiểu.

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt - 1
 

Phần mộ là công trình được xây dựng đầu tiên gồm hai ngôi mộ song táng: tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phẫn (bên trái). Hai ngôi mộ gọi là mộ "quy" (vì ngôi mộ có hình dáng như một con rùa đang nằm) - Ảnh: T.T.D.

 

Trong buổi sáng 9-6, bà Lê Huỳnh Hoa (82 tuổi, cháu họ đời thứ 6 của tả quân) trong lúc đến viếng lăng cho biết bà rất vui khi qua báo Tuổi Trẻ nghe thông tin lãnh đạo TP đã đồng thuận đặt lại tên Lê Văn Duyệt và UBND quận Bình Thạnh đang tổ chức lấy ý kiến người dân nơi có tuyến đường đi qua.

Trong lúc trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà cho biết thêm bà còn là cháu ngoại mấy đời của Tổng trấn Gia Định Huỳnh Trường Đức, tức Nguyễn Huỳnh Đức (1748-1819).
 

Lăng Lê Văn Duyệt và cháu đời thứ 6 là bà Lê Huỳnh Hoa - Video: T.T.D.

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt - 2

Bà Lê Huỳnh Hoa (82 tuổi, cháu họ đời thứ 6 của tả quân) bên văn bia khắc chữ Hán "Lê công miếu bia" do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ (1894). Nội dung văn bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân - Ảnh: T.T.D.

Sau vài câu chào hỏi ông "từ" (người làm công quả giữ lăng) Mai Quốc Trinh, bà dẫn chúng tôi vào bên trong giới thiệu về vị trí mộ của ông Lê Văn Duyệt và bà Đỗ Thị Phẫn.

Chỉ tán cây đa rất lớn bên phải lăng, bà Hoa nói: "Năm 1954, khi mới 15 tuổi, trước khi tôi lên đường tập kết ra Bắc, mẹ tôi dẫn ra lăng Ông và dặn dò nếu chiến tranh có tàn phá lăng mộ, thì con hãy tìm đến cây đa có rễ ôm lấy cây thốt nốt để lần ra khu mộ của tổ tiên".

May mắn tất cả còn nguyên. Hơn nửa thế kỷ sau, cây thốt nốt gần như được rễ đa bao phủ hết phần thân cây.

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt - 3

Di tích cây đa ôm lấy cây thốt nốt bên phải khu mộ - Ảnh: T.T.D.

Di tích nghệ thuật quốc gia Lăng Lê Văn Duyệt được xây từ 1848 và được xây thêm nhiều năm sau với cấu trúc khu lăng xây dựng trên một trục đường chính.

Từ cổng tam quan ở phía nam (đường Vũ Tùng) vào qua một khu vườn cảnh là 3 phần chính: nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức, mộ tả quân và vợ (có bình phong và tường bao quanh) và miếu thờ gồm tiền điện, trung điện và chính điện.

Hằng năm, tại lăng đều có tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt long trọng, vào các ngày 29 hoặc 30-7, mồng 1 và 2-8 âm lịch.

Lễ giỗ được cử hành theo nghi thức cấp tiểu cung đình triều Nguyễn. Khi ông mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng và tế lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần và tế thần.

Hiện lăng được phục dựng cổng và tôn tạo hàng rào xung quanh, dự kiến hoàn thành trước ngày 5-9-2020.

 
Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt - 4

Thượng công linh miếu, nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúng - Ảnh: T.T.D.

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt - 5

Tiền điện là nơi bá tánh đến cùng bái, quyên góp hàng từ thiện - Ảnh: T.T.D.

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt - 6

Trung điện là nơi cúng bái và xin xâm của bá tánh - Ảnh: T.T.D.

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt - 7

Người dân đến cúng bái thường chạm vào ông ngựa để cầu bình an - Ảnh: T.T.D.

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt - 8

Bên trong chánh điện thờ là tượng đồng của Tả quân Lê Văn Duyệt, bên phải thờ Đức quận công thiều phó Lê Chất, bên trái thờ Hiệp biện đại học sĩ Phan Thanh Giản - Ảnh: T.T.D.

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt - 9

Hoa, trái sala và khung cảnh bình yên trong khuôn viên lăng Lê Văn Duyệt - Ảnh: T.T.D.

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt - 10

Cây thốt nốt đôi nổi tiếng là một phần biểu tượng của Lăng Ông - Ảnh: T.T.D.

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt - 11

Cổng tam quan lăng Ông trên cửa ghi ba chữ Thượng Công Miếu. Trước năm 1975, cổng này từng được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định xưa - Ảnh: T.T.D.

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt - 12

Nhờ kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ mà nơi thờ cúng này còn giữ được vẻ đẹp độc đáo và cổ kính cho đến ngày nay - Ảnh: T.T.D.

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt - 13

Nhiều người dân thường xuyên vào trong lăng tập thể dục vào mỗi buổi chiều hoặc sáng sớm - Ảnh: T.T.D.

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt - 14

Khu Tây Lang 1 (xây năm 1937) sẽ được mở cửa đón khách thập phương vào các kỳ đại lễ - Ảnh: T.T.D.

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt - 15

Cây me tây cổ thụ hơn 6 người ôm bên trong khuôn viên lăng - Ảnh: T

 

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art