Thứ Tư, 13 Tháng Sáu, 2012

Khi con tim bị tổn thương

Trong cuộc sống, có nhiều điều làm cho trái tim chúng ta bị tổn thương. Những vết thương ngoài cơ thể sẽ mau lành hơn những nỗi đau trong tâm hồn. Hãy chữa lành những rạn nứt của con tim bạn bằng “liều thuốc” sau đây.

        1. Chia sẻ cảm xúc của bạn: Một số người nhận thấy rằng chia sẻ cảm xúc của mình với những người họ tin tưởng sẽ giúp họ dễ chịu hơn. Những người khác lại chọn cách làm những công việc mà bình thường họ ưa thích, chẳng hạn như đi xem phim, xem kịch… Nếu ai đó cho rằng chuyện của bạn không đáng để đau buồn, hãy đi tìm một người khác biết cảm thông hơn để tâm sự.

        2. Hãy yêu thương bản thân: Khi trái tim bị tổn thương, tâm trạng của bạn có thể rất căng thẳng. Hãy thư giãn để tinh thần được thoải mái, giảm stress và phiền muộn bằng cách ngủ thật nhiều, ăn những thực phẩm tốt cho sức khoẻ, và tập thể dục thường xuyên.

        3. Nhớ về những việc tốt bạn đã làm: Lúc buồn chán, người ta thường đổ lỗi cho bản thân về những gì đã xảy ra. Họ cảm thấy bản thân mình thật là tệ và bắt đầu phóng đại lỗi lầm của mình mặc dù chúng không nghiêm trọng gì lắm. Hãy dừng ngay điều đó và nhắc nhở mình nhớ rằng bạn cũng có những đặc điểm tốt. Nếu bạn không thể nghĩ về điều này, hãy nhờ một người bạn giúp bạn liên tưởng đến điều đó.

        4. Bận rộn cũng là một phương pháp tốt: Thật khó khăn khi phải đương đầu với nỗi buồn và đau khổ. Hãy dành cho mình nhiều thời gian để dọn dẹp, trang trí nhà cửa hoặc hứng thú với một sở thích mới. Khi tập trung làm việc, bạn sẽ ít nghĩ tới những chuyện không vui.

        5. Cần phải có thời gian để nỗi buồn được nguôi ngoai: Nhưng cần bao lâu? Điều này tuỳ thuộc nhiều vào điều gì đã gây ra cho bạn muộn phiền, cách bạn giải quyết ra sao và tinh thần bạn có phục hồi nhanh chóng hay không. Để xoa dịu “vết thương” này đòi hỏi nhiều ngày, có khi đến nhiều tuần và thậm chí có thể mấy tháng trời.

        Một số người cảm thấy không điều gì có thể làm cho họ yêu đời trở lại. Từ đó họ bắt đầu uống rượu hoặc các chất gây kích thích khác một cách thường xuyên. Số khác lại thấy cáu giận và muốn hành hạ bản thân mình hoặc người khác, nhưng nỗi buồn thậm chí không giảm đi mà còn tăng lên. Sau đây là một số điều bạn không nên làm:

• Đừng sợ hãi nỗi buồn.
• Đừng chối bỏ lỗi lầm mà hãy biết chấp nhận nó.
• Đừng tự cô lập mình hoặc tỏ ra bốc đồng với mọi người xung quanh.
• Đừng tạo thêm nỗi buồn.

• Đừng e ngại thừa nhận lỗi lầm hay nhờ người khác an ủi.
• Không nên dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
• Quan trọng nhất là đừng đánh mất niềm tin. 

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art